Top 8 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Rau Earth Box Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Học Ngay Cách Trồng Rau Ở Trong Thùng Xốp Earthbox Cực Hay Của Mẹ Khoai Xoài

EarthBox chính là loại thùng nhựa trồng rau thông minh rất phổ biến trên thế giới. Hiện nay, mô hình mini này cũng không quá xa lạ đối với người Việt. Với sở thích tìm tòi, khám phá và trồng rau sạch, cách đây 1 năm, chị Thục (tên gọi thân thuộc là Mẹ Khoai Xoài) đã cải tiến thùng EarthBox bằng nhựa thành thùng xốp để trồng trên sân thượng của mình. Từ đó, bữa ăn nhà chị lúc nào cũng có rau tươi xanh, an toàn cho các thành viên trong gia đình.

Với sở thích tìm tòi và trồng rau sạch, Mẹ Khoai Xoài đã cải tiến thùng EarthBox bằng nhựa thành thùng xốp, vừa nhanh chóng, hiệu quả lại rất tiết kiệm chi phí.

Mô hình trồng rau EarthBox bằng thùng nhựa rất phổ biến trên thế giới.

Và đây là phương thức trồng rau EarthBox bằng thùng xốp trên sân thượng.

Chị Thục cho biết: “Nguyên lý sử dụng của chậu thông minh rất đơn giản. Đúng như tên gọi, EarthBox mô phỏng trái đất của chúng ta. Trong đó có các mao mạch dẫn nước, có nguồn nước và lối dẫn khí… Tuy nhiên, nhiều người lại chưa sử dụng đúng. Chẳng hạn như khoan lỗ ngay dưới đáy để thoát nước nhanh hoặc khoan bên cạnh nhưng quá sát đáy làm mực nước dự trữ không nhiều; có người lại bỏ lưới nhựa đen ở đáy chậu nhằm tăng lượng đất lên… như vậy sẽ mất hiệu quả của EarthBox”.

Mô hình thùng xốp trồng rau sạch thông minh do mẹ Khoai Xoài vẽ tay.

Trên thực tế, chúng ta có thể tìm mua những chiếc chậu thông minh hay tự làm thùng EarthBox bằng nhựa. Tuy nhiên, chi phí cho một vườn rau hoàn toàn sử dụng thùng nhựa hoặc mua chậu thông minh không hề rẻ. Chính vì vậy, chị Thục đã ứng dụng mô hình này cho thùng xốp và thấy rất đơn giản, lại rất nhàn cho những chị em “lười biếng”.

Những chiếc thùng EarthBox bằng nhựa bạn có thể tìm mua.

Những vật liệu để tiến hành làm EarthBox bằng thùng xốp của chị Thục.

Vật liệu chuẩn bị cần có:

– Thùng xốp (không thủng đáy, có thể gia cố bằng băng dán kín quanh 1/2 thùng).– Nắp thùng xốp.– Xỉ than tổ ong hoặc xốp cứng, gạch gỗ (nên dùng vật liệu nhẹ).– Vỏ chai nhựa nước suối hoặc chai dầu ăn. Bạn cắt làm đôi và dùi lỗ (muốn bền đẹp có thể dùng giỏ nhựa).– Một đoạn ống nước hoặc ống gen điện ( để tiết kiệm chi phí, nên chọn ống gen điện vì giá rẻ).

Các bước thực hiện cụ thể:

– Bước 2: Đặt hai viên xỉ than vào trong thùng rồi đậy phần nắp đã làm ở bước 1 lên phía trên.

– Bước 4: Cắm phần ống gen điện xuyên qua nắp xuống phía dưới. Phần ống này có tác dụng giúp việc quan sát mực nước dễ hơn. Hơn nữa, khi có việc cần đi xa vài ngày, bạn chỉ cần rót nước trực tiếp xuống đáy dự trữ là được. Cắt 1/3 chai nước suối chụp vào đầu đoạn ống gen điện, giống cái phễu để rót nước dễ dàng.

– Bước 5: Đục 4 lỗ thoát nước để cung cấp khí ở bên cạnh thùng. Muốn có nhiều khí cung cấp cho rễ cây, các lỗ nên đục dưới nắp thùng 1 cm. Không nên đục thấp quá vì khối lượng nước dự trữ ở đáy thùng không được nhiều.

