Top 7 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Ngò Gai Trong Chậu Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Trồng Ngò Gai (Mùi Tàu)

Ngò gai hay còn gọi là Mùi tàu, Mùi gai hoặc ngò tây (theo cách gọi ở miền Nam), tên khoa học là Eryngium foetidum, thuộc họ Hoa tán, có nguồn gốc từ Châu Mỹ.

Ngò gai là cây cỏ thấp, có thân đơn độc, chia cành ở ngọn, hoa mọc ở cành, lá mọc ở gốc, xòe ra hình hoa thị. Lá ngò gai hình mác thuôn dài, bìa có răng cưa nhỏ, hoa tự, hình đầu, hình bầu dục, hoặc hình trụ. Khi trưởng thành, hạt rụng và phát tán.

Lá Ngò gai có mùi thơm dễ chịu. Trong bát phở có lá ngò tươi giúp ăn ngon miệng. Trong nồi canh chua nấu cá có lá ngò làm mất mùi tanh. Người có bệnh đái tháo đường nên ăn lá ngò trong bữa ăn vì lá ngò gai có tác dụng làm giảm đường huyết.

Hạt giống Ngò gai khó gieo, có thể gieo vào bầu ươm thông thường hoặc viên nén ươm cây tại Greenhousehp cung cấp. Khi hạt gieo thành cây con có thể bứng ra trồng trong chậu 20-30cm, bổ sung phân bò hoặc phân trùn quế 3 tuần 1 lần để cây phát triển, nhanh ra cây con mới.

So với nhân giống bằng cách gieo hạt, nhân giống bằng cách tách cây con tỷ lệ thành công rất cao, khoảng sau 2-10 ngày sau khi tách, cây con đã bắt đầu bén rễ mới, bổ sung phân bò hoặc phân trùn quế để cây phát triển.

Đất trồng Ngò gai có thể là đất sạch trộn phân bò hoặc phân trùn quế, đất đảm bảo vừa giữ ẩm, vừa thoát nước, tránh bị úng gây thối cây. (Phân bò hoặc phân trùn quế rất lành tính, cây dễ hấp thu nên khuyến khích sử dụng 2 loại này). Ngoài ra, có thể làm đất theo như bài viết Cách trộn đất trồng rau của mình.

Ngò gai sau thời gian gieo 30-45 ngày cao khoảng 15-20cm, lúc này có thể thu hoạch để sử dụng. Sau khi cắt ngò gai, bổ sung dinh dưỡng để Ngò gai lên cây và lá mới.

Ngò gai rất ít khi bệnh, bệnh thường gặp nhất là vàng lá do thời tiết, gặp trường hợp này chỉ cần cắt bỏ lá vàng, tưới nước đủ ẩm, sau khi cây trở lại bình thường mới bổ sung thêm chất dinh dưỡng.

Hướng Dẫn Cách Trồng Rau Ngò Gai Tại Nhà

Rau ngò gai là loại rau thơm gia vị có mùi hương đặc trưng trong một số món ăn đặc trưng của người Việt, chỉ cần trồng một chậu rau ngò gai tại nhà là có thể thu hái rau sạch quanh năm.

Trongraulamvuon xin hướng dẫn cách trồng rau ngò gai tại nhà như sau

1. Chuẩn bị cây giống và đất trồng rau

Nguồn giống rau ngò gai có thể gieo từ hạt hay từ chiết cây con, tuy nhiên hạt rau ngò gai khá khó gieo do hạt giống rất nhạy cảm với môi trường nóng ẩm như hiện nay.Tốt nhất là nhân giống bằng cách chiết cây con trồng trong chậu tại nhà.

Đất trồng rau ngò gai tại nhà đòi hỏi phải là đất có nhiều dinh dưỡng giữ ẩm và thoát nước tốt, có thể trộn hổn hợp đất trong các chậu cây sẳn có tại nhà và đất dinh dưỡng phân trùn quế với tỷ lệ 2:1.

Có thể trồng rau ngò gai tại nhà trong chậu nhựa với đường kính chậu từ 25-30 cm để cây con rau ngò gai dễ dàng mọc nhảy ra xung quanh cây mẹ, chiều sâu của chậu trồng rau từ 15-20 cm. Khi bắt đầu trồng rau chỉ cần cho đất trồng vào 2/3 chậu rồi trồng cây giống vào.

2. Chăm sóc và bón phân rau ngò gai

Rau ngò gai phát triển tốt và cho nhiều cây con dưới bóng cây, nắng sáng hay có độ chiếu sáng từ 60 – 70 % ánh nắng, trường hợp để chậu rau ngò gai nơi ánh nắng hoàn toàn thì lá rau bị nhạt màu do thiếu nước và ít có cây con.

Rau ngò gai sau khi trồng vào chậu nhớ tưới nước bằng vòi phun nhẹ ngày 2 lần để đảm bảo chậu rau luôn đủ ẩm độ, mau ra rễ.

