Top 6 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Hoa Lan Renred Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Trồng Hoa Lan

Trồng hoa lan cũng tùy theo cỡ, tùy theo giá cả của từng loại lan. Nếu muốn mau ra hoa thì trồng cây đã trưởng thành, trồng vài tháng sẽ ra hoa nhưng giá bán hơi đắt. Trồng hoa lan cấy mô trung đã được vài ba tháng tuổi thì đảm bảo tỷ lệ sống cao. Trồng cây con cấy mô còn trong chai thì lâu ra hoa, nhưng giá rẻ hơn. Có thể mua với số lượng lớn, tùy theo ý thích và khả năng của từng người mà chọn lựa mua.

Trồng hoa lan cấy mô

Mới lập vườn nên trồng một số lan cấy mô, vì giá thành rẻ ở thị trường giá từ 40-100 ngàn một chai khoảng 20-23 cây, tùy theo loại, có thể giá cao hơn hay thấp hơn chút.

+ Chọn giống:

Cây phải rõ nguồn gốc, ngoài chai có nhãn, ghi tên khoa học, ngày tháng cấy mô rõ ràng.

Chọn cây giống trong chai trung bình từ 4-6cm, không nên tham những cây đã quá cao vì những cây này đã quá lứa (cây mô để quá lâu, chất dinh dưỡng trong chai đã hết, cây bị chai, sau này đem ra ngoài sẽ phát triển chậm. chọn chai có bộ rễ trắng mập càng ngắn thì tốt. Nên để chai trong vườn nơi thoáng mát vài ngày rồi mới ra chai.

+ Ra chai:

Lấy nước sạch đổ nhẹ nhàng vào chai, lắc nhẹ rồi trút ra thau nước sạch, lấy mọc sắt, móc từ từ và nhẹ nhàng từng cây một ra thau nước sạch. Dùng tay đỡ và quấy nhẹ nhàng cho rã hết aga dính vào rễ , rải đều cây lan trên một miếng lưới hoặc vỉ hay rổ, phun sương dung dịch Vicarben (1giot/100cc nước) kê lên trên miệng chậu nước để giữ mát cho cây lan (không để nước chạm vào lan), đưa ra vườn để dưới 2 lớp lưới, tưới phun sương ngày  4 lần ( không nên tưới vào buổi trưa từ 11-14 giờ).

Sau ba ngày tưới phun sương B1 với liều lượng 2 giọt/lit nước để kích rễ ra. Ba ngày sau lấy xơ dừa hoặc dớn (đã xử lý ngâm nước phơi khô) xé nhỏ, dài cỡ 4-5cm, nhẹ nhàng đặt cây con vào giữa các miếng xơ dừa xé nhỏ, đặt sao cho cổ rễ cây con cao hơn đỉnh xơ dừa 1-2mm, tránh đọng nước nơi cổ rể làm hư cổ rễ, bó chung quanh gốc, ràng lại vừa phải bằng một thanh dây thun nhỏ sao cho vừa đủ chặt cây con, không quá chặt làm rễ hư, và quá lỏng làm rớt cây con ra, sắp ngay ngắn vào khay, vào vỉ để trồng dần.

Đặt các khay, vỉ cây con vào nơi trồng, nơi trồng phải có độ che sáng cao hơn 10% so với cây trưởng thành. Cây con phải được che mưa 100%, điều này hết sức quan trọng vì cây con còn yếu không chịu được mưa dù trực tiếp hay gián tiếp. nếu trồng cây con mà không che mưa thì tỉ lệ cây chết rất cao, phun thuốc phòng nấm và vi khuẩn ngay lập tức sau khi trồng và định kỳ 3 ngày/lan với nồng độ bằng 50% nồng độ cho cây trưởng thành trong tháng đầu. Dùng B1 phun mỗi ngày với liều lượng = 10% liều dùng cho cây trưởng thành.

Cây con có thể tưới phun sương bằng nước sạch, bằng dung dịch có pha thật loãng thuốc dưỡng cây như B1, Atonic, nước dừa tươi, phân đạm vv… chỉ phun sương khi tưới cây con, tia nước quá lớn có thể làm cho cây bị hư, gãy lá sinh thúi nhũn, tưới đều vừa đủ trên lá và chất trồng, số lần tưới nước trong ngày tùy vào nhiệt độ và sức gió ở nơi trồng. Sau 3 tuần nếu các bạn thấy rễ và cây phát triển mạnh là bạn đã thành công trong giai đoạn này.