Các bước thực hiện cụ thể được mẹ Khoai Xoài chia sẻ kỹ lưỡng.

Mất khoảng 5 – 10 phút là bạn đã hoàn thành xong một thùng xốp.

Như vậy, mất khoảng 5 – 10 phút là bạn đã hoàn thành xong một thùng xốp. Giờ thì “người nông dân tại gia” chỉ việc đổ đất lên trên và gieo hạt thôi. Khá đơn giản đúng không nào? Mẹ Khoai Xoài ước tính tổng chi phí để để làm thùng EarthBox bằng xốp là khá rẻ, chỉ khoảng 8.000 đồng/ thùng (5.000 – 6.000 đồng tiền thùng xốp, 1.000 – 2.000 đồng tiền ống gen điện). Các vật liệu khác như vỏ chai nước suối, chai dầu ăn,… có thể tái sử dụng hoặc xin miễn phí.

Phương thức này rất tiết kiệm nước, bạn không phải tưới nhiều, đất thì luôn được giữ ẩm.

Nói về các ưu điểm của phương thức này, chủ nhân của vườn rau xanh tốt hào hứng cho biết:”Phương thức này rất tiết kiệm nước, bạn không phải tưới nhiều, đất thì luôn được giữ ẩm, đủ nước và đủ khí. Khi phải đi công tác nhiều ngày, tôi chỉ cần đổ nước qua phần ống gen cho chảy trực tiếp xuống dưới, thấy nước chảy ra từ lỗ thoát nước và khí thì dừng lại. Ngoài ra còn tiết kiệm được đất trồng, vì có nước dự trữ dẫn lên trên nên chỉ cần lượng đất vừa đủ. Đất không bị bí, xẹp hoặc có mùi khó chịu so với các thùng xốp thông thường. Rễ cây và đất được cung cấp đủ khí theo các hướng: hai bên thùng qua các lỗ thoát, từ trên xuống qua đoạn ống nhựa”…

Đất không bị bí, xẹp hoặc có mùi khó chịu so với các thùng xốp thông thường.

Mẹ Khoai Xoài còn chia sẻ thêm: “Nếu chị em muốn có một vườn rau trồng ở sân thượng hay ban công thật xanh tốt và hiệu quả thì trước tiên phải thực sự yêu thích và tạo sự hứng thú trong khi thực hiện. Sau khi làm xong các thùng xốp thì chúng ta phải tiến hành nhiều việc như: làm đất, diệt sâu bệnh, bổ sung chất dinh dưỡng, chọn giống gieo trồng… Với cách làm thùng như trên, chúng ta đã giải quyết được khâu cơ bản đầu tiên trong việc trồng trọt đó là Nước. Thực tế, thùng EarthBox chuẩn có có thêm một màn ni-lon phủ kín bề mặt (khi nước bốc hơi sẽ ngưng trên bề mặt ni-lon rồi lại nhỏ xuống đất) nhưng tôi bỏ qua bước này. Nếu bạn cẩn thận tỉ mỉ có thể bổ sung cho chiếc thùng của mình”.

Vườn rau trồng trong thùng xốp của mẹ Khoai Xoài lúc nào cũng xanh tươi mơn mởn trông rất thích mắt.

Farmerbox “Bật Mí” Cách Trồng Rau Diếp Cá Bằng Hạt – Farmerbox

Cách trồng rau diếp cá bằng hạt cực đơn giản

Tổng quan

Rau diếp cá, hay mọi người vẫn quen miệng gọi là rau dấp cá, hay rau giấp cá. Đây cũng là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, thường ẩn nấp nhiều ở những chỗ ẩm ướt và ít ánh sáng, có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ của cây thường nhỏ, mọc ngầm ở các đốt, thân mọc khá cứng, không có hoặc có ít lông. Cây ưa nhiệt độ cao từ 25-35oC, có khả năng chịu được hạn, nhưng sẽ phát triển rất kém, cho ra năng suất thấp, lá vàng già và cứng.

