Top 11 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Lan Mokara Trên Lưới Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Hướng Dẫn Làm Nhà Lưới Trồng Lan Mokara

Hướng dẫn làm nhà lưới trồng lan Mokara: Hướng của giàn lan rất quan trọng,  giàn lan không cần phải theo hướng nữa mà tùy theo thế đất của mình làm giàn lan thế nào cũng được

Hướng dẫn làm nhà lưới trồng lan Mokara

– Hướng giàn lan: Hướng của giàn lan rất quan trọng. Làm sao để lúc nào vườn cũng có ánh sáng và bóng râm. Hiện nay có lưới nilon màu đen có tác dụng tản nhiệt và hạn chế ánh sáng được bán rộng rãi nên rất thuận tiện, giàn lan không cần phải theo hướng nữa mà tùy theo thế đất của mình làm giàn lan thế nào cũng được.

– Sườn giàn lan: Sườn giàn lan cần phải làm cho thật chắc chắn.

+ Trụ đứng: Trụ phải được trồng bằng sắt hoặc bằng bê tông để đảm bảo lâu dài, có nhiều cây chằng ngang dọc để giữ vững. Cột trụ phải cao khoảng 3 – 3,5m.

+ Giàn che nắng: Dùng để che ánh sáng trực tiếp. Thường làm bằng lưới nilon, chỉ cần căng cho thật phẳng vài sợi dây thép là lợp lưới được tương tự làm giàn lan Dendrobium nhưng phải làm luống thay vì làm giàn treo và kệ.

– Bố trí luống trồng:

Tùy theo diện tích vườn lan để thiết kế luống trồng thích hợp.

Thông thường quy cách luống như sau: chiều ngang luống từ 0,8-1,2 m; chiều dài từ 10-15 m, chiều cao từ 25-30 cm. Xung quanh luống tạo các lỗ hở để thoát nước.

Luống nên xây bằng gạch nung vừa rẻ tiền, vừa giữ được giá thể bên trong không bị vung vãi ra bên ngoài.

Khoảng cách giữa các luống từ 0,5-0,6 m, thuận tiện cho việc đi lại chăm sóc. Lối đi chính trong vườn có chiều rộng tối đa là 1 m để tiết kiệm diện tích vườn, tăng hiệu quả sử dụng diện tích nhà lưới.

Bên trong luống cắm trụ sắt hoặc bê tông để căng dây trồng lan, trụ cao 1-1,2 m tính từ mặt đất.

Tùy theo chiều rộng luống có thể bố trí số hàng trồng thích hợp: 2 hàng (chiều ngang 0,8 m); 3 hàng (chiều ngang 1 m); 4 hàng (chiều ngang 1,2 m). Căng dây cáp (dây điện) hoặc cắm ống nước để buộc cây lan vào. Khoảng cách trồng từ 0,3-0,5 m, tùy theo giống và kích thước cây.

Cây được trồng theo kiểu nanh sấu (so le) để tận dụng ánh sáng tối đa.

Một số điều kiện làm lan không ra hoa

Nếu không nuôi trồng đúng cách hoa lan sẽ không ra hoa, hoặc hoa sẽ không nhiều, không đẹp. Vì vậy cần phải cung ứng cho hoa lan những điều kiện nuôi trồng thích hợp:

Đa số nở hoa vào mùa Xuân như Cymbidium, Dendrobium, vào mùa Hạ như Stanhopea hay mùa Thu như Paphiopedilum.

– Ánh sáng nếu thiếu, cây sẽ yếu đuối và sẽ không ra hoa. Nếu quá nắng cây sẽ còi cọc, vàng úa, hoa nhỏ và ít.

– Nếu quá nóng hay quá lạnh cây sẽ không phát triển và chết dần.

– Nếu không có sự cách biệt giữa nhiệt độ ban ngày và ban đêm khoảng 15°F hay 8°C lan sẽ không ra hoa.

– Nhiều giống Cymbidium, Dendrobium hay Paphiopedilum nếu ban đêm không lạnh xuống 50°F hay 10°C khoảng 3-4 tuần lễ cũng không ra hoa.

– Dendrobium, Rhynchostylis nếu tưới nhiều nước vào Thu-Đông sẽ không có hoa hoặc rất ít.

– Nhiều giống như Ascocenda, Vanda, Mokara cần nhiều ánh sáng và phân bón mới ra hoa.

– Trái lại nhiều phân bón cây sẽ chết như Disa, Masdevallia chẳng hạn.

Lưới Che Nắng Hiệu Con Công Cho Vườn Lan Mokara

Lan Mokara là giống Lan được ưa chuộng do đa dạng về màu sắc, hoa tươi lâu, đặc biệt giống Lan này dễ trồng và thị trường tiêu thụ rất lớn. Tuy nhiên để có thể đạt 6-8 phát hoa/năm, phải chọn loại lưới che nắng phù hợp để làm nhà lưới cho Lan Mokara.

