Top 12 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Lan Đuôi Sóc Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Đuôi Cáo

Hoa lan đuôi cáo Aerides Rosea hay còn được gọi với tên là hoa lan rừng là giống lan không chỉ đẹp mà còn có hương thơm đầy cuốn hút. Mỗi khi ra chùm từng chùm dài tỏa xuống khiến ai cũng mê đắm, rất thích hợp trồng trước cửa nhà hay ngoài ban công.

Đặc điểm nhận biết hoa lan đuôi cáo

Lan đuôi cáo hay còn gọi là lan cáo bắc. Đây là loại lan khá phổ biến ở các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên. Là loài hoa thuộc họ giáng hương. Cây có đặc trưng là loại thân thảo có trụ tròn to cỡ ngón tay cái đến ngón chân cái. Với phần gốc của cây được bao bọc bởi các bẹ lá lớn xếp thành từng chồng lên nhau.

Cây lan đuôi cáo có chiều cao trung bình khoảng tầm 50 cm. Trong tự nhiên, người ta còn bắt gặp những loại cây lan đuôi cáo cao tới hơn 1 mét. Lá lan đuôi cáo nhẵn và phẳng, chiều dài khoảng 30 cm và đường kính rộng chừng 4 cm.

Điểm thu hút nhất của loại lan này chính là những chùm của hoa. Cũng vì chùm hoa nhìn giống đuôi cáo mà loại hoa này có tên như vậy.

Hoa khi nở sẽ thành từng chùm dài khoảng tầm 20 cm. Mỗi chùm bao gồm khoảng 20 bông hoa có kích thước khoảng 2 cm và màu trắng điểm đốm tím khá đẹp mắt.

Hoa lan đuôi cáo thường nở hoa vào mùa hè, khoảng tháng 5 – 7 hàng năm. Khi nở hoa, chúng còn mang đến mùi hương thơm, có thể lan xa và đậm nhất lúc thời điểm buổi trưa.

Cách trồng và chăm sóc chi tiết nhất về hoa lan đuôi cáo1. Đặc tính của hoa lan đuôi cáo

Để có thể trồng cũng như chăm sóc hoa lan đuôi cáo này một cách đúng chuẩn và khoa học nhất, thì trước hết phải tìm hiểu đặc tính của loài hoa này.

Phong lan đuôi cáo rất ưa ẩm mát, chỉ ẩm mát thôi chứ đừng nên để gốc cây lan lúc nào cũng ướt nhé.

Mặc dù đa số phong lan đều thích ẩm, nhưng không co nghĩa cây nào cũng thích ướt cả, và hoa lan đuôi cáo cũng vậy. Rễ cây của lan ngoài việc hút nước, chất dinh dưỡng thì còn hô hấp nên bạn cần phải đảm bảo độ thoáng khí. Và đây cũng chính là cái khó khiến người chơi lan nản lòng.

Có nhiều người muốn cây phát triển nhanh chóng mà tưới nước thật nhiều, bón thật nhiều phân hay phun thật nhiều thuốc kích rễ, kích lá,… Nhưng nếu làm như vậy cây lan sẽ bị ngộ độc, héo ủ rũ mà chết.

Chính vì thế, trước khi quyết định trồng thì bạn cũng cần nắm rõ những nguyên tắc đó.

2. Cách trồng hoa lan đuôi cáo

Hoa lan đuôi cáo nhìn chung là loại hoa được đánh giá là khá dễ trồng. Cây ưa ẩm nên cũng khá thích hợp với điều kiện khí hậu của nước ta. Tuy nhiên, bạn cũng cần đáp ứng một số yêu cầu về điều kiện môi trường bên ngoài thích hợp để trồng và chăm sóc lan đuôi cáo.

Ánh sáng: 50% Nhiệt độ: 20-25% Độ ẩm: 40-70%

Với những loại lan mua ở ngoài cửa hàng thì cây đã có giá thể và trồng thuần rồi nên khi đem về nhà, chỉ cần ngưng tưới nước 2 ngày và treo nơi thoáng mát; sau đó mới tưới lại để cây quen với khí hậu vườn nhà. Bón thêm chút B1 hoặc nước gạo vo để cây không bị mệt khi thay đổi môi trường sống

Còn với những cây hoa lan đuôi cáo được lấy từ rừng về trồng, thì đòi hỏi nhiều công đoạn hơn. Là bạn cần phải ngâm qua thuốc nấm, treo ngược nơi thoáng mát tránh mưa chờ khi cây nhú rễ mới tiến hành cấy vào giá thể trồng tiếp.