Hàm lượng dinh dưỡng: Rau diếp cá chứa hàm lượng dinh dưỡng đáng kinh ngạc với protid, lipid, glucid, protein, cellulose, khoáng toàn phần, kali, calcium, carotene, vitamin,…

Lợi ích đối với sức khỏe: Theo Đông y, cả cây diếp cá tươi và cây khô đều được sử dụng làm thuốc chữa nhiều bệnh. Rau diếp cá mang một vị chua nhẹ, hơi tanh giống mùi cá, tính mát, không có độc, giải nhiệt rất tốt, chống táo bón, giải độc, tiêu thũng, trị viêm nhiễm, sát khuẩn, điều hòa kinh nguyệt, tránh được các bệnh phụ khoa, hạn chế vô sinh,…

Cách chế biến: Rau diếp cá chủ yếu thường dùng làm rau sống và gia vị khác, hay ăn kèm cùng các món như canh cá, bánh xèo, bánh khọt, bún chả Hà Nội, bún thịt nướng,… Ngoài ra, bột diếp cá xay nhuyễn dùng để uống cũng giúp nhuận tràng, thanh nhiệt.

Lợi ích kinh tế: Với đặc điểm chăm sóc dễ dàng và dụng cụ trồng rau đơn giản, diếp cá là loại cây rau thích hợp trồng tại các hộ gia đình thành thị.

Giai đoạn chuẩn bị

Hạt giống:

Ngoài cách trồng rau diếp cá bằng hạt này, bạn có thể sử dụng cây diếp cá mua ở chợ để về trồng trực tiếp. Với cách này, bạn rút ngắn được thời gian thu hoạch rau, rau cũng ít bị sâu bệnh gây hại và dễ dàng chăm sóc nữa đấy.

Đất trồng

Diếp cá là một loại cây trồng quanh năm, đặc biệt cực kỳ thích hợp vào mùa mưa. Nó thích hợp với hầu hết loại đất, tốt nhất vẫn là đất có nhiều bùn. Bạn chỉ cần chuẩn bị một thùng đất tơi xốp, đất nhuyễn và làm sạch cỏ. Diếp cá là loại rau rất ưa ẩm, đất càng ướt càng tốt. Cây vẫn sống được trong môi trường thiếu nước nhưng sẽ kém phát triển hơn.

Giai đoạn gieo hạt

Nếu bạn để ý một chút, chúng ta sẽ thấy trên thân của diếp cá có các đốt có khả năng sinh sản vô tính rất cao. Vì vậy, bạn có thể cắt cành hoặc nhổ luôn gốc để mang đi trồng. Sau đó, bạn đem cây vùi sâu vào trong đất khoảng 10cm rồi tưới nước ngày 2 lần. Sau khoảng 10 ngày, cây bắt đầu phát triển thì nên bón phân thêm cho cây.

Các giai đoạn phát triển

Thật ra cây diếp cá là loại rau dễ chăm sóc nhất vì không cần bón phân nhiều, chỉ cần bạn thường xuyên tưới nước để năng suất luôn đạt ở mức cao nhất. Sau mỗi đợt thu hoạch, bạn nên xới nhẹ đất và nhổ cỏ xung quanh.

Bạn nên thường xuyên xới đất để tạo độ tơi xốp. Sau khi trồng 7 ngày, tiến hành bón phân chuồng hoai với lượng khoảng 2-3kg/m2 . Thông thường, mọi người hay gặp tình trạng lá vàng trên diện rộng, không biết phải làm cách nào thì bạn nên bổ sung phân bón lá NPK với hàm lượng vừa đủ để tưới cho cây. Bạn có thể dùng bánh dầu ngâm kỹ pha loãng để tưới cây, giúp cây phát triển tốt, vị ngọt hơn. Sau khi tưới phân, bạn nên tưới lại một lần nước sạch để tránh phân làm hư lá non.

Giai đoạn thu hoạch

Sau khi thực hiện theo kỹ thuật trồng rau diếp cá bằng hạt tầm 30-45 ngày là bạn có thể thu hoạch. Bạn nên nhớ chỉ cắt ngọn, để lại phần gốc và thân già cho cây tái sinh. Đợi tới 15-20 ngày, bạn có thể thu hoạch đợt tiếp theo.

