Nội dung
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC LAN Cattleya labiata NUÔI CẤY MÔ_CN. TRẦN THỊ KIM KHUÊ (11/30/2016 4:37:51 PM)
Cây giống lan Cattleya cấy mô trong phòng thí nghiệm được nuôi trong điều kiện đủ dinh dưỡng, nhiệt độ mát mẻ, cường độ ánh sáng nhẹ, ẩm độ cao. Để cây lan sinh trưởng và phát triển tốt, phương pháp trồng và chăm sóc cho lan Cattleya nuôi cấy mô phải đựơc tiến hành và quản lý tốt.
kỹ thuật nuôi cấy mô là một cuộc cách mạng trên thị trường hoa lan. Ưu điểm của phương pháp này tạo ra một số lượng lớn cây giống lan có cùng đặc tính, chất lựơng, không nhiễm sâu bệnh… Tuy nhiên, do được cung cấp điều kiện để cây sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường phòng thí nghiệm, cây giống lan Lan Cattleya hay còn gọi là Cát lan, là giống lan tuyệt đẹp được mệnh danh là “hoàng hậu” của các loài lan. Trồng và chăm sóc lanCattleya là một thú vui tao nhã của rất nhiều người. Do đó, nhu cầu cung cấp cây giống cho người chơi hoa là rất lớn. Ngày nay, có nhiều phương pháp nhân giống lan Cattleya như tách chiết hay nuôi cấy mô… Trong đó, Cattleya cấy mô sẽ khó thích ứng với môi trường bên ngoài, dễ mắc sâu bệnh. Vì vậy, người trồng lan cần nắm vững một số kỹ thuật trồng và chăm sóc:
1. Cây giống: Cây lan cấy mô được nuôi dưỡng trong bình thủy tinh. Sau khi cây lan con đã phát triển hoàn chỉnh, cây cao khoảng 5 – 6 cm, có bộ rễ cân đối với lá, lá và rễ dài khoảng 3-4 cm khi đó chuẩn bị mang ra thích nghi.
2. Các phương pháp tiến hành thích nghi lan trong vườn ươm
Giá thể xơ dừa (Xơ dừa sử dụng từ vỏ dừa khô) Phương pháp xử lý giá thể: . Vỏ dừa phải được ngâm nước trong vòng 1 tuần để loại bỏ bớt chất tanin.Cắt vỏ dừa thành từng miếng dài khoảng 5cm vừa đủ để bó cây lan con, đập tơi miếng xơ dừa đã được cắt và tiếp tục xả nước 2 – 3 lần. Ngâm xơ dừa trong thuốc phòng trị nấm bệnh như: Dithane M-45 80WP; Manozeb 80WP nồng độ 1‰ (người trồng có thể sử dụng xơ dừa trong vòng 3 – 4 giờ sau khi ngâm thuốc nấm).
Phương pháp chuyển cây lan con In-vitro ra vườn ươm: Lựa chọn bình cây đủ tiêu chuẩn đem ra để ở nơi thoáng mát trong vòng 10-15 ngày cho cây thích nghi với điều kiện môi trường bên ngoài. Cho nước sạch vào bình lắc nhẹ để tách lớp thạch và cây con. Sau đó, dốc ngược bình vào thau nước sạch cho thạch và cây con tuột ra khỏi bình. Rửa 2 – 3 lần rễ lan bằng nước sạch. Loại bỏ rễ hay lá bị hư thối, thao tác nhẹ nhàng tránh làm tổn thương, không để cây lan con ngâm quá lâu trong nước. Ngâm cây lan con vào thau nhựa chứa nước có pha thuốc phòng trị nấm bệnh Dithane M-45 80WP; Manozeb 80WP nồng độ 1- 2‰ trong vòng 2 phút. Sau đó, vớt cây lan con đặt vào rổ nhựa có trải giấy báo đã được làm ướt. Trải đều cây lan con trên rổ giúp cây thông thoáng (không nên bó lan ngay sau khi ra cây nên để sau 2 ngày mới bó cây, điều này giúp hạn chế việc cây lan bị úng rễ sau khi trồng). Bó lan vào miếng xơ dừa đã được vắt khô sau khi xử lý thuốc nấm, cho lan vào vỉ và mang ra vườn ươm.
