Top 8 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Ngải Cứu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kỹ Thuật Trồng Cây Ngải Cứu

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NGẢI CỨU

Kỹ thuật trồng luôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng. Ngải cứu cũng vậy, nó là một loại cây dược liệu thường mọc hoang dại trong tự nhiên, và ngoài công dụng để làm thuốc ra thì còn được dùng để chế biến các món ăn, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc trồng ngải cứu vẫn chỉ ở mức nhỏ lẻ, “trồng vài cây để có mà xài”, nhưng để phát triển thành sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế thì cần phải có kỹ thuật trồng tốt hơn.

1. Làm đất

Đất được dọn sạch cỏ, cày cho tơi xốp và lên luống, tạo rãnh giữa các luống để di chuyển và thoát nước. Luống rộng từ 1 – 1,2 m, chiều dài từ 2,5 – 3 m có thể tùy ý thiết kế luống trồng sao cho phù hợp với khuôn viên đất trồng của bạn, sao cho tiện cho việc chăm sóc cũng như thu hoạch, chiều cao luống từ 15 – 20 cm. Luống trồng có thể làm theo kiểu máng để có thể giữ nước khi tưới, giúp tiết kiệm nước và giúp giữ ẩm đất, tránh rửa trôi phân bón. Trước khi trồng nên tưới cho đất thật ẩm.

2. Chọn giống

Bạn có thể trồng ngài cứu bằng cách gieo hạt hặc cắm cành. Tuy nhiên thông thường thì việc tròng ngài cứu bằng cách cắm cành sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Cây được chọn làm giống phải khỏe, sạch bệnh, không quá non vì sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống. Chọn những thân ngầm, những thân cây đã già để trồng thì cây sẽ nhanh sinh trưởng và phát triển.

Chọn giống, một trong những bước quan trọng trong kỹ thuật trồng cây ngải cứu

3. Trồng và Chăm sóc

*Trồng

Khi đã chọn được giống thì cắt thành từng đoạn dài từ 7 – 10 cm. Cắm xuống đất sâu từ 3 – 5 cm. Cần cắt tỉa bớt phần lá để giảm thoát hơi nước và kích cho cây nhanh ra lá mới, nhưng không được cắt hết tất cả các lá vì như vậy cây không thể quang hợp được và sẽ chết. Mật độ trồng: khoảng cách hàng là 25 cm và khoảng cách cây là 10 cm sẽ phù hợp hơn, không nên trồng dày hơn vì sẽ dễ tạo môi trường cho sâu bệnh phát sinh, hoặc nếu trồng thưa hơn thì sẽ không tận dụng được tôi đa diện tích mà chúng ta có. Sau khi trồng thì nên phủ một lớp cỏ khô hay rơm và tưới nước ngay để cây được giữ ẩm, nên trồng vào buổi chiều để cây không bị mất nước nhiều.

Tiến hành trồng cây ngải cứu theo đúng mật độ tiêu chuẩn

Tùy vào từng loại đất mà chúng ta điều chỉnh lượng phân bón.

– Bón lót: Nên sử dụng các loại phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh để bón lót. Bà con có thể bón 0,5 – 0,6 kg/m 2, rải đều phân và cào bằng mặt luống, tưới nước để phân bón nhanh tan vào đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp. – Bón thúc: Vào các thời điểm sau khi trồng từ 10 – 15 ngày. Bà con bón 20 – 30 g/m 2, sau khi thu hoạch từ 7 – 10 ngày với lượng phân tương tự. Lượng phân bón thì nên điều chỉnh dựa vào hướng dẫn của nhà sản xuất phân bón khuyến cáo.

Cây ngải cứu ưa ẩm nên cần đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cây để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Nhất là giai đoạn cây con, vừa mới trồng nếu thiếu nước cây sẽ chậm lớn và yếu ớt. Có thể tưới phun mưa hay tưới bằng vòi xịt đều được. Nên tưới đẫm 1 – 2 lần/ngày.