Khi thấy cây con ra rễ mới khỏe mạnh, ta bắt đầu phun phân NPK 30-10-10 theo tỷ lệ 1gm/4lit nước cách nhau 3 ngày, nên tưới vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Không nên tưới vào ban đêm dễ bị nấm mốc, vẫn giữ B1 trong suôt thời kỳ sinh trưởng.

Ba, bốn tháng sau nên sang qua chậu to hơn, trước khi sang chậu nên tưới nước cho thật đẫm hoặc ngâm vào chậu nước khoảng 10 phút cho rễ cây bong ra, gỡ nhẹ nhẹ đừng cho rễ đứt, sang qua chậu to hơn, rồi bỏ thêm than, dớn hoặc xơ dừa. Nếu là lan đa thân nên trồng về một bên và xoay hướng để cây sẽ nảy thêm chồi non vào giữa chậu, tránh cây lan mọc ra ngoài mép chậu.

Trồng hoa lan bằng cây cỡ trung bình (Mô trung)

Người mới trồng lan nên mua cây cỡ này về trồng, tỷ lệ chết rất ít, nếu chăm bón đúng kỹ thuật. cây sẽ sống 100%.  Có vườn chuyên ươm cây lan cấy mô cỡ 3-4 tháng , cao 10cm, có 3-4 tép. Giá cao hơn từ 5-10 ngàn 1 cây, nhưng trồng dễ hơn nhiều, chỉ cần để vào mép chậu xoay hướng cho phát triển vào giữa chậu., rồi bỏ than, dớn, xơ dừa vào. Treo lên giàn lan, nên tưới một lượt thuốc dưỡng cây hoặc thuốc kích thích rễ, đợi ít ngày, khi cây lan ra rễ mạnh mới tưới phân NPK 30-10-10 với tỷ lệ 50% để cây lan sinh trưởng tốt.

Cây lan nảy chồi ra nhiều rễ rât cần nhiều ánh sáng, nhiều gió và nhiều phân, vì vậy cần phải tưới phân định kỳ 3 ngày lần. trồng lan mô trung, ít tốn kém, nhưng thời gian lâu mới ra hoa. Tùy theo loại như Dendrobium (Hoàng Lan), Oncidium (Vũ Nữ), thời gian từ 7 tháng đến 1 năm mới ra hoa. Còn Vanda (Vấn lan), Cattleya (Cát lan) thì phải lâu hơn nhiều, nhưng đến khi ra hoa chưa chắc gì đẹp theo ý muốn, nhiều khi cây lan bị lai tạo giống cũ nên ra hoa bé nhỏ.

Trồng hoa lan trưởng thành đã ra hoa

Khi thấy hoa rồi, màu sắc, kích cỡ của chúng thế nào, khi đem về trồng thì phải ra hoa như thế đấy, khỏi sợ bị nhầm lẫn. Cho nên, nếu trồng ít cây thì nên mua lan đã ra hoa, mặc dù có đắt tí, nhưng đúng theo sở thích của mình. Cây lan có hoa khi bán thì bán luôn cả chậu. Mua đem về tiếp tục trồng, tưới nước, tưới phân, cây sẽ nảy chồi, ra hoa. Nếu trồng đạt thì mỗi giả hành, mỗi tép đều ra hoa mới, đến khi nào cây lan ra quá nhiều giả hành, nhảy ra ngoài chậu thì phải tách chiết, nhân giống ra để trồng thêm.

Các cách trồng hoa lan khác

a.   Trồng thành líp ở dưới đất: lấy vỏ dừa miếng : lấy vỏ dừa miếng , đặt lật ngửa lên , xếp ngay hàng thẳng lối than líp, rộng 80cm dài tùy ý, vót nhọn cọc tre cỡ ngón tay, ghim chặt từng miếng vỏ dừa dính sâu vào đất, rồi cột cây phong lan vào cột tre thế nào cho bộ rễ vừa chạm lớp xơ dừa. Cây lan sẽ ra rễ bám vào xơ dừa và sống mạnh. Trồng thành líp như thế này thích hợp với các loại lan cắt cành.

b.   Trồng treo: thay vì trồng vào chậu, có thể cột cây lan vào miếng vỏ dừa hoặc một khúc cây khô, treo lơ lửng dưới giàn lan, dưới tán cây trước nhà. Chăm sóc tưới cũng y như trồng trong chậu.

