Top 3 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Lan Phượng Vĩ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Trồng Lan Phượng Vĩ (Renanthera) Lour.

Trồng lan Phượng vĩ (Renanthera) Lour. Người miền Bắc gọi Renanthera là lan Phượng vĩ và người miền Nam gọi là Huyết nhung. Trên thế giới có 15 giống, Việt nam chỉ có 5 giống.

Trồng lan Phượng vĩ (Renanthera) Lour.

• Renanthera annamensis (Đặc hữu) Phượng vĩ Việt Nam mọc ở Đà lạt: Phong lan thân cao 2-3 m? (theo VN creature, hình của Nguyễn thị Liên Thường), lá dầy và cứng dài 5-7 cm, rộng 2-3 cm. Chùm hoa dài 20-25 cm, hoa mầu vàng chanh.<điv>

• Renanthera citrina, Phượng vĩ vàng mọc ở Hà Giang. Phong lan nhỏ, cao chừng 20-30 cm, lá dài 15, rộng 2 cm. Chùm hoa dài 15 cm mang 7-10 hoa mầu vàng chanh.<điv>

• Renanthera coccinea Phượng Vĩ, Huyết Nhung mọc ở Cao Bằng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Quảng Trị, Thừa thiên. Phong lan, thân cao 3-5 m, lá dài 20, rộng3-4 cm. Chùm hoa dài 60-90 cm, hoa mầu đỏ sẫm to 6 cm nở vào mùa xuân.

• Renanthera imschootiana mọc ở Lâm Đồng. Phong lan thân cao 40 cm, lá cứng dài 10-15 cm, rộng 2-3 cm. Chùm hoa dài 30-40 cm, hoa mầu đỏ pha vàng to 6 cm nở vào cuối xuân đầu hạ. Rất lâu tàn.

• Renanthera vietnamensis (Đặc hữu) mọc ở Hà Giang, thân cao 25-30 cm lá dài 15 cm, rộng 3 cm. Hoa chùm 10-20 chiếc, mầu đỏ cam to 4-5 cm. (hình Lê trung Tín)

Một số khoa học gia cho rằng 2 cây Ren. annamensis và Ren. citrina chỉ là một vì hoa lá rất giống nhau , nhưng theo lời mô tả của VN ceatures thì cây Ren. annamensis thân dài tới 2-3 thước còn cây Ren. citrina chỉ có 20-30 cm. Nhưng chưa có tin chính thức về sự khác biệt giữa 2 cây này.

CÁCH TRỒNG Loài lan này cần phải thoáng rễ, không nên trồng trong chậu mà cần phải trồng trong giỏ gỗ, buộc vào thân cây hay một khúc cây dương sỉ hay thân cây cau , cây dừa cho rễ lan bám vào. Nhiều nhà vườn trồng với rêu sphagnum moss vì họ có đầy đủ phương tiện cung ứng cho cây lan, nhưng trồng cách này hay bị thối rễ.

NHIỆT ĐỘ Ban ngày 80-90°F (27-32°C) Ban đêm 60°F (15°C)

ÁNH SÁNG Trên 5000 ánh nến, nếu để ở ngoài trời cần có lưới che cho khỏi bị cháy lá.

ĐỘ ẨM Lan cần độ ẩm thật cao từ 60-80%

THOÁNG GIÓ Lan thường mọc trên thân cây, nên cần phải thoáng gió.

TƯỚI NƯỚC Mùa hè nên tưới 2-3 lần một ngày, tưới cho đến khi rễ trở nên xanh thẫm và đợi cho khô rễ rồi mới tưới. Mùa đông nên bớt tưới nước tùy theo nhiệt độ và độ ẩm.

BÓN PHÂN Lan ưa bón phân 30-10-10 vào mùa hè hoặc 15-15-15 quanh năm với nồng độ nhẹ tức là ¼ thìa cà phê cho 4 lít nước. Bón phân mỗi ngày một lần, sau khi tưới nước. Ngưng bón phân vào mùa đông.

CẮT CÀNH Khi cây quá cao, có thể cắt cành để có thêm cây nữa. Khúc này cần phải có it nhất là 2 rễ và dài trên 50 cm , khúc dưới cũng vậy. Khoảng một hay hai tháng sau khúc dưới sẽ ra mầm mới tùy theo rễ tốt hay không.