Anh Nguyễn Tấn Lập, chủ Vườn Lan Tân Lập 83A Đường số 93, Ấp Bến Đò 1, Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, chúng tôi là một người có kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề trồng Lan Mokara cho biết: ” Để trồng loại hoa này trước hết phải xây dựng nhà lưới thoáng mát với chiều cao trung bình từ 3,5-3,8m, loại lưới anh đang dùng là lưới che nắng hiệu Con Công nhập từ Thái Lan có độ che nắng 50% màu đen xanh, loại này dân trồng Lan Mokara ở Củ Chi thường hay sử dụng”

Sử dụng lưới che nắng hiệu Con Công để che nắng cho vườn Lan Mokara

Anh Lập còn chia sẻ: ” Việc chọn lưới che nắng cho vườn Lan Mokara là một trong những điều quan trọng, bởi thời gian thu hoạch khá dài nên cần loại lưới có độ bền cao và độ che nắng phù hợp. Vườn Lan anh trồng từ năm 2010 đến nay, lưới vẫn còn nguyên không bị hư hại”.

Do thời gian thu hoạch của Lan Mokara tương đối dài nên các vườn trồng Lan Mokara ngoài dùng lưới có độ bền cao, thì dàn trụ thường dùng là trụ ống sắt (loại có tráng kẽm bên ngoài) làm khung trụ cho vườn. Ống trụ sắt được dùng có đường kính từ Ø49 – Ø60, độ dày 1.9mm – 2.1mm, khoảng cách từ nền đến mái là 3,5m, khoảng cách giữa các trụ là 4,5m. Phía trên các ống trụ sắt là ống sắt có tráng kẽm Ø21 dùng đỡ lưới. Một điều quan trọng trong việc làm nhà lưới, phải tính toán sao cho trụ nằm sát biên luống tránh tình trạng nằm trên lối đi hoặc bên trong luống Lan, điều này giúp người trồng di chuyển dễ dàng hơn trong quá trình chăm sóc, thu hoạch hoa.

Phân bố các trụ đều và nằm giữa biên luống

Giữa các tấm lưới nên được may lại với nhau bằng chỉ may lưới Lan hoặc được nối với nhau bằng dây kẽm, đồng, dây rút… để tạo thành 1 diện tích lớn, kết nối giúp lưới bền chặt với nhau hơn.

Biên lưới được nối với nhau một cách chắc chắn

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại lưới che nắng có nguồn gốc xuất xứ khác nhau nhưng lưới che nắng hiệu Con Công vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người trồng Lan, bởi những đặc điểm ưu việt.

Đặc điểm lưới che nắng hiệu Con Công:

Lưới che nắng hiệu Con Công là nhãn hiệu hàng đầu về chất lượng trong ngành lưới che nắng của Thái Lan, là một trong những loại lưới che nắng tốt nhất thị trường hiện nay, sản phẩm do công ty Lưới Thái Việt độc quyền nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam.

Một số đặc điểm nhận biết lưới che nắng hiệu Con Công chính là bao lưới, lưới được bao hai lớp, lớp ngoài được bao bằng bao nhựa PP, lớp trong bao bằng bao nhựa PE, trên bao PP có ghi quy cách lưới, thông tin lưới, bên trong cuộn lưới có tem nhãn hình con Công.

Lưới che nắng hiệu Con Công được đóng gói hai lớp Quy cách lưới che nắng hiệu Con Công:

Độ che nắng phong phú: 50% – 80%

Chiều rộng: 2m, 3m

Chiều dài: 50m, 100m

Màu sắc: đen, xanh, đen xanh

Tỷ Phú Lan Mokara Trên Vùng Đất Thép

Lê Dũng học xây dựng nhưng bén duyên với hoa lan vì lẽ đam mê nông nghiệp, anh kể: “Đất Củ Chi khô cằn nhưng làm nông bằng sự quyết tâm, đất sẽ không phụ người”. Câu chuyện trồng lan của anh bắt đầu hơn 15 năm trước, khi đó anh mạnh dạn trồng thử nghiệm 3.000 m2 giống lan mokara trong khi nhiều người tập trung vào lan dendrobium đang tạo sức hút. Thời điểm đó, trồng lan mokara còn khá mới mẻ ở Củ Chi, anh như người đi ngược hướng. Vì thế từ kiến thức đến kinh nghiệm đều không có, anh Dũng ngày chăm sóc vườn lan, đêm mày mò tìm hiểu. Như bắt tay vào trò chơi thí nghiệm, anh ghi chép lại từ việc chăm sóc, bón phân đến phòng trừ sâu bệnh cho từng giai đoạn của cây, từng loại thuốc, liều lượng qua mỗi lần sử dụng. Nhật ký trồng lan dày lên nhưng thành công vẫn chưa đến. Có khi tìm được tài liệu hướng dẫn nhưng lại không áp dụng được với điều kiện khí hậu khắt nghiệt ở Củ Chi.