c.   Trồng ghép vào trụ: lựa loại cây lâu mục như vú sữa, sao, gõ, đường kính cỡ 15-30cm, dài cỡ 1.5 mét, cắm xuống đất thành hàng, (hoặc đổ bê tông làm chân đế cho tiện việc di chuyển sau này) dưới tán cây to. Chung quanh cây gỗ cột ghép các loại phong lan. Cây lan sẽ ra rễ bám chặt vào thân cây, phat triển rất tốt vì giá thể rất thoáng và rễ lan bò dọc theo thân cây nên hút được nhiều dưỡng chất. Khi nào thấy rễ chĩa thẳng ra ngoài, thì kéo nhẹ cột ốp sát vào thân cây, giúp rễ cây hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Cây sẽ mập mạp và siêng hoa.

d.   Trồng ghép vào cây sống:  trường hợp trước nhà, ngoài sân vườn, có nhiều cây ăn trái to cao, ta cũng có thể trồng cây phong lan cột ghép vào các nhánh cây giống như ngoài thiên nhiên, cây lan bán vào cây rừng vậy. Nhưng cần chú ý về độ sáng, nắng. Tốt nhất nên cột xoay về hướng đông, hướng mặt trời mọc. Các loại lan trồng ghép vào thân cây là Dendrobium, Vanda, Vũ nữ, và các loại lan rừng khác đều tốt.

Thay chậu và nhân giống

Phong lan trồng trong chậu, dù cẩn thận thế nào đi nữa cũng có một số rễ bị thối. Phong lan phat triển rất nhanh, do đó việc tiến hành thay chậu, nên tiến hành đồng thời với việc nhân giống. Khi quan sát thấy giả hành bắt đầu mọc ra khỏi mép chậu, thì ta nghĩ đến việc thay chậu. Việc thay chậu tốt nhất nên thực hiện vào đầu mùa mưa cây sẽ phát triển mạnh. Tuy nhiên, có thể thay chậu vào bất kỳ thời gian nào trong năm, vẫn đảm bảo cây sống với tỷ lệ cao.

Muốn tách chiết, ta phải xem giò lan được bao nhiều tép, có thể cắt ra được bao nhiêu đơn vị. mỗi đơn vị Phong lan thường có 3-4 giả hành. Trong đó có một hướng có chồi non. Lấy dao bén cắt ra từng đoạn, bôi vào vết cắt một ít vôi ăn trầu, để cho mau lành thẹo, không thối chỗ vết cắt. có thể cột treo để chờ ngày ra rễ hay trồng ngay cũng được. Cột chặt vào cây ti, nhưng đừng vội để giá thể, than , dớn, xơ dừa vào sớm, chừng nào thấy ra rễ mạnh mới để giá thể vào, rễ sẽ bám vào giá thể, hút được nhiều dưỡng chất.

Thông thường giò lan độ 2-3 năm, cây mọc ra đầy chậu (tùy theo loại) rễ đã dầy đặc, phải thay chậu. Nên ngâm chậu lan vào nước 10-15 phút, rễ mềm dễ dàng gỡ ra khỏi thành chậu và giá thể. Phải cắt bỏ các rễ nào hư thối, tỉa bớt rễ nào quá dài chỉ chừa lại 1 đoạn 10cm, rồi mới trồng trở lại, có thể ngâm vào dung dịch thuốc sát trùng, ngừa nấm, pha đúng theo liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau khi trồng lại thấy rễ ra mạnh mới tưới phân, vì rễ còn non mà tưới phân vào, rễ sẽ bị chùn lại hoặc bị hư rễ mới.

Trên đây là một số cách trồng hoa lan, tùy theo sở thích của từng người mà trồng. nhưng cách trồng vô chậu rồi treo dưới giàn là được nhiều người trồng nhất, vì dễ di chuyển, bán hoặc trao đổi. Tóm lại, hoa phong lan trồng rất dễ , trồng cách nào cũng được, nhưng quan trọng nhất là cách chăm sóc, tưới tiêu, bón phân và phòng trừ sâu bệnh.

Cách Trồng Hoa Quế Lan Hương (Hoa Lan Quế)

Hoa chùm thường màu ngà có lưỡi cong như quả ớt, cực thơm, một trong những loại lan được người chơi lan ưa chuộng và săn đón nhiều nhất. Hoa nở vào mùa thu khoảng tháng 9-10 dương lịch.