Cách này cũng thể dùng để cắt Vanda, Arachnis và Staurochilus. Thời gian tốt nhất để cắt là vào mùa xuân, khi nhiệt độ ban đêm đã trên 60°F (16°C) như vậy cây sẽ chóng lại sức hơn. Nếu cắt muộn quá, hoặc tưới bón không đủ, cây sẽ khó lòng ra hoa.

Cây Hoa Phượng Vĩ – Các Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Phượng Vĩ

THÔNG TIN CHI TIẾT

Hoa phượng vĩ hoa của tuổi học trò

Hoa phượng là loài hoa gắn liền với ký ức học trò, khi trưởng thành, dù đi đâu, làm gì nhưng mỗi khi hè tới, nhìn những chùm hoa phượng vĩ đỏ rực cả góc trời làm cho lòng ta thêm nao nao, bồi hồi nhiều cảm xúc nhớ lại quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Không chỉ thế cây còn được trồng nhiều trên những vỉa hè, đường phố, trong công viên trường học có tác dụng làm mát, tạo bóng râm hay để trang trí cho khuôn viên thêm xinh đẹp hơn. Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao cây lại có tên là phượng vĩ chưa? Có phải chăng bởi lá cây thuôn dài, mềm mại như lông chim phượng điểm trên đó là bông hoa đỏ thắm như chiếc đầu của loài chim này, vì liên tưởng nên mội người gọi đây là cây hoa phượng vĩ.

Hoa phượng vĩ là một loại hoa nở mùa hè đẹp rực rỡ

Tên khoa học: Delonix regia (Boj.) Raf

Họ: Fabaceae (họ Đậu)

Nguồn gốc:  từ Madagascar

Đặc điểm nổi bật của cây hoa phượng vĩ

Phượng thuộc cây thân gỗ khá lớn, cây có chiều cao khoảng từ 10-20m, cây có nhiều cành nhánh mọc nghiêng nhau nên tán lá rộng, vỏ cây có màu xám trắng và khá nhẵn. Lá cây thuộc loại phức kép lông chim 2 lần vì thế nhìn lá tuy nhỏ nhưng lại khá dày. Mỗi cành lá dài từ 30-50cm có có khoảng 20-40 lá chét lông chim lớn cùng với khoảng 20 đôi lá chét phụ. Những lá sếp xít nhau cùng với nhiều cành nhánh tạo nên một khoảng râm khá lớn. Lá có màu lục nhạt rụng thưa mà mùa khô.

Hoa phượng vĩ thường nở thành từng chùm lớn có chiều dài từ 20-50cm đó. Hoa nở thưa cánh và xòe rộng. Những hoa lớn khi nở có màu đỏ tươi những cánh tràng có cuống dài. Mép cánh hoa hơi nhăn, cánh hoa lớn nhất có màu cam đỏ, những cánh còn lại của bông phượng có những vạch đốm trắng khá đẹp mắt. Nhị của hoa có bao phấn con con màu đỏ.

Sau khi hoa tàn cây bắt đầu tạo quả, quả phượng dài, dẹt, có chứa hạt bên trong. Khi quả còn non có màu xanh, già chuyển màu nâu xám. Quả có thể dài từ 20-60cm. hạt phượng rất cứng.

Hoa phượng vĩ là cây ưa sáng và có tốc độ phát triển trung bình, nếu gặp điều kiện thuận lợi cây phát triển khá nhanh chóng.

Ý nghĩa và tác dụng của cây hoa phượng vĩ

Cây phượng vĩ giúp khơi gợi ký ức tuổi học trò, làm cho con người ta sống lại với quá khứ đẹp của tuổi thơ.

Cây được trồng nhiều trong công viên, trường học, vỉa hè đường phố…giúp cho môi trường thêm trong lành hơn, đồng thời với ưu điểm tán rộng và dày cây tỏa bóng mát giúp cho quang cảnh thêm mát mẻ cũng như đẹp hơn nhờ màu hoa.

Các trồng và chăm sóc cây hoa phượng vĩ

Cây phượng vĩ được trồng bằng hạt, chiết cành hoặc giâm cành vì thế việc trồng cây khá dễ dàng. Cây phù hợp với đất giàu dinh dưỡng, ẩm nhưng cần thoát nước tốt. Tuy nhiên, phượng vẫn là cây có thể chịu được thời tiết khô hạn hay đất mặn.