Sau 4 – 6 tháng, cây lan con đủ lớn, rễ bám chặt xung quanh xơ dừa, ta có thể trồng lan vào chậu, cho thêm giá thể và treo lên giàn để tiếp tục chăm sóc.
3. Phương pháp tiến hành trồng lan vào chậu
Xử lý giá thể: Giá thể trồng lan gồm than và dớn cọng
Than: Than gỗ nung chặt khúc, kích thước 1 x 2 x 3cm, ngâm than tối thiểu 3 ngày hoặc ngâm đến khi than “no nước” và chìm. Hàng ngày thay nước khi ngâm để than giảm lượng axit. Nếu có điều kiện nên ngâm than trước khi trồng trong nước vôi khoảng 1 ngày.
Dớn: Khi mua hoặc khai thác dớn về cần phơi khô dớn. Ngâm và thay nước ngâm trong vài ngày, sau đó phơi cho ráo. Ngâm lại với nước vôi (hoặc Physan) trong tối thiểu 3 ngày để khử độc, phơi cho ráo, phun hoặc ngâm với Ridomil Gold 68WG để chống nấm bệnh.
Cho phần than củi lớn để lót dưới chậu (khoảng 1/3 than củi dưới đáy chậu). Sau đó cho 1 lớp mỏng (khoảng 1/5 chậu) dớn cọng ngắn 2-3cm vào chậu, cho cây vào chậu đặt cây đứng với tư thế mong muốn (tránh để rễ cây dập, nát). Cho thêm lớp dớn cọng vào chậu để giữ cây đứng, phủ một lớp than nhỏ trên mặt Phương pháp trồng lan vào chậu: .
* Lưu ý: Lan trồng trong chậu lâu ngày ra hoa ít. Cách khắc phục: dỡ lan ra khỏi chậu, cắt bớt các rễ già và quá dài, chuyển sang chậu mới, thay giá thể mới; lan sẽ sinh trưởng tốt và ra hoa trở lại.
4 . Chăm sóc
Nhiệt độ lý tưởng cho – Nhiệt độ: Cattleya là 20 0C-22 0C vào ban ngày, ban đêm là 16-20 0 C.
– Ẩm độ: yêu cầu ẩm độ hơi khô, khoảng 40-70% là thích hợp nhất.
Lan – Ánh sáng: Cattleya cần ánh sáng nhưng không trực tiếp, thích hợp ở độ che sáng 50%. Cần làm giàn lưới che bớt ánh sáng, điều tiết nhiệt độ, khi lan mới chuyển ra vườn thích nghi nên làm lưới che hai lớp.
– Độ thông thoáng: Lan Cattleya cần thông thoáng, giàn treo cao khoảng 3m và treo các chậu cách nhau khoảng 15-20m.
– Phân bón: Trồng khoảng 3 ngày tưới vitamin B1, pha 1cc/lít để kích thích ra rễ. Sau 7 ngày tưới phân NPK 30 – 10 – 10, liều lượng 5 – 10g pha vào bình 8 lít để phun. Khi cây nảy chồi mới, cây ra rễ nhiều cần tăng lượng phân bón. Nguyên tắc chung: lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần hàm lượng đạm cao, lân và kali thấp; trước khi ra hoa cần hàm lượng lân và kali cao, đạm thấp; trong khi lan nở hoa cần hàm lượng kali cao, lân và đạm thấp hơn. Phân bón thích hợp cho các thời kỳ này là phân Đầu Trâu 501, 701 và 901. Nồng độ và liều lượng phun tùy thuộc vào độ tuổi và thời kỳ phát triển.
Sau khi trồng tưới nước cho lan (tưới phun sương) và duy trì 2 lần/ngày, – Tưới nước: nên tưới vào lúc 9 giờ sáng và 3 giờ chiều hàng ngày (chủ động điều chỉnh liều lượng nước tưới tùy theo mùa). Nước tưới cho lankhông quá mặn, phèn và clor dưới ngưỡng cho phép, pH 5,6. Chỉ phun sương cho ướt lá và giá thể, không nên phun sau 4 giờ chiều. Có thể dùng nước mưa hay nước máy để lắng 2-3 ngày tưới cho lan. Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất đọng lại trên thân lá.