Giáng hương thơm (Aerides odorata), ở Huế thấy gọi là quế lan hương, có 2 màu tím hồng và trắng. Màu trắng ngà ở Huế có nhiều. Còn giáng hương hồng nhạn (hay hồng sắc) có nơi cũng gọi là giáng hương lá dày (cũng thấy gọi tên latinh là aerides crassifolia.

+ Khi mua cây giống về bạn cắt tỉa bớt các rể nhỏ bị héo cho gọn, cột túm gốc cây lan lại và treo ngược gốc lên. Sau đó, rửa sạch rễ và lá bằng nước, cắt bỏ rễ già và rễ hư, ngâm rễ vào physan sát khuẩn 1h và để khô rễ. Ngày hôm sau, tôi pha hỗn hợp:

Ngâm quế lan hương (Aerides Odorata) trong hỗn hợp này trong khoảng 4-8 h.

Hoặc có thể phun thuốc B1, humic (cách dùng theo đúng liều lượng của thuốc) hoặc nước vo gạo mới để kích thích cây lan ra rễ mới.

+ Sau đó, bạn treo chùm lan vào chổ mát, nên tránh trời mưa vì lúc này cây lan đang bị sốc môi trường rất dễ chết và rụng lá khi gặp mưa nhiều. Mỗi ngày phun sương nước một lần vào buổi sáng sớm, sau 7 ngày thì phun lại thuốc kích thích ra rễ một lần nữa, sau 15-20 ngày khi cây lan hết rụng lá thì tiến hành trồng vào chậu hoặc ghép vào khúc cây khô.

+ Sau khi ghép trồng, không tưới trong 3 ngày và sau đó để cây nơi thoáng, mát và có ẩm tương đối ~70%. Sau đó tưới nước phun sương nhẹ + bón B1 nhẹ (1/2 liều lượng) cho đến khi cây ra rễ.

Trồng cây lan Giáng Hương thơm vào chậu như sau: đặt gốc cây sát dưới đáy chậu, cuốn các cọng rể quanh tròn thành chậu, cột cố định thân cây lan vào dây treo chậu, khoảng trống giữa gốc các cây lan chen những miếng gỗ mục, phía trên cột một đường dây nilon quanh thân các cây lan với nhau để các cây lan dựa vào nhau, không bị lắc lư khi tưới nước và không làm hư các đầu rể non mới ra, treo chậu lan vào chổ thoáng mát, mỗi ngày phun sương nước một lần vào buổi sáng sớm, khoảng một tháng sau khi trồng từ các cọng rể chính sẽ dâm ra các đầu rể nhánh.

Trồng cây lan Giáng Hương thơm vào khúc gỗ như sau: bố trí các cây lan xung quanh khúc cây để sau này cây lan sẽ cho hoa đều về các hướng của giò hoa lan, quấn các cọng rể vào thân khúc gỗ, dùng dây nilon cột chặt thân cây lan và rể vào khúc gỗ, treo giò lan vào chổ thoáng mát và chăm sóc như trên.

Khi cây lan ra rễ mới lúc này mới tưới phân cho cây, Giáng Hương là loài lan có sức sống mạnh, tự lấy dinh dưỡng từ không khí được nên không cần bón phân nhiều, dùng phân 20.20.20 hòa tan ½ muỗng càphê phân bột trong 4lít nước, phun ướt đẫm lá, rễ cây lan 15ngày/lần vào buổi sáng, bạn có thể tận dụng lưới nilon chụp hoa cúc đựng phân chì tan chậm vào trong và hàn kín 2 đầu, đính 5 -7 túi phân này lên quanh thân khúc gỗ, hay đặt lên trên những miếng gỗ mục trong chậu hoa thì không cần phải tưới phân thường xuyên, sau 3 tháng thì thay túi phân một lần

Phong lan Giáng Hương cần độ ẩm không khí cao nên chậu lan phải được tưới nước mỗi ngày, nên tưới vào lúc sáng sớm. Ở nơi có khí hậu nóng, khô vị trí trồng lan Giáng Hương bạn nên đặt bên dưới một chậu nước để làm tăng độ ẩm của không khí quanh chậu lan Giáng hương. (Bạn có thể kết hợp trồng một chậu bông súng, chậu bèo cám,… bên dưới chậu lan)

