Top 9 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Hoa Hồng Tú Cầu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Hoa Hồng Tú Cầu Còn Được Gọi Là Gì? Cách Trồng Hoa Hồng Tú Cầu

Đặc điểm giống hoa hồng tú cầu

Hồng tú cầu là cây thân thảo lâu năm, củ hành có áo. Có 3-5 lá dài 12-15 cm theo kiểu giả thân, mặt lá lượn sóng, hình xoan, ngọn giáo; cuống lá có nhiều đốm tím. Cán hoa béo và cao 30-40 cm, mo màu hơi tím bao lấy tán hoa gồm 40-50 hoa màu đỏ. Hoa Hồng tú cầu là hoa lưỡng tính, tam bội và nhị có bao phấn màu vàng. Quả có màu đỏ cam. Thường ra hoa vào mùa xuân (riêng phân loài katharinae vào cuối mùa hè). Tại Việt Nam, hồng tú cầu thường ra hoa vào dịp Quốc khánh Việt Nam.

​​Hồng tú cầu ưa thích khí hậu nóng ẩm, có đủ ánh sáng, sợ nắng gắt. Cây mỗi năm ra hoa 1 lần, tuy không có hương thơm nhưng hoa nở đẹp, rất được ưa thích trồng trang trí lối đi công viên, trồng bồn hoa hay trồng chậu trang trí sân vườn, ban công…

Hồng tú cầu có nguồn gốc từ châu Phi; chúng chủ yếu xuất hiện tại vùng nhiệt đới của châu lục này (ngoại trừ các vùng rất khô hạn), song bên cạnh đó cũng có mặt tại các vùng phía dưới chí tuyến Nam của Nam Phi (trừ hai tỉnh miền nam Đông Cape và Tây Cape), Swaziland, Mozambique, Zimbabwe, Namibia và Botswana. Vùng phân bố của hồng tú cầu vươn đến Kenya ở phía đông bắc và Sénégal ở phía tây. Hồng tú cầu mọc cả ở vùng đất thấp và vùng rừng núi. Chúng thường mọc dưới bóng dâm của các cây nằm gần bờ sông.

Hồng tú cầu còn được gọi là huyết hoa hay hoa quốc khánh, pháo hoa, pháo bông, pháo hồng, danh pháp hai phần: Scadoxus multiflorus, là một loài thuộc Họ Loa kèn đỏ. Chín loài của chi Scadoxus trước đây được xem là thuộc chi Huyết hoa (Haemanthus).

Kỹ thuật trồng hoa hồng tú cầu để bàn làm việc đẹp ấn tượng

Điều kiện trồng cây hồng tú cầu

Có thể nói hồng tú cầu hoàn toàn không kén đất trồng. Bạn có thể trồng hồng tú cầu trong hầu hết các loại đất khác nhau. Tuy nhiên cây phát triển tốt nhất trong điều kiện đất giàu mùn, tơi xốp, giàu dinh dưỡng, độ ẩm cao.

Hồng tú cầu là cây hoa cảnh thích hợp trồng tại nơi có khí hậu ấm và ẩm. Về cường độ ánh sáng, cây sinh trưởng và phát triển tốt tại nơi bán râm do vậy nên đặt cây dưới những tán cây lớn.

Kỹ thuật trồng cây hồng tú cầu

Kỹ thuật trồng cây hồng tú cầu bằng củ giống cây trồng. Trước tiên cần cho xơ dừa ẩm vào chậu, yêu cầu chậu có đường kính miệng chậu từ 20 cm trở lên. Cần lưu ý củ hồng tú cầu được làm sạch rễ, đặt lên lớp đất xơ dừa, tiếp tục cho đất vào xung quanh để giữ củ đứng vững. Nếu trồng sâu thì hoa hồng tú cầu sẽ nở chậm nhưng hoa cứng cáp, nếu trồng để củ hồng tú cầu trống nhiều thì sẽ nhanh hoa hơn. Trong quá trình lấp đất lên củ, lưu ý để lộ thiên phần vòi bông. Sau khi trồng củ vào chậu xong, thực hiện tưới nước ngay cho chậu cây.