Xử lý sâu bệnh

Diếp cá có tương đối ít sâu bệnh gây hại, chỉ có một ít loại sâu cắn phá, chủ yếu là nấm làm thối thân và lá. Khi cần thiết, bạn có thể phun các thuốc trừ nấm chuyên dụng như Anvil, Carbenzim, và các thuốc gốc đồng, ngắt nhổ những cây bị bệnh để hạn chế sự lây lan và tránh sử dụng nhiều thuốc.

Cách Trồng Rau Thơm Tại Nhà Cho Bạn Thu Hoạch Mỏi Tay – Farmerbox

Rau thơm là loại rau có thể trồng quanh năm và rất được ưa chuộng vì chúng thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày. Với cách trồng rau thơm tại nhà rất đơn giản mà FarmerBox sắp hướng dẫn, bạn sẽ dễ dàng tự tay thu hoạch chúng trên sân thượng, ban công mỗi ngày.

Cách trồng rau thơm tại nhà đơn giản bất ngờ

Chỉ cần thực hiện đúng quy trình và hướng dẫn của FarmerBox, đảm bảo bạn sẽ sở hữu ngay một chợ rau gia vị mini ở vườn nhà. Mô hình trồng rau thơm này không chỉ đảm bảo sức khỏe gia đình bạn mà còn có lợi ích về kinh tế tương đối cao đó.

Chọn dụng cụ trồng rau thơm

Hạt giống nên được gieo trong một hộp hoặc khay đất nhỏ, bạn có thể tận dụng các vật liệu đã bỏ đi như hộp sữa ông thọ, hộp sữa chua, hộp đựng nước hoa quả đã từng qua sử dụng, chậu sứ nhỏ. Sau đó, bạn tiến hành đổ đất trồng vào hộp, chậu trồng cây.

Sử dụng đất sạch đã được xử lý như đất Tribat, đất trồng rau Namix (bạn nên mua ở các cửa hàng nông nghiệp uy tín, đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mua online hoặc tại siêu thị) để trồng rau thơm.

Cần hạn chế sử dụng đất chưa qua quá trình xử lý bởi những loại đất đó có thể chứa mầm bệnh, ký sinh trùng mà cơ thể bạn có thể bị nhiễm khi ăn rau sống.

Cách trồng rau thơm tại nhà giúp cây mọc xum xuê 

Trồng rau thơm bằng phương pháp gieo hạt

Chuẩn bị những loại hạt giống rau thơm mà cả gia đình bạn ưa chuộng, ví dụ như lá tía tô, húng lủi, húng quế, rau kinh giới, rau diếp cá, húng cây,… Bạn gieo hạt đều trên bề mặt mỗi khay với một lượng từ 0,5-1g hạt giống, phủ tiếp lên trên một lớp đất có độ dài là 0,5cm rồi tưới nước để giữ ẩm cho cây. Sau khoảng 7-10 ngày, hạt sẽ bắt đầu nảy mầm. 

Đối với cây rau mùi hay còn gọi là ngò rí, bạn cần sử dụng chai thủy tinh chà nhẹ cho hạt nứt vỏ rồi đem ngâm chúng trong nước ấm (theo tỷ lệ 2:3) 2 phần nước sôi và 3 phần nước lạnh, trong khoảng 10-12 giờ trước khi gieo. Tiếp theo, bạn vớt hạt ra và rửa sạch lại cùng với nước, chờ hạt giống ráo nước rồi mới đem gieo với mật độ 20 hạt/khay, sau 7-10 ngày thì hạt sẽ bắt đầu nảy mầm.

Đối với các loại rau mầm như cải xanh, cải củ, đậu xanh, rau muống, bạn cũng cần phải ngâm trong nước ấm và gieo với mật độ dày hơn (5g/khay), luôn tưới nước để giữ ẩm cho cây, tuy nhiên không được tưới quá nhiều, tránh tình trạng ướt sũng, thối hạt cây. Chỉ sau khoảng thời gian từ 2-3 ngày là cây sẽ mọc mầm. Từ 5-7 ngày tiếp theo, bạn đã có thể tỉa thưa để sử dụng và tiếp tục chăm sóc để có rau xanh ăn thường xuyên. 

