Top 5 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Lan Kiều Dẹt Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Trồng Lan Kiều Dẹt

Lan Kiều dẹt có tên khoa học là Dendrobium sulcatum. Kiều dẹt Được tìm thấy rất nhiều ở Thái Lan, Lào và Việt Nam. Đây là loại lan có giá trị khá cao được ưa chuộng bởi vẻ đẹp đặc trưng trong các dòng lan Kiều

Kiều dẹt là loại lan có kích thước nhỏ khi trưởng thành có thể đạt chiều cao từ 20cm-45cm. Cây cho hoa vào cuối mùa xuân với mùi thơm nồng nàn. Hoa rủ ngắn nở thành từng chùm rất đẹp.

Phần lớn thời gian trong năm cây cần độ ẩm tầm 80-85%. Nhưng trong vòng 3 tháng vào cuối mùa đông, nó giảm xuống còn 65-70%. Ánh sáng thì nên trồng dưới lớp lưới 70% mới khoẻ được. Mình đã trồng dưới lớp lưới 50% lá vàng khè nhìn rất chán

Kiều Dẹt đặc tính là rễ kim nhỏ, ưa ẩm nhưng tuyệt đối không để gốc ẩm quá. Bạn có thể ghép vào bảng dớn hoặc trồng thuần bằng chậu đều được. Nhưng theo kinh nghiệm bản thân mình thấy trồng bằng chậu với giá thể thoát nước nhanh và thoàng là tốt nhất.

Hiện tại mình trồng kiều dẹt bằng chậu với giá thể: 40% vỏ thông lớn lót chậu. 60% là sơ dừa cục + phân dê khô đã qua xử lý nấm tricoderma + dớn chile. Trộn đều và cho gần đầy đến miệng chậu. Trồng lan bên trên và cho 1 ít dớn chile dưới gốc lan để giữ ẩm. Ngày tưới 2 lần. Nguyên tắc tưới là khi thấy cây ráo mới tưới.

Phân bón thì ngoài dùng phân dê nên dùng phân bón lá tùy theo giai đoạn phát triển của cây. lưu ý chỉ nên bón phân với 1/2 liều lượng ghi trên bao bì.

Hoa lan kiều dẹt

Kỹ Thuật Trồng Dòng Lan Kiều Dẹt

Lan Kiều Dẹt là loại Lan đa dạng về màu sắc, để trồng được một vườn lan Kiều đẹp các bạn cần chú ý đến một số kỹ thuật sau đây

* Giá thể

Điều quan trọng đầu tiên khi trồng lan chính là lựa chọn giá thể phù hợp. Tùy từng loại giá thể sẽ có cách trồng và chăm sóc khác nhau.

– Lan trồng lũa có nét đẹp thanh tao nhưng cây lại phát triển kém, chăm sóc và vận chuyển rất khó khăn.

– Than có giá thành rẻ, dễ trồng và cây phát triển khá tốt. Chỉ cần đập nhỏ giá thể bằng ngón tay cái rồi rửa sạch, sau đó cho vào chậu.

– Dớn sợi, dớn cục có thể rửa sạch, sau đó luộc sôi rồi cho vào chậu trồng lan

– Rêu và dớn xốp cần xé nhỏ, ngâm nước hoặc luộc qua cho hết cỏ dại, nấm bệnh. Sau đó cho vào chậu trồng. Đáy chậu nên bỏ xốp bằng đầu ngón tay để tránh úng. Giá thể rêu này rất tốt cho lan kiều vào mùa khô nhưng dễ gây nấm bệnh vào mùa mưa.

– Xơ dừa ngâm trong 1 ngày sau đó rửa lại nhiều lần cho hết chát rồi bỏ vào chậu. Điểm yếu của giá thể xơ dừa là dễ úng, dễ rụng khi vận chuyển.

– Mùn cưa các loại gỗ như nhãn, vú sữa, vải có thể bọc bằng một miếng vải. Sau đó luộc qua rồi cho vào chậu trồng lan. Ngoài ra, miếng gỗ các loại trên có thể rửa sạch và làm móc để ghép rễ.

– Lan kiều nói chung phát triển mạnh nhất vào mùa xuân nên hè là thời gian thích hợp nhất để ghép cây. Khi mua lan về cần cắt rễ già cho gọn gàng, sau đó cắt bỏ các lá hỏng, rửa sạch và để ráo. Có thể xịt thêm thuốc nấm, xát khuẩn kết hợp Vitamin B1 rồi treo ở nơi thoáng mát từ 1 tới 5 ngày trước khi trồng.

