Top 9 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Hoa Giấy Đẹp Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Hoa Giấy Thái Nhiều Màu Ii Hoa Giấy Thái Ngũ Sắc Đẹp

Mã sản phẩm: Hoa giấy thái nhiều màu

Mô tả:Mẫu cây hoa giấy thái nhiều màu. Với 5 màu rực rỡ gồm: tím, vàng, đỏ, hồng và màu trắng mọc đan xen kẽ hỗn hợp trên cùng một cây hoa giấy thái.

Chi tiết sản phẩm

Hoa Giấy Thái Nhiều Màu II Hoa giấy Thái ngũ sắc

Hongcaycanh xin giới thiệu mẫu cây hoa giấy thái nhiều màu. Với 5 màu rực rỡ gồm: tím, vàng, đỏ, hồng và màu trắng mọc đan xen kẽ hỗn hợp trên cùng một cây hoa giấy thái. Sự kết hợp đa sắc màu đã tạo ra cây hoa giấy 5 màu vô cùng hấp dẫn.

– Hoa giấy Thái nhiều màu hay còn có tên gọi khác là hoa giấy Thái ngũ sắc hay hoa giấy ngũ sắc.

– Nguồn gốc : Cây xuất xứ từ Thái Lan

– Tên khoa học: Bougainvillea spectabilis

– Tên tiếng anh: gọi là Bougainvillea

– Thuộc Họ cây : Nyctaginaceae (Hoa giấy)

Cây hoa giấy 5 màu: đỏ, trắng, hồng, tím và vàng…. Cây có hoa cả 4 mùa, rất dễ chăm sóc.

Hoa giấy thái nhiều màu trồng rộng khắp trên cả nước ta, ở mọi điều kiện thời tiết.

Thân: Hoa giấy ngũ sắc thái lan có thân gỗ bò trườn, trên thân chính có gai nhỏ và mọc ra nhiều cành lá

Lá: Hoa giấy thái lan Lá thuộc dạng lá đơn mọc cách nhau, giống hình trái xoan thuôn phía đầu và tròn ở dưới gốc cuống.

Hoa: Hoa giấy ngũ sắc thái ra hoa, mỗi bông bao quanh bởi 3 lá bắc nằm bên trong. Hoa giấy có hình cánh tràng chụm thành một ống hẹp, phía trên cánh hoa loe rộng ra và chia thùy đều

Quả: Hoa giấy thái ra quả bé tròn, hạt màu nâu hơi hơi hung bóng – đây là một dạng quả từ họ Nyctaginaceae.

Cây hoa giấy thái được trồng làm hoa giấy cảnh, hoa giấy thái ngũ sắc bonsai, trồng giấy thái 5 màu leo trước cổng, leo trước ban công. Hoa giấy Thái ngũ sắc với nhiều màu rực rỡ, hoa nở quanh năm, là loại cây cảnh đẹp ý vui, được nhiều người ưa thích trồng trong sân vườn biệt thự,…

Hoa giấy ngũ sắc thái lan có màu sắc rực rỡ là điểm nổi bật và khác với những loại cây khác. Chính sự kết hợp đa màu sắc với nhau đã trở thành nét độc đáo riêng. Do vậy cây hoa giấy phong thủy mang mang lại nhiều may mắn, tươi vui, sự mới mẻ cho gia chủ mình.

Nhân giống hoa giấy thái 5 màu có 3 cách

Một là: phương pháp chiết cành

Hai là: phương pháp giâm cành

Ba là: phương pháp ghép mắt

Trong 3 cách ở trên thì phương pháp trồng giống hoa giấy ngũ sắc thái lan theo cách giâm cành hiệu quả nhất từ trước tới nay. Đây là cách trồng nhanh và hiệu suất cao.

Hoa giấy ngũ sắc thái lan ưa tưới nước đẫm. Mỗi ngày tưới 1-2 lần đặc biệt tưới nhiều trong mùa hanh khô. Trong giai đoạn kích thích hoa giấy nở nhiều thì nên hạn chế tưới nước ít hơn

Thời điểm hoa giấy thái 5 màu ra hoa cũng là lúc các lá trên đầu ngọn biến đổi nhẹ màu lá.

