Top 12 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Lan Hài Henry Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

1 Bó Lan Lan Hài Henry Rừng Tây Bắc

Thương hiệu:

Mã sản phẩm: 8231022106

Trạng thái:

Còn hàng

1 BÓ LAN lan HÀI HENRY RỪNG TÂY BẮC – CÂY GIỐNG LAN RỪNG đã được bán 100 sản phẩm. Bạn cần thỏa thuận riêng với shop trước khi đặt hàng vì shop vẫn chưa được xác thực. Kho hàng của sản phẩm được giao từ Phú Thọ

50,000đ

50,000đ

Tới nơi bán

Hướng Dẫn Xử Lý Cây Hài Mới Về, Cách Trồng Lan Hài

Trồng lan hài Trồng hài không khó nhưng cũng chẳng dễ. Hôm nay mình sẽ viết một bài về hướng dẫn cách trồng để các bạn chưa biết trồng tham khảo. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của anh em để bài viết trở nên hoàn thiện để ngày càng có nhiều người chơi hài, chăm sóc và bảo tồn hài tại nhà.

I. Một số cách trồng tại các địa phương. Tản mạn về trồng hài .Nhiều bạn hỏi mình cách trồng hài. Hôm nay mình đưa các bạn một số cách trồng hài ở một số vùng ở phía bắc Việt Nam để các bạn cảm nhận trước sau đó mình sẽ hướng dẫn chi tiết và cụ thể ở bài sau. Các bạn chú ý cách người ta để gốc cây so với giá thể. Chậu trồng, chất trồng.

II. Cách trồng hài II.1 Xử lý cây khi mới từ rừng hoặc nơi khác về. B1. Cắt tỉa rễ hỏng, lá hỏng nếu có để 1-2h để khô vết cắt. Để nơi ẩm, râm mát, phun dung dịch B12 ( 2 ml/ 1 lít nước) sau đó để cây nơi mát ẩm, thoáng gió trong vòng 1-2 ngày đầu.

B2. Đối với anh em chơi ít thì nên dùng nước vôi trong hoặc nước súc miệng listerin để sử lý chống nấm mốc cho cây. Ngoài ra anh em có thể ngâm thuốc chống nấm như ridomil, physal, topsin M trong 30 -60ph . Khi ngâm tránh ngồng nụ nếu có. Thời điểm ngâm nên ngâm vào buổi sáng khi nhiệt độ từ 20-30°C. Vớt cây ra để ráo.

B3. Sau khi làm xong bước 2 ngâm cây vào dung dịch kích rễ. Chi tiết xem Các công thức kích rễ : chúng tôi . Chú ý tránh ngồng nụ nếu có. Cây ngâm kích rễ ra để khô ráo chuẩn bị chuyên sang mục II.3

II. 2 Chậu trồng hài Rất nhiều anh em hỏi trồng hài nên trồng chật, hay trồng thưa?

Cái này là tùy theo sở thích của anh em. Trồng chật thì chậu to nhìn cây nhanh xum xuê, trồng thưa thì lúc cây đẻ đỡ phải thay chậu, cây thoáng phát triển nhanh. Thực tế mình rút kinh nghiệm từ các nhà vườn của Đài Loan và Thái Lan người ta thường trồng 1 ,2 cây vào một chậu. Việc trồng như vậy dễ quản lý giá thể, đảm bảo độ ẩm đều trong một chậu. Khi cây có hoa ta cũng dễ dàng chọn các chậu có hoa ghép thành một chậu lớn để chơi, trưng.Về chậu trồng.

Anh em có thể sử dụng loại nào cũng được miễn sao đảm bảo giá thể ẩm thoáng khí. Loại chậu mà mình cảm thấy ưng ý nhất hiện nay là loại chậu màu cam ở bên dưới. Chậu có đáy thoáng, thành chậu có chiều sâu vừa đủ giúp giá thể giữ ẩm, giữ nhiệt tốt khi tưới không bị đọng nước, có thể xả muối dễ dàng. Vận chuyển dễ dàng ( chậu nhẹ, dễ đóng gói) Việc chọn chậu trồng đối với hầu hết các cây hài có xuất xứ từ rừng Việt Nam đều ko cần đáy chậu quá sâu. Với các dòng khác khi lấy cây về bạn nên để ý bộ rễ của cây để chọn chậu cho hợp lý.

