Top 6 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Phong Lan Vào Chậu Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Trồng Hoa Phong Lan Vào Chậu

Cây lan hiện nay được trồng chủ yếu theo 2 phương pháp là trồng chậu và lan ghép vào bảng, cụ thể thì trồng cây lan vào chậu không quá khó, nhưng cần nắm được kỹ thuật trồng để giúp cho cây lan phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh. Cũng như cách ghép lan vào bảng, vào khúc gỗ, đòi hỏi người ghép phải nắm được kỹ thuật để có thể ghép vào gỗ một cách chắc chắn, tạo tiền đề cho cây phát triển khỏe mạnh về sau này.

Nguần gốc cây hoa lan

Cây hoa lan hay còn gọi là hoa phong lan, đây là giống cây ra hoa được xem là NỮ HOÀNG của các loài hoa bởi hoa phong lan toát lên một nét đẹp tự nhiên khi hoa nở rất đẹp và có mùi hương thơm thật đặc biệt.

Cây hoa lan rừng có tên tiếng anh là: Orchidaceae là giống cây lan phổ biến nhất hành tinh vì chúng phân bố ở khắp các khu rừng hiện nay trên thế giới ở hầu hết các môi trường khác nhau, trừ những nơi quá lạnh và quá nóng thì các loài cây đều không phát triển được.

Đặc điểm của cây hoa lan rừng

Khi chúng ta trồng những cây hoa lan rừng sẽ thấy đặc điểm của cây chính là cây có bộ rễ lớn, mọng trần ra bên ngoài, cây có củ giả, thân dài hay thân ngắn.

Bộ rễ của cây lan rừng khá là đặc biệt và có dạng búi nhỏ với những vòi hút ngắn, bổ ễ của cây giúp cây lấy chất dinh dưỡng từ trong thân cây mà bộ rễ bán vào và giúp cho cây phát triển.

Thân của loài cây lan rừng khá đa dạng, nhưng chủ yếu hiện nay là thân đơn và thân đa thân, với trên thân có nhiều đoạn phình lớn để dự trữ nước và luôn thân.

Bộ lá của cây lan rừng cũng có nhiều hình dạng khác nhau như lá hình kim, lá mọng nước, lá hình trụ, lá tiết diện tròn, lá phiến mỏng và tùy tưng khu vực sống, màu sắc của lá sẽ thay đổi theo.

Các loại chậu trồng lan

Chậu đất nung trồng lan

Với chậu đất nung là loại chậu phổ biến nhất để trồng cây lan vì với những ưu điểm tốt nhất để trồng lan, với hình dáng đẹp, bền bỉ với thời gian, có nhiều lỗ thoáng khí, đa dạng mẫu mã, với các hình dáng lỗ tròn, vuung,,bán nguyệt, và còn rất nhiều nữa.

Khi trồng những cây lan vào chậu đất nung thì bộ rễ phát triển rất nhanh do tính chất mát và âm của đất nên rất phù hợp cho sự phát triển của cây lan.

Nhược điểm của chậu đất nung: chậu đất nung là hoi nặng, vận chuyển khó khăn hơn các loại chậu khác vì rất dễ vỡ, giá cả thì đắt hơn các loại chậu khác, nhưng vẩn rẻ hơn chậu gỗ hiện nay, nếu bạn trồng thư giản thì nên lựa chọn chậu đất nung sẽ tốt hơn, khi trồng lan vào chậu đất nung ta nên cố định chậu lại cho chắc chắn.

Chậu nhựa trồng lan

Chậu gỗ trồng lan:

Chậu dớn trồng lan:

Khi nói về chậu dớn thì hầu hết chúng ta không còn lạ lẫm gi nữa đối với những khúc dớn hay là chậu dớn.khi chúng ta trồng lan vào những chậu dớn thì nhìn vào vẻ bề ngoài thì chậu sẽ không được đẹp như các chậu khác, nhưng có một ưu điểm mà hầu như các giá thể không thể có chính là độ thông thoáng và các chất dinh dưỡng đã có trong giá thể, khi trồng thì cần giữ ẩm là bộ rễ của cây lan rất phát triển và độ thông thoáng tốt nhất có thể.