Cách chăm sóc cây hồng tú cầu

Vì là cây có thời gian ngủ đông nên chế độ nước tưới của hồng tú cầu được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn ngủ đông và giai đoạn phát triển trổ hoa. Trong giai đoạn ngủ đông cây gần như không cần cung cấp thêm nước vì lúc này cây sẽ duy trì sự sống nhờ chất dinh dưỡng trong củ. Thời gian này chỉ cần tưới cho cây 1 lần 1 tuần.

Trong giai đoạn phát triển trổ hoa, nhu cầu nước của cây tăng cao. Đồng thời, thời gian cây phát triển nhanh trùng với mùa hè của miền Bắc khí hậu nắng nóng nên lượng nước tưới cũng cần tăng. Trong thời gian này nên tưới cho cây 1 lần 1 ngày vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Lượng nước tùy thuộc vào số củ trong 1 chậu. Lưu ý, khi tưới cho hồng tú cầu hãy đảm bảo rằng phần nước thừa đã thoát ra ngoài và không làm thối củ ở dưới.

Cách xử lý cây nở nhiều bông

Để cây ra nhiều bông hoa cần tiến hành bón nhiều phân chuồng hoai mục, phân vi sinh, bùn ao phơi ải và phân tổng hợp NPK giúp cây sẽ tốt bền hơn. Ngoài ra cũng cần thường xuyên phun một trong số các loại phân bón qua lá. Nếu cây sinh trưởng quá tốt, chậm ra hoa cần tỉa bớt cành la, cành tăm, cành vóng cho tán thông thoáng, ngừng bón đạm, ngừng tưới nước, bón lượng lớn kali sau đó chăm sóc bình thuòng, cây sẽ nhanh phát hoa.

Kỹ thuật bao hoa: Nếu không bao hoa, để tự nhiên thì hoa nở không đều, thu bán không đồng loạt. Dùng giấy chuyên dùng màu trắng không ngấm nước quấn chặt vừa kín bông hoa chuẩn bị nở theo hình chóp nón.

Nhân giống hoa hồng tú cầu: Hoa hồng được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ hoặc ghép nêm, ghép đoạn cành trên gốc ghép là cây tầm xuân (hoa hồng dây, hoa hồng dại).

Cách trồng hoa hồng tú cầu

Cây Hồng Tú Cầu:7 Bước Trồng Cây Hồng Tú Cầu Ra Hoa Đẹp

Cây hồng tú cầu là một trong loài cây hoa đẹp, màu sắc tươi sáng, cách chăm sóc hồng tú cầu khá là đơn giản, để có thể hiểu hơn về loài hồng tú cầu. hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn về đặc điểm cây hồng tú cầu, cách chăm sóc hồng tú cầu tại nhà.

1.Cây hoa hồng tú cầu

hồng tú cầu là cây có nguồn gốc tại châu phi, được tìm thấy nhiều ở các nước nam phí, namibi, zimbabwe và nhiều nơi khác ở châu phi. Với vùng châu phi khắc nghiệt nhất ta có thể thấy rõ được chính là cây có khả năng chịu hạn khá tốt mà ít có loài cây nào có được.

Cây hồng tú cầu thuộc dòng thân thảo, thân cây khá mềm và xốp. Cây hồng tú cầu phát triển từ củ mà lên, khá giống với củ hành . củ của cây hồng tú cầu thường có màu xanh nhạt và nhiều đốm màu tía trên củ.

Cây hồng tú cầu được rất nhiều các bạn trẻ yêu thích bởi chùm hoa tròn xoe và rất to lớn . mỗi chùm hoa có từ 40-50 bông hoa nhỏ, màu sắc của hồng tú cầu thường có màu hồng đỏ, rất xinh đẹp, hoa có phấn màu vàng, nhưng đây là loài cây có hoa lưỡng tính, tam bội.