– Phòng trừ sâu bệnh: một số loại sâu, bệnh hại thường gặp trên lan cattleya:
Sâu hại:
Rệp, rệp sáp: phát sinh nơi ẩm độ cao, thiếu ánh sáng, không thoáng gió. Tiết dịch ngọt dẫn dụ bệnh muội than, ảnh hưởng vẻ đẹp của cây. Phòng trừ: dùng thuốc Trebon 10EC với liều lượng 10ml/8 lít.
Nhện (nhện đỏ, nhện vàng): phát sinh ở nơi khô hạn và nhiệt độ cao. Gây hại trên lá, làm lá vàng khô và rụng. Phòng trừ: dùng thuốc Takare 2EC, Alfamite 15EC.
Bệnh hại:
Bệnh thối đen giả hành ( Phytophthorapalmivora): gây hại cả ở cây non và cây lớn, thường phát sinh vào mùa nóng ẩm (tháng 6 – tháng 8), ở trong nhà vườn không thông thoáng. Làm thối rễ, đổ cây và có tác hại hủy diệt cả cây. Phòng trừ: dùng thuốc Score 250EC 5-10 ml/10 lít.
Bệnh thán thư ( Collectotrichium sp): gây hại lá già và lá cây của cây sinh trưởng kém. Bệnh phát triển ở nhiệt độ 22-25 0 C, vì vậy bệnh phát triển quanh năm. Phòng trừ: phun định kì thuốc phòng bệnh: Boocdo 1%, Topsin M 70WP 5-10 ml/10 lít.
Các tin cũ hơn:
Khuyến cáo lịch gieo sạ lúa vụ Mùa và Đông Xuân 2020-2021 tại tỉnh Kiên Giang_TS. NGÔ ĐÌNH THỨC (10/27/2020 9:17:01 AM)Kiến vương Oryctes rhinoceros Linne đối tượng gây hại dừa, khó phòng trừ (5/5/2020 8:14:26 AM)Chú ý phòng trị bệnh thối đọt dừa do nấm Phytophthora palmivora gây ra (4/8/2020 4:08:04 PM)Khuyến cáo cơ cấu giống lúa cho sản xuất vụ Thu đông 2019 và vụ Mùa 2019 – 2020 tại tỉnh Kiên Giang_TS. NGÔ ĐÌNH THỨC (10/1/2019 9:26:20 AM)Lịch thời vụ sản xuất lúa Hè thu 2019 tại tỉnh Kiên Giang_TS. NGÔ ĐÌNH THỨC (4/1/2019 8:57:30 AM)Tiềm năng ứng dụng của công nghệ protein trong nghiên cứu tính chống chịu stress phi sinh học ở cây trồng_CN. PHAN THỊ CẨM QUYÊN (3/28/2018 5:53:38 PM)Trung tâm Giống Nông Lâm Ngư nghiệp Kiên Giang cung ứng giống cây ăn trái và hoa kiểng các loại_KS. PHẠM DUY THIÊM (1/24/2018 5:09:41 PM)Thu thập, lưu giữ, bảo tồn một số giống cây ăn quả và cây lương thực tại tỉnh Kiên Giang_ThS. NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG (10/13/2017 9:54:20 AM)Một số lưu ý trong trồng và chăm sóc cây tiêu ở tỉnh Kiên Giang_ThS. LÂM THỊ KIM CHUNG (8/18/2017 4:26:04 PM)Tiềm năng nhân giống in-vitro cây hồ tiêu (Piper Nigrum)_CN. LÊ THỊ NGỌC TRÂM (6/19/2017 4:38:57 PM)Tiềm năng ứng dụng nhân giống in-vitro trong sản xuất nguồn dược liệu Đinh lăng (Polyscias fruticosa)_CN. PHAN THỊ CẨM QUYÊN (5/12/2017 3:49:56 PM)Giống lúa thuần GKG9 của Trung tâm Giống Nông – Lâm – Ngư nghiệp tỉnh Kiên Giang được công nhận là giống cây trồng nông nghiệp mới_ CN. TRẦN THỊ THÙY TIÊN (10/31/2016 9:49:58 AM)Giới thiệu một số giống lúa cao sản chống chịu