II. 3 Giá thể trồng hài Giá thể trồng hài.

để mua giá thể bạn có thể bấm vào link sau:

Thực tế có rất nhiều kiểu giá thể trồng hài khác nhau. Như các bạn có thể thấy từ những hình ảnh ban đầu mà mình đã đưa bạn có thể dễ dàng thấy rằng với mỗi vùng miền khác nhau, mỗi vườn, mỗi loại hài khác nhau mà có một loại giá thể, một kiểu phối trộn khác nhau.

Các cụ trồng hài ở Đà Lạt thì hay dùng dớn đá, dớn tổ quạ, vỏ chấu hun.

Ở Sapa có cụ trồng hài đuôi công bằng phân trâu khô.

Ở Mộc Châu , Sơn La có cụ Long Nguyen Ngo trồng vệ nữ dưới đất đánh luống.

Ở Thanh Hóa Anh Hoàng Lê thì chuyên trồng với đá thấm thủy …

Cái tựu chung cơ bản ta thấy là giá thể ẩm , thoáng khí. Với kiểu trồng bằng đất, phân trâu, dớn đá các cụ ở vùng nóng trồng thì hấp luôn bộ rễ của cây. Vậy nên khi phối trộn tạo giá thể chúng ta phải nhớ tiêu chí cơ bản ở bên dưới.

Lan Hài Gấm Có Gì Đặc Biệt, Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Hài

Hoa lan nói chung được coi là đỉnh cao của vẻ đẹp tự nhiên, hiếm có. Thể hiện sự trang nhã và đẳng cấp riêng được mọi người trên thế giới công nhận. Trong khi đó, lan hài gấm lại thể hiện một vẻ đẹp kiêu sa không thể sánh bởi sự quý hiếm của nó.

Lan hài gấm là gì?

Lan hài gấm ở Việt Nam thường được gọi bằng những cái tên khác như lan hài đốm, vạn điểm hài…. Thuộc bộ phong lan, nhóm lan đất. Loại này rất quý hiếm nên rất khó phát hiện và tìm ra. Với hoa toa, màu sắc sặc sỡ, đặc biệt là có kiểu dáng hoa rất lạ và cuốn hút.

Được thị trường nước ngoài ưa chuộng, nhất là Anh, hoa lan được coi là biểu tượng của sự sang trọng bởi loài hoa này rất hiếm chỉ những người giàu có mới đủ khả năng thưởng thức. Trong khi đó, đối với Nhật Bản lan lại biểu trưng cho sự giàu có và viên mãn.

Đặc điểm ở hoa:

Hoa trải to sải dài hai bên màu xanh bóng chấm đốm, phía dưới cánh màu hung đỏ, cụm hoa cao từ 5-7 cm, mỗi cành từ 1 đến 3 hoa. Màu sắc thật và tươi mới, có những bông cực đại đường kính lên tới 7cm với màu vàng óm đốm đỏ đầy huyền bí.

Lan hài gấm không có thân, lá thường xanh có đốm trắng điểm xuyến, thường lan hài gấm nở rộ vào tháng 3, 4 và được mọi người nhân giống bằng hạt. Hoa của nó có cánh môi biến đổi thành chiếc túi trông giống những chiếc hài của người xưa.

Cấu tạo hoa:hai cánh đài bên, một cánh đài trên, một cánh đài dưới, và cánh môi biến đổi thành chiếc túi.

Loại lan hài gấm này được mọi người tìm thấy trong rừng sâu, rừng nguyên sinh rậm nhiệt đới. Mọc ở các vách núi đá vôi dựng đứng có độ cao từ 800-1550m, hay được phát hiện trong các khe nứt hay hốc đá ẩm, ít đất ở các vách dựng đứng gần đỉnh núi.

Đặc điểm sinh trưởng:

Lan hài gấm là loại sinh trưởng chậm, mọc ở vach núi cao nên khó thuần dưỡng, ánh sáng yếu và độ ẩm trung bình 80%. Tuy vậy, hài gấm lại nở rộ vào mùa xuân, thời gian hoa nở kéo dài, lâu tàn với nhiều màu sắc.