Thời gian ra hoa của cây hồng tú cầu rất khác với loài hoa , cây thường ra hoa nhiều nhất từ tháng 4-8 hàng năm và mỗi năm chỉ có ra hoa 1 lần, thời gian tồn tại của hoa kéo dài từ 5-10 ngày.

Cây hồng tú cầu trồng khá là dễ dàng , cây có thể chịu được khô hạn kéo dài và thời tiết khắc nghiệt nhất, cây có thể phát triển ở nhiều điều kiện khác nhau, đất trồng thì có nhiều loại khác nhau cây đều phát triển được. Bên cạnh đó cây hồng tú cầu còn mang đến ý nghĩa cho sự kiên cường vượt khó trong mọi hoàn cảnh.

2.Tổng hợp 7 bước quan trọng khi trồng cây hồng tú cầu

Để có thể trồng và chăm sóc được cây thì ta có thể dễ dàng hiểu rõ hơn về đặc tính của cây, cũng như là các bước chuẩn bị tốt hơn cho cây hồng tú cầu

2.1.Bước 1: đất trồng hồng tú cầu

Đất trồng cây hồng tú cầu thường không cần cầu kỳ lắm, hồng tú cầu không kén đất trồng, tuy nhiên để cho cây phát triển và hoa nở toa và đẹp hơn thì ta nên lựa chọn loại đất giàu chất dinh dưỡng, độ ẩm cao, giàu mùn và khả năng thoát nước tốt, giúp cây sinh trưởng và phát triển ổn định hơn.

2.2.Bước 2: nhiệt độ trồng cây hồng tú cầu

Cách trồng cây thì ở nhiệt độ khá quan trọng cho cây vì cây có nguồn gốc ở vùng nắng nóng, cây sinh trưởng tốt ở nơi có cường độ ánh sáng mạnh, ánh sáng vừa hoặc là nơi có bóng cây lớn, để cho cây sinh trưởng phát triển tốt hơn, hạn chế trồng ở nơi mà ít ánh sáng, ánh sáng kém sẽ làm cho cây chậm phát triển.

2.3.Bước 3: cách trồng cây hồng tú cầu

Cách trồng hồng tú cầu thường được trồng bằng củ, để có thể giúp cây sinh trưởng một cách dễ dàng hơn ta cần lựa chọn chậu có bán kính vừa phải từ 20cm trở lên, sau khi lựa chọn được chậu trồng rồi ta có thể sử dụng các loại sơ dừa, than tổ ong, than củi để bỏ xuống đáy chậu giúp cho chậu thoát nước tốt.

Đối với củ hồng tú cầu thì trước khi trồng ta nên tiến hành rửa sạch củ đi , nếu có các loại thuốc trừ nấm bệnh cho cây thì nên ngâm qua để hạn chế các loại nấm bệnh phát triển vè sau này. Sau khi rửa sạch củ ta đặt lên trên chậu với một mớp xơ dừa và một lớp đất nữa và định vị củ cho chắc chắn và lấp đất còn lại vào trong chậu chỉ để lộ ra phần chóp củ.

Điểm khá đặc biệt của cây hồng tú cầu chính là khi trồng cây nông thì hồng tú cầu sẽ nở nhanh hơn còn khi trồng sâu hơn thì cây sẽ nở hoa chậm hơn, nhưng bù lại vòi và thân khoa cứng cáp hơn và mập mạp hơn. Vì vậy khi cây trồng cây cần chú ý tới giai đoạn cây vươn phần vòi lên.

2.4.Bước 4:Cách chăm sóc cây hồng tú cầu

Cây không cần nhiều nước trong quá trình sinh trưởng , tuy nhiên để cho cây phát triển ta cần quan tâm tới chế độ nước của cây, cây được chia làm các giai đoạn khác nhau, ở giai đoạn cây phát triển và trổ bông thì cần nhiều nước hơn, còn giai đoạn cây ngủ đông thì gần như không cần nước tưới.