Giá thể trồng của hoa lan đuôi cáo

Lan đuôi cáo có thể trồng bằng giá thể bằng gỗ lũa hoặc trồng bằng chậu đất nung, thì cây vẫn đều phát triển tốt. Tuy nhiên, cần phải trồng và để giá thể nơi thoáng mát có độ ẩm vừa đủ.

Thời gian đầu khi mới ghép vào giá thể, bạn nên tránh để gặp mưa; nếu không cây sẽ bị thối ngọn.

Thời điểm ghép cây nên vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 dương lịch. Bởi vì thời điểm này có độ ẩm cao, không quá rét và có mưa phùn nên rất thích hợp để bạn ghép cây lan đuôi cáo vào giá thể.

Cây sau khi mua về, thì cần phải cắt tỉa bớt rễ thối, rễ khô. Tiến hành xối cả cây qua nước sạch rồi sau đó ngâm vào dung dịch thuốc kích rễ khoảng 2 giờ. Vớt ra rồi đem ghép lên gỗ. Dùng dây nhựa cố định cành cây và treo nơi thoáng mát.

Nếu như bạn quyết định trồng cây trong chậu đất nung; bạn tiến hành chọn những cục than hoa bằng quả trứng và đặt vài miếng xơ dừa vào trong chậu để giúp tăng cường giữ ẩm.

Dùng dây buộc cố định chân lá gốc với giá thể sạch cho gốc cách mặt giá thể khoảng 2 đốt ngón tay là được. Sau khi trồng xong bạn tiến hành đặt chúng ở nơi thoáng mát, ánh sáng khoảng 50%.

3. Chăm sóc chi tiết nhất về lan đuôi cáo

Tưới nước: Một khi cây đã ra rễ và xanh tốt thì bạn cần cung cấp nước và độ ẩm hàng ngày cho cây. Khi thấy giá thể bị khô bạn cần tưới nước cho thích hợp. Vào mùa nắng bạn nên tiến hành tưới nước thành nhiều lần, vào mùa mưa bạn nên tưới khi thấy giá thể đã khô ráo. Thông thường một ngày cần tưới hai lần vào đầu sáng và cuối chiều, những ngày mưa thì không tưới.

Phân bón: Để cây phát triển xanh tốt và hoa nở to, đẹp thì bạn nên tiến hành cung cấp thêm một lượng phân bón cho cây. Với các loại lan đuôi cáo ở trong rừng thích phân hữu cơ hơn các loại phân vô cơ. Khi tưới bạn nên tưới nước với liều lượng loãng và có thể bón phân hàng tuần, bón phân vô cơ kiểu cân đối 20-20-20, ngoài ra khi chăm sóc cây phải sử dụng phân bón vô cơ thì bạn chú ý đến các giai đoạn phát triển của cây để chọn loại phân cho phù hợp, tùy tỉ lệ mà có tác dụng khác nhau(N cho lá, P cho rễ, K cho hoa); 15 ngày 1 lần để cây phát triển bộ tán lá cân đối và lá to, đẹp. Bạn có thể sử dụng các loại phân dê, phân dơi để làm phân chậm tan, giúp cây phát triển tốt và không phải sử dụng phân hóa học.

Sâu bệnh: Đây là loại hoa được xếp vào nhóm cây có sức đề kháng mạnh. Tuy nhiên, cây vẫn còn mắc một số loại nấm bệnh khác nhau như bệnh thối ngọn, bệnh thối rễ và bệnh nhện đỏ. Nên tưới và phun thuốc diệt trừ nhện đỏ và rệp sáp khoảng 1 tháng 1 lần. Xử lý ra hoa:

Đặc tính của cây hoa lan đuôi cáo là thường ra hoa vào đầu mùa mưa sau một khoảng thời gian chịu khô hạn. Lợi dụng đặc điểm này người trồng có thể điều chỉnh điểm nở hoa cho cây một cách phù hợp với mục đích sử dụng.

