Top 12 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Hoa Hồng Ra Nhiều Bông Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kỹ Thuật Trồng Hoa Hồng Và Cách Chăm Sóc Cho Ra Nhiều Bông

Thời gian trồng

Điều quan trọng khi trồng hoa hồng là thời vụ.

Thời điểm thích hợp trồng hoa hồng là mùa xuân đến đầu mùa hè hoặc thu. Vì hoa hồng cần có cơ hội hình thành bộ dễ khỏe mạnh trước khi mùa đông đến. Tuy nhiên hoa hồng trồng vào mùa xuân có sức đề kháng và sinh trưởng mạnh mẽ hơn nhiều so vơi hai mùa còn lại.

Chuẩn bị

Hạt giống: Chọn cành hoa hồng có sẵn hoặc hạt giống. Hiện nay có rất nhiều loại giống hóa hồng, các bạn hãy lựa mua tùy theo điều kiện và sở thích. Bạn có thể mua hạt giống hoa hồng tại các cửa hàng nông sản.

Đất trồng: Trồng hoa hồng trong thùng xốp nên chọn loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Cần xới kỹ đất để cho đất tơi xốp. Về loại đất bạn sử dụng nếu là đất phù sa, thịt nhẹ, tơi xốp cần phơi đất từ 5 – 7 ngày. Sau đó rắc vôi bột để làm sach mầm bênh từ 10 – 12 ngày nữa. Sau khi đảm bảo đất không còn mầm bệnh hãy tiến hành bón phân lót cho đất bằng các loại vân hữu cơ chất lượng. Khi bón phân cho đất xong, nên để cho đất hấp thụ tự nhiên từ 2 – 3 ngày.

Nguồn nước: Trồng hoa hồng phải gần nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm, thuận lợi tưới tiêu.

Dụng cụ: Cần có những dụng cụ làm vườn chuyên dụng như bình tưới nước, bay làm vườn… Ngoài ra nếu trồng hoa hồng trên quy mô lớn bạn nên mua quần áo làm vườn để đảm bảo an toàn hơn khi trồng.

Kỹ thuật trồng hoa hồng

Làm giống: Có hai loại giống cây hồng là hạt giống và cây non.

– Hạt giống: Nếu trồng bằng hạt giống, trước khi đem hạt đi trồng cần ngâm – ủ hạt để hạt nảy mầm đều.

– Trồng bằng cách giâm cành: Chọn một cành cây mẹ khỏe ( cành không quá non hoặc quá già ). Có chiều dài từ 15 – 20 cm và có từ 3 – 4 mắt. Khi cắt, nên dùng dao sắc để cắt được mịn, không bị dập nát. Nhúng cành hoa hồng vừa cắt vào dung dịch kích thích mọc rễ. Nhúng chừng 30 – 40 giây, bạn nhấc cành ra và cắm vào bầu giâm. Khi cành bắt đầu đâm ra những trồi non, thì bạn đã thành công.

Cách trồng hoa hồng: Nhẹ nhàng tách bỏ bầu đất của cây giống. Sau đó đặt bầu đất vào trong khoảng đất đã chuẩn bị từ trước. Tiến hành phủ một lớp đất mỏng quanh gốc cây và tước nước nhẹ.

Chăm sóc hoa hồng

Tưới nước: Trồng hoa hồng ở đất vườn nên tưới nước ngày 1 lần. Tưới nước cho cây phải tưới đẫm không nên chỉ tước trên bề mặt cây mà phải tưới cả ở gốc. Như vậy mới đủ cho lá cây quang hợp. Nếu tưới quá ít nước sẽ xuất hiện nhện hại cây. Cây sẽ có những lá bị úa vàng. Tránh tưới nước vào bạn đêm, trưa, nước đọng trên lá sẽ khiến lá cây bị nấm.

Cắt tỉa cành: Khi cây phát triển tốt, có nhiều cành và nhánh chen nhau. Bạn hãy tiến hành tia bớt những cành già, không cân thiết. Có thể tạo dáng cho cây, đồng thời kích thích cây mọc chồi mới. Tạo điều kiện cho chất dinh dưỡng phát triển vào hoa.

Bón phân: Sau mười ngày, pha phân NPK hay DAP nông nghiệp theo tỷ lệ chuẩn để bón phân cho cây. Sau 3 tháng, xới nhẹ gốc một lần vì dễ sẽ đâm ngược lên trên, bón thêm phân chuồng hoai lên mặt. Nếu muốn hoa hồng có màu sắc đặc trưng thì bón thêm phân Kali lúc nụ hoa vừa mới nhú ra. Lúc cây đang ra hoa, tuyệt đối không được tưới phân, nước lên hoa.