Với giai đoạn ngủ đông thì có thể tưới 1 lần/ tuần để tránh cây bị héo củ và giúp cho củ của cây giữ được sức sống.

Trong giai đoạn sinh trưởng của cây hồng tú cầu thì cần có chế độ tưới nước phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây, khi cây mới phát triển, đang phát triển và giai đoạn trổ bông thì cần lượng nước khác nhau, thông thường thì ta nên tưới 1 ngày/ lần giúp cây có đủ độ ẩm để phát triển

Lưu ý: không nên tưới nước quá trình , nước đọng trên lá , trên chậu lâu ngày sẽ làm củ bị thối.

2.5.Bước 5:Cây hồng tú cầu nở nhiều bông

Để cho cây nở nhiều hoa ta cần tiến hành bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cho cây sinh trưởng tốt hơn trong giai đoạn cây đang phát triển và tích tụ các chất dinh dưỡng, các loại phân bón như phân chuồng hoai mục, bùn ao phơi khô, phân vi sinh và các loại phân NPK, phân tan chậm, phân bón lá.

Khi trồng và chăm sóc cây thì sẽ sinh ra cành tam, cành móng, cành gầm, ta có thể loại bỏ bớt đi để cho cây khỏe mạnh. Khi thấy cây có dấu hiệu sinh ra các cành tăm thì ta nên ngừng bón các loại phân, tưới nước và bên cạnh đó bón thêm lượng phân kali để giúp cây sinh trưởng tốt, khi bón thêm nhiều kali sẽ kích thích cây ra hoa nhiều hơn.

2.6.Bước 6:Hồng tú cầu nở nhiều hoa

Có rất nhiều cách khác nhau để giúp cho cây nở hoa đều hoa, thu hái đồng loạt và cho bông hoa tươi lâu hơn. Ta sử dụng giấy chuyên dùng không thấm nước màu trắng để quấn chặt bông hoa, vừa kín bông hoa chuẩn bị nở theo hình chóp để có thể dễ dàng vận chuyển đi xa hơn và bảo quản hoa tốt hơn.

2.7.Bước 7:Nhân giống cây hoa hồng tú cầu

cây thường được nhân giống bằng phương pháp tách từ củ của cây mẹ ra, sau khi cây mẹ ra hoa thi sẽ sinh ra củ con, khi củ con ra rễ thì ta có thể tách và nhân giống chúng thành cây độc lập, giúp cây sinh trưởng và phát triển.

Mách Bạn Cách Chăm Sóc Cây Hồng Tú Cầu

Ít ai nghĩ rằng cây hoa xinh đẹp này lại có nguồn gốc xuất xứ từ châu Phi. Hồng tú cầu được tìm thấy nhiều ở một số nước như Namibi, Zimbabwe, Nam Phi, Mozambique,…Tại Việt Nam, cây được trồng rải rác trên toàn quốc. Hầu như không có địa phương nào tại nước ta không trồng được hồng tú cầu.

Hồng tú cầu có tên khoa học là Heamanthus katherinae. Nhiều bạn yêu hoa biết tới hồng tú cầu với tên cây pháo hồng, cây huyết hoa,…Hồng tú cầu thuộc loại cây thân thảo. Thân cây khá xốp và mềm. Đặc biệt, hồng tú cầu phát triển từ hệ củ nằm sâu trong đất. Các củ của hồng tú cầu khá giống củ hành. Bao bọc hệ củ là những lớp áo có màu xanh nhạt và nhiều đốm màu tía. Hồng tú cầu mê hoặc người yêu hoa bởi chùm hoa tròn xoe hoàn hảo của mình. Mỗi chùm hoa lớn gồm từ 40 – 50 hoa nhỏ. Các hoa có màu hồng đỏ vô cùng xinh xắn. Hoa hồng tú cầu là hoa lưỡng tính, tam bội và nhị có bao phấn màu vàng.