Những bài học từ thất bại ban đầu của việc trồng lan khiến anh thua lỗ nặng, thế nhưng anh không nản chí, vợ chồng anh lại đồng lòng vượt khó, quyết tâm gầy dựng lại. Anh Dũng chia sẻ: “Do ban đầu thiếu kiến thức nên khi giống nhập không chuẩn, cây ra hoa không đúng với giống, hoa không đạt chất lượng. Thế là mất thêm một năm để học hỏi và tìm hiểu”. Gian khó không nản lòng, cuối cùng những cành lan mokara trổ hoa đạt chuẩn, khoe sắc thắm trong nắng mai.

Cái khó về kỹ thuật trồng lan đạt đã qua, khó khăn khác lại đến. Đó là tìm nơi tiêu thụ, lại một hành trình nan giải. Lúc đầu bán cho thương lái, giá cả hoàn toàn phụ thuộc vào họ, những lúc hoa nở rộ thương lái không chạy được hàng, không thu mua khiến anh mất ăn mất ngủ. Anh trăn trở làm sao để những cành hoa lan đạt chuẩn được tiêu thụ tốt, được nhiều nơi đặt hàng, không phụ thuộc nhiều vào thương lái… Vợ chồng anh Dũng bắt đầu công việc tiếp thị, chạy khắp nơi từ Nam ra Bắc quảng bá hoa lan. Vất vả nhưng thành công, anh bắt đầu có đơn đặt hàng và giao trực tiếp cho chợ đầu mối số lượng lớn như chợ hoa Hồ Thị Kỷ (TP.HCM), chợ hoa Quảng An, chợ hoa Nghi Tàm (Hà Nội).

Nắm vững kỹ thuật, có nơi tiêu thụ tốt, cây lan mokara cho hiệu quả kinh tế cao nên vợ chồng anh Dũng bắt đầu có ý định mở rộng quy mô vườn lan, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm. Vấn đề lại là nguồn vốn đầu tư vì chi phí đầu tư cho lan mokara khá lớn. Quyết tâm làm lớn, vợ chồng anh gom vốn tích lũy, đồng thời tìm hiểu chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của thành phố. Anh Dũng quyết định làm hồ sơ vay vốn mở rộng vườn lan, nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa.

Hiện tại, vườn lan của anh Dũng đã mở rộng diện tích lên đến 100.000 m2, tổng chi phí đầu tư 45 tỷ đồng (bình quân khoảng 450 triệu đồng/1.000 m2). Ứng dụng công nghệ mới, chất lượng tăng cao đã tạo nên uy tín và khẳng định thương hiệu “Vườn lan Lộc Phát” trên thị trường. Vườn lan của anh Dũng trồng chuyên giống mokara với 10 màu sắc khác nhau. Giá hoa mokara tùy thuộc theo mùa, theo màu sắc, trung bình bán được 8.000 đồng/cành, có những dịp lễ tết cao điểm có thể lên tới

12.000 đồng/cành. Số lượng giao mỗi ngày 5.000 – 6.000 cành. Vườn lan của vợ chồng anh Dũng đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng chục lao động, hỗ trợ cho 10 công nhân làm việc toàn thời gian.

Tỷ phú hoa lan Lê Dũng trở thành điển hình đột phá làm nông nghiệp thành công trên vùng đất thép Củ Chi. Anh cho rằng, trồng lan nếu áp dụng kỹ thuật và chăm sóc đúng cách thì cho hiệu quả kinh tế cao. Cây trồng khoảng 8 tháng ra hoa, để có vườn lan mokara đẹp, hiệu quả cao cần chăm sóc, theo dõi sự phát triển của cây hàng ngày, chú ý đến nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, các loại dịch bệnh cũng như các loại dinh dưỡng cần cung cấp cho cây. Giống lan mokara không chịu được nắng 100%, sử dụng màng lưới chống nắng 50% và điều này cũng giảm tác động ảnh hưởng đến cây khi thời tiết vào những mùa mưa và sương nhiều.

Từ kỹ sư xây dựng, anh Lê Dũng vươn lên thành ông chủ một nông trại lớn tại chúng tôi Thành công ấy không phải ngẫu nhiên mà trải qua nhiều thử thách. Chịu khó học hỏi để hiểu được vùng đất và đặc tính cây trồng mới. Biết nắm bắt cơ hội đầu tư mở rộng vườn lan, anh Dũng đã biến vùng đất thép nở hoa thơm, thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.