Hệ thống rễ mảnh và nhạy cảm, với hệ thống lông hút bao quanh rễ, hệ thống lông hút này có nhiệm vụ hút nước, chất dinh dưỡng và trao đổi oxy. Lưu ý, lan hài gấm cần độ ẩm chứ không thể ngập trong nước, dễ bị úng.

Thân hài lan gấm rất nhỏ mà người ta thường nói lan hài gấm không thân, chính vì thế mà nước và chất dinh dưỡng ở thân rất ít mà tập trung ở lá. Lá lan hài là bộ đẹp, nhiều loại như:

Có loại mặt dưới lá có chấm tím mặt trên lá có vân như: Hài Hồng ( paph Delenatii ), hài Ráp ( Paph Malipoense ). Loại lá xanh cả mặt dưới và mặt trên của lá như: Hài hằng ( Paph hangianum ).

Đặc biệt mặt dưới hài gấm có nhiều lỗ khổng nên khi bón phân phun lá nên phun mặt dưới để đạt hiệu quả cao hơn. Và đặc biệt hơn, khi gặp nhiệt độ ngoài trời quá nóng, quá cao, các lỗ khổng này sẽ khép lại tránh mất nước và bay hơi để đảm bảo độ ẩm cho cây sinh trưởng.

Cách chăm sóc và trồng lan hài gấm

Độ ẩm: Lan hài gấm cần có đủ độ ẩm và nhiệt độ thích hợp cho phát triển và sinh trưởng. Nước của cây thường được dự trữ trong lá nên cần duy trì độ ẩm và tưới nước thường xuyên ở mức 60%. Một tuần nên tưới từ 1 đến 2 lần vào sáng sớm là tốt nhất. Vào mùa khô, không nhất thiết tưới trực tiếp mà nên tưới dưới sàn nhà để nước bốc hơi duy trì độ ẩm hoặc đặt chậu lên trên khay nước có đặt đá sỏi cách mặt nước.

Ánh sáng: Vì loại lan hài gấm thường mọc sâu dưới tán rừng lá rộng nên bản chất của nó không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp. Nên cần che chắn bằng rèm để ánh sáng mặt trời yếu đi không chiếu trực tiếp dễ làm cháy lá.

Bón: Trong giai đoạn phát triển thì cần thúc Nito. Khi cây đã phát triển hoàn toàn thì thúc phân 10-20-10 để kích hoa. Không nên tưới phân quá nhiều mà chỉ từ 1 đến 2 lần/tháng

Lên chậu: Lan hài gấm phù hợp nhất trồng trong chậu đất xét, một chậu nên dâm từ 2-3 cây con. Giá thể nên trộn vỏ thông, dương xỉ, đá thô, cát. Không nên trộn giá thể quá dày không thể thoát khí, có thể trộn than cục.

Mô Tả Và Cách Trồng Lan Hài

Phân loại, nguồn gốc, xuất xứ, kỹ thuật chăm sóc và cách trồng lan hài – Paphiopedilum.

Xuất xứ tên gọi:

Từ chữ Paphos theo truyền thuyết là nơi sinh ra thần tình yêu và thần sắc đẹp, và pedilon theo tiếng Hy-lạp nghĩa là chiếc hài.

Phân họ:

Cypripedioideae.

Phân bố:

Có trên 70 loài ở vùng nhiệt đới châu Á. Điển hình cho giống hài sinh trưởng ở ba nước Đông dương có nhiều, trong đó có loài đặc hữu của Việt Nam, nổi tiếng từ xa xưa do một người Pháp phát hiện, đó là loài Paphiopedilum delenatii.