* Phòng trừ sâu bệnh hại:

Bản thân cây ngải cứu là cây dược liệu mọc hoang dại nên rất ít bị các loài côn trùng hay sâu hại tấn công và cũng rất ít bệnh hại. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số loài gây hại như rệp mềm, sâu khoang, châu chấu… nên dùng các biện pháp thủ công như bắt bằng tay, dùng bẫy côn trùng để phòng ngừa và tiêu diệt nếu có. Thực tế, khi không sử dụng các chất hóa học trong canh tác thì chúng ta sẽ cân bằng được sinh thái tự nhiên, và sẽ có những loài côn trùng, loài vật có lợi cho cây, chúng ức chế và tiêu diệt các loài gây hại. VD như ong ruồi bắt sâu, bắt các ấu trùng sâu, hay các ấu trùng bọ rùa sẽ ăn rệp sáp, rệp vừng,…

* Làm cỏ

Ở công đoạn làm đất nếu xử lý tốt thì cỏ sẽ bị hạn chế. Nếu không thì ở giai đoạn mới trồng, do các tán cây chưa giao với nhau, tạo các khoảng trống để cỏ dại phát triển. Nên dùng các biện pháp thủ công để dọn cỏ như nhổ bằng tay hoặc dùng các dụng cụ chuyên để làm cỏ. Khi cây đã giao tán thì cỏ dại sẽ không còn mọc nhiều nữa.

Làm sạch cỏ giúp cây ngải cứu phát triển tốt, cho năng suất cao hơn

4. Thu hoạch

Khi thu hoạch thì dùng dao hoặc kéo cắt ngang cây, chừa gốc khoảng từ 10 – 15 cm. Nếu trồng với mục đích để làm rau, chế biến món ăn thì có thể thu hoạch sau 30 – 40 ngày, lúc cây chưa ra hoa. Nếu trồng để làm cây dược liệu thì thời gian thu hoạch sẽ kéo dài hơn, khi cây đã ra hoa và bắt đầu nở một ít là có thể thu, vì lúc này cây mới tích lũy đủ chất khô và có dược tính cao nhất.

5. Thu hoạch đợt tái sinh

Sau khi thu hoạch lần thứ nhất, các gốc cây vẫn có thể tiếp tục ra chồi và phát triển. Chúng ta vẫn tiếp tục chăm sóc và tưới nước đầy đủ cho cây để thu lần hai. Từ 7 – 10 ngày sau thu, khi thấy cây bắt đầu nảy chồi thì nên tỉa bớt các cành nhỏ chỉ nên để lại các cành lớn, khoẻ mạnh ( khoảng 2 – 3 cành/gốc) để cây dễ tập trung dinh dưỡng, và cũng góp phần hạn chế được sâu bệnh. Sau khi cắt tỉa thì bón thúc phân với lượng phân như lần bón thúc trước đó. Theo dõi sâu bệnh và dùng các biện pháp thủ công để phòng ngừa. Thời gian thu hoạch đợt tái sinh sẽ sớm hơn so với đợt thứ nhất, khoảng 30 – 35 ngày nếu thu để chế biến món ăn, và nếu thu để làm dược liệu cũng sẽ dựa vào đặc điểm của hoa trước khi thu giống như lần trước. Cây ngải cứu có thể trồng quanh năm và thu nhiều lần, nhưng trong canh tác để kinh doanh thì nên thu từ 2 – 3 đợt, sau đó trồng mới lại để có thể đảm bảo năng suất và chất lượng luôn đạt cao nhất. Nên luân canh cây ngải cứu với những cây khác họ để không tạo môi trường quen thuộc dễ gây phát sinh những loài gây hại trên cùng phổ ký chủ. Cây ngải cứu có thể trồng dễ dàng, nhưng khi trồng với diện rộng và canh tác để kinh doanh thì cần những kỹ thuật trồng và chăm sóc một cách phù hợp. Nắm vững kỹ thuật chăm sóc cây ngải cứu 1 cách chắc chắn sẽ đóng vai trò then chốt cho một vụ mùa trồng ngải cứu đạt hiệu quả cao.

Kỹ sư:Trần Lâm Bảo Ngọc

Cách Trồng Cây Ngải Cứu Đa Dụng Tại Nhà

Ngải cứu là một cây quen thuốc với mọi người bởi ngoài làm rau ăn ngải cứu còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Nếu có kỹ thuật trồng cây, mọi người có thể dễ dàng tự trồng tại nhà bằng chậu, thùng xốp trên ban công hoặc tầng thượng.

Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, thuốc cứu, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (Mông), co linh li (Thái)… Cây thường mọc hoang và cũng được trồng trong các gia đình. Ngải cứu là cây quen thuộc trong nhân dân bởi ngoài làm rau ăn ngải cứu còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Do đó, mọi người có thể tự trồng tại nhà vì ngải cứu có kỹ thuật trồng cây đơn giản.