Tôi cần phải làm gì để có một cây hoa giấy thái nhiều màu đẹp?

Thật đơn giản, đây là địa chỉ mua cây hoa giấy thái nhiều màu uy tín và giá rẻ nhất tại Hà Nội:

CÔNG TY TNHH CÂY XANH TRUNG NGUYÊN

www.http://hongcaycanh.com

Hotline bán hàng: 0962.136.986 – 0967.989.584 – 09122.55500

Địa chỉ: Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên cách Bát Tràng Gia Lâm 3km.

Cách Làm Hoa Lan Hồ Điệp Bằng Giấy Nhún Đẹp Nhất

Sở hữu một bình hoa lan hồ điệp đẹp mê li với giấy nhún đơn giản ngay hôm nay chỉ với vài bước dễ làm. Cùng khám phá ngay

Lan hồ điệp là biểu tượng của vẻ đẹp, của tình yêu và sự thánh thiện. Lan hồ điệp mang nét đẹp tinh tế, kiêu sa làm cho nhiều người mê mẩn. Nếu bạn cũng yêu thích loài hoa xinh đẹp này và muốn khám phá nhiều cách làm hoa giấy handmade thì mời bạn cùng trải nghiệm cách làm lan hồ điệp bằng giấy nhún này nhé.

Cách làm hoa lan hồ điệp bằng giấy nhún đẹp nhất

Để làm lan hồ điệp, chúng mình cần chuẩn bị:

-Giấy nhún (trắng, vàng, hồng cánh sen, xanh lá) -Keo sữa (bạn có thể tham khảo thêm địa chỉ mua keo sữa handmade chuyên dụng) -Băng keo sáp -Chỉ -Kẽm giấy loại to và kẽm cành nhỏ -Bông gòn -Keo nến + súng bắn keo -Kéo -Kìm

Cách làm lan hồ điệp đẹp và đơn giản nhất ngay tại nhà Với loại hoa này, bạn có thể in mẫu cánh hoa có sẵn trên mạng về hoặc tự vẽ các phần của một bông hoa ra giấy để làm khuôn mẫu cắt giấy.

Bước 1: Đầu tiên, chúng mình làm cánh lớn của hoa lan. Cụ thể như sau:

Cắt mảnh giấy màu vàng có bề rộng 7-8 cm. Phết keo sữa và dán gập đôi chiều rộng mảnh giấy lại. Tiếp tục gập đôi chiều rộng mảnh giấy và cắt cao lên 6 cm.

Bạn cắt cánh lớn của lan hồ điệp như sau.

Mỗi bông hoa lan có 2 cánh lớn, vì vậy bạn cần làm 2 cánh như trên.

Bước 2: Làm cánh nhỏ

-Lấy giấy nhún vàng để cắt cánh nhỏ của hoa, phần cánh nhỏ này có phần thân dài, đầu cánh hoa hơi nhọn.

-Làm mỗi bông hoa cần 3 cánh nhỏ.

Bước 3: Làm nhụy hoa màu hồng

-Bạn dùng mẫu hình nhụy hoa để cắt nhụy hoa màu hồng.

-Tiếp theo, bạn cắt đôi nhụy hoa dọc theo chiều dài của nó.

-Sau đó, cắt một đoạn kẽm cành dài 6-7 cm, rồi dùng keo sữa dán phần nhụy vừa cắt lên sao cho 2 nửa nhụy hoa hơi chồng lên nhau che đi phần kẽm cành ở giữa.

Bước 4: Làm nhụy trắng.

-Chúng mình sử dụng một mảnh giấy nhún màu trắng, kéo giãn hết cỡ.

-Sau đó, cắt 1 đoạn kẽm cành dài 6-7 cm, uốn cong phần đầu lại.

-Bạn ve tròn một ít bông gòn và đặt lên phần bẻ cong của đoạn kẽm, sau đó phủ phần giấy nhún trắng vừa kéo giãn lên trên và dùng chỉ buộc lại.

Bước 5: Ráp hoa

-Đối với phần nhụy hồng, bạn uốn phần kẽm cành cong xuống dưới, phần cánh chính ở giữa hơi cong lên trên và kéo dãn hai cánh hai bên một chút rồi hơi cuộn cong 2 cánh vào trong.