Bón phân có thể dùng luân phiên một tháng bón làm hai lần, một lần bón phân hữu cơ là đất dinh dưỡng phân trùn quế vào mặt chậu một lớp 2 cm, bón phân vô cơ bằng phân urê với liều lượng 1 muỗng cà phê nhỏ hòa trong 2 lít nước rồi tưới cho chậu rau ngò gai vào chiều mát để giúp xanh bóng lá.

Sau 2-3 tháng khi thấy chậu rau ngò gai trồng tại nhà cao lên khoảng 15-20 cm và có nhiều cây nhỏ xung quanh là có thể cắt lá cây rau để dùng, sau mỗi đợt cắt nhớ bón một đợt phân hữu cơ phân trùn quế.

3. Phòng trừ sâu bệnh cho rau ngò gai trồng tại nhà

Nói chung rau ngò gai rất ít khi bị sâu ăn lá, khi có mưa kéo dài hay nắng gắt tưới không đủ nước thì lá rau ngò gai bị vàng lá, chỉ cần dùng dao kéo sạch cắt bỏ đi những lá vàng và kiểm tra lại độ ẩm và thoát nước cho chậu rau, sau 7-10 ngày cây rau sẽ cho đợt lá mới.

Theo Ngọc Hân

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Mùi Tàu Ngò Gai

-Mùi tàu là tên gọi của miền Bắc, ngò gai là tên gọi của người miền Nam với loại rau thân thảo, cây đơn lẻ, lá mọc ở gốc xòe ra hình hoa thị, lá hình thuôn có răng cưa, cành chia ở ngọn chứa hoa.

Kỹ thuật gieo trồng hạt giống rau gia vị mùi tàu ngò gai

– Với kỹ thuật đơn giản mà thời gian lại nhanh chóng, bất cứ gia đình nào đều có thể tự tay trồng được loại cây này với hạt giống rau mùi tàu ngò gai, rất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cây rau mùi rất dễ sinh trưởng, thời tiết không tác động nhiều nên chúng tự nhiên phát triển ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Do đó có thể trồng lúc nào là tùy thích của từng người.

– Trồng cây rau mùi tàu bằng phương pháp gieo hạt hoặc cũng có thể mua giống cây con. Tuy nhiên đa phần là dùng phương pháp gieo hạt vì chúng dễ mọc. Hạt giống rau mùi tàu ngò gai có thể mua được dễ dàng từ nhiều đơn vị cung cấp.

– Do là cây có hương vị hấp dẫn nên cũng là điều kiện dụ kiến, dế và mối đến hại cây nên tốt nhất khi gieo hạt xong cần dùng thuốc chống côn trùng này để tạo ẩm giúp hạt nẩy mầm nhanh.

– Cây rau mùi tàu rất dễ sống, ít sâu bệnh hại tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bất cứ ai cũng có thể trồng và chăm sóc loại cây này. Tuy nhiên do mùi thơm nên thỉnh thoảng lại có đàn kiến kéo tới bám vào cây khiến cho người thu hoạch nhiều khi không để ý sẽ rất dễ bị chúng cắn, thậm chí nếu không rửa sạch sẽ gây dị ứng ngứa. Do đó khi trồng cây rau mùi phải chú ý tới con vật nhỏ bé này.

+Trị hôi miệng: Khi bị hôi miệng bạn lấy 1 nắm mùi tàu đem sắc cùng vài hạt muối dùng để súc miệng nhiều lần trong ngày. Sau 5-6 ngày hiệu quả vô cùng bất ngờ.

+ Chữa sốt nhẹ: 30g mùi tàu, 50g thịt bò thái nhỏ nấu với 600ml nước và vài lát gừng tươi rồi cho thêm ít hạt tiêu, ăn nóng. Sau khi ăn phải đắp chăn kín mít cho ra mồ hôi sẽ hạ được sốt.

+ Trị kiết lỵ: Sao vàng 1 nắm hạt giống rau mùi tàu ngò gai sau đó tán nhỏ rồi pha với uống, ngày 2 lần, mỗi lần 7-8g.

+ Trị đau bụng, tiêu chảy: Sắc 20g mùi tàu tươi với vài củ sả, ít lá tía tô, lấy nước uống trong ngày.

+ Trị chứng đầy hơi: Dùng 50g mùi tàu, cắt thành từng khúc khoảng 3-4cm sắc cùng vài củ gừng tươi đập dập và 400ml nước. Sắc lấy 200ml nước, chia 2 lần uống, mỗi lần cách nhau 3 giờ đồng hồ.

+ Ăn không tiêu, không ngon miệng: Ăn sống trực tiếp mùi tàu trộn với dầu mè hoặc sắc 15g mùi tàu lấy nước uống để chữa chứng khó tiêu, kích thích tiêu hoá, ăn ngon miệng.

+ Chữa cảm mạo: Lấy 10g mùi tàu khô sắc với 6g cam thảo và 300ml nước, đun sôi trong vòng 15 phút rồi chia thành 3 lần, uống hết trong ngày.