Những Bệnh Thường Gặp Trên Cây Lan Mokara Và Cách Phòng Trị

Lan mokara là giống lan được nhiều người yêu thích, không chỉ có màu sắc đa dạng mà chính vẻ đẹp rực rỡ đã góp phần làm tô điểm thêm cuộc sống. Tuy nhiên đối với những người trồng lan thì rất muốn biết những bệnh thường gặp trên cây lan mokarar và cách phòng trị, để giúp cho cây lan mokarar sinh trưởng và phát triển tốt. Bệnh lan bị tuột lá chân

Những bệnh thường gặp trên cây lan mokara và cách phòng trị

Lan mokar rất thường gặp căn bệnh lan bị tuột lá chân với đặc điểm bên ngoài là phần lá chân của cây lan sát mặt giá thể thường xảy ra tình trạng vàng, héo và sau đó là rụng lá. Bệnh thường xuất hiện trên những cây lan mokara bị còi cọc và suy dinh dưỡng.

Do vây những bệnh thường gặp trên cây lan mokara và cách phòng trị hiệu quả thì bạn nên chú ý đến căn bệnh lan bị tuột lá chân, và cách phòng trị hiệu tốt nhất là sử dụng Ridomil với liều lượng 30g/ lít.

Bệnh thối đen lá non Những bệnh thường gặp trên cây lan mokara và cách phòng trị thì không thể bỏ qua được căn bệnh thối đen lá non, thường xuất hiện trên những vườn trồng lan công nghiệp. Với biểu hiện như những chấm đen nhỏ li ti sau sẽ lan rộng và làm thối cả một khoảng lớn, nguyên nhân gây ra căn bệnh là do điều kiện quá ẩm.

Cách phòng trị hiệu quả nhất là cần phải hạn chế tưới nước, khi thấy vườn lan có dấu hiệu nên sử dụng Physan 20 hoặc Ridomil, sẽ nhanh chóng chữa trị căn bệnh thối đen lá non trên cây lan mokara.

Bệnh đốm lá trên lan Với đặc điểm rất dễ nhận thấy là những đốm nhỏ có hình tròn và có màu đen, hình trong hơi lõm, ở giữa màu nâu nhạt, xung quanh có gờ nổi màu nâu đậm, bệnh củ yếu xuất hiện ở trên lá già.

Nguyên nhân là do nấm Cercospora gây ra, thường gây hại vào mùa mưa ở những vườn có độ ẩm cao. Do vậy khi thấy vườn lan mokara của mình bị những dấu hiệu trên bạn cần tiến hành dọn dẹp thường xuyên vệ sinh vườn lan, đồng thời phun thuốc phòng bệnh khi cây còn nhỏ chưa xuất hiện những triệu chứng trên.

Có thể sử dụng một số loại thuốc như Rydomyl Gold 68 WP, Dipomate WP Zineb, Captan với Aliette…khi phun phải phun đều cả 2 mặt lá, sau khoảng 1 giờ lại phun bổ sung thêm phân bón lá hoặc phân vi lượng.

Bệnh đốm đen lõm Nguyên nhân gây ra bệnh đốm đen lõm là do nấm Phyllosticta capitalensis gây ra, thường xuất hiện vào cuối mùa mưa, đầu mùa nắng, với biểu hiện là những chấm đen nhỏ có hình dạng hơi tròn, bệnh gây ra những tổn thất nghiêm trọng, do ở những vườn trồng lan mokara có điều kiện vệ sinh kém.

Cách phòng trị tốt nhất là thường xuyên tiến hành dọn dẹp, vệ sinh vườn lan, khoảng 2- 3 tháng nên tiến hành phun khử trùng 1 lần bằng dung dịch nước vôi, ngoài ra có thể sử dụng một số thuốc trừ nấm như Zineb, Topsin…

Bệnh tuột lá trên cây Là căn bệnh rất phổ biến xảy ra đối với giống hoa lan mokara, còn được biết đến với tên gọi là bệnh đốm hoại tử, xuất hiện ở những vườn lan có biên độ dao động độ ẩm lớn và nhiệt độ thay đổi đột ngột. Vết bệnh ban đầu là những vết ố vàng nham nhở, sau đó sẽ lan rộng ra, gây ra hiện tượng rụng lá.

Do vậy người trồng lan cần phải kiểm soát bệnh này bằng cách sử dụng Ronilan, cứ 10 ngày lại phun một lần.

Bệnh thối mềm giả hành Do vi khuẩn Pseudomonas gladioli gây ra, vết bệnh ban đầu có hình dạng bất định, ủng nước, màu trắng, thường lan rộng theo chiều rộng của lá, khi gặp thời tiết ẩm ướt thì căn bệnh càng lan rộng ra và gây thối nặng hơn.

Chính vì vậy bạn thường xuyên vệ sinh và hạn chế tưới nước vào buổi tối, loại bỏ những cây bị bệnh và sử dụng một số loại thuốc đặc trị như: Steptomycin hay Tetracyline để phun.