Với kỹ thuật trồng cây ngải cứu đơn giản, mọi người có thể trồng vừa làm rau ăn, vừa làm thuốc chưa bệnh

Bộ phận dùng làm thuốc là cành và lá ngải cứu. Có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô làm thuốc. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, an thai, đau bụng do lạnh, tăng cường sức khỏe sau sinh…

Do trồng cây tại nhà, diện tích ít mà toàn là trồng trên sân thượng, ban công nên sử dụng thùng xốp vừa rẻ vừa tốt cho cây phát triển. Chậu nhựa, sành sứ đắt mà trồng cây không được tốt như thùng xốp. Nếu sử dụng thùng xốp thì không nên đục thủng đáy để thoát nước mà nên đục lỗ ở bên thành thùng xốp để cây luôn có đủ lượng nước và phân bón cần thiết.

Kỹ thuật trồng cây ngải cứu tại nhà có thể tận dụng những thùng xốp không sử dụng

Về đất trồng, phân bón và cải tạo đất

Nếu để trồng rau ăn lá, rau ăn củ, quả thì không nên mua đất có sẵn ở các cửa hàng cây cảnh do giá khá cao mà cũng chỉ trồng được 01 lần đầu. Đất có tốt mấy mà không bón phân, cải tạo đất thì lần sau trồng cũng không tốt.

Do đó nếu tự lấy đất được đất thì khỏi tốn tiền mua, chỉ chú trọng vào khâu làm đất và bón phân hợp lý là được. Cũng như trồng rau ngoài ruộng, người nông dân cần cày bừa kỹ, phơi ải đất rồi bón lót, bón thúc… thì ở nhà cũng làm tương tự.

Ngải cứu rán trứng là một món ăn được nhiều người ưa thích

Đầu tiên, người trồng cần có một lượng đất nhất định (đất phù sa là tốt nhất), đem đập nhỏ nhưng không quá vụn rồi phơi khô (phơi ải) ít nhất 10 ngày để diệt mầm bệnh. Để trồng cây khỏe và lên nhanh cần một hàm lượng phân chuồng hoai như phân bò, phân cá, phân chim, phân vịt… bón bổ sung cho đất trước khi trồng và sau mỗi lần thu hoạch, cải tạo lại đất.

Nếu trồng tại nhà, người trồng có thể tự ủ phân cá (từ phế phẩm cá ngoài chợ) để bón cho đất có đầy đủ dinh dưỡng ban đầu cho cây. Nếu không tự làm được phân cá, có thể ngâm ủ nước tiểu (nước giải) + lân bột rồi pha loãng vào nước lã rồi tưới cho cây. Cây sẽ có tương đối đủ chất để phát triển.

Cây ngải cứu có thể trồng bằng cách gieo hạt, trồng cây con hoặc cắm cành. Nhưng đơn giản nhất và nhanh nhất là cắm cành. người trồng có thể chặt một đoạn thân cây ngải cứu khoảng 20 – 30 cm và cắm xuống đất. Khoảng một tháng là có thể thu hoạch được.

Ánh sáng: Đa phần các loại rau đều ưa nắng nên chọn chỗ có đủ ánh sáng (tối thiểu 6h/ngày) để trồng cây mới có hiệu quả.

Nước: Nước rất cần thiết cho cây phát triển nhưng nếu tưới nhiều quá hoặc ít quá cũng đều gây ra một số bệnh như thối rễ ở cà chua, dưa chuột… khi tưới nhiều.

Gà hầm thuốc bắc, ngải cứu vừa là món ăn ngon, vừa là vị thuốc bổ

Phân bón: Phải bón phân cân đối hợp lý, không thừa cũng không thiếu. Tuỳ từng loại cây mà có chế độ bón phân khác nhau. Tựu chung lại thì có vài lần bón như sau: bón lót trước khi trồng cây con bằng phân chuồng hoai mục, phân cá ủ hoai, phân vi sinh.

Bón thúc bằng phân chuồng + phân vô cơ: đạm, lân, kali khi cây chuẩn bị ra hoa và khi cây chuẩn bị có quả. Với mỗi loại cây sẽ cần một lượng phân bón nhất định.