Chú ý: Bạn cần sử dụng những tấm che như phên, giấy báo hoặc bìa carton,… để đậy kín các khay. Sau khi gieo hạt một thời gian thì dỡ các tấm đậy ra, thường xuyên kiểm tra độ ẩm để kịp thời cung cấp nước cho khay. Nếu thấy rau đã xuất hiện 1-2 lá mầm thì bạn nên chuyển cây sang vị trí có nhiều ánh sáng để cây rau được phát triển nhanh chóng.

Với mô hình trồng rau thơm trong thùng xốp thì bạn thì cũng thực hiện giống với quy trình trên.

Trồng rau thơm với phương pháp giâm cành

Phương pháp này thường được áp dụng với những hộ gia đình đã có vườn rau mini sẵn trên sân thượng, ban công, trước nhà. Nếu bạn không muốn gieo hạt để trồng thêm vụ mới, có thể bắt đầu giâm cành để có thêm vụ rau thơm mới thật ưng ý.

Đầu tiên, mọi người cần chuẩn bị dụng cụ cắt cành thật sắc bén. Nhờ đó, khi cắt, chúng ta sẽ tránh được tình trạng việc thân cây bị bầm hay dập, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của cây trong khoảng giai đoạn đó. 

Sử dụng kiềm hoặc kéo để cắt cành rau thơm ra. Có một mẹo nhỏ khi cất kéo, hay những món đồ sắc nhọn khác để không làm bị thương chính mình hoặc mọi người xung quanh, đó là: trước khi đặt chúng vào túi làm vườn, bạn nên đính vào 2 đầu kéo vào một nắp chai.

Bạn có thể chuẩn bị các lọ thủy tinh có sẵn nước ở bên trong để đựng cành vừa mới cắt, Lọ thủy tinh sẽ giúp mọi người nhìn thấy được rễ sẽ mọc ra từ thân cây như thế nào. Đặc biệt, bạn cần phải thay nước mỗi ngày để cây không bị thối rễ.

Chăm sóc rau thơm

Thường xuyên tưới nước cho cây (2 lần/ngày), nhất là vào sáng sớm và chiều mát.

Thu hoạch

Rau thơm rất dễ trồng và nhanh thu hoạch, dựa vào đặc tính của từng cây thì sẽ có những khoảng thời gian thu hoạch khác nhau. Sau mỗi lần thu hoạch, bạn nhớ bón phân cho cây nha.

Như vậy, chúng ta vừa mới đọc qua bài chia sẻ về cách trồng rau thơm tại nhà. Hy vọng đây sẽ là những bước đơn giản, dễ thực hiện và mang lại nhiều rau thơm cho gia đình bạn.

Công Nghệ Trồng Rau Bằng Nước Cho Người Mới Bắt Đầu – Farmerbox

Công nghệ trồng rau bằng nước gồm những mô hình nào?

Kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng (NFT)

Hiện nay, kỹ thuật này khá thông dụng và phổ biến. Vật liệu có tính dẻo được sử dụng để chế tạo ra hệ thống kênh dẫn đưa chất dinh dưỡng qua màng mỏng chảy đến cây. 

Bạn nên đặt hạt giống và giá thể trồng ở khoảng giữa của ống. Hơn hết, để ngăn cản sự bốc hơi, mép hạt giống cần kẹp vào màng mỏng. Dung dịch thủy canh lúc này sẽ chảy với tốc độ 2-3 lít/phút tùy vào chiều dài của kênh dẫn.

Kỹ thuật dòng sâu

Kỹ thuật dòng sâu này là một kỹ thuật cực kỳ phổ biến trong thủy canh, dùng để trồng rau sạch ở khu vực nhà phố.

Cây rau được trồng trong các giá thể và đặt vào hệ thống các ống nhựa chứa rọ nhựa được sắp xếp theo hình “zigzag” theo chiều ngang hoặc chiều đứng. Lúc này, dung dịch dinh dưỡng sẽ chảy qua các ống dẫn, tiếp xúc với phần dưới của rọ nhựa. Tất cả rễ cây sẽ hấp thu chất dinh dưỡng bằng cách mọc qua các khe hở của rọ.