Loài cây đa thân, không có giả hành, thường là địa lan, song đôi khi cũng là lan biểu sinh hoặc thạch lan. Thân ngắn, rễ to. Có nhiều lá, lá làm thành cái quạt, hình đai, thuôn hoặc hình ê-lip, phần lá ở gốc gập lại, màu thuần xanh hoặc có những đốm sậm màu và xanh nhạt, đôi khi ánh lên màu đỏ tía ở mặt sau. Vòi hoa ngắn, có 1 hoa, hoa to, thường có màu nổi bật. Lá đài sau dựng đứng hoặc tạo thành cái mũ chụp bên trên môi, cái chụp thường có hình trứng. Lá đài hai bên liên kết với nhau tạo thành cái cánh hoa lõm lòng chảo. Các cánh hoa không theo quy ước, nằm ngang hoặc chúc xuống, thường có lông. Môi tạo thành cái mũi dầy sâu hoặc thành cái túi nhỏ giống bình trà, chung quanh có lông, đôi khi có lông cả ở phía ngoài. Trụ hoa ngắn, có cuống, với một nhụy không sinh sản ở phiá sau, đó là 2 nắp phấn hoa và một nhụy hoa có cuống. Hình dáng của nhụy hoa không sinh sản giúp ích cho việc hình thành các đặc tính để phân loại. Nhụy hoa của giống này chỉ có 1 ngăn, là một đặc điểm nổi bật để phân biệt với Phragmipedium, nhụy hoa của chúng có ba ngăn.

Hiện tại, có 3 giống phụ đã được ghi nhận là Parvisepalum, giống này có 5 loài; Brachypetalum, có 4 loài và loài phụ Paphiopediulum, được phân ra thành 5 chi gồm những loài còn lại.

Có nhiều loài đã được xử dụng để lai tạo. Việc lai tạo được thực hiện một cách nhân tạo là loài Paph. Harrisianum (Lai tạo giữa Paph. villosum với Paph. barbatum), do ông John Dominy thực hiện vào năm 1869. Đến nay thì đã có trên 10.000 loài lai đã được đăng ký.

Cách trồng lan hài – Paphiopedilum.

Trong tất cả các giống lan hài thì Paphiopedilum là giống lan được trồng nhiều nhất và cũng dễ trồng nhất. Mặc dù, đối với một giống lan lớn, thì các loài thuộc chúng cũng có những nhu cầu khác nhau, hầu hết các loài thích nghi với nhà kính có nhiệt độ trung bình. Gần như một nguyên tắc, những loài có lá đốm (lá gấm) thì thích nghi với khí hậu ấm hơn so với loài lá có màu thuần xanh và chỉ có 1 hoa, trong khi cũng loài có lá thuần xanh song lại có nhiều hoa hơn thì cần nhiệt độ khá ấm, cần nhiều ánh sáng hơn. Tất cả các loài, nói chung là cần độ ẩm cao và bóng râm vừa phải. Cũng giống như các loài lan khác, nều nhiều bóng râm quá thì màu lá sẽ trở nên xanh đậm, như vậy chúng ta chỉ hài lòng với việc chưng bày lá chứ khó cho hoa. Ngược lại, nếu quá nhiều sáng lá sẽ bị vàng. Cây lan có nhu cầu tưới nước quanh năm, song nếu chất trồng luôn ẩm ướt thì rễ cây sẽ bị thối, vì vậy chất trồng cần được thoát nước tốt, thường thì người ta rộn lẫn mảnh vỏ cây với hạt đá trân châu và than củi. Xơ dừa cũng có thể là phù hợp, một số người đã rất thành công với những vật liệu vô cơ như mảnh ván ép vụn. Hầu hết các loài thuộc giống này sinh trưởng ở vùng núi đá vôi, vì vậy nên bổ xung thêm một ít đá vôi cũng rất tốt. Trong quá trình phát triển, cây sẽ tốt nếu định kỳ tưới phân pha loãng cho chúng, nhưng khi đã vào mùa đông thì việc này là không cần thiết. Việc tách chiết cây là không nên làm, trừ phi thật tối cần thiết, khi thấy chúng có nhiều thân mà không ra hoa.

Lan Paphipedilum vietnamense x delenati. Lan Paphipedilum watdii. Lan Paphipedilum villosum. Lan Paphipedilum victoria-regina. Lan Paphipedilum venustum. Lan Paphipedilum primulinum. Lan Paphipedilum philippinense. Lan Paphipedilum niveum. Lan Paphipedilum malipoense_Orchi.