-Đặt nhụy màu trắng vào sát giữa 2 cánh 2 bên của nhụy hồng, sau đó buộc cố định lại.

-Đối với 2 cánh lớn, bạn kéo nhẹ phần chính giữa cho cánh hoa có độ cong tự nhiên.

-Làm tương tự với các cánh nhỏ.

Buộc 2 cánh lớn đối diện nhau qua nhụy. Lưu ý không để lộ phần chỉ.

Sau đó, buộc 3 cánh nhỏ phía ngoài cùng.

Bước 6: Làm lá hoa.

Cắt giấy nhún màu xanh đậm với bề rộng 10-12 cm. Bạn phết keo sữa và dán gập đôi chiều rộng của mảnh giấy lại. Bạn gập đôi lại và cắt thành hình lá. Làm lá to hay nhỏ tùy ý.

Bước 7: Làm nụ hoa lan tương tự làm nhụy trắng, sau đó dùng băng keo sáp quấn lại che kín phần chỉ buộc.

Đối với phần đài hoa, bạn phết keo nến lên phía trên cùng của nó trước, sau đó dùng băng keo sáp quấn đài hoa.

Bước 8: Ghép hoa và nụ lên cành lớn, sau đó ghép lá ở gần phần gốc và cắm vào chậu. Bạn có thể uốn chỉnh dáng hoa theo ý muốn.

Vậy là chúng ta đã biết cách làm hoa lan hồ điệp bằng giấy nhún rồi phải không nào? Với những hướng dẫn cách làm lan hồ điệp bằng giấy nhún này, chuyên mục hy vọng bạn sẽ dễ dàng tự tay làm một chậu hoa xinh xắn cho chính mình. Chúc các bạn thành công và đừng quên ghé thăm chuyên mục “cách làm hoa giấy” thường xuyên để cập nhật thêm nhiều mẫu hoa độc đáo khác nhé!

Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Giấy

Lúc còn nhỏ, trước nhà tôi có một cây hoa giấy to, thân cây được uốn thành vòm kết hợp với các thanh tre làm hàng rào bên cạnh tạo thành cổng trông vô cùng ấn tượng và đẹp mắt.

Trước tiên là giâm cành:

Thời gian tốt nhất là vào mùa thu (thời tiết mát và ít mưa), và hai tháng đầu mùa xuân (thời tiết ấm áp, cành giâm ra rễ nhanh, chồi mầm phát triển nhanh. Đất giâm cành theo tỷ lệ sau: 3 phần đất màu, 1 phần cát, 1 phần trấu và phân chuồng hoai mục, tất cả trộn đều, đảm bảo đất dày từ 20cm đến 30 cm.

Cành giâm là cành tẻ (cành từ 1, 2 năm), mỗi đoạn dài khoảng 20 cm và có ít nhất 2 mắt, vát đầu gốc nhọn và đầu ngọn bằng, đảm bảo vết cắt bén, không dập. Sau đó bôi vào mặt gốc một ít vôi để chống nhiễm khuẩn, đầu ngọn được bọc kỹ bằng nilon để cây không bị mất nước.

Khi giâm đặt cây nghiêng một góc 150 độ, sâu 10cm. Tưới nước 2 ngày một lần, không nên tưới thường xuyên sẽ làm cây úng nước và thối rễ.

Còn để tiện hơn có bạn có thể mua cây con trực tiếp về trồng nhưng cách giâm cành nêu trên rất tiện nếu bạn muốn nhân giống cho cây sau này.

Đặt cây nơi có đủ ánh nắng và điều kiện thoát nước tốt.

Cách chăm sóc:

Mùa hè sau khi hoa nở cây sẽ ra nhánh mới khoảng 10cm, không nên tưới nước trong 4 ngày để cây ra chồi hoa. Cắt bỏ chồi ngọn để cây mọc nhiều chồi nách.