Khi muốn cây ra hoa thì giảm nước từ từ, cho đến khi ngừng hẳn. Bạn nên treo cây ở nơi thoáng mát để kích thích cây ra nụ. Treo cây ra chỗ đón mưa đầu mùa chỉ khoảng 1 tuần sau bạn đã có thể thấy những vòi bông nhú lên.

Bình thường cây trồng khi được đáp ứng đủ các điều kiện sẽ tự ra hoa không nhất thiết phải sử dụng biện pháp kích thích làm hại cho cây, cây có thể ra hoa muộn một chút cũng không sao, quan trọng là hoa đẹp và cây khỏe là tốt.

Cách Trồng Lan Đuôi Cáo

Cách trồng lan đuôi cáo – Sóc lào Aerides multiflora

Lan Sóc Lào hay còn gọi là Đuôi Cáo, bạch vĩ hổ, có tên khoa học Aerides multiflora là loại lan thuộc dòng giáng hương thơm rất đẹp, Hoa mọc từng chùm buông thõng xuống, rất thơm.

1. Cách lựa cây lan sóc lào (Aerides multiflora):

Lan đuôi cáo nếu mua những cây đã trồng thuần thì nên chọn những cây to khoẻ, rễ nhiều, thân lá không có dấu hiệu của nấm bệnh. Đối với những cây được bóc từ rừng về thì nên chọn những cây lá còn nguyên vẹn, không bị dập nát, thối ngọn và còn ít nhất 2 rễ còn cứng trên thân, nên chọn những cây thế thẳng vì dễ cấy ghép hơn vào giá thể vì cây từ rừng về nhiều cây cong queo rất khó ghép.

2. Xử lý cây khi mua lan sóc lào (Aerides multiflora) về:

Với lan đuôi cáo khi mua những cây đã trồng thuần thì đem về treo nơi khô thoáng, ngưng tưới nước 2 ngày rồi mới tưới trở lại để cây quen dần với tiểu khí hậu vườn nhà. Với cây được bóc từ rừng về nên xử lý ngâm thuốc nấm trong 15 phút rồi treo ngược, tưới thuốc kích rễ, nên nhớ treo nơi thoáng mát, tránh mưa, và tưới lại ngay khi cây khô để cây nhanh chóng ra rễ, chờ khi cây nhú rễ mới thì cấy ghép vào giá thể.

3. Giá thể trồng lan sóc lào (Aerides multiflora):

Lan đuôi cáo cũng như hầu hết những loài lan đơn thân khác cần giá thể thật thoáng, nên có thể ghép lên gốc cây hoặc trồng trong chậu với một ít than to để giữ ẩm. Thời gian đầu mới cấy ghép nên tránh mưa để cây không bị thối ngọn. 4. Tưới nước cho lan sóc lào (Aerides multiflora):

Khi cây đã trồng ra rễ tốt thì cần tưới nước giữ ẩm hàng ngày ngay khi thấy giá thể khô. Tuỳ theo tiểu khí hậu từng vườn mà chọn cách tưới cho thích hợp. Mùa nắng thì nên tưới nhiều lần hơn, mùa mưa thì chỉ tưới khi thấy giá thể đã khô ráo.

5. Phân bón cho lan sóc lào (Aerides multiflora):

Khi cây đã ra rễ nhiều và bám chậu thì nên cung cấp thêm phân bón để cây phát triển nhanh, mập mạnh hơn. Với lan rừng thì đa số thích phân hữu cơ hơn phân vô cơ, nhưng cần tưới với liều lượng loãng, có thể tưới phân hữu cơ loãng hàng tuần và bón phân bón lá vô cơ 20-20-20 nửa tháng 1 lần để cây phát triển cân đối và được bổ sung các nguyên tố vi lượng giúp tăng sức đề kháng.