mặn, năng suất cao, chất lượng gạo tốt cho sản xuất vụ Mùa (vụ lúa sau vụ tôm) vùng U Minh Thượng- Ks. PHẠM DUY THIÊM (7/20/2016 10:29:09 AM)Kỹ thuật nhân giống In-Vitro hoa lan bằng hạt _Ks.LÊ THỊ KIM NGÂN (5/31/2016 10:33:30 AM)Kết quả Khảo nghiệm cơ bản các bộ giống lúa mới tại tỉnh Kiên Giang, vụ Đông Xuân 2015 – 2016- Ks. NGUYỄN THỊ NGỌC UYÊN. (5/11/2016 3:51:46 PM)Biện pháp kỹ thuật hạn chế sự rụng trái trên cây sầu riêng_Ks.TRẦN HỮU NGHỊ (4/26/2016 9:30:08 AM)Khuyến cáo cơ cấu giống lúa cho sản xuất vụ Hè thu 2016, tỉnh Kiên Giang_TS. NGÔ ĐÌNH THỨC (3/26/2016 9:50:38 AM)Kết quả bước đầu ứng dụng marker phân tử trong công tác chọn tạo giống lúa mới tại Kiên Giang _Th.S- NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG (3/23/2016 11:16:52 AM)Lịch thời vụ gieo sạ lúa vụ Đông xuân 2015 – 2016 tại tỉnh Kiên Giang_TS. NGÔ ĐÌNH THỨC (10/19/2015 8:36:43 AM)Phòng trừ một số bệnh hại trên cây bưởi trong mùa mưa_KS. TRẦN HỮU NGHỊ (8/24/2015 9:02:08 AM)Kỹ thuật cần lưu ý trong trồng và chăm sóc giống chuối già Nam Mỹ_KS. TRẦN QUANG TẤN (7/18/2015 9:05:39 AM)Ứng dụng các thành tựu Công nghệ Sinh học trong việc cải tiến và nâng cao chất lượng giống lúa_CN. PHAN THỊ CẨM QUYÊN (7/14/2015 2:39:08 PM)Củng cố công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giống lúa _TS NGUYỄN TRUNG TIỀN (5/26/2015 2:55:03 PM)Giới thiệu đặc tính một số giống lúa có triển vọng cho sản xuất vụ Hè thu 2015 tại tỉnh Kiên Giang _KS. PHẠM THỊ NHƯ QUỲNH (4/1/2015 8:56:22 AM)Vai trò của phân hữu cơ vi sinh đối với đất vườn trồng cây sầu riêng_CN. VŨ THỊ PHƯỢNG (10/29/2014 7:35:40 AM)Biện pháp khắc phục sự suy kiệt trên vườn cây sầu riêng_KS. TRẦN HỮU NGHỊ (9/11/2014 8:23:35 AM)Một số kỹ thuật cần lưu ý để hạn chế ngộ độc hữu cơ đối với ruộng lúa Thu Đông_KS. PHẠM THỊ MINH HUỆ (8/5/2014 5:05:20 PM)Một số kỹ thuật cần lưu ý trong canh tác lúa trên đất phèn và xử lý ngộ độc phèn trong ruộng lúa vụ Hè Thu _ KS. NGUYỄN THỊ LAN (7/4/2014 8:20:04 AM)Giới thiệu đặc tính một số giống lúa cho sản xuất vụ Hè Thu và Thu Đông 2014 tại tỉnh Kiên Giang và một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng của từng giống_ThS. HOÀNG THỊ MINH THANH (5/21/2014 8:42:09 AM)Một số loài hoa kiểng được ưa chuộng trong ngày Tết _ CN. TRẦN QUANG TẤN (12/31/2013 10:08:27 AM)Triệu chứng thiếu nguyên tố Boron trên cây dừa và biện pháp khắc phục – ThS. LƯ THỊ HỒNG HẠNH (9/10/2013 8:19:37 AM)Cây trồng biến đổi gen – Những thuận lợi và thách thức – CN. NHÂM THỊ THU THỦY (12/1/2012 10:44:21 AM)Tác nhân gây hại và biện pháp phòng trừ bệnh loét trên cây bưởi – KS. NGUYỄN VŨ THÁI