– Ngoài ra, chúng ta có thể treo cây ở nơi thoáng mát khoảng 3 ngày, sau đó ngâm cả cây vào hỗn hợp B1, Atonic và Ridomil trong 15 phút. Tưới cây hàng ngày bằng bình xịt để cây không bị tóp thân. Sau 1 tuần có thể tiến hành ghép, khi mới ghép xong không tưới nước trong 3 ngày. Sau đó tưới nước cho cây đều đặn hàng ngày, kết hợp phun B1 và kích rễ mỗi tuần 1 lần.

– Loài lan kiều được đánh giá là có bộ rễ khỏe, thân trữ nước tốt nên rất dễ chăm sóc. Chỉ cần lưu ý rễ cây phải thoáng, tránh để sũng gốc vì lan kiều dễ chết vì thừa nước. Lan kiều nói chung có thể chịu nắng khá tốt nhưng nếu bị phơi nắng trực tiếp có thể khiến cây bị cháy lá. Cây khi ra hoa vẫn giữ lá, không rủ xuống như loài thân thòng nên vào mùa ra hoa cần hạn chế tưới nước. Cây sẽ không ra hoa mà chỉ nẩy mầm nếu tưới quá nhiều hoặc bị cớm nắng.

– Gốc cần giữ chắc chắn, không xê dịch hay lay gốc nhưng cũng được nèn quá chặt.

– Tránh ghép cây cao với cây thấp. Nên ghép những giả hành có cùng kích thước vào 1 chậu

– Không được lấp gốc vì sẽ làm thối mầm non.

Tóm lại, nên giữ cây ở nơi thoáng mát tầm chục này tới một tháng để cây hồi lại. Xịt B1 và Atonik vào giá thể theo định kỳ mỗi tuần 1 lần. Cây một khi đã hồi cần cho tiếp xúc với ánh nắng khoảng 50% tùy theo từng giá thể. Khi rễ mới dài từ 3 đến 5 cm có thể tưới thêm phân chậm tan để kích thích tăng trưởng.

Vật tư trồng Lan chuyên cung cấp các dòng sản phẩm dùng cho hoa phong Lan

Địa chỉ: Nguyễn Xá – Trung Hòa – Yên Mỹ – Hưng Yên

Hotline: 0975.828.312

Lan Kiều Dẹt Là Lan Gì? Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Nở Hoa Đẹp

là một trong 7 loại Lan Kiều Dẹthoa phong lan rừng quý hiếm và có giá trị nhất ở nước ta. Loài lan này có vẻ đẹp rực rỡ khiến bất kỳ người chơi lan thu hút từ ánh nhìn đầu tiên. Cùng tìm hiểu thêm về loài lan này và cách chăm sóc một cây lan để phát triển khỏe mạnh và đẹp nhất nhé.

Lan Kiều Dẹt có tên khoa học là Dendrobium Sulcatum. Đây là loài lan được tìm thấy ở , và với số lượng khá nhiều. Tuy nhiên chúng lại có giá trị rất cao khi sở hữu vẻ đẹp đặc trưng mà khó loài nào sánh được.

Kiều Dẹt là loài có kích thước không quá lớn thông thường chúng chỉ cao từ 20 – 45cm. Hoa của loài lan này thường nở vào mùa xuân. Hoa nở thành chùm, rủ ngắn và có mùi thơm nhẹ nhàng. Cánh hoa màu vàng, ở giữa có môi nhỏ có lông ngắn và sợi li ti màu cam đậm. Loài cây này có thân dẹt, bẹp với hai bên lá đối xứng nhau.

Loài lan này khá hiếm chính vì thế để mua được một chậu cây này bạn sẽ phải trả một số tiền khá lớn. Giá thành của loài lan này trung bình khoảng 500 nghìn đồng/ kg. Mặc dù vậy nhiều người vẫn mong muốn có được một chậu cây này trong nhà vì vẻ đẹp tuyệt vời của nó.

Lan Kiều Dẹt là một loài lan rừng đẹp và quý hiếm. Chính vì thế khi mua về chăm sóc thì người chơi cần chú ý rất nhiều điều để giúp cây phát triển khỏe mạnh.

Để giúp cho việc chăm sóc lan Kiều Dẹt được tốt nhất thì ngay từ đầu người chơi cần chú ý đến khâu chọn giống. Giống lan tốt cần đảm bảo những điều kiện sau:

– Chọn giống lan khỏe mạnh không có dấu hiệu của sâu bệnh, không đốm đen hay dị tật trên thân.