Phòng trừ sâu bệnh: Các loại sâu bênh ở hoa hồng thường là nấm cây. Những loại bệnh, nâm ở cây như: bệnh héo verticillium, bênh gỉ sắt, bệnh phấn trắng phát triển cực nhanh. Các loại bệnh này thường làm cho cây chết nhanh, nên cần thường xuyên theo dõi, loại bỏ ngay. Trong trường hợp cây xuất hiện những đốm trắng, chấm trắng ở đầu ngọn hay dưới lá cây do rệp sáp gây lên. Cần dùng tay ngắt bỏ những lá bị bám, cách ly những cây bị sâu bệnh.

Thu hoạch

Hãy cắt hoa hồng vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì thời gian này cây còn nhiều nhựa, nhiều nước nên hoa lâu tàn, lâu héo. Trước khi cắt nên tưới nhiều nước cho cây nhiều hơn mức bình thường để cây dự trữ một lượng nước cho hoa ( sau khi cắt hoa hồng sẽ mất hơi bay nước ). Sau khi cắt hoa hồng, bạn hãy tỉa những nhánh xấu, hư chỉ để lại những nhánh khỏe. Sau 1 tháng đến 1 tháng rưỡi cây sẽ tiếp tục cho ra hoa.

Chú ý: Sau khi cắt hoa xong phải cắm ngay vào nước sạch, dấu cắt phải xéo để cây dễ thấm nước nhanh.

Cách Trồng Hoa Hồng Trong Vườn Nhà Cho Nhiều Bông

Cách trồng hoa hồng có thể được áp dụng bằng phương pháp trồng trong chậu hoặc để cho hoa hồng leo giàn. Tuỳ từng giống cây cũng như không gian, bạn có thể lựa chọn cho mình một cách thức phù hợp.

Bài viết dưới đậy, kênh cẩm nang chúng tôi sẽ mách bạn các bước để trồng những khóm hoa hồng ngay tại nhà sao cho cây nở được nhiều bông nhất. Mời các bạn cùng theo dõi.

Chuẩn bị trồng hoa hồng

Dụng cụ trồng hoa: bao xi măng, chậu cây, thùng xốp, ô đất nhỏ…

Đất trồng hoa hồng: Đất mùn hoặc đất phù sa tơi xốp, giàu dinh dưỡng

Giống hoa hồng: chọn cành hoa hồng có sẵn hoặc hạt giống

Cách trồng hoa hồng

Bước 1: Làm đất trồng hoa hồng

Đầu tiên, bạn phải chọn lựa loại dụng cụ để trồng hoa. Nếu bạn chọn cách trồng hoa trong chậu hoặc thùng xốp hay bao đất thì cần đảm bảo đã đục lỗ thoát nước ở đáy và hai bên cạnh. Trường hợp trồng cây trực tiếp vào đất, bạn có thể bỏ qua công đoạn này.

Xới kỹ đất để cho đất tơi xốp. Về loại đất, nếu đất bạn sử dụng là đất phù sa, đất thịt thì cần phơi đất từ 5 – 7 ngày và rắc vôi bột để làm sạch mầm bệnh từ 10 – 12 ngày nữa. Nếu bạn không sử dụng đất tự có mà mua đất trồng tại cửa hàng thì có thể trồng được luôn.

Sau khi đảm bảo đã loại trừ nguồn sâu bệnh có trong đất, bạn nên tiến hành bón lót bằng các loại phân hữu cơ đạt chất lượng. Khi trộn phân với đất xong, nên để cho đất hấp thụ tự nhiên từ 2 – 3 ngày.

Bước 2: Chuẩn bị giống cây trồng

Trồng hoa bằng hạt giống hoặc cây con: Nếu bạn trồng hoa bằng hạt giống hoặc cây con, bạn có thể tìm mua trực tiếp tại các cửa hàng cây trồng. Lưu ý khi gieo hạt, cần tuân thủ đúng nguyên tắc ngâm – ủ để hạt nẩy mầm đều, không bị ảnh hưởng tới các hạt giống khác.

Trồng hoa bằng cách giâm cành: Chọn một cành của cây mẹ khoẻ (cành không quá non hoặc quá già) với chiều dài từ 15 – 20 cm và có từ 3 – 4 mắt. Khi cắt, nên dùng dao sắc để vết cắt được mịn, không bị dập nát.

Nhúng cành hoa hồng vừa cắt vào dung dịch kích thích mọc rễ. Nhúng chừng 30 – 45 giây, bạn nhấc cành ra và cắm vào bầu giâm. Khi cành đã bắt đầu đâm lá non, không có dấu hiệu bị chết tức là bạn đã thành công.

Bước 3: Trồng hoa hồng

Nhẹ nhàng tách bỏ bầu đất của cây giống. Đặt bầu cây vào chậu hoặc khoảng đất trồng đã chuẩn bị sau đó phủ kín đất vào gốc. Nhẹ nhàng ấn phần đất quanh gốc để giữ cây sau đó tưới ướt nước.