Tốc độ phát triển rất nhanh vì thế, nếu trồng trong chậu, sau một năm nên chuyển sang chậu khác lớn hơn. Sau mỗi đợt hoa, người chăm cây cần tưới thêm nước phân thúc vào gốc cây hoa giấy. Sau một vài năm trồng, khi thức ăn trong đất đã cạn, cây cần phải được lấy ra, rũ đất, cắt hết rễ rồi trồng lại. Nếu cây tốt, lá to, xanh đậm, người trồng nên hái bớt lá từ ½ -2/3 để kích thích cho cây ra hoa.

Mùa đông không nên đặt cây bên ngoài, nên đặt cây trong phòng ấm áp và tưới nước để cành phát triển, thì sang năm cây sẽ ra hoa.

Phòng trừ sâu bệnh

Hoa giấy sinh trưởng tốt lên người chơi cây không cần lo lắng trong việc phòng trừ những sâu bệnh. Người trồng chỉ cần chọn cây không sâu bệnh làm giống và trước khi trồng phải vệ sinh chậu thật sạch là có thể yên tâm. Đối với những cây thời vụ, người chăm bón có thể xử lý hạt giống bằng vôi, thuốc diệt trừ mầm mống bệnh và trứng sâu như vậy hoa sẽ tăng cường được sức đề kháng.

Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất

hướng dẫn cách uốn chăm sóc cây hoa giấy cực đẹp

cách trông và chăm sóc hoa ngọc bút

cách chăm sóc cây hoa mắt huyền language:vi

cach trông và chăm soc hoa cat tường

câu ca da : ra sức trồng bông bông không noẻ vô tình cắm liễu liễu lại xanh

giâm cành hoa giấy

Cách Trồng Hoa Giấy Bằng Cành

Nhân giống và phát triển loài hoa này có ba cách là chiết, giâm cành và ghép mắt. Độc giả Dương Quốc Đệ sẽ chia sẻ kinh nghiệm nhân giống và tạo hoa giấy nhiều màu bằng cách giâm cành, đây là phương pháp vừa dễ làm, nhanh, tiện lợi lại cho hiệu quả cao nhất:

Trước tiên, thời vụ giâm tốt nhất là đầu mùa thu (thời tiết mát, ít mưa) và hai tháng đầu mùa xuân (thời tiết ấm áp, cành giâm ra rễ nhanh, chồi mầm phát triển mạnh). Có thể giâm cành hoa giấy trực tiếp ngoài đất liền hoặc trong chậu cảnh, song yêu cầu đất phải lên luống cao, chậu phải có lỗ thoát nước.

Đất giâm đảm bảo đủ các thành phần theo tỷ lệ: 3 phần đất màu, 1 phần cát, 1 phần trấu và phân chuồng hoai mục, tất cả trộn đều, đảm bảo lớp đất tổng hợp này dày 20 – 30 cm. Cành giâm, chọn cành bánh tẻ (cành đã ra được 1- 2 năm), những cành này trong thân nhiều chất dinh dưỡng, sức sống khỏe, chóng ra rễ, mầm nảy ra mập, phát triển nhanh, tỷ lệ nảy mầm và sống cao hơn cành già.

Mỗi đoạn giâm cắt dài 20 cm, đảm bảo có ít nhất từ 2 mắt trở lên. Đầu phía gốc cành cắt hơi vát, phía ngọn cắt bằng, vết cắt gọn không bị dập, xước vỏ. Cắt xong bôi vôi vào mặt cắt phía gốc để chống nhiễm khuẩn, còn đầu ngọn buộc kín nilon để chống thoát nước. Khi giâm vào chậu đặt cành giâm chính giữa, nghiêng với góc 15 độ, sâu 10 cm. Giâm ngoài đất, cách đặt như trong chậu với khoảng cách cành nọ cách cành kia là 20cm.

Sau khi giâm xong tưới nước đẫm cho chặt gốc, làm giàn che nắng, mưa bằng phên liếp hoặc lá đảm bảo thoáng mát. Hai ba ngày tưới nước nhẹ một lần giữ độ ẩm vừa phải cho cây là được, tưới nhiều nước, độ ẩm lớn làm cành giâm bị thối vỏ, không ra rễ được. Khi thấy cành nẩy mầm thì bỏ giàn che để cây có đủ ánh sáng phát triển. Với cách làm trên, chịu khó chăm sóc đúng kỹ thuật, chỉ sau 2 – 3 tuần cành giâm sẽ nẩy mầm và ra rễ, đảm bảo kết quả trên 95%, sau hơn một tháng có thể đem trồng luôn vào chậu và sau 1 năm ta đã có.