6. Sâu bệnh trên lan sóc lào (Aerides multiflora):

Lan đuôi cáo là loài lan rừng nên có sức đề kháng khá mạnh, nhưng vẫn bị một số loại nấm bệnh như: rớt lá chân, thối ngọn ( nhất là những vườn thiếu độ thông thoáng trong mùa mưa), nhện đỏ… Vì thế cần phun thuốc ngừa nấm carbendazim, alliet… và các loại thuốc diệt trừ nhện đỏ, rệp sáp 1 tháng 1 lần 7. Xử lý ra hoa đối với lan sóc lào (Aerides multiflora):

Đuôi cáo thường ra hoa vào đầu mùa mưa (Miền Nam) sau một thời gian dài chịu khô hạn vì thế để cây ra hoa thì ta nên chọn ra những cây to khoẻ, đủ sức ra hoa, khi mùa mưa miền Nam vừa dứt thì ta phun 6-30-30 4 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần, giảm nước tưới từ từ từ 1 ngày 1 lần sang 2 ngày 1 lần rồi xa dần khoảng cách tưới rồi ngưng tưới nước hăn treo nơi thoáng, mát, có chút nắng sáng nhẹ để kích thích hình thành nụ. Cứ treo cây đến khi nào những cơn mưa đầu mùa quan sát khi nào thấy cây nhú vòi bông thì tưới nước và kích rễ trở lại, tưới 20-20-20 3 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần để cây ra hoa đạt hơn.

Cách Trồng Lan Sóc Lào (Đuôi Cáo, Aerides Multiflora)

Lan Sóc Lào hay còn gọi là Đuôi Cáo, bạch vĩ hổ, có tên khoa học Aerides multiflora là loại lan rất đẹp, Hoa mọc từng chùm buông thõng xuống, rất thơm. Sau đây Blog xin chia sẽ một bài viết hướng dẫn cách trồng lan Sóc Lào (Đuôi Cáo), hy vọng giúp ích cho các bạn!

1. Cách lựa cây lan sóc lào (Aerides multiflora):

Lan đuôi cáo nếu mua những cây đã trồng thuần thì nên chọn những cây to khoẻ, rễ nhiều, thân lá không có dấu hiệu của nấm bệnh. Đối với những cây được bóc từ rừng về thì nên chọn những cây lá còn nguyên vẹn, không bị dập nát, thối ngọn và còn ít nhất 2 rễ còn cứng trên thân, nên chọn những cây thế thẳng vì dễ cấy ghép hơn vào giá thể vì cây từ rừng về nhiều cây cong queo rất khó ghép.

2. Xử lý cây khi mua lan sóc lào (Aerides multiflora) về:

Với lan đuôi cáo khi mua những cây đã trồng thuần thì đem về treo nơi khô thoáng, ngưng tưới nước 2 ngày rồi mới tưới trở lại để cây quen dần với tiểu khí hậu vườn nhà. Với cây được bóc từ rừng về nên xử lý ngâm thuốc nấm trong 15 phút rồi treo ngược, tưới thuốc kích rễ, nên nhớ treo nơi thoáng mát, tránh mưa, và tưới lại ngay khi cây khô để cây nhanh chóng ra rễ, chờ khi cây nhú rễ mới thì cấy ghép vào giá thể.

Lan Sóc Lào (Đuôi Cáo, Aerides multiflora)

3. Giá thể trồng lan sóc lào (Aerides multiflora):

Lan đuôi cáo cũng như hầu hết những loài lan đơn thân khác cần giá thể thật thoáng, nên có thể ghép lên gốc cây hoặc trồng trong chậu với một ít than to để giữ ẩm. Thời gian đầu mới cấy ghép nên tránh mưa để cây không bị thối ngọn.

4. Tưới nước cho lan sóc lào (Aerides multiflora):

Khi cây đã trồng ra rễ tốt thì cần tưới nước giữ ẩm hàng ngày ngay khi thấy giá thể khô. Tuỳ theo tiểu khí hậu từng vườn mà chọn cách tưới cho thích hợp. Mùa nắng thì nên tưới nhiều lần hơn, mùa mưa thì chỉ tưới khi thấy giá thể đã khô ráo.

5. Phân bón cho lan sóc lào (Aerides multiflora):

Khi cây đã ra rễ nhiều và bám chậu thì nên cung cấp thêm phân bón để cây phát triển nhanh, mập mạnh hơn. Với lan rừng thì đa số thích phân hữu cơ hơn phân vô cơ, nhưng cần tưới với liều lượng loãng, có thể tưới phân hữu cơ loãng hàng tuần và bón phân bón lá vô cơ 20-20-20 nửa tháng 1 lần để cây phát triển cân đối và được bổ sung các nguyên tố vi lượng giúp tăng sức đề kháng.