Cây phượng ưa sáng vì thế nếu trồng cây ta cần phải trồng ở nơi có đủ ánh sáng để cây quang hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng nuôi cây. Nếu trồng trong bóng râm cây sẽ dễ chết hay vóng cao thân còi cọc.

Tưới nước cho cây cũng cần tưới hợp lý, không nên tưới quá nhiều nước, mà cũng cần trồng ở đất thoát nước tốt vào những ngày trời mưa.

Bên cạnh đó cành nhánh hoa phượng vĩ khá giòn dễ gãy nên cần được bảo vệ trước những tác động từ bên ngoài như mưa, gió, bão hay tác động của con người và động vật.

Cây hoa phượng vĩ – các trồng và chăm sóc cây hoa phượng vĩ

2.3

(45.71%)

7

vote[s]

(45.71%)vote[s]

Lan Phượng Vĩ – Loại Hoa Đẹp Độc Đáo

Nếu không tinh ý mà nhìn ngắm loại lan này bạn rất dễ lầm tưởng chúng là những cành phượng vĩ. Tuy nhiên thực chất đây là một loại lan khá đẹp và độc đáo cũng cho hoa nở vào mùa hè. Cây lan phương vĩ còn có tên khoa học là Renanthera imschootiana Rolfe. Loại cây này được biết đến ở Việt Nam với tên gọi khác là cây huyết nhung trơn. Sở dĩ loại cây này có tên gọi như vậy chính là do hoa của chúng có hình dáng và màu sắc giống y hệt như loài hoa phượng bạn thường thấy nở vào mùa hè.

Đặc điểm của loại lan phượng vĩ

Lan phượng vĩ là loại cây thân thảo nhỏ thân phân đốt với những lá thuôn dài mọc đối xứng nhau. Chiều cao trung bình của loại lan này khoảng 70cm và thường mọc thành tán khá to. Lá lan có màu xanh lục vàng và thân có những giễ khí khổng .

Đối với lan phượng vĩ thì chúng ta ghép gỗ bằng cách sử dụng dây thép gai bọc phía bên ngoài. Tiếp đến bạn tiến hành buộc cố định vào thân giá thể. Bỏ khô chúng trong 3 ngày đầu để các vết thương được lành miệng. Sau khi ghép xong 1 tuần đầu tiên không tưới nước mà chỉ cần đặt cây ở nơi thoáng mát và có độ ẩm giúp cây được xanh tốt. Sang đầu tuần thứ 2 bạn tiến hành tưới nước định kì 7 ngày 1 lần. Với nền khu vực thuần hóa nên tưới 2 ngày 1 lần. Khi tưới nên tưới đẫm cây khoảng 3 lần mỗi lần cách nhau 5 phút.

Loài lan phượng vĩ là loại cây ưa sáng nên khi trồng nên để cây ở những nơi có ánh sáng dồi dào và thoáng mát. Loài lan phượng vĩ không có căn hành nền khả năng tích nước kém do đó cần tưới thêm nước cho cây vào mùa khô. Tuy cần nhiều nước nhưng cây cũng có khả năng chịu hạn và nóng khá tốt.

Những loại vật liệu thích hợp để trồng lan cần phải dựa vào đặc tính của cây trong tự nhiên. Lan phượng vĩ vốn là loại cây thân gỗ được bóc vỏ hoàn toàn nên có thể đáp ứng được đày đủ các nhu cầu về nước và độ thoáng. Cây khá dễ tính nên có thể trồng trê nhiều vật liệu khác nhau như hòn non bộ, chậu đất nung và bờ tường vv.

Yêu cầu về chọn giống

Lan phượng vĩ là loại cây đơn thân khi đó bạn cần chọn các ngọn cây có chiều dài từ 30 đến 40cm trở lên. Lá có độ ngắn khoảng từ 7 đến 13 cm và cây không bị sâu bệnh và đủ bộ rễ.

Cắt tỉa và vệ sinh cây trước khi trồng

Sau khi mua cây về bạn nên tiến hành vệ sinh cây sạch sẽ bằng nước. Dùng kéo cắt tỉa loại bỏ bộ rễ chỉ chừa khoảng 20cm. Bạn nên giữ lại những cành nhiều rễ cấp 1 từ thân càng tốt và tiến hành loại bỏ các rễ bị khô hoặc gẫy hỏng.