– Tốt nhất nên mua những cây có giả hành lớn. Đây là những cây có thể kích thích ra hoa một cách dễ dàng nhất.

– Kiều Dẹt có bộ rễ kim nhỏ chính vì thế dễ bị đứt trong quá trình vận chuyển. Chính vì thế nên chú ý chọn cây có bộ rễ đầy đủ nhất.

2.2. Giá thể trồng lan Kiều Dẹt

Lan Kiều Dẹt là loài ưa thoáng chính vì thế khi chọn giá thể để trồng cây thì nên chọn loại có thể đáp ứng được điều kiện này. Người chơi có thể chọn bảng dớn hoặc chậu đều được. Tuy nhiên tốt nhất nên trồng bằng chậu với giá thể là: 40% vỏ thông lớn lót chậu, 60% xơ dừa cục + phân khô đã qua xử lý nấm trichoderma + dớn Chile. Đây là giá thể giúp giữ độ ẩm cao mà vẫn đảm bảo thông thoáng cho rễ.

Những người chơi có kinh nghiệm khuyên không nên trồng lan vào gỗ lũa. Bởi khi trồng trên loại giá thể này cây phát triển kém, việc vận chuyển và chăm sóc khá khó khăn. Tuy nhiên nếu bạn muốn cây trồng có nét đẹp thanh tao thì vẫn có thể trồng vào loại giá thể này. Lúc này người chơi cần đảm bảo cây được treo ở chỗ ẩm nhưng vẫn phải đảm bảo thoáng gió với cường độ ánh sáng khoảng 50 – 60 %.

Ngoài ra người chơi vẫn có thể sử dụng than đập nhỏ, rêu và dớn xốp, mùn cưa các loại gỗ như nhãn, vú sữa bọc thêm một miếng vải ở bên ngoài. Những loại giá thể này cũng thích hợp để trồng lan Kiều Dẹt.

2.3. Các bước trồng lan Kiều Dẹt

Để trồng lan Kiều Dẹt không quá khó, chỉ cần người chơi thực hiện theo những bước sau đây:

Bước 1: Cắt rễ già cho gọn gàng, loại bỏ lá hỏng, rửa sạch và để ráo. Ở bước này người chơi có thể xịt thêm thuốc nấm, sát khuẩn và cho thêm B1 để cây ở nơi thoáng mát. Sau đó treo cây ở nơi thoáng mát 3 ngày và ngâm cả cây vào hỗn hợp B1, Atonic và Ridomil trong 15 phút. Nên chú ý tưới cây hàng ngày để chúng không bị tóp thân.

Bước 2: Lau chùi giá thể thật sạch sẽ, loại trừ mầm bệnh trên giá thể.

Bước 3: Tiến hành trồng và ghép cây hoa vào chậu sau 1 tuần. Khi trồng đặt cây thẳng đứng và cố định gốc. Sau khi ghép cây thì không được tưới nước 3 ngày. Sau đó tưới nước hàng ngày kết hợp phun B1 và kích rễ mỗi tuần 1 lần.

Lan Kiều Dẹt mang đặc trưng của hoa lan Kiều rất ít sâu bệnh. Tuy nhiên người chơi cũng cần chú ý phòng bệnh để giúp cây phát triển một cách tốt nhất. Một số điểm cần lưu ý:

– Khâu chọn giống rất quan trọng, vì thế cần chú ý chọn những cây không bị bệnh. Quan sát để loại bỏ mầm bệnh ngay từ đầu.

– Đảm bảo rễ cây thông thoáng, không bị sũng gốc, tránh bị phơi nắng trực tiếp. Chỉ cần đảm bảo những điều kiện này là cây có thể phát triển khỏe mạnh và có vẻ đẹp tự nhiên.

– Gốc cần giữ chắc chắn, không xê dịch hay lay gốc nhưng cũng được nén quá chặt.

– Không được lấp gốc dễ làm thối mầm non

– Không nên trồng lan với mật độ quá dày, nên trồng những cây có giả hành cùng kích thước vào một chậu.

– Phun thuốc phòng trị sâu bệnh mỗi tháng 1 lần và quan sát để phát hiện sớm mầm bệnh.

Lan Kiều Dẹt nở hoa vào mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 3 dương lịch. Như vậy để có được một chậu hoa chơi Tết hoặc làm quà tặng thì người chơi lan cần phải áp dụng một số kỹ thuật nhất định:

– Khoảng 10 – 15/11 âm lịch người chơi có thể dùng kỹ thuật ướp đá lạnh. Cách làm là chuẩn bị một thùng xốp đựng đá. Bỏ vài viên gạch trong thùng và đặt chậu lan lên trên để tránh ngập nước. Bỏ đá lạnh vào thùng và đậy nắp lại, thay đá thường xuyên 1 ngày 1 lần. Trong thời gian thay thì có thể mở nắp thùng khoảng 2 – 3 tiếng để cây thở.