Quả dừa khô trồng lan

Có thể nói đến đây là một giá thể đăc biệt và có khả năng giữ ẩm tốt nhất và trồng lan rất đơn giản, quả dừa khô rất dễ kiếm và không phải mất tiền mua, về bạn có thể tự tay trồng và ghép lan lên và cây lan phát triển rất tốt, độ bền của quả dừa khô khoảng 3 năm, vói khoảng thời gian đó là vừa đủ để cho cây lan phát triển khỏe mạnh

Giá thể hiện nay rất đa dạng như các loại giá thể từ, than, xơ dừa, vỏ thông hay là gốc cây và nhiều loại giá thể ở từng địa phương khác nhau.

Than là loại giá thể trồng lan được xem là lâu nhất, than được sản xuất từ gỗ của các loài cây và có chất lượng rất tốt, than có tac dụng giữ ẩm và là nguần dinh dưỡng rất tốt cho cây lan. Để giúp cây lan phát triển ta nên ngâm than thủi vào trong nước vôi trong để cho khử hết những nấm mốc, giúp cho bộ rễ phát triển tốt hơn, than rất bền vì vậy mà than rất được ưa chuộng hiện nay.

Vỏ thông được xem là giá thể tốt nhất để trồng lan vì vỏ thông có tính giữ nước rất tốt, vỏ thông khá nhẹ và rất bền, ít nấm mốc, sạch sẽ, vỏ thông rất bền và trong quá trình lâu dài vỏ thông sẽ phân hủy và sẽ trở thành nguần dinh dưỡng cho cây lan, và riêng với vỏ thông thì mình không cần nói nhiều thì các bác đã biết về vỏ thông rồi.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại chậu đẹp và giá thể yêu thích của cây lan ta nên tiến hành cách trồng lan một cách đơn giản và hiệu quả cao nhất, giúp cho cây hoa lan phát triển khỏe mạnh và nhanh chóng hơn.

Để giúp cho chậu lan nhẹ hơn tôi chọn chậu là chậu nhựa đen và vỏ thông để trồng vì ở chỗ tôi khá là nhiều gió nên t lựa chọn như vậy cho nhẹ.

Cách trồng lan trong chậu

Ban đầu tôi lựa chọn vỏ thông loại 1-2 và 3-4 để trồng lan

Đem đổ toàn bộ vỏ thông vào trong nước rồi ngâm qua khoảng 1 ngày , sau khi ngân xong tôi rửa rạch và ngâm lại với nước vôi trong, trong khoảng 1 ngày nửa rồi vớt ra để ráo nước, sau đó mới phan thêm loại thuốc chống nấm physan vào rồi ngâm với nước lả khoảng 6h và vớt ra để ráo

Chăm sóc cây lan trong chậu

Để giúp những cây lan phát triển khỏe mạnh hơn ta nên có những bước chăm sóc giúp cho bộ rễ của cây lan phát triển tốt hơn, những đặc điểm giúp cây lan phát triển tốt, ta cần chú ý như sau

Điều kiện ánh sáng sau khi trồng chậu

Ban đầu khi ta mới trồng lan vào chậu ta nên để cây lant rong mát, và tưới nước hàng ngày, giữ được độ ẩm trong giá thể cho tới khi bộ rễ mới phát triển thì ta mới đưa cây ra ngoài ánh sáng

Chế độ nước tới cho cây lan

Giúp cây lan nhanh chóng hồi phục ta nên bổ sung độ ẩm cho bộ rễ và toàn bộ thân lá, ngoài ra đối với những hôm nào trời mát thì ta nên dừng và không tưới nước, tránh cho trường hợp tưới quá nhiều nước sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.

Chỉ cần tưới nước đủ ẩm, nên ta tưới vao sáng sớm hoặc chiều mát, không được tưới vào buổi trưa.

Bón phân cho cây lan trong chậu

Khi mới trồng cây và bộ rễ mới phát triển ta nen cho ăn phân nhẹ nhàng và khoang 3 ngày / lần ta phun thêm hung nguyễn để giúp cho bộ rễ của cây ổn định hơn, ngoài ra có thẻ sử dụng thêm nước vo gạo, nước mưa để giúp cho bộ rể trỏe nên tốt hơn, tranhs ử dụng nước máy trực tiếp sẽ làm ảnh hưởng tới bộ rễ của cây.