SƠN (11/26/2012 10:51:01 AM)Áp dụng phương pháp nuôi cấy mô thực vật trong sản xuất một số loại hoa kiểng có giá trị kinh tế cao – CN. TRẦN QUANG TẤN (10/24/2012 4:14:36 PM)Một số lưu ý trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn kiến thiết cơ bản – ThS. LƯ THỊ HỒNG HẠNH (9/29/2012 9:34:32 AM)Nhân giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô, một giải pháp cho nghề trồng chuối xuất khẩu hiện nay – TS. NGÔ ĐÌNH THỨC (9/22/2012 8:26:37 AM)Đánh giá cơ cấu giống lúa vụ hè thu 2012 và đề xuất cơ cấu giống lúa vụ đông xuân 2012-2013 – TS. NGUYỄN TRUNG TIỀN (9/11/2012 9:05:07 AM)Kết quả khảo nghiệm sản xuất và nhân giống xác nhận vụ hè thu 2012 – TS. NGUYỄN TRUNG TIỀN (8/31/2012 3:41:16 PM)Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cacao – ThS. LƯ THỊ HỒNG HẠNH (5/3/2012 2:57:27 PM)Kết quả khảo nghiệm sản xuất và nhân giống lúa cấp xác nhận vụ đông xuân 2011-2012 tỉnh Kiên Giang – TS Nguyễn Trung Tiền (3/25/2012 3:34:12 PM)Kỹ thuật trồng, chăm sóc dừa dứa và dừa xiêm xanh – Ths. LÊ HỮU TOÀN (12/15/2011 3:30:09 PM)Sản xuất và cung ứng giống năm 2012 – Thời cơ và những thách thức- TS NGUYỄN TRUNG TIỀN (12/11/2011 2:43:51 PM)Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng sau khi thu hoạch – Ks. Nguyễn Vũ Thái Sơn (10/26/2011 3:00:08 PM)Một số lưu ý trong kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa chuông từ cây giống nuôi cấy mô (10/20/2011 1:46:59 PM)Bệnh thối gốc chảy mủ, thối trái cây sầu riêng (10/12/2011 2:21:27 PM)Ứng dụng chế phẩm sinh học phòng trừ rầy nâu hại lúa – Ks. HOÀNG THỊ MINH THANH (9/22/2011 2:19:06 PM)Cho sầu riêng ra trái mùa nghịch (7/7/2011 8:25:16 AM)Trồng chuối xiêm năng suất cao (7/5/2011 8:02:20 AM)Dừa dứa: Cây cho hiệu quả kinh tế cao – Ths.Lê Hữu Toàn (6/25/2011 7:50:30 AM)Nghiên cứu giống lúa đối phó biến đổi khí hậu – TS Nguyễn Trung Tiền (6/10/2011 2:49:37 PM)Kỹ thuật trồng xen ổi trong vườn cam sành (6/1/2011 2:23:52 PM)Chuối … lên hương (6/1/2011 10:18:18 AM)GKG1 cùng với OM 5451 sẽ thay dần giống IR 50404 (5/9/2011 11:25:59 AM)Hợp tác chia sẻ bản quyền giống lúa mới (5/1/2011 5:58:37 PM)Chọn tạo, sản xuất và cung ứng giống lúa giai đoạn 2011 và hướng đến 2015 (4/17/2011 1:07:34 PM)Kết Quả sản xuất giống lúa cấp siêu nguyên chủng vụ đông xuân 2010-2011 (P2) (4/15/2011 9:08:38 PM)Kết Quả sản xuất giống lúa cấp siêu nguyên chủng vụ đông xuân 2010-2011 (P1) (4/15/2011 9:06:26 PM)
Bản đồ các trại
Video
Liên kết Website
粉嫩公主酒酿蛋是一款100%纯植物提取的丰胸美胸产品, 丰胸产品在入市以前就已经经过了国家相关权威部门的严格检测 粉嫩公主官网,是国家食品药品监督管理总局批准的美胸品牌 丰胸方法,还是世界卫生组织中国区研究专家委员会权威推荐的一款女性丰胸专用产品 丰胸产品粉嫩公主酒酿蛋 。