Với rau ăn lá, nói chung chỉ cần tưới nước, nước tiểu ngâm lân là đủ rồi. Hoặc nếu bạn trồng cây lá lớn, có thể mua phân bón lá về bón cho cây, miễn sao trước khi thu hoạch 10 ngày thì ngừng tưới bất cứ thứ gì, trừ nước

Gừng Đen (Ngải Tím, Nga Truật)

là một chi thuộc họ Gừng ( Zingiberaceae). Chi cây này được M.F.Newmanmiêu tả lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1995. Đến thời điểm năm 2007, Distichochlamys có thể coi là chi đặc hữu của Việt Nam, gồm tổng cộng 3 loài, được phát hiện từ năm 1995 tới năm 2003 tại quốc gia này. Distichochlamys có quan hệ gần với chi Scaphochlamys. Tên gọi chính thức trong tiếng Việt hiện vẫn chưa có.

Hiện nay trên thị trường rất nhiều vậy Gừng Đen ( Ngải tím, Nga truật) có tác dụng như thế nào? Gừng Đen còn được gọi là Ngải tím hoặc còn có tên là Nga truật, theo sách y học cổ, loài cây này có tính vị cay, nóng, ấm. Về công năng, ngải tím được biết đến là vị thuốc phá huyết hành khí cực kì hiệu quả. Lương y Hướng cho biết các thầy thuốc đông y từ xưa thường dùng ngải tím để chữa trị nhiều chứng bệnh như: Khí huyết ngưng trệ; đau bụng đầy trướng; bệnh máu đông thành hòn, cục (Trong đông y gọi chung là nhóm bệnh do “trần hà tích tụ”).

Cho đến nay, chi Gừng đen được coi là chi đặc hữu của Việt Nam vì chưa phát hiện thấy ở bất cứ nước nào trên thế giới, kể cả các nước lân cận như Trung Quốc, Lào, Campuchia. 3 loài gừng được tìm thấy trước đó tại VQG Bạch Mã, An Khê (Gia Lai) và VQG Cúc Phương (Ninh Bình).

Gừng đen có tác dụng đặc biệt với sức khỏe như trị thương, sinh da non, Khí huyết ngưng trệ; đau bụng đầy trướng; bệnh máu đông thành hòn, cục. Gừng đen có tác dung phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh Ung thư Tác dụng tăng cường miễn dịch Tác dụng chống viêm nhiễm, kháng khuẩn Tác dụng điều hòa các chức năng của gan, thận, tim….

Gừng đen mua ở đâu Thảo Dược Hồng Đan là đơn vị cung cấp gừng đen với giá cạnh tranh và Uy Tín nhất thị trường hiện nay. Thảo Dược Hồng Đan là nơi cung cấp cây an xoa uy tín chúng tôi có người nhà đi rừng chặt về loại bỏ hết các cây cỏ dại, dây leo bám trên cây an xoa sau đó được chặt nhỏ phơi khô và được vận chuyển đến địa điểm đóng hàng. Điều đặc biệt là khi mua tại Thảo Dược Hồng Đan bệnh nhân được phép đổi trả trong 7 ngày và được hoàn lại tiền để điều trị theo hướng khác nếu sử dụng cơ địa không phù hợp. Thảo Dược Hồng Đan cung cấp một số hình ảnh cây gừng đen để bệnh nhân tham khảo.

Đặc biệt lưu ý: Phụ nữ mang thai không được dùng Gừng đen

Liên hệ tư vấn: 0904 890 895

Cách Cứu Cho Lan Khỏi Chết

Để tránh cho hoa lan khỏi chết chúng ta cần:

– Tìm hiểu trước đặc tính của cây lan mà mình muốn nuôi trồng, không mua tùy hứng.

– Nên trồng những cây dễ trước để có kinh nghiệm.

– Tự xét khả năng của mình về sự chăm sóc, trang trại và kỹ thuật.

– Áp dụng đúng những điều học hỏi, kinh nghiệm và hướng dẫn chuyên biệt.

– Không tự ái khi tìm hiểu, học hỏi, trao đổi với những người có kinh nghiệm.

– Giữ vệ sinh trang trại, dụng cụ để tránh lây bệnh, vi trùng, virus.

– Nên tự nhủ chơi lan ngoài thú tiêu khiển; còn là một cách tu tâm, dưỡng tính, hòa mình với thiên nhiên, tìm thấy cái đẹp trong trời đất.

– Có thích, gắn bó và năng chăm sóc thì cây lan mới phát triển được.

– Nâng cao cách nuôi trồng, thưởng lãm hoa lan lên thành một nghệ thuật.