Thời điểm chọn trồng lan:

Trước khi bạn trồng lan phượng vĩ thì cần xử lý thuốc để loại bỏ mầm bệnh và kích thích cây sinh trưởng và chống sốc môi trường cho lan. Hỗn hợp thuốc bạn đam trồng tốt nhất nên là dung dịch B1 + N3M + Alitte. Liều lượng dùng bạn nên theo hướng dẫn trên nhãn. Sau đó bạn tiến hành ngâm ngập trong hỗn hợp thuốc khoảng 5 phút là được.

Chế độ bón phân cho cây:

Để bón phân trước hết bạn chỉ nên bón sau khi cây đã ra rễ mới. Khi đã ra đủ rễ mới bạn đều đặn thực hiện việc phun Vitamin B1 grow more với liều lượng 1-2ml/ 2,5 lít nước chia đều bón cho cây 3 ngày/ lần. Lan phượng vĩ khá dễ tính nên bạn costheer bón thêm phâm 30-10- 10 +TE grow more khoảng 1g/4 lít nước phun vào tháng 4-10 hàng năm.

Cây lan phượng vĩ bắc được cho là có sức sống khỏe và kháng được nhiều loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên trong môi trường sống luôn tiềm ẩn nhiều loại bệnh dịch cần bạn phải phòng ngừa cẩn thận. Định kì phun hỗn hợp Antracol + lino oxto + regan định kì nửa tháng 1 lần.

Một số chú ý khác 

Để cây ra hoa đúng vào mùa và hoa nở đẹp cần một số lưu ý khi trồng như sau:

Chế độ sáng: Cây ưa ánh sáng nên cần thiết phải được chiếu sáng đầy đủ hàng ngày. Chế độ nước: Vào mùa hè cần cung cấp đầy đủ nước cho cây tuy nhiên vào mùa đông nên cắt nước hoàn toàn. Yêu cầu về môi trường sống: Cần thoáng gió và có ánh sáng tự nhiên và phải trồng ở nơi không bị ô nhiễm.

Lan phượng vĩ – Loại hoa đẹp độc đáo

4

(80%)

1

vote[s]

(80%)vote[s]

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Phượng Vĩ

– Cây gỗ lớn cao từ 10 đến 15 m, vỏ thân màu xám trắng, nhẵn, phân cành nhánh nhiều, lớn, dài, mọc nghiêng, tán rộng. Lá kép lông chim 2 lần với 20 đôi lá phụ, lá rụng thưa vào mùa khô tháng 1 – 3 hàng năm, sắc lá có màu xanh bóng. Hoa nở đỏ rực vào những cơn mưa đầu mùa cuối tháng 4 đầu tháng 5. Hoa cụm lớn dài 20 – 30 cm, nang hoa xếp thưa, xòe rộng, hoa lớn màu đỏ tươi hay đỏ cam với cánh tràng có cuống dài, phiến rộng, dúm răn reo, trong đó có cánh lớn màu cam đỏ và các vạch đốm màu trắng, nhị có bao phấn cong màu đỏ.

– Trái rất lớn dài 20 – 60 cm, rộng 4 – 6 cm, dẹp, vỏ hóa gỗ, hạt cứng, dài, đen có vân màu

– Gốc cây có rễ ăn gần mặt đất, rễ cọc kém phát triển, rễ bàng phát triển mạnh có thể làm hư hại một phần lớp đất mặt quanh gốc cây.

Phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới ẩm, được du nhập vào Việt Nam từ giữa thế kỷ 19, mọc tốt ở những nơi có lượng mưa từ 1.000 đến 2.000 mm/năm.

– Cây bố mẹ được chọn phải là cây khỏe mạnh, không cong queo sâu bệnh, hình dáng đẹp, tán đều, tuổi cây từ 10 – 20 để lấy giống.

– Quả to dài từ màu xanh chuyển sang màu nâu là lúc quả chín, lúc đó có thể hái quả, tách hạt để gieo ươm. Quả thường chín vào tháng 1 – 3 dương lịch những quả chưa chín được ủ lại thành từng đống từ 2 – 3 ngày cho quả chín đều, đống ủ không cao quá 50 cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo lại một lần. Khi quả chín đem rải đều phơi vài ba nằng nhẹ để tách hạt, thu hạt hằng ngày, sau đó hong khô ở nơi râm mát 2 – 3 ngày. Khi hạt đã khô, sàng bỏ hết tạp vật, thu hạt tốt, cho vào bảo quản nơi khô ráo. Hạt có lớp vỏ cứng bao bọc, dễ bảo quản. Nên dự trữ hạt nơi khô ráo, có ẩm độ thấp.