Cách Trồng Lan Phi Điệp Vào Chậu

Cách trồng lan phi điệp vào chậu đối với người trồng lan lâu năm rất dễ dàng. Thế nhưng với những người mới để trồng lan phi điệp trong chậu thì vẫn có sự phân vân nhất định. Như chúng ta đã biết, trong việc trồng và chăm sóc lan phi điệp. Thì việc sử dụng loại giá thể nào và cách trồng ban đầu như thế nào là việc rất quan trọng. Nó quyết định phần lớn kết quả trồng lan về sau.

Trong bài viết này, Lan Tự Nhiên sẽ chia sẻ 1 bài viết về kinh nghiệm trồng lan phi điệp vào chậu, mà mình đã trải nghiệm, đem lại kết quả khá cao.Mọi người cùng tham khảo nhé

1. Chọn chậu trồng lan phi điệp:

Hiện có rất nhiều các loại chậu dùng để trồng phi điệp như: chậu gốm, chậu đất nung, chậu nhựa. Thậm chí là thau, xô, chai nhựa đều có thể đem tận dụng trồng lan phi điệp được… Riêng cách trồng lan phi điệp vào chậu sau đây. Để tạo vẻ mĩ quan, nhẹ giàn, ít thiệt hại khi mưa to gió lớn,… Mình chọn loại chậu nhựa có màu sắc và hình dáng tựa chậu đất nung.

2. Chọn giá thể trồng lan phi điệp

Nếu bạn đã trồng lan phi điệp được một thời gian rồi ắt hẳn bạn đã biết rằng trồng chúng rất dễ. Chúng ta có thể tận dụng bất cứ loại giá thể nào hiện có miễn là chúng đảm bảo được sự thông thoáng và thoát nước tốt. Tuy nhiên qua thời gian trồng lan bằng vỏ thông, dớn bảng, dớn vụn, đá bọt và dớn mềm, rêu chi lê…. Mình thấy lan phát triển rất tốt. Trong bài hướng dẫn này mình chọn giá thể gồm: Xốp lót đáy, vỏ thông, dớn vụn (dớn cọng , dớn Chile (dớn mềm)và phân tan chậm.

3. Cách phối hợp giá thể trồng lan phi điệp:

Dưới đáy chậu cho 1 lớp xốp, chiếm 2/10 chiều cao chậu lan. Tiếp đến là vỏ thông chiếm 4/10 chiều cao chậu, dớn vụn chiếm 2/10 chiều cao chậu, và sau cùng là dớn Chile (dớn mềm) chiếm 1/10 chậu. Tổng chiều cao các giá thể là 9/10 chiều cao chậu lan. Sau khi sắp xếp xốp, vỏ thông và dớn vụn vào chậu trồng phi điệp, ta nên phun nước với áp lực cao lên mặt chậu. Việc này nhằm mục đích để các giá thể theo nước mà chèn chặt hơn. Sau đó mới phủ thêm lớp dớn Chile (dớn mềm) lên trên mặt chậu

4. Cách trồng lan phi điệp trong chậu

Do vườn chật, nên mình lựa chọn cách trồng đứng, để có thể hạn chế diện tích trồng.

a. Cách trồng nhiều cây lan phi điệp trong chậu lớn

Đối với những loại lan phi điệp nhỏ ở đây là kiến hoặc khóm phi điệp ít giả hành. Chúng ta có thể trồng 3 khóm/chậu, tại nơi có dây móc treo chậu. (Nếu đặt chậu trên khay, chưa xài dây móc, thì nên đóng 3 cây cọc đứng tại 3 lỗ treo móc. Việc này để dễ cố định cây khi dùng dây treo về sau). Khi trồng, chúng ta đặt nổi khóm lan trên và vừa chạm vào lớp dớn. Dùng dây rút và/hoặc kẹp bướm nẹp chặt các thân già vào dây móc hoặc cọc. Xoay thân tơ, mầm non hướng vào giữa chậu

b. Cách trồng 1 cây lan phi điệp trong chậu nhỏ

Chúng ta nên trồng 1 khóm duy nhất vào giữa chậu. Trước khi trồng, chúng ta đóng một cây cọc đứng chắc chắc vào giữa chậu. Đặt khóm lan trên và vừa chạm vào mặt dớn, dùng dây rút hoặc/và kẹp bướm nẹp chặt các thân già vào cọc. Các thân tơ to thì nên cố định vào dây treo