– Ngoài ra người chơi cũng có thể dùng thuốc kích lan ra hoa vào đúng dịp Tết. Nên chọn loại thuốc có tính an toàn cao.

Trên đây là những thông tin về lan Kiều Dẹt. Với những thông tin trên bạn có thể dễ dàng có được một chậu lan ưng ý trong dịp Tết này rồi.

Cách Trồng Lan Thủy Tiên – Kiều

Lan Thủy Tiên được rất nhiều người yêu thích vì có đặc điểm là có phát hoa thành chùm cong hay buông thõng xuống với nhiều hoa to. Nhưng tiếc thay hoa chỉ nở trong khoảng 5-10 ngày mà thôi.

Một số loại lan thủy tiên thường gặp ở Việt Nam: Thủy Tiên trắng: (Dedrobium farmeri), Thủy Tiên vàng: (Dendrobium chrysotoxum), Thủy Tiên cam: (Dendrobium thyrsiflorum),Thủy Tiên mỡ gà: (Dendrobium densiflorum)… Tất cả các loài lan Thủy Tiên nêu trên tuy dễ trồng nhưng lại khó ra hoa ở vùng đồng bằng ở vùng đồng bằng, ngoại trừ lan Thủy Tiên trắng là dễ ra hoa hơn cả.

Trồng lan thủy tiên (lan kiều) có khó không?

Thủy Tiên nằm trong họ Denro, chúng có giả hành tích trữ nước, bên cạnh đó rễ của chúng phát triễn rất khỏe, cho nên về cơ bản là khá dễ trồng. Tuy nhiên trồng được là một chuyện còn ra hoa hay không lại là chuyện khác. Bên cạnh đó kích thước to lớn cũng là một lợi thế nhất định trong việc thích nghi với môi trường mới. Thường thì mất khoảng 2-3 tháng để phát triển hoàn chỉnh 1 giả hành, nếu trồng tốt sau một năm có thể được 1 bụi gấp 2 lần bụi ban đầu. Lan Thủy Tiên không rụng lá để ra hoa, do đây không phải là dòng thân thòng khi rụng lá đơm bông nhìn nó trơ trọi và rất dị, cho nên có cách nước thì cũng hạn chế thôi bởi cây nó còn phải nuôi lá nữa.

Thời gian nở hoa của lan thủy tiên?

Nhóm Thủy Tiên rất hấp dẫn bởi màu sắc tươi sáng của hoa và vẻ dịu dàng thanh nhã của chùm hoa nên rất được ưa chuộng nhưng rất tiếc là chúng chóng tàn, Lan thủy tiên (Lan kiều) chỉ 5-10 ngày mà thôi và nhất là tuy dễ trồng nhưng lại khó ra hoa ở vùng đồng bằng. Thời gian ra hoa từ khoảng tháng 2 – 5 âm lịch.

Để cây lan thủy tiên phát triển tốt cần ẩm nhiều và nắng nhiều, và cây cần có khô và lạnh để lan thủy tiên ra hoa vì vậy bạn không nên tưới nhiều nước khi mùa mưa đã hết. Và khoảng thời gian để cây có thể ra hoa ở miền Nam là khoảng tháng 11 -12, chỉ tiếc là cái lạnh đến quá trễ cho nên Thủy Tiên trắng thường ra hoa sau những ngày Tết. Thủy Tiên vàng lại siêng hoa hơn nhưng hoa ngắn và thưa, không đẹp rực rỡ như ở xứ lạnh ( Sự kết hợp màu sắc của vàng và màu cam và các phân đoạn hoa trắng là một đặc tính nổi bật của lan thủy tiên), nhất là chúng ra hoa thất thường trong năm.

Điều kiện khí hậu để lan thủy tiên sinh trưởng tốt?

Đa số chúng xuất xứ ở vùng núi rừng có cao độ cao nên phải chịu một cái lạnh và một thời kỳ khô để chúng ra hoa. Vì vậy, nhóm lan Thủy Tiên rất dễ trồng và ra hoa tốt ở vùng có lạnh như Đà Lạt, Ban Mê Thuột, Pleiku trở ra … và cũng vì vậy ở châu Âu, châu Mỹ người ta rất ưa chuộng.