Kỹ thuật nổi

Với kỹ thuật này, cây sẽ phát triển trong các giá đỡ làm từ vật liệu nhẹ, được gắn trên tấm styrofoam nổi trên bề mặt một bể chứa dung dịch dinh dưỡng sâu khoảng 20-30cm, có lót một tấm kính polyethylene màu đen ở mặt bên trong. 

Để tăng oxy và cung cấp dưỡng chất liên tục cho cây, chúng ta sẽ lắp thêm ống dẫn khí và thanh phân phối khí vào bể. 

Kỹ thuật trồng rau thủy canh túi treo

Đây cũng là một trong những kỹ thuật trồng rau thủy canh phổ biến. Trong đó, cây được trồng trong giá thể được đặt vào các túi nhựa polyethylene mỏng đã được xử lý tia UV, có hình trụ, dài khoảng 1m.

Các túi nhựa này đều có gắn móc sắt treo lên giàn. Ống phân phối dinh dưỡng tiếp xúc với túi, sau đó thấm qua giá thể và nuôi cây bằng kỹ thuật mao dẫn.

Bên cạnh đó, phải có hệ thống máng hứng dung dịch dinh dưỡng được lắp đặt ở dưới đáy túi để thực hiện hồi lưu giúp quá trình trồng thuận tiện, sạch sẽ.

Kỹ thuật rãnh

Ở kỹ thuật này, bạn đặt cây trong giá thể và đưa vào khe rãnh sâu khoảng 20-30cm. Lúc này, dung dịch dinh dưỡng sẽ chảy qua đường ống nằm trong khe nhỏ giữa các khe chứa giá thể. Rau trồng sẽ hấp thụ dưỡng chất từ ống dẫn để phát triển tươi tốt.

Kỹ thuật mao dẫn

Kỹ thuật mao dẫn trong phương pháp thủy canh cũng khá giống các kỹ thuật trên bao gồm đặt cây vào rọ chứa giá thể có tính mao dẫn tốt trong thùng dung dịch, được cố định bởi tấm chắn bằng xốp. Từ đó, dung dịch dinh dưỡng sẽ ngấm vào giá thể nuôi cây phát triển.

Quá trình chăm sóc cây trồng bằng phương pháp thủy canh

Trong suốt quá trình gieo trồng, bạn cần thường xuyên kiểm tra hộp trồng rau để ngăn ngừa tình trạng rò rỉ dung dịch dinh dưỡng. 

Đối với các loại rau thu hoạch một lần như rau cải canh, rau cải ngọt,… thì bạn cần phải bổ sung nước sạch cho đến khi thu hoạch. 

Nếu là những loại rau thu hoạch được nhiều lần như rau muống hay rau thơm, cây trồng cần được bổ sung thêm dinh dưỡng bằng khoảng 30% lượng dinh dưỡng trong dung dịch ban đầu sau mỗi lần thu hoạch. 

Theo dõi hằng ngày để phát hiện sâu bệnh kịp thời, nếu có sâu thì bắt bằng phương pháp cơ học, loại bỏ và thay thế những cây hư hại, xấu, còi cọc, kém phát triển. 

Nên thường xuyên chuyển đổi vị trí cho rau để hấp thu đủ ánh sáng và chất dinh dưỡng, cắt bỏ bớt những lá vàng, tỉa nhánh rễ, vệ sinh hộp trồng rau sau mỗi lần thu hoạch đối với các cây lưu vụ (rau muống, rau húng). Vào mùa hè, bạn nên che nắng bằng lưới đen từ 10 giờ đến 16 giờ.

Quy trình thu hoạch rau trồng thủy canh

Tùy vào từng loại rau sẽ có những khoảng thời gian thu hoạch khác nhau.

+ Xà lách: Thời gian thu hoạch sẽ rơi vào khoảng 45 ngày tính từ ngày gieo hạt. Trong khi đó, rau cải cho thu hoạch nhanh hơn là 30-35 ngày. Loại rau cho thu hoạch nhanh nhất (vào khoảng 20-25 ngày) chính là rau dền, mồng tơi, rau đay,…

+ Một số loại rau như rau muống có thể thu hoạch nhiều vụ, khoảng 3-4 lần, mỗi lần thu hoạch cách nhau 1 tuần.