+ Điều trị bệnh sởi: Trẻ sơ sinh thì nên giã nát lá mùi tàu rồi sao nóng cho vào miếng vải mềm, chà sát lên người trẻ. Trẻ lớn có thể ăn uống được thì sắc nước mùi tàu cho trẻ uống để kích thích nốt sởi lên nhanh và mau khỏi.

– Với những lưu ý trên, bạn nên cân nhắc mua hạt giống rau mùi tàu ngò gai về trồng tại gia đình để có thể vừa tiết kiệm chi phí, vừa sử dụng được ngay trong những tình huống bất ngờ. Hơn nữa loại cây này còn được trồng cực kỳ đơn giản từ hạt giống rau mùi tàu ngò gai, rất dễ dàng để có thể nuôi trồng và sử dụng.

Từ khóa tìm kiếm:

Theo chúng tôi

cach cham soc cay mui tau yotube

trồng cây rau ngò gai mùi tàu

Chia Sẻ Cách Trồng Rau Ngò Gai Thu Hoạch Nhanh Nhất

Lợi ích của việc trồng rau ngò gai

Ngò gai vừa làm gia vị, vừa là nguồn dược liệu quý giá từ xưa đến nay. Ngò gai được xem như loại rau dùng để ăn sống hoặc chế biến với những loại thực phẩm khác để kích thích ăn ngon miệng vì mùi thơm nhẹ nhàng của chúng.

Ngoài ra, ngò gai còn được dùng để làm thuốc như chữa sổ mũi, đau tức ngực, chữa rối loạn tiêu hoá, viêm ruột… Chữa hôi miệng: Lấy một nắm rau ngò gai sắc đặc lấy nước, cho thêm vài hạt muối vào rồi súc miệng. Dùng liên tục 5-6 ngày, mỗi ngày súc miệng vài lần, bệnh sẽ khỏi.

Lá ngò gai có tác dụng làm giảm đường huyết, đối với những người có bệnh đái tháo đường, khuyến cáo nên dùng thường trong các bữa ăn.

Cách trồng rau ngò gai

1. Chuẩn bị cây giống và đất trồng rau

Nguồn giống rau ngò gai có thể gieo từ hạt hay từ chiết cây con, tuy nhiên hạt rau ngò gai khá khó gieo do hạt giống rất nhạy cảm với môi trường nóng ẩm như hiện nay.Tốt nhất là nhân giống bằng cách chiết cây con trồng trong chậu tại nhà.

Đất trồng rau ngò gai tại nhà đòi hỏi phải là đất có nhiều dinh dưỡng giữ ẩm và thoát nước tốt, có thể trộn hổn hợp đất trong các chậu cây sẳn có tại nhà và đất dinh dưỡng phân trùn quế với tỷ lệ 2:1.

Có thể trồng rau ngò gai tại nhà trong chậu nhựa với đường kính chậu từ 25-30 cm để cây con rau ngò gai dễ dàng mọc nhảy ra xung quanh cây mẹ, chiều sâu của chậu trồng rau từ 15-20 cm. Khi bắt đầu trồng rau chỉ cần cho đất trồng vào 2/3 chậu rồi trồng cây giống vào.

2. Chăm sóc và bón phân rau ngò gai

Rau ngò gai phát triển tốt và cho nhiều cây con dưới bóng cây, nắng sáng hay có độ chiếu sáng từ 60 – 70 % ánh nắng, trường hợp để chậu rau ngò gai nơi ánh nắng hoàn toàn thì lá rau bị nhạt màu do thiếu nước và ít có cây con.

Rau ngò gai sau khi trồng vào chậu nhớ tưới nước bằng vòi phun nhẹ ngày 2 lần để đảm bảo chậu rau luôn đủ ẩm độ, mau ra rễ.

Bón phân có thể dùng luân phiên một tháng bón làm hai lần, một lần bón phân hữu cơ là đất dinh dưỡng phân trùn quế vào mặt chậu một lớp 2 cm, bón phân vô cơ bằng phân urê với liều lượng 1 muỗng cà phê nhỏ hòa trong 2 lít nước rồi tưới cho chậu rau ngò gai vào chiều mát để giúp xanh bóng lá.

Sau 2-3 tháng khi thấy chậu rau ngò gai trồng tại nhà cao lên khoảng 15-20 cm và có nhiều cây nhỏ xung quanh là có thể cắt lá cây rau để dùng, sau mỗi đợt cắt nhớ bón một đợt phân hữu cơ phân trùn quế.

3. Phòng trừ sâu bệnh cho rau ngò gai trồng tại nhà

Nói chung rau ngò gai rất ít khi bị sâu ăn lá, khi có mưa kéo dài hay nắng gắt tưới không đủ nước thì lá rau ngò gai bị vàng lá, chỉ cần dùng dao kéo sạch cắt bỏ đi những lá vàng và kiểm tra lại độ ẩm và thoát nước cho chậu rau, sau 7-10 ngày cây rau sẽ cho đợt lá mới.