Top 14 # Xem Nhiều Nhất Cach Trong Hoa Lan Tren Cay Go Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cach Trong Va Cham Soc Hoa Dang Tieu

Đăng tiêu là một loài cây dây leo phát triển nhanh, rất xanh vào mùa hè và cho hoa đẹp nên thường được lựa chọn để trồng lấy bóng mát mùa hè.

Đặc điểm của hoa đăng tiêu

Hoa Đăng tiêu tên khoa học là Campsis grandiflora, có nhiều tên khác như lăng tiêu, hoa nữ uy, lan tiêu… , xuất phát từ khu vực phía Bắc của châu Mỹ.

Đăng tiêu thuộc loài dây leo hóa gỗ, cây phát triển nhanh, nhiều cành nhánh. Đăng tiêu có thể leo cao đến hàng chục mét, lá kép, hình bầu dục, thuôn nhọn 2 đầu, viền lá có răng cưa. Mùa đông cây rụng lá, bắt đầu mọc lại vào mùa xuân, vào mùa hè thì cây xum xuê lá.

Hoa đăng tiêu hình chuông như hoa loa kèn, có nhiều màu sắc như đỏ cam, vàng cam, đỏ tươi, vàng… đậm dần về mép hoa. Hoa mọc thành chùm từ 5-8 bông, rất sai hoa. Mùa hoa nở rộ từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, rất bền, có thể đến 5-7 ngày.

Đăng tiêu có quả, hình nang dài, cứng và nhọn ở 2 đầu, hạt đăng tiêu có cánh.

Đăng tiêu phát triển nhất là vào mùa hè, nên thường được trồng thành giàn làm mát cho ngôi nhà. Hoa đăng tiêu đẹp và rực rỡ, rất thích hợp để trồng trang trí

Các gia đình thường trồng đăng tiêu trên sân thượng hoặc ban công, sau đó để cây rủ xuống, vừa mát lại rất đẹp.

Cách trồng hoa đăng tiêu

Nhân giống đăng tiêu bằng hạt: bạn có thể nhân giống đăng tiêu bằng hạt, tuy nhiên, thời gian gieo trồng sẽ khá lâu (khoảng 60 ngày). Nên gieo hạt vào đầu mùa thu

Giâm cành: tốt nhất nên giâm cành vào mùa xuân để cây có thể phát triển được đúng vào mùa hè.

Đất trồng: nên chọn đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng và thoát nước tốt. Khi gieo hạt hoặc giâm cành có thể sử dụng đất cát pha thịt thì cây sẽ nhanh lên hơn.

Ánh sáng: Nên trồng ở nơi có ánh sáng tốt thì cây sẽ xanh tốt và ra nhiều hoa, hoa đậm màu hơn.

Nhiệt độ: Đăng tiêu ưa khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu lạnh kém nên cây thường rụng lá vào mùa đông.

Chăm sóc định kì: Nên thường xuyên dọn dẹp lá vàng vì không chỉ gây mất thẩm mĩ mà còn có thể trở thành nơi chứa mầm bệnh. Bạn cũng nên cắt tỉa các cành yếu và rối, để cho các cành khỏe phát triển.

Tưới nước: Cây ưa ẩm và phát triển nhanh nên thời kì đầu cần tưới nước khá nhiều.

Bón phân: Bạn nên thường xuyên bón phân vì cây phát triển khá nhanh.

Kỹ Thuật Trồng Cúc Châu Phi, Cach Trong Cuc Chau Phi, Cuc Chau Phi

Cúc châu Phi có tên khoa học là Osteospermum. Hoa cúc châu Phi có nguồn gốc ở Bắc Phi, hiện nay cúc Châu Phi được trồng nhiều ở Việt nam, hoa có tính thích nghi với nhiều khí hậu khá nhau. Cúc châu Phi thuộc cây thân thảo cao khoảng 30 – 40 cm, cây có nhiều nhánh mọc thành bụi, hoa cánh đơn, bông to thời gian ra hoa dài, hoa rất nhiều màu sắc như: trắng, hồng, đỏ, tím, lam, vàng. Hoa cúc châu Phi thường được trồng chậu, bồn hoa, thảm hoa làm cảnh hay trồng lấy bông cắm lọ.Loài hoa này mang ý nghĩa cho sự sung túc tươi vui cho không khí gia đình.