“Thông thường sẽ gặp 2 loại lan quế, một loại lá dầy và mau cho hoa trắng muốt và to, một loại khác cũng là lan quế nhưng lá nhỏ và mỏng hơn gần giống với lá của cây tam bảo sắc nên khi mua chưa có kinh nghiệm rất dễ bị nhầm lẫn, khoảng cách giữa các lá thưa hơn cho hoa ngả sang màu vàng xanh kích thước nhỏ hơn so với loại trắng. Cả hai loài cùng nở vào khoảng đầu tháng tám âm lịch thời gian hoa nở trên 15 ngày, có mùi thơm và hương thơm nhất vào buổi chiều tối và tối, nếu có một giò lan quế thì bạn sẽ nức mũi khi hoa nở

Cách Trồng Hoa Tử La Lan

Có xuất xứ từ Brazil, hoa tử la lan còn có rất nhiều tên gọi khác như hoa chuông, hoa tình yêu, hoa xiêm, hoa phú quý, mõm chó biển, đại nham đồng… Với những cánh mỏng, mượt mà, màu sắc rực rỡ, tử la lan được rất nhiều gia đình Việt ưa chuộng, thích hợp trồng trong chậu hoặc bồn để làm cảnh.

Một số thông tin về loài hoa này

– Tên khoa học: Matthiola Incana, tên tiếng Anh: Violet

– Thời gian hạt giống nảy mầm: 3-5 ngày.

– Thời gian từ khi gieo đến khi cây cho hoa: 50-70 ngày.

– Chiều cao cây trưởng thành: 20-25 cm.

– Là loài hoa có hương thơm nhẹ nhàng, lá xanh mướt, có lông mịn, ưa khí hậu mát mẻ.

– Hoa có màu sắc sặc sỡ, ra hoa liên tục trong khoảng 5 tháng, mỗi đợt hoa kéo dào khoảng 20 ngày. Có tử la lan đơn và tử la lan kép, hoa nhiều màu sắc như tím, đỏ, hồng, trắng, tím viền trắng, hồng viền trắng…

Hướng dẫn trồng hạt giống hoa tử la lan

– Thời vụ: Cuối đông đầu xuân vì lúc này thời tiết khá mát mẻ.

– Nhiệt độ thích hợp: 18-25 độ C.

– Hạt giống hoa tử la lan: Không khó để tìm mua tại các siêu thị cung cấp hạt giống chất lượng. Cần phải chú ý đến khâu này vì chất lượng hạt sẽ quyết định sức phát triển và sinh trưởng của cây.

– Đất trồng: Lựa chọn đất tơi, xốp, mịn màng, không nấm bệnh, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng, độ pH từ 5,5-6,5.

– Khay ươm; chậu hoa (tùy kích cỡ).

– Bình tưới phun sương.

– Sau khi chuẩn bị đất và khay ươm, thì rắc hạt giống tử la lan lên bề mặt, phủ lên một lớp đất mỏng.

– Dùng bình xịt phun sương tưới giữ ấm cho đất và cho hạt.

– Duy trì tưới nước 1 lần vào sáng sớm mỗi ngày, sau 3-5 ngày, hạt giống sẽ nảy mầm. – Chăm sóc cây con thêm 15-20 ngày nữa, khi cây cứng cáp là có thể bứng ra trồng riêng.

– Tử la lan là loài hoa ưa thời tiết mát mẻ. Do đó nên đặt cây ở vị trí râm mát, đặc biệt là cây con còn yếu ớt nên cần được chăm sóc và che chắn cẩn thận, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.

– Tưới nước cho cây 1 lần mỗi ngày vào sáng sớm, không tưới vào lúc chiều tối.

– Khi cây con được 1 tháng tuổi, có thể tưới bổ sung bằng phân NPK pha loãng với nước sạch, tưới định kỳ 5 ngày/lần.

– Khi cây bước vào giai đoạn ra hoa, có thể bón thúc bằng các loại phân kích thích sinh trưởng để cây cho nhiều nụ hơn. Lúc hoa nở, chỉ tưới nước vào gốc, không tưới vào lá và hoa, dễ khiến hoa bị thối.

– Thường xuyên loại bỏ cỏ dại, lá khô, úa để tránh sinh nấm bệnh.

– Khi hoa có 2 nụ đầu tiên, cần ngát bỏ 2 nụ này để hoa nở tập trung, bông to, đẹp. Các bông tàn, khô thì cần loại bỏ để các bông khác tiếp tục nở.

– Thời gian từ khi gieo hạt đến khi tử la lan nở hoa là 50-70 ngày.