Hồng tú cầu chỉ ra hoa 1 lần trong năm vào khoảng tháng 4 đến tháng 8. Hoa có thể tươi lâu từ 5 – 10 ngày.

2. Cách trồng và chăm sóc hoa hồng tú cầu

– Đất trồng:

Có thể nói hồng tú cầu hoàn toàn không kén đất trồng. Bạn có thể trồng hồng tú cầu trong hầu hết các loại đất. Tuy nhiên cây phát triển tốt nhất trong điều kiện đất giàu mùn, tơi xốp.

– Môi trường thích hợp để trồng hồng tú cầu

Hồng tú cầu là cây hoa cảnh thích hợp trồng tại nơi có khí hậu ấm và ẩm. Về cường độ ánh sáng, cây sinh trưởng và phát triển tốt tại nơi bán râm do vậy nên đặt cây dưới những tán cây lớn. Hồng tú cầu có 1 khoảng thời gian ngủ đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Trong khoảng thời gian này nếu trồng cây tại nơi có khí hậu ấm bạn nên bảo quản củ trong nhà kính hoặc nơi râm mát. Nếu bạn trồng cây tại nơi có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt hay các tỉnh phía Bắc thì không cần thực hiện bước này.

– Nước tưới:

Chế độ nước tưới của hồng tú cầu được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn ngủ đông và giai đoạn phát triển trổ hoa. Trong giai đoạn ngủ đông cây gần như không cần cung cấp thêm nước vì lúc này cây sẽ duy trì sự sống nhờ chất dinh dưỡng trong củ. Bạn có thể tưới cho cây (lúc này chỉ còn củ) 1 lần 1 tuần. Trong giai đoạn phát triển trổ hoa, nhu cầu nước của cây tăng cao. Đồng thời, thời gian cây phát triển nhanh trùng với mùa hè của miền Bắc khí hậu nắng nóng nên lượng nước tưới cũng cần tăng. Trong thời gian này, bạn nên tưới cho cây 1 lần 1 ngày vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Lượng nước tùy thuộc vào số củ trong 1 chậu. Lưu ý, khi tưới cho hồng tú cầu hãy đảm bảo rằng phần nước thừa đã thoát ra ngoài và không làm thối củ ở dưới.

– Cách trồng hồng tú cầu

Bước 1: Trộn đất với sơ dừa theo tỉ lệ 2 đất 1 sơ dừa. Bước 2: Chọn chậu trồng cây. Nên chọn chậu theo số củ bạn muốn trồng. Nếu trồng 1 củ thì đường kính chậu thích hợp là 20cm, 2 củ đường kính chậu từ 30 – 40 cm,…Nên chọn chậu rộng 1 chút vì sau 1, 2 năm trồng các củ mẹ sẽ đẻ củ con và cho bạn thêm hoa. Bước 3: Tạo 1 hốc nhỏ đường kính 10 cm, sâu 8 cm sau đó đặt củ hồng tú cầu vào. Lấp hỗn hợp đất đã trộn xung quanh củ, sao cho đất phủ được 2/3 củ. Đặc biệt nên nhớ không lấp đất che mất vòi hoa phía trên củ. Bước 4: Tưới nước nhẹ nhàng rồi đặt chậu tại nơi thoáng mát.

Thực hiện theo các nước trên là bạn đã sắp có 1 chậu hồng tú cầu ưng ý rồi!

Kỹ Thuật Trồng Hoa Cẩm Tú Cầu

Cẩm tú cầu là loài hoa có nguồn gốc từ Đông Á và Châu Mỹ, ở Việt Nam thường được trồng nhiều nhất ở Đà Lạt, hiện nay đã được nhân rộng để trồng làm cảnh, cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ thuật trồng hoa cẩm tú cầu để có chậu hoa ưng ý nhất.