Trường hợp khóm lan phi điệp có các khe hở đủ lớn giữa các giả hành. Thay vì đóng cọc, ta có thể dùng cây nẹp để ép sát gốc lan vào mặt chậu

Thêm 1 cách trồng lan phi điệp vào chậu nhựa nan thưa với giá thể là đá bọt và vỏ thông, dớn. Ưu điểm chơi chậu nan thưa và chất trồng này là thoát nước nhanh. Chống đọng chậu chất mùn, cặn, dư thừa phân thuốc, có gió lùa vào bộ gốc rễ. Trên phủ lớp dớn mềm giữ ẩm nhưng bên dưới giá thể khô ráo nước, có nghĩa là ẨM nhưng không ƯỚT.

5. Một số lưu ý khi chăm sóc và bón phân

Do rễ lan chưa phát triển, nên việc bón phân tan chậm ngay khi trồng lan là khá vô nghĩa. Trong bài này, mình chỉ có ý đề cập đến việc bón phân tan chậm sao cho an toàn và hiệu quả.

Vì nhiều lý do, ta thường bón phân bằng cách rải đều trên mặt chậu hoặc bỏ dồn vào gốc lan. Tuy nhiên, việc bón phân như thế này có thể không an toàn cho cây lan. Đối với cách trồng nhiều khóm vào chậu. Ta nên bón phân vào giữa chậu, tại chỗ trống giữa các khóm lan. Đối với cách trồng một khóm giữa chậu, ta nên bón phân chung quanh và sát thành chậu

Khi chăm sóc lan phi điệp ta phải cung cấp đủ dưỡng chất cho nhu cầu phát triển của cây. Cũng như các loại lan khác, lan phi điệp chỉ phát triển tốt nhất khi ta cung cấp đủ các yếu tố đa, trung, vi lượng cho cây. Phần lớn phân bón tổng hợp cho lan người ta đã tích hợp đủ các chất cần thiết. Khi mua, bạn nhìn bao bì có chữ NPK +TE là ok rồi.

Tuy nhiên, tùy theo giai đoạn phát triển, cây lan phi điệp cần hàm lượng chất dinh dưỡng khác nhau. Khi chăm sóc bón phân cho phi điệp ta cần chú ý đến điểm này. Thời kỳ cây con, cây mới lớn cần cung cấp phân bón hàm lượng đạm cao. Thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa cây cần lân cao.

Chia Sẻ Cách Trồng Hoa Lan Vào Chậu Nhựa

♦ Chuẩn bị cách dụng cụ để trồng hoa lan

– Có 2 loại: chậu bằng nhựa và chậu đất nung.

Yêu cầu của chậu trồng lan phải là chậu không sâu, nhỏ, màu trắng và trong suốt, thuận lợi cho bộ rễ phát triển và quang hợp. Tuy nhiên, các nhà vườn hiện nay có xu hướng chuyển sang trồng chậu đen do trồng chậu đen sẽ hạn chế rêu mọc. Kích thước chậu trồng tuỳ theo kích cỡ cây lan.

Chậu nhựa trồng lan được ưu chuộng sử dụng để trồng

Cây còn nhỏ dùng chậu có đường kính 5cm, sau 4 – 6 tháng khi cây có khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 12cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3cm. Sau giai đoạn trồng từ 9 đến 12 tháng khi khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 18cm thì tiếp tục chuyển sang chậu có đường kính 12cm.

– Kẽm: dùng để cột cây lan vào thành chậu

– Móc treo

– Chuẩn bị chất trồng (giá thể).

♦ Cách trồng hoa lan vào chậu

– Cho chất trồng vào chậu. Chất trồng có kích thước lớn nên đặt dưới đáy chậu để đáy chậu được thông thoáng, chiếm khoảng 1/5 thể tích chậu. Chất trồng có kích thước vừa và nhỏ nên đặt ỡ giữa và phía trên. Chất trồng thấp hơn mặt chậu khoảng 1 – 2 cm.

– Cắm cọc nhỏ vào mép chậu nếu trồng lan đa thân và cọc giữa chậu nếu lan đơn thân giúp cây đứng vững.