– Sau khi hoa tàn, cắt sát gốc, phần củ còn lại dưới đất sẽ đâm chồi, tiếp tục chăm sóc để cây phát triển và cho đợt hoa mới.

Bên cạnh tử la lan đơn, ít cánh, tử la lan kép nhiều cánh cũng đang được nhân giống và ngày càng có nhiều màu sắc phong phú, rực rỡ.

Tử la lan là loài hoa đẹp, hương thơm dịu nhẹ, thích hợp trang trí trên bàn làm việc, bàn học tập hoặc trang trí ở các cửa sổ. Ngắm nhìn những bông tử la lan dịu dàng khoe sắc mỗi sáng sớm là niềm vui tuyệt vời của những người yêu hoa.

Lan Hài_Cách Trồng Hoa Lan Vào Chậu

Các vấn đề kỹ thuật được điều chỉnh bởi sự lựa chọn chất trồng và loại chậu để trồng. Bất luận thế nào, khi chọn một chậu mới thì kích thước của chậu mới cũng chỉ nên lớn hơn chậu cũ từ 2 đến 5 cm. Không gian đủ cho cây nảy 1-3 nhánh từ một cây hiện tại. Các cây đưa vào chậu mới cũng không nên trồng sâu hơn khi nó còn ở chậu cũ, làm thế nào để các lá của chúng nằm trên mặt chất trồng. Cần loại bỏ các rễ đã chết. Một ít chất trồng còn bám vào rễ sống cần được gỡ bỏ một cách nhẹ nhàng. Tóm lại là cố gắng càng ít đụng chạm vào rễ sống càng tốt. Khi trồng vào chậu mới thì cố gắng đặt rễ sống theo hướng mà trước đây chúng đã theo để giảm thiểu tình trạng sốc của cây. Đưa cây vào chậu sao cho vững, bằng cách ấn nhẹ lớp chất trồng chung quanh rễ, đủ để cho cây không bị lung lay khi đã trồng vào chậu. Trước khi đưa cây vào chậu thì cần làm ẩm chất trồng vì rễ cây sẽ bị chết nếu ta đặt chúng vào chỗ chất trồng đang còn khô. Cuối cùng thì đặt chúng lại vào kệ sau khi đã dán nhãn ghi đầy đủ các thông tin cần thiết, kể cả ngày thay chậu.

Việc định kỳ thay chậu còn tùy thuộc vào chất trồng. Nói chung, các chất trồng càng mịn thì chúng càng bị phân hủy nhanh. Do đó, dựa trên kích thước thực tế việc thay chậu có thể thực hiện với chu kỳ từ 1,5 đến 3 năm. Trong hầu hết các trường hợp, chu kỳ 3 năm nên dành cho các chất trồng gồm những thành phần thô và không phân rã như than xỉ hoặc đá dung nham hoặc sợi dớn. Những người trồng lan thận trọng thì quan sát mức độ phân hủy của các chất trồng để quyết định khi nào thì cần thay chậu. Mặc dù những người mới vào nghề có thể có lý do để chứng minh rằng mình thay chậu một năm một lần là khôn ngoan, để giảm thiểu hoặc để tránh cho cây không bị úng nước hoặc các chất trồng chưa kịp phân hủy, nhưng thực tế là mỗi lần thay chậu là một lần cây lan bị sốc, và người ta luôn giảm thiểu tình trạng sốc như vậy.

Một điều lưu ý khác mà ta cần quan tâm là thay đổi chất trồng bằng một loại mới; lan hài thường bị mất rễ một khi đặt chúng vào một loại đất nền khác. Vì vậy, nếu bạn muốn thay đổi chất trồng, hãy thay đổi từ từ. Ta hãy trộn một ít chất trồng mới với loại chất trồng cũ, thay đổi từ từ cho đến sau một vài năm thì ta dùng hoàn toàn chất trồng mới.

Để biết thêm các kiến thức, kinh nghiệm về hoa lan, mời bạn tham khảo trên chúng tôi là trang chia sẻ kiến thức về hoa lan, kinh nghiệm về chơi lan, về trồng lan tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Ngoài ra đây còn là trang giới thiệu đến quý khách hàng các giống lan được Trung tâm nông nghiệp Công nghệ cao tại Trường HVNNVN bảo tồn và lai tạo. Chúng tôi luôn mong muốn được sự giúp sức và hợp tác của các bạn để kết nối cộng đồng những người yêu thích hoa Lan./.