Cách gieo trồng và chăm sóc Hoa cúc châu Phi:

-Chậu nhỏ, hoặc khay ươm nếu gieo hạt giống hoa cúc châu phi với số lượng nhiều. Dù bạn dự tính trồng thẳng trong chậu hoặc sẽ chuyển xuống đất trồng thì cũng nên ươm hạt trong chậu trước vì dễ quản lí độ ẩm, sâu bệnh, dinh dưỡng…

-Giá thể: Đất sạch giàu dinh dưỡng, chứa nhiều xơ dừa, vỏ trấu.

– Chọn mua hạt giống tốt , đạt chất lượng để trồng được hiệu quả nhất.

– Cho đất trồng vào chậu hoặc khay ươm.

-Tưới đẫm chất trồng

.-Gieo hạt: Hạt giống hoa cúc châu Phi nảy mầm ở nhiệt độ từ 18-25ᴼC. Do vậy, bạn nên để khay ươm hạt ở nơi mát mẻ. Thời gian nảy mầm là từ 7-15 ngày. Hạt giống hoa cúc châu Phi nên gieo ở độ sâu 0.3cm. Nhiệt độ phù hợp nhất cho hoa cúc châu Phi phát triển là từ 18-35ᴼC. Hoa cúc ưa sáng. Có thể cho hoa sau khoảng 80 ngày trồng. Cây trưởng thành có thể cao tới 20-40cm.

-Sau khi gieo hạt giống xong dùng bình xịt dạng phun sương, phun lên bề mặt vài lần để đất và hạt tiếp xúc với nhau. Tạo đổ ẩm nhất định cho hạt.

3 cách chăm sóc khi gieo hạt

-Nhiệt độ: 18-25ᴼC thích hợp cho đại đa số hạt giống hoa cúc.

– Hoa cúc phát triển tốt ở khoảng nhiệt độ 18- 30 ᴼC.

-Độ ẩm của đất trồng: chú ý luôn đảm bảo độ ẩm cho đất, không được để đất bị khô.

– Đặt chậu hoặc khay ươm ở nơi có ánh sáng khuyếch tán (che lưới lan màu đen loại 50%), vì hạt giống hoa cúc cần ánh sáng để nẩy mầm, nhưng nếu cường độ quá mạnh sẽ đốt cháy hạt và làm khô chất trồng nhanh chóng. Hạt giống sẽ nảy mầm trong khoảng 7 ngày.

-Thay chậu hoặc chuyển vào đất trồng: khi cây con cao 4-5cm chúng ta có thể chuyển qua chậu to hơn hoặc chuyển xuống đất trồng trực tiếp.

.- Chú ý bón lót phân hữu cơ vào đất trồng, đòi hỏi đất tơi, màu mỡ, nước và phân bón đầy đủ, điều kiện thoát nước tốt, duy trì ánh sáng. Khi trồng ra ruộng hay trồng thành luống ở vườn hoa cũng chần bón phân, cây mới bền, cho nhiều hoa và màu hoa đẹp.

– Tuổi cây con 20 – 25 ngày. Từ trồng tới ra hoa khoảng 70 – 80 ngày.

– Bón phân: đối với cây con, hệ rễ vẫn chưa đủ mạnh để hấp thụ phân có nồng độ cao, cho nên việc dùng phân bón lá là thích hợp nhất. Thông thường chỉ nên tưới phân bón lá bằng 1/2 hoặc 2/3 nồng độ. ( sau khi tưới phân phải tưới lại bằng nước thường). Các bạn có thể dùng lân vi sinh bón gốc khi cây cây được 3 tuần tuổi.

-Sâu bệnh: giai đoạn cây con phải chú ý quan sát thường xuyên vì rất dễ bị sâu ăn lá tấn công, ta nên phun ngừa thuốc trừ nấm, trừ sâu (dạng vi sinh) 1 tuần 1 lần. Ngoài ra cũng chú ý đất trồng không được để úng tránh cây bị thối.