– Trước khi gieo, xử lý hạt bằng nước ấm (40 – 50 độ C), hai phần nước sôi ba phần nước lạnh, ngâm hạt trong nước ấm và để nguội dần sau 12 giờ. Sau đó đãi hạt lép bỏ đi, rồi ủ trong túi vải, mỗi ngày rửa chua 1 lần trong nước ấm (30 – 40 độ C), Sau 3- 5 ngày hạt trương cò hiện tượng nứt nanh, lựa những hạt này cho vào bầu ươm cây con hay đem gieo vào các khay cát. Khi cho hạt vào bầu đất hay khay cát cần lấp đất dày 1 cm, sau đó tủ rơm rạ và làm giàn che cho cây con. Độ che bóng từ 60 – 75%, sau 2- 3 ngày gieo, hạt bắt đầu nảy mầm, lúc này lấy bớt rơm rạ, tránh làm tổn hại cây con.

– Vỏ bầu bằng túi P.E, kích thước 15 x 20cm, nếu trồng phục vụ cho cây cảnh quan đô thị, kích thước bầu phải lớn hơn.

– Ruột bầu: 80% lớp đất mặt tại chỗ hay có thể vận chuyển từ nơi khác đến, lớp đất này cần tán nhuyễn, kế tiếp ray lại bằng sàng cát và trộn 20% phân chuồng hoai. Tưới đẩm bầu trước khi gieo hạt.

– Thời vụ gieo ươm: tùy theo điều kiện tại chỗ và nguồn giống, có thể gieo ươm ở các tháng thích hợp. Tháng 2 – 3 dương lịch là thời điểm thích hợp nhất.

– Thời gian đầu cần phải có giàn che, sau đó giảm độ che phủ từ từ và cho cây ra ánh sáng hoàn toàn.bằng cách giảm bớt giàn che, tăng thời gian chiếu sáng (chỉ che đậy khi nắng gắt hoặc trời mưa lớn).

– Luôn đảm bảo cho cây đủ ẩm, 2 tuần/lần làm cỏ, phá váng, tưới thêm một ít phân NPK: 30 – 30 – 30, pha loãng 1% để tưới. Sau khi tưới phân cần tưới lại nước lã , để không làm cháy lá cây.

Cây con khỏe mạnh, không sâu bệnh, cong queo, chiều cao tối thiểu 40cm – 80 cm, nhưng tùy theo nhu cầu có thể trồng cây lớn hơn 1m.

– Cây Phượng Vĩ được trồng chủ yếu cho nhu cầu cảnh quan, nơi công sở, trường học, thường được trồng phân tán, riêng rẻ.

– Cự ly trồng 6 x 6 m, hoặc 4 x 4m, mật độ trồng 280 cây – 625 cây, tùy theo điều kiện đất tốt hay xấu mà bố trí mật độ trồng cho thích hợp.

– Trước khi trồng cần tiến hành đào hố 40 x 40 x 40cm hay 60 x 60 x 60cm.

– Tiến hành bón phân: phân chuồng hoai ( 5 – 10 kg/ hố) và phân NPK (100gr/hố) trước khi đặt cây xuống hố ít nhất 15 ngày.

– Cách trồng: Dùng cuốc moi đất sao cho vừa đủ đặt cây con vào hố, đặt miệng bầu ngang mặt hố, nén chặt đất xung quanh, rồi lấp đất bằng mặt đất. Lấp đến đâu ặim chặt đến đất. Tưới nước sau khi lấp xong đất. Cây thường được trồng vào đầu mùa mưa.

– Đối với cây trồng cảnh quan đô thị: trồng cây có kích thước lớn (cao hơn 1,2m), do đó cần phải có khung sắt hoặc gỗ bảo vệ và phải có cây chống đở cây con.

– Cây cần được chăm sóc từ 3 – 4 năm đầu: phát sạch cỏ xung quanh gốc cây từ 1 – 2 lần/năm và bón cho mỗi gốc từ 100 – 150gr NPK và 5 – 10 kg phân chuồng.

– Cây cần được chăm sóc, bảo vệ không để cho người hoặc súc vất phá hại.

Sưu Tầm