Hướng dẫn cách trồng hoa lan vào chậu nhựa đơn giản nhất

– Buộc cây lan vào cọc sao cho hướng phát triển của cây về sau quay vào giữa chậu (trồng lan đa thân). Khi trồng không chôn gốc cây sát đáy chậu mà để lưng chừng giữa lớp chất trồng. Phủ lên mặt chậu 1 lớp xơ dừa hay dớn để tăng ẩm độ cây.

– Giảm ánh sáng bằng cách che nắng khi cây mới trồng, khi rễ non phát triển chuyển dần sang nơi có ánh sáng phù hợp.

Cách chăm sóc hoa lan rất cầu kì và cần tuân thủ đúng quy tắc để đảm bảo hoa lan phát triển tốt và cho hoa đúng theo yêu cầu.

Nên giữ nhiệt độ thích hợp trong nhà trồng ở mức 23 độ C, không được thấp hơn 20 độ C, đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động tốt, độ ẩm thích hợp. Trong giai đoạn đầu chế độ che sáng như sau:

Mùa hè giảm bớt từ 80 – 90% lượng ánh sáng bình thường, mùa đông từ 60-70%. Sau khi trồng 1 tháng bón thêm phân NPK growmore 30-10-10 liều lượng 30-40 mg/1 lít nước để phun cách 7-10 ngày/lần.

Lưới lan che nắng che mát vườn lan được ưu chuộng sử dụng

Cần sử dụng thêm lưới che nắng để tạo độ mát và giữ ẩm cho hoa lan dễ phát triển.

♦ Cách kích cho hoa lan nở

Hoa lan thường sẽ tàn sau khi nở 3 tháng. Sau khi hoa tàn, người trồng có thể điều khiển cho cây ra hoa lại bằng cách cắt bỏ toàn bộ cuống hoa. Phương pháp này rất tốt nếu cuống hoa đã già và có màu nâu. Tuy nhiên, nếu cuống hoa còn màu xanh, người chơi hoa chỉ nên cắt một đốt trên cuống hoa. Đoạn cành được cắt bỏ nên có độ dài khoảng 10-12cm, điều này có thể giúp cây hình thành một cành mới trong vòng 2-3 tuần sau.

Lợi Lợi Dân là một trong những doanh nghiệp tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng các sản phẩm phụ trợ nông nghiệp. Đặc biệt là các sản phẩm phục vụ nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam. Hiện tại, Giỏ sản phẩm Lợi Dân bao gồm:

[gmap-embed id=”2226″]

Trồng Lan Cattleya Vào Chậu Ra Sao?

Tại sao đầu rễ lan Cattleya mới bị đen? Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó là do khi trồng cây mới không buột chặt cây vào ti chống hay móc treo. Đối với chậu đất nung thì cần phải làm ti chống để buột cây vào đó, nhưng đối với chậu nhựa thì dùng luôn móc treo để cố định cây trồng.

Nhiều người rất sơ ý khi buột cây vào ti chống hay móc treo. Thuận tay họ buột vào bất cứ vị trí nào ở trên giả hành. (Ví dụ như Hình 1)

Sợi dây điện vòng qua thân giả hành như hình trên là không hợp lý. Sau một thời gian ngắn, giả hành mất nước sẽ teo lại. Lúc đó sợi dây điện bị nới lỏng. Cây không còn chặt như lúc mới trồng và sẽ bị lung lay khi có một lực nào đó tác động vào chậu. Đầu rễ mới va chạm vào chất trồng hoặc thành chậu và sẽ bị đen.

XẾP THAN VÀO CHẬU THẲNG ĐỨNG HAY NẰM NGANG?

Than là loại chất trồng rất phổ biến . Ngoài việc lựa than chắc, láng… ngâm rửa… thì việc cho than vào chậu cũng khá quan trọng trong việc nuôi trồng lan Cattleya. Tại sao phải sắp than to dưới, nhỏ trên và lại sắp đứng ? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thường hay hỏi khi thấy tôi trồng cây mới.

Để trả lời cho câu hỏi này, các bạn thử trồng vài chậu với kiểu sắp than như hình trên xem sao. Lần tưới nước đầu tiên trong ngày, cứ mạnh tay xối vào chất trồng và tuân thủ nguyên tắc giữa hai lần tưới, chậu phải khô ráo hoàn toàn . Sau hai đến ba năm xem lại bộ rễ và tốc độ cây phát triển như thế nào? có khá hơn so với việc sắp than ngang không nhé.