Hoa bỉ ngạn là loài hoa vô cùng đặc biệt và bí ẩn. Xuất hiện nhiều ở Trung Quốc và Nhật Bản, cái tên “bỉ ngạn” gắn liền với rất nhiều câu chuyện bi thương về tình yêu. Dẫu chỉ là truyền thuyết thôi, thế nhưng những đau khổ trần ai đó vẫn ám ảnh trong sắc đỏ rực rỡ và ma mị của loài hoa bỉ ngạn.
Hoa bỉ ngạn có tên khoa học là Lycoris radiate, xuất hiện rất nhiều ở các quốc gia châu Á đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản. Loài hoa này thuộc thân thảo có chiều cao từ 40 – 80cm. Cây mọc chủ yếu ở những sườn đồi, bụi rậm và những khu vực hoang vu, ẩm ướt… Ở nghĩa trang chúng ta cũng thường thấy hoa bỉ ngạn mọc rất nhiều. Cũng chính bởi điều này nên nhắc tới bỉ ngạn là người ta liên tưởng tới chết chóc và đau khổ.
Rễ cây có hình dạng củ giống như củ khoai môn ở Việt Nam, tuy nhiên củ của cây bỉ ngạn này rất độc. Nếu như vô tình ăn phải thì sẽ gây nên hiện tượng buồn nôn, khó thở, mệt mỏi và có thể dẫn tới tử vong.
Thân của cây bỉ ngạn mềm, có màu xanh thẫm và mọc thẳng từ dưới gốc lên. Mỗi thân cây có thể nở từ 3 – 4 bông hoa thậm chí là nhiều hơn.
Lá cây bỉ ngạn có hình dáng tương tự như lá hẹ, dài và hẹp. Hoa của cây bỉ ngạn có dạng chùm bao gồm nhiều cánh hoa uốn cong xuống. Phía trên những cánh hoa đó là nhụy hoa trông như những mũi kim tỏa về mọi hướng.
Có một điều kỳ lạ mà cho đến tận bây giờ chưa một ai có thể giải thích được đó là: Hoa và lá của cây bỉ ngạn không bao giờ gặp nhau. Hoa chỉ nở khi lá đã tàn và ngược lại lá chỉ có trên cây khi không có hoa. Trong dân gian người ta xem điều này như là sự chia ly, xa cách. Là những chuyện tình đẹp nhưng kết thúc ngàn trùng ly biệt. Những bông hoa bỉ ngạn chất chứa về những hồi ức bi thương và đau khổ (với màu đỏ như máu, như ngọn lửa).
Ngoài cái tên bỉ ngạn mà người ta thường gọi thì loài hoa này còn có rất nhiều tên gọi đặc biệt như: thạch toán, long trảo hoa, mạn châu sa hoa. U linh hoa, hoa địa ngục, vong xuyên hoa… Tên gọi nào cũng vô cùng ma mị và ám ảnh.
Trên thế giới có 3 loài hoa bỉ ngạn tương ứng với 3 màu sắc: màu đỏ, màu trắng và màu vàng. Tuy nhiên, hoa bỉ ngạn màu đỏ là phổ biến nhất; màu trắng và vàng hiếm khi thấy. Nhưng theo các câu chuyện truyền thuyết người ta giải thích rằng:
Hoa bỉ ngạn trắng hay còn gọi là Mạn Đà La hoa. Đây là loài hoa chỉ nở ở miền Cực lạc, là nơi thanh khiết và linh thiêng của Phật Tổ. Hoa màu đỏ hay còn gọi là Mạn châu sa hoa chỉ mọc ở chốn trần gian. Và hoa bỉ ngạn màu vàng hay còn gọi là vong xuyên hoa. Loại hoa này chỉ nở ở một nơi duy nhất là hoàng tuyền. Nơi ở của những người đã khuất.
Dược tính của hoa bỉ ngạn: Theo nghiên cứu, trong cây bỉ ngạn có chứa những chất rất độc hại. Cây bỉ ngạn có thể xua đuổi côn trùng, sâu bọ, chuột… Ở những nơi bỉ ngạn mọc thì nó sẽ ức chế sự phát triển của cây cỏ xung quanh. Do đó có thể ứng dụng loài cây này trong phòng trừ cỏ dại. Tuy nhiên điều này ít được áp dụng trong thực tế bởi con người thường rất e ngại và tránh xa loài hoa này.