Bước 4: Chăm sóc hoa hồng sau trồng

Ánh sáng: Hoa hồng là loại cây cần nhiều ánh sáng. Do vậy, cần đảm bảo cây được chiếu sáng tối thiểu 6 – 8 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, cần tránh để cây dưới ánh nắng gắt trực tiếp vì có thể khiến cây bị mất nước và chết.

Tưới nước: Cung cấp nước tưới cho hoa hồng ít nhất 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối. Trong những ngày mùa hè, bạn có thể bổ sung nước tưới nhiều hơn. Lưu ý không nên tưới cây vào giữa trưa nắng gắt.

Bón phân: Sau 15 – 20 ngày trồng cây, bạn tiến hành bón bổ sung phân hữu cơ để cây có được nguồn dưỡng chất phát triển tốt hơn. Nên bón khoảng 20 – 25 ngày/đợt. Khi bón phân cho hoa, tuyệt đối không dùng phân tươi hoặc không đảm bảo chất lượng.

Tỉa cành: Với phần lá úa, cần thường xuyên được cắt bỏ. Ngoài ra nếu muốn cây phát triển tán rộng, nhiều tầng thì bạn cũng nên bấm ngọn thường xuyên và tạo dáng cho cây. Phần lá bỏ đi, bạn có thể vùi vào một lớp đất khác để tạo thành phân bón.

Bước 5: Thu hoạch hoa hồng

Kê từ khi chính thức ra nụ, hoa sẽ nở làm nhiều đợt. Lúc này, bạn có thể bắt đầu thu hoạch thành quả của mình. Lưu ý trước khi thu hoạch hoa, cần tưới nước cho cây để đảm bảo cây không bị mất nước. Nên thu hoạch hoa vào sáng sớm hoặc chiều tối vì đây là thời điểm phù hợp nhất với đặc điểm sinh học của hoa hồng.

Cách trồng hoa hồng không khác nhiều so với cách trồng các loại hoa, rau khác. Một điểm quan trọng khi trồng hoa hồng đó là loại hoa này rất dễ bị sâu đục thân. Do vậy khi chăm sóc, bạn cần quan sát kỹ để loại bỏ nguyên nhân gây hại cho cây.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Loa Kèn Ra Nhiều Bông

/5 – 0 Bình chọn – 1444 Lượt xem

Cây hoa loa kèn có tên khoa học: Liliump spp. Hoa loa kèn có nguồn gốc từ từ các vùng ôn đới như Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Mỹ và châu Âu.Cây hoa loa kèn là cây cảnh hoa, thân thảo thường trồng ngoài trời.Thông thường thân cây có hình trụ, không lông, lá xoắn mọc thành dãy, ít khi mọc thành vòng tròn, phiến lá hình mác, hoặc hình sợi, lá không cuống hoặc có cuống ngắn, vành lá nguyên vẹn.Hoa loa kèn to, mọc đơn lẻ, có loại mọc thành cụm. Màu sắc hoa đa dạng gồm các màu như trắng, vàng, hồng, đỏ…Cây loa kèn thích khí hậu mát mẻ, thích nơi có bóng mát. Hoa loa kèn thích hợp trồng chậu làm cây nội thất trang trí văn phòng, phòng khách… Hoa loa kèn thường được ưa thích cắm hoa trong lọ.

Hoa loa kèn đỏ to và màu sắc rực rỡ

Thời điểm trồng hoa loa kèn đỏ tốt nhất nên trồng vào khoảng tháng 10 đến tháng 11. Trồng thời điểm này khong quá nắng nóng nên cây phát triển tốt đến tháng 4 năm sau đã cho ra hoa đều và đẹp. Chú ý không nên trồng cây quá sớm sau tháng 4 vì cây con có thể bị cháy nắng và chết.

Tiêu chuẩn chọn đất trồng

Để cây được phát triển tốt nhất bạn nên chọn trồng cây ở loại đất thịt tơi xốp và có độ ẩm cao. Cây cũng không chịu được ngập úng nên cần thiết phải phải tơi xốp và thoát nước tốt. Để cây thêm dinh dưỡng có thể trộn thêm một chút bùn, cát pha hoặc đất sét vào đất khi trồng hoa loa kèn đỏ này.

Hoa loa kèn với quy trình trồng chuẩn

Trước khi trồng cần xử lý đất và cày bừa làm luống cho cây. Nếu trồng với mật độ nhiều bạn cần làm luống cho cây. Đất trồng tơi xốp và có độ ẩm nhất định khi cầm nắm thành cục không bị vỡ ngay là được.

Trước khi trồng hoa loa kèn đỏ cần chú ý không nên trồng ở những nơi có khói than và gần các khu nhiễm khí độc.