Cửa hàng kinh doanh: CS1: Số 1B phố Trần Quang Diệu- Đống Đa- Hà Nội ( Gần siêu thị Hoàng Cầu)ĐT: – 0997.007.668 ; 0902.007.668Website: chúng tôi – chúng tôi GIAN MỞ CỬA TẤT CẢ CÁ NGÀY TRONG TUẦN ( Trừ ngày lễ, tết)

Cách Trồng Ớt Cay Trong Chậu Ra Trái Ăn Quanh Năm

Trồng ớt cay trong chậu ra trái ăn quanh năm không phải ai cũng làm được?

Một ít hạt ớt khô làm giống: bạn nên lưu ý lấy hạt từ những cây ớt giống cay, màu đỏ tươi và kích thước nhỏ, nếu được thì chọn giống ớt thóc là hợp lý nhất.

Lựa chọn hạt giống thận cẩn thận

Một khay làm đá viên nhỏ trong tủ lạnh, nếu không bạn có thể lựa chọn những dụng cụ có kích thích vừa đủ để gieo hạt.

Chậu cây có đường kính khoảng 15 – 20 cm (tùy theo số lượng trồng mà bạn sẽ mua số chậu cho phù hợp)

Một ít vôi và phân bón cây loại NPK.

Nước ấm cùng với trà hoa cúc/một lọ oxy già.

Các bước tiến hành gieo hạt và trồng ớt

Trồng đúng theo thời điểm thích hợp: Thông thường ta sẽ trồng ớt vào 3 vụ trong năm:

Vụ sớm: Gieo hạt tháng 8 – 9, thu hoạch từ tháng 12 – 1 dương lịch.

Vụ Đông Xuân: Gieo hạt tháng 10 – 11, thu hoạch tháng 2-3 dương lịch.

Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5, thu hoạch 8-9 dương lịch.

Chọn giống: Hiện nay các giống ớt được trồng phổ biến như: Ớt Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm…

Lựa chọn đất: Làm đất tơi xốp trước khi cho vào chậu trồng.

Để cây ớt sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất, bạn nên bón lót 1 chút super lân, phân NPK, Calcium nitrat.

Để tránh sâu bệnh,cỏ dại, giảm hao phân bón thì bạn nên sử dụng màng phủ nông nghiệp.

Chuẩn bị hạt và gieo trồng:

Những bước cần thiết để tiến hành trồng ớt tại nhà

Giâm hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (530C) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng mặt trời.

Gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công.

Khi cây bắt đầu có từ 4-5 lá thật (nếu phát triển tốt thì trong vòng từ 30-35 ngày sau gieo), có thể chuyển cây con ra trồng.

Các bước chăm sóc cây khi đã ra lá thật:

Tưới nước: Trong những mùa mưa, bạn cần đảm bảo thoát nước tốt. Nếu mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Bạn nên sử dụng tưới thấm thay cho tưới trực tiếp vừa để tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón.

Bạn nên tưới nước đều đặn để cây phát triển nhanh chóng

Tỉa nhánh, lá, bón phân: Ta tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Thường thì ta tỉa cành lúc nắng ráo.

Lần 1: 20 – 25 ngày sau khi trồng: 4kg Urê + 3kg Kali + 10kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.

Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều: 6kg Urê + 5kg Kali + 10 – 15kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.

Lần 3: Khi bắt đầu thu trái: 6kg Urê + 5kg Kali, 10 – 15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.

Lần 4 : Khi thu hoạch rộ: 4kg Urê + 4kg Kali, 10-15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.

Thu hoạch: Khi thu hoạch, ta nên ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi trổ hoa. Đặc biệt nếu được chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 tháng.

Phòng trừ sâu bệnh:

Khi trồng cây, ta thường gặp phải những bệnh như: bọ trĩ, bọ phấn trắng, sâu xanh đục trái, sâu ăn tạp, bệnh héo cây con, bệnh héo chết cây – đối với những loại bệnh này, các bạn nên tìm hiểu thông tin và sử dụng thuốc để ngăn ngừa bệnh cho cây trồng.