6. Sâu bệnh trên lan sóc lào (Aerides multiflora):

Lan đuôi cáo là loài lan rừng nên có sức đề kháng khá mạnh, nhưng vẫn bị một số loại nấm bệnh như: rớt lá chân, thối ngọn ( nhất là những vườn thiếu độ thông thoáng trong mùa mưa), nhện đỏ… Vì thế cần phun thuốc ngừa nấm carbendazim, alliet… và các loại thuốc diệt trừ nhện đỏ, rệp sáp 1 tháng 1 lần

7. Xử lý ra hoa đối với lan sóc lào (Aerides multiflora):

Đuôi cáo thường ra hoa vào đầu mùa mưa (Miền Nam) sau một thời gian dài chịu khô hạn vì thế để cây ra hoa thì ta nên chọn ra những cây to khoẻ, đủ sức ra hoa, khi mùa mưa miền Nam vừa dứt thì ta phun 6-30-30 4 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần, giảm nước tưới từ từ từ 1 ngày 1 lần sang 2 ngày 1 lần rồi xa dần khoảng cách tưới rồi ngưng tưới nước hăn treo nơi thoáng, mát, có chút nắng sáng nhẹ để kích thích hình thành nụ. Cứ treo cây đến khi nào những cơn mưa đầu mùa quan sát khi nào thấy cây nhú vòi bông thì tưới nước và kích rễ trở lại, tưới 20-20-20 3 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần để cây ra hoa đạt hơn.

 Hoa lan Sóc Lào (Đuôi Cáo, Aerides multiflora) 

Cây Hoa Lan Đuôi Chồn?Cách Nhận Biết Lan Đuôi Chồn

Cây hoa lan đuôi chồn là loại cây phát triển rất nhanh với vẻ đẹp ấn tượng, cùng với những bông hoa dài rất đẹp, cây khi ra hoa sẽ có mùi hương thơm nhẹ nhàng, thu hút ấn tượng, bạn có thể cảm nhận rất rõ những mùi hương khi ngắm nhìn những bông hoa lan đuôi chồn khỏe mạnh, để có thể chăm sóc được những cây hoa lan đuôi chồn ta cần nắm vững được những kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa lan đuôi chồn.

1.Đặc điểm cây lan đuôi chồn

Cây lan đuôi chồn hay còn gọi là cây lan sóc ta, với tên tiếng anh là : Rhynchostylis Retusa, là cây phát triển phổ biến hiện nay, cây được tìm thấy ở nhiều khu rừng trên nhiều nước như : lào, malayssia, singapore, thái lan, ấn độ và ở nước ta, cây thường phát triển và bám trên những cây bằng lăng cổ thụ, thường tìm thấy ở các tỉnh miền núi phía bắc

Cây hoa lan đuôi chồn là cây sống lâu năm, trong tự nhiên cây thường bám vào trong những cây cổ thụ để hút chất dinh dưỡng từ môi trường xung quanh và phát triển mạnh vào mùa mưa.

Lá cây lan đuôi chồn khá là dày, cây có chiều dài khoảng 40cm, hình dạng của lá khá là khác biệt so với các loài lan hiện nay, lá có hình chữ V và hai đầu lá non thường chia thành 2 thùy nhọn hoăt.

Hoa của lan là được xem là phần quan trong và nổi bật nhất hiện nay, bởi khi nói tới loài lan đuôi chồn thì bạn nghĩ ngay tới cái đuôi chồn nên hoa được gọi với cái tên là lan đuôi chồn

2.Đặc tính bông hoa lan đuôi chồn

Có thể thấy rằng khi nói tới cây hoa lan đuôi chồn ta sẽ thấy cây khá là cứng cáp và cần nhiều chất dinh dưỡng, khi cây ra nhiều mần và phân hóa thường sẽ cho ra những vòi hoa từ tháng 4-6 dương lịch hàng năm, khi cây ra hoa sẽ rất đẹp, nếu điều kiện thời tiết khắc nghiệt cây có thể chậm ra hoa hơn so với định kỳ và do tùy từng vùng miền.