Củ bạn mua về làm sạch sau đó để hong trời râm mát khoảng 1 ngày. Tốt hơn bạn có thể ngâm qua củ với dung dịch chống nấm mốc để giúp củ không bị thối trong khi trồng. Loại củ trồng hoa loa kèn cần sạch sẽ mới cho cây mọc nhanh và khỏe mạnh. Chỉ cần điều kiện thay đổi như đất nhiễm bẩn là củ cũng có thể bị ảnh hưởng dẫn đến không nảy mầm và có thể bị thối.

Trồng hoa loa kèn từ củ đơn giản

Sau khi trồng bạn tiến hành tưới nước giữ ẩm cho đất để củ nhanh mọc chồi mới. Sau khi chồi mới nhú lên khoảng 10cm bạn tưới tăng lượng nước lên 10%. Chú ý không nên để đất bị úng ngập. Đất cần ẩm nhưng phải tơi xốp thì cây mới phát triển tốt.

Nếu thiếu dinh dưỡng thì phần lá sẽ có biểu hiện bị khô đầu và đen. Lúc này cần bổ sung ngay phân cho cây. Có thể phun lên lá một vài lượng phân NPK.Với lá của bạn bị xuất hiện sọc vàng thì bạn cần tiến hành xới thoáng gốc và phun vào đó một lượng Zinép-Basudin vừa đủ.

Hoa loa kèn cần được chăm sóc đúng cách

Cách Chăm Sóc Hoa Hồng Ra Nhiều Hoa

Hoa Hồng thuộc loại gây thân gỗ bụi sống lau năm có thể trồng quanh năm nhưng rất tốt vào xuân và mùa thu. Ngày nay người ta trồng rất nhiều loại hoa hồng để trang trí và làm cảnh. Cùng chúng tôi tìm hiểu cách chăm sóc để có một vườn hồng như ý.

Phương pháp chăm sóc cây hoa hồng:

Hoa hồng là loại cây thích hợp sống trong điều kiện thoáng gió và có nhiều nắng, nếu đủ nắng chiếu 8 tiếng 1 ngày cây sẽ sinh trưởng tốt và ít bị sâu bệnh gây hại, ra nhiều hoa và màu sắc của hoa cũng sáng đẹp, rực rỡ. Có nhiều loại hồng khác nhau trong đó được ưa chuộng nhât là hoa hồng leo.

Đất trồng: Mỗi năm thay đất 1 lần và thích hợp với các loại đất đặc biệt là đất bazan và đất thịt.

Tưới nước: Nếu trồng dưới đất vườn cần tưới mỗi ngày 1 lần, trồng trong chậu thì mỗi ngày tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Cây hoa hồng cần đủ nước để lá quang hợp, nếu cây khô thiếu nước sẽ xuất hiện nhện đỏ hại cây, vàng lá và rụng lá. Hạn chế tưới nước vào buổi tối vì nước sẽ đọng trên lá cây khiến lá cây dễ bị nấm bệnh.

Bón phân cho hoa hồng: Kết hợp phân bón lá và bón gốc xen kẽ, định kỳ 1 tháng 1 lần. Khi cây ra ngọn, lá non bón bổ sung phân hạt Dynamic, phân dơi quanh gốc cây rồi tưới nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng, pha phân NPK hay DAP nông nghiệp tưới lên lá thân và gốc. Lúc cây mới nhú nụ hoa bón thêm kali hồng thì hoa sẽ có màu sắc đặc trưng đậm đà. Nhưng lưu ý lúc cây ra hoa không tưới phân vì sẽ làm hỏng hoa.

Cắt tỉa cành: Thường xuyên cắt tỉa những cành nhánh đã già, cành yếu, không cần thiết, tạo tán cho cây, để kích thích cho cây hoa hồng ra nhiều mầm, ngọn của các mầm chính là nụ hoa.

Sâu bệnh khi trồng hoa hồng:

Loại hoa hồng nhung và một số loại hoa hồng khác có rất nhiều bệnh điển hình như:

Rệp: Nhiệt độ 20 độ C và độ ẩm 70 – 80% tạo điều kiện thuận lợi cho rệp phát triển nhanh nhất trong năm. Rệp có mầu xanh nhạt hoặc đỏ, xám. Rệp tập trung ở ngọn, mầm non và nụ hoa.

Nhện đỏ: cư trú ở mặt đất, chích hút dịch trong mô lá làm cho lá có màu vàng, quăn queo rồi rụng, khi có dấu hiệu này dùng Peganus 500 SC 7 – 10 hoặc Ortus 5SC.

Sâu: Sâu đẻ trứng từng ổ dưới mặt lá, có thể ngắt bỏ ổ trứng, cắt bỏ hoặc tiêu huỷ các bộ phận bị sâu phá hoại và dùng các loại thuốc Supracide, Pegacus 500 SC, Cyperin 5EC.

Nguồn: sưu tầm