Cách làm để hoa giấy ra nhiều màu

Việc “chế tạo” một cây bông giấy có nhiều màu không đến mức khó lắm, miễn là các bạn phải kiên trì và có hiểu hiết về chiết ghép một chút là có thể làm được. Để có một cây bông giấy ghép các bạn cần tiến hành một số bước sau:

– Chuẩn bị gốc ghép: muốn có cây làm gốc ghép các bạn sưu tầm một cây bông giấy có gốc tương đối lớn một chút (để chúng có đủ sức gánh trên mình nhiều cành ghép của những giống khác), nếu gốc cây ấy lại có vẻ xù xì, dáng cổ thụ thì lại càng quý. Sau khi có cây làm gốc ghép, các bạn dùng cưa cắt bỏ phần ngọn của cây này, chỉ để lại phần gốc dài khoảng trên dưới 1 m (tùy theo gốc lớn hay nhỏ và dáng thế các bạn định tạo sau này), trồng vào một chậu lớn, bón thêm phân, tưới giữ ẩm khoảng một tháng sau phần gốc này sẽ mọc ra nhiều tược mới xung quanh, tỉa bỏ bớt chỉ để lại một số tược ở vị trí thích hợp. Khoảng 1-2 tháng sau khi tược mới lớn cỡ điếu thuốc lá là có thể ghép được.

– Chuẩn bị giống để ghép: Khi những tược mới trên cây làm gốc ghép đạt được tiêu chuẩn ghép thì các bạn sưu tầm những cây bông giấy có màu hoa, màu lá đẹp mà mình ưa thích để làm giống ghép lên gốc ghép đã được chuẩn bị.

– Thao tác ghép: Khi có đủ cả cành giống và gốc ghép các bạn thực hiện như sau: dùng lưỡi dao lam (dao cạo râu) cắt bỏ phần ngọn của các tược mới ra trên gốc ghép, chỉ để lại phần gốc dài khoảng 10 cm (để dễ hiểu tạm gọi mỗi tược này là một “gốc ghép”).

Trên cây cần lấy giống chọn cành bánh tẻ hơi non, có độ lớn tương đương hoặc nhỏ hơn một chút so với “gốc ghép”, cắt lấy một đoạn dài 7-10 cm (trên có 4-5 lá, tạm gọi phần này là “cành ghép”), lấy kép cắt bỏ hết là trên “cành ghép”.

Tại vị trí cách gốc của “gốc ghép” 3-4 cm, dùng lưỡi dao lam cắt vạt xéo một nhát từ trên xuống dưới (vào sâu 1/3 độ lớn của “gốc ghép”), vết cắt này dài khoảng 2 cm (tạo thành một “miệng ghép”). Tiếp theo dùng lưỡi lam cắt vạt xéo hai nhát ở hai phía đối diện ở phần gốc của “cành ghép” tạo thành hình nêm (vết cắt dài khoảng 2 cm).

Luồn phần hình nêm của “cành ghép” vào “miệng ghép” trên “gốc ghép” rồi dkín cảùng dây nilon quấn vừa đủ chặt, cuối cùng dùng bao nilon bao cành ghép và chỗ ghép để chỗ ghép không bị nước xâm nhập và cành ghép không bị khô mất nước. Che nắng hoặc đưa cây ghép vào chỗ mát. Sau ghép 10-15 ngày khi cành ghép lẩy tược mới thì tháo bỏ bao nilông và dây nilông quấn ở chỗ ghép. Sau ghép vài tháng là cây ra hoa.

Có thể ghép làm nhiều đợt, mỗi đợt vài màu, các bạn sẽ tạo ra một cây bông giấy nhiều giống. Khi những cành ghép trưởng thành chúng sẽ ra hoa đồng loạt với màu sắc khác nhau từ đỏ đậm, đỏ lợt, tím đậm, tím lợt, tím Huế, hồng cánh sen, đến trắng, vàng, vàng cam, vàng gạch cua rất đẹp và lạ mắt.