Việc trồng hoa cẩm tú cầu còn phụ thuộc vào thời tiết và đất ở đó để có những màu sắc khác nhau. Tuy nhiên người trồng hoa cẩm tú cầu phải lưu ý rằng tất cả các bộ phận của cây đều có chứa độc tố gây ngộ độc nếu ăn phải nên những nhà có trẻ con.

Kỹ thuật trồng hoa cẩm tú cầu:

Cẩm tú cầu được trồng quanh năm đặc biệt là dịp cuối năm bạn có thể sử dụng hoa cẩm tú cầu làm hoa tết.

Có thể trồng bằng hạt hoặc bằng nhánh: giâm cành vào mùa Xuân.

Cắt đoạn nhánh dài 30 – 40cm khi cây có có 3 đốt lá có vỏ ngả màu gỗ, mang nhiều búp to ở nách lá, cắt bỏ cặp búp, lá ở phía dưới, ngâm trong nước vài giờ, cắm vào đất, buộc cố định cho không bị lay gốc, để chỗ có nắng lốm đốm/ nhận nắng sáng tuy cây ưa bóng râm nhưng không nên để chỗ thiếu nắng, giữ cho đất đủ ẩm.

Có thể cắm cành cắt trong ly nước chờ khi có rể thì đem trồng ra đất. Có thể cắm cành vào một chậu nhỏ, tưới ẩm cho vào bao nilong buộc kín, để chỗ có nắng gián tiếp.

Phương pháp chăm sóc hoa cẩm tú cầu:

Tưới nước: Tưới thường xuyên, thấy cây bị héo lá là tưới liền để không làm giảm khả năng ra hoa hoặc không ra hoa. Cần tưới nhiều nước vào mùa khô. Phải dự đoán tưới bao nhiêu là đủ để nước không còn đọng trên bề mặt của đất.

Cách bón phân để ra màu sắc khác nhau cho hoa cẩm tú cầu:

Đất chua (độ pH =< 5) hoa màu xanh: Để tăng acid bón aluminum sulfate hay còn gội là nhôm sulfate mỗi tháng một lần vào tháng 3,4,8,9,10 theo chỉ dẫn của nhà sản xuất…thì hoa màu hoa cà, màu hồng sẽ biến thành màu xanh, tuỳ nồng độ nhôm mà sắc xanh cũng đậm nhạt khác nhau. Tưới dấm cho đất hoặc tưới cây bằng nước mưa. Cũng có thể cắm đinh vòng quanh gốc. Sử dụng phân bón có phosphate thấp.

Đất có tính kiềm: Đất có tính vôi (7.5=< độ pH <10) hoa có màu hoa cà, hồng hoặc đỏ. Vào mùa xuân tưới thêm calcium carbonate /vôi thì hoa màu xanh sẽ trở nên hồng.Tro trấucũng có tác dụng tăng tính kiềm của đất (trong tro trấu có chứa Kali). Sử dụng bón phân có chỉ số phosphate cao hoặc thêm lime/vôi bột làm tăng độ pH của đất hoa sẽ có màu đỏ.

Đất trung tính: Có độ pH =7 hoa có màu trắng sữa.

Những lưu ý khác về cây cẩm tú cầu:

Hoa trồng ởcó màu trắng, thì có làm biến đổi độ pH của đất hoa vẫn không đổi màu.

Ở vùng khí hậu nóng rất khó để biến cẩm tú cầu thành đỏ đậm.

Thay đổi màu sắc có tác dụng cho 1 mùa bông, mùa kế tiếp sẽ có thể không giữ được sắc màu của mùa cũ.

Trồng trong chậu sẽ dể kiểm soát độ pH.

Không bón phân sau tháng 8 đây chính là mùa cây ngủ.

Cần giữ ẩm cho gốc bằng cỏ khô, vỏ thông.

Hoa cẩm tú cầu là loại hoa đẹp trang trí nhà hoặc bó hoa tuy nhiên cần lưu ý trước khi trồng vì cây gây ngộ độc khi ăn phải.