Hy vọng những thông tin về cách trồng sẽ giúp ích cho các bạn khi muốn thử sức làm nhà nông ngay tại nhà cùng những trái ớt đỏ tươi trong những bữa cơm!

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Lan Ý, Ky Thuat Trong Va Cham Soc Cay Lan Y

Kỹ thuật trồng cây

Cây lan ý là một trong những loại cây cảnh được nhiều người yêu thích. Cây lan ý có màu sắc nhẹ nhàng, lá xanh biếc, thướt tha với bông hoa trắng nhô lên phía trên. Vì thế mà rất nhiều người trồng để trang trí ở bàn, kệ tủ, bàn làm việc, quầy tiếp tân.

Cây lan ý là cây ưa ở xứ nóng nên rất thích hợp với khí hậu Việt Nam. Cách trồng và chăm sóc cây lan ý rất đơn giản, nhiều người có thể áp dụng để trồng cho mình một cây lan ý đẹp như ý. Loài cây cảnh này còn được gọi là bạch môn, vỹ hoa trắng hay huệ hòa bình vì đặc điểm hoa của cây màu trắng muốt rất đẹp.

Cây lan ý cao khoảng 0.5m mọc thành từng bụi, là thuôn nhọn về đuôi, là bắc màu trắng như những cánh hoa. Cây lan ý thích hợp trồng trong nhà vì nó có khả năng lọc các chất độc tố rất tốt. Do có tác dụng hút bụi bẩn nên sau một khoảng thời gian lá thường dính bụi bẩn. Kiểm tra thấy lá cây có dính bụi bẩn thì chỉ cần lấy khăn lau đi là được.

Ngoài thích hợp trồng trong nhà cây lan ý còn thường được trồng ở những nơi có nhiều ánh sáng như bồn hoa, dưới những tán cây to, trồng trước nhà, trồng trên ban công…  Trong môi trường sống của chúng ta không chỉ có bụi bẩn mà còn nhiều áp lực căng thẳng từ cuộc sống. Chính vì thế mà chúng ta cần phải trồng cây lan ý để cân bằng cuộc sống, điều hòa không khí, mang lại những năng lượng mới cho cuộc sống của mọi người trong gia đình cũng như chính mình.

Để cây lan ý sinh trưởng và phát triển tốt thì chúng ta phải chăm sóc cây theo một số yêu cầu sau:

Ánh sáng: Cây lan ý có thể sống ở cả những nơi thiếu ánh sáng và cả những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Chính vì vậy nếu chúng ta trồng cây trong nhà cũng không nhất thiết là phải mang cây ra đón ánh nắng thường xuyên. Nhưng những nơi ngoài trời thì tránh nên để cây lan ý tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời.

Đất trồng: Cây lan ý thường ưa sống ở những nơi có đất màu mỡ và ẩm ướt vì thế khi trồng chúng ta chú ý nên trồng cây ở những nơi có hàm lượng dinh dưỡng cao ở trong đất. Ngoài đất mùn, ta có thể trộn thêm các loại phân hữu cơ khác để đất đảm bảo độ dinh dưỡng cho cây.

Nhiệt độ: Cây lan ý có thể trồng ở nhiều vùng trên đất nước ta, nó phù hợp với nhiệt độ không quá cao và cũng không quá thấp. cây lan ý sinh trưởng và phát triển phù hợp ở nhiệt độ 27 độ C

Nước: Lan ý là loại cây có khả năng chịu hạn tốt nên chúng ta không nhất thiết phải tưới nước thường xuyên cho cây. Khi nào thấy đất thật khô chúng ta mới tưới nước cho cây. Chúng ta chỉ nên tưới một lần/ tuần.

 

Nhân giống: Lan ý là loài cây có sức sống rất mạnh mẽ, chỉ cần tách một cây lan ý đem trồng vào một cái chậu khác là có thể có một chậu lan ý như mới.

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————