Những chùm hoa màu trắng tím mọc ra từ nách mang theo mùi hương hôi, đặc điểm của đuôi chồn hiện nay, những chùm hoa đuôi chồn thường dài từ 30-45cm, mỗi bông nhỏ sếp sát nhau tạo nên những chiếc đuối thật sự rất đẹp, những bông hoa có kích thước bông từ 1,2cm, các cánh hoa có những chấm tím, riêng phần lưỡi thì tím hết,

ở phần chính giữa bông hoa có hai mắt nhỏ đỏ mọc đối xứng nhau ở giữa hai mắt sẽ có hình một chiếc mỏ nhọn nhìn tổng thể bông hoa sẽ giống như những chú chim đang đậu xuống sân vườn rất đẹp.

3.Cách trồng cây hoa lan đuôi chồn

Dể có thể trồng được những cây hoa lan đuôi chồn thì chúng ta cần nắm được những đặc tính của cây, để cho cây phát triển dễ dàng sau quá trình chăm sóc, khi chăm sóc được bạn sẽ thấy cực kỳ dễ dàng và thuận tiện nhất.

Cây hoa lan đuôi chồn là loại lan rất kén ăn vì vậy chúng khó tích chữ nhiều chất dinh dưỡng trong thân vì vậy trong quá trình chăm sóc chúng ta cần nắm vững được đầy đủ các yếu tố giúp cho cây phát triển hơn.

3.1.Giá thể trồng lan đuôi chồn

Hiện nay giá thể trồng lan đuôi chồn rất đa dạng như các loại giá thể gỗ, vỏ thông, than củi, sơ dừa … và nhiều loại giá thể khác mà bạn tìm được ở địa phương chúng ta,

3.2.Xử lý giống trước khi trồng

Khi mới mua những cây lan đuôi chồn bóc rừng về ta nên tiến hành làm những bước sau để cho cây lan trở nên khỏe mạnh và phát triển tốt hơn

4.Cách trồng cây lan đuôi chồn

Dể trồng được những cây lan đuôi chồn hiện nay thì có vô vàn cách khác nhau, có thể sử dụng cách ghép gốc với cách này ta tiến hành buộc dây thép bọc nhựa vào rồi định vị cây lên thân gỗ và dùng đinh ghép vào thân cây lan.

Sau khi thực hiện xong các công đoạn trên bạn có thể chưa cần tưới nước vội, bạn nên để tầm 2-3 ngày rồi mới tưới nước, mục đích là để cho các vết thương trên cây khép lại và ổn định tại 1 vị trí rồi mới tiến hành phụ nước cho cây phát triển.

5.Cách chăm sóc cây hoa lan đuôi chồn

Sau khi những cây hoa lan đuôi chồn được ghép lên thân ta tiến hành chăm sóc, ta nên tưới nước thường xuyen cho cây, giúp cây giữ được độ ẩm tốt hơn, 1 ngày nên tưới 2 lần , sáng và chiều giúp cây phát triển nhanh

Trong quá trình tưới ban đầu ta nên thường xuyên cho các loại thuốc kích thích ra rễ vào để cho cây phát triển khỏe mạnh hơn, với những cây cảnh phù hợp sẽ mang đến cho bạn những điểm trải nghiệm thật sự thú vị về dòng cây hoa lan đuôi chồn

chỉ phun Vitamin B1 Grow more, định kì 3 ngày/ lần nồng độ 1-2ml/2.5 l nước. Sau khi cây đã ra được rễ mới, ta thực hiện bón phân 30-10-10 + TE grow more, liều lượng 1g/ 4 lít nước, phun ướt, cả 2 mặt lá, từ tháng 4-10. Đồng thời vẫn duy trì phun B1.

5.1.Bón phân cho cây hoa lan đuôi chồn

Cây lan chuôn chồn là loại cây không tích được nhiều chất dinh dưỡng trong thân vì vậy mà ta cần thường xuyên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng, giúp cây ra nhiều bộ rễ và phát triển khỏe mạnh hơn, ta có thể sử dụng các loại phân như phân dê, hoặc phân chùm quế dể cho cây sớm phát triển, ngoài ra ta có thể sử dụng thêm các loại phân bón lá giúp cho bộ lá của cây phát triển khỏe mạnh hơn.

phân bón 6-30-30+TE grow more, nồng độ 1g/4lit. Từ tháng 10 trở đi, không bón và để cây chịu hoàn toàn điều kiện tự nhiên.

cách chăm sóc cây hoa lan

Tác giả: muabancaytrong.com