Hoa bỉ ngạn chất chứa ý nghĩa về sự chia ly, xa cách. Đó cũng là nơi trú ngụ của linh hồn những người đã chết. Màu đỏ như máu của những bông hoa bỉ ngạn khiến người ta liên tưởng tới những đau khổ tận cùng, những mất mát, tang thương.
Có thể nói hiếm khi chúng ta thấy loài hoa nào gợi lên nhiều đau khổ như loài hoa này. Chính bởi điều này nên bỉ ngạn chỉ mọc hoang dại và ít khi được con người trồng. Họ sợ những điều xui xẻo, những bi thương đó sẽ vận vào cuộc đời của họ.
Ở mỗi quốc gia, bỉ ngạn lại mang những ý nghĩa khác nhau. Đó có thể là những hồi ức đau thương đối với người dân Nhật Bản. Đó là nỗi nhớ vê nhau trong vô vọng đối với quan điểm của người Triều Tiên. Còn đối với người dân Trung Quốc, hoa bỉ ngạn vừa mang vẻ đẹp ưu mỹ thuần khiết, vừa mang vẻ đẹp của chết chóc.
Trong dân gian, người ta thêu dệt rất nhiều câu chuyện ly kỳ xung quanh loài hoa bí ẩn này. Người ta bảo với nhau rằng hoa bỉ ngạn chỉ nở vào 3 ngày trước và sau xuân phân và thu phân. Những ngày này là ngày mà người sống và người chết có thể gặp gỡ và nói chuyện với nhau. Bởi vậy nên loài hoa này được xem như là con đường dẫn tới thế giới của những người đã khuất.
Cũng theo truyền thuyết hoa bỉ ngạn chỉ mọc ở hoàng tuyền. Trên con đường xuống đia ngục thì tất cả những linh hồn của người chết sẽ gửi ký ức của mình vào trong những bông hoa này. Bước qua chốn ấy, mọi thứ ở nhân gian sẽ bị xóa sạch.
Bỉ ngạn còn là loài hoa chứng kiến kết cục bi thương giữa Mạn Châu và Sa Hoa. Người ta kể lại rằng xưa kia có 2 con yêu tinh tên là Mạn Châu và Sa Hoa, họ có nhiệm vụ canh giữ và bảo vệ loài hoa này. Họ cùng canh giữ loài hoa này suốt mấy nghìn năm tuy nhiên lại chưa bao giờ gặp mặt. Bởi nếu gặp nhau thì cả hai sẽ phải chịu lời nguyền suốt đời suốt kiếp vĩnh viễn không bao giờ nhìn thấy nhau. Thế nhưng lời nguyền đó cũng không thể nào ngăn cản được trái tim khát khao gặp gỡ.
Năm đó, bỏ lại sau lưng những quy định trói buộc, bỏ lại sau lưng về hậu quả sẽ phải gánh chịu; cả hai người đã lén gặp nhau. Và rồi kết cục bi thương mà họ phải chịu cho những phút giây hạnh phúc của mình đã ứng nghiệm. Lá và hoa bỉ ngạn cũng là muôn trùng không gặp gỡ như chính câu chuyện đầy oan trái này.
Cũng có truyền thuyết kể lại rằng. Xưa kia có đôi nam nữ tình sâu nghĩa nặng, họ yêu nhau tha thiết và thề không bao giờ chia lìa. Nhưng oan trái thay bỗng một ngày chàng trái gặp nạn và qua đời. Anh ta bỏ lại cô gái với nỗi đau khổ và nhớ thương giày vò nơi trần gian. Để được ở bên người mình yêu, cô gái đã nhiều lần quyên sinh nhưng không được. Nghĩ là do ý trời không muốn mình chết nên cô gái đã thủ tiết sống một mình đợi chàng trai.
Sau khi chết đi, chàng trai xuống hoàng tuyền và đi qua bờ sông ngập tràn hoa bỉ ngạn. Vẫn không thôi nhung nhớ mỗi tình nơi nhân gian. Chàng tự hỏi trong ai oán và chỉ mong được trở về bên người mình thương. Thế nhưng bát canh quên lãng được Mạnh Bà đặt trên tay, chàng bắt buộc phải uống. Và rồi chàng bước vào cửa luân hồi mà không có bất kỳ một mảnh ký ức nào về nhân gian. Tất cả những hồi ức ấy đều được gửi lại nơi hoa bỉ ngạn.
Hai mươi năm sau, chàng trai đầu thai vào kiếp người. Cô gái bây giờ đã là một phụ nữ trung niên, vẫn mòn mỏi chờ đợi. Chàng trai ấy lớn lên với một thân phận hoàn toàn khác. Một ngày cả hai người vô tình nhìn thấy nhau. Chàng trai bước qua một cách vô tình như chưa bao giờ gặp gỡ. Thế nhưng, còn cô gái với linh tính của mình đã mách bảo đó chính là người mình thương mấy chục năm về trước.
Quá đau khổ khi mòn mỏi chờ đợi, người phụ nữ đã lâm bệnh mà chết. Bước xuống hoàng tuyền cũng trên con đường ngập tràn hoa bỉ ngạn, cô gái hỏi trong đau khổ. Tại sao lại cho họ gặp gỡ mà không cho họ được nhận ra nhau. Và rồi Mạnh Bà đã nói với cô rằng; “Duyên phận của 2 người đã hết. Ý trời đã vậy không thể thay đổi”. Tuy nhiên, trước tấm chân tình của cô gái, bà đã mách nước rằng: “Nếu như muốn được gặp gỡ lần nữa hãy ở đây nhổ cỏ xung quanh cây bỉ ngạn và đợi chàng trai.”
Hai mươi năm nữa lại trôi qua, nhưng lần này dài đằng đẵng trong ai oán và chờ đợi. Cuối cùng cũng đến ngày gặp được chàng trai, cô gái nước mắt lã chả rơi níu tay chàng trong vô vọng. Chàng trai hờ hững ngang qua, uống cạn chén vong tình và bước vào cửa luân hồi.
Từ đó khi gắn với những câu chuyện tình yêu buồn, người ta thường là thơ về hoa bỉ ngạn. WikiHow Việt Nam cũng đã sưu tầm một số bài thơ hoa bỉ ngạn cho các bạn cùng thưởng thức.
“Hoa nở ngàn năm hoa bỉ ngạn Hoàng Tuyền huyết nhuộm nỗi bi thương Vô hoa hữu diệp, vô tương ngộ Vạn kiếp luân hồi, vạn kiếp vương”
“Ngàn năm hoa nở, ngàn năm hoa tàn Hoa vừa nở, lá đã vội tan Lá vừa chớm mọc, hoa lại rụng Có lá không hoa Thấy hoa không lá Chung một rễ mà chẳng thể gặp Ở rất gần mà cũng rất xa Cứ nhớ thương mà ôm sầu thương nhớ Vạn kiếp luân hồi, vạn kiếp bi”
“Bỉ Ngạn hoa nở bên bờ sinh tử Sông Vong Xuyên ánh đỏ cả một dòng Mạnh Bà Thang là ai quên ai nhớ Cầu Nại Hà là ai ngóng ai trông”
Bài thơ hoa bỉ ngạn kể về tình yêu buồn
“Trên đường hoàng tuyền, có hoa Bỉ Ngạn Hoa chờ một người, yêu tận tâm can Duyên phận trái ngang, đời đời lỡ dở Số mệnh sắp đặt, vạn kiếp chẳng nên duyên…
Chẳng phải thần tiên, chẳng phải hồ điệp Nguyện làm tri kỉ bầu bạn nơi cửu tuyền Vong xuyên bất tận, Bỉ ngạn tịch Liêu Có phải chăng chẳng chờ được người yêu?
Chỉ nguyện làm thân hoa mọc trên đất Có hoa không lá, có lá không hoa Lặng nhìn nhân thế, lặng nhìn đời trôi…”
Không chỉ nói về hoa bỉ ngạn bằng thơ, mà loài hoa này còn được làm phim. Một trong những bộ phim rất thu hút giới trẻ. Từ đó nhiều bạn bày tỏ sự thích thú với loài hoa này nên đã xăm những hình xăm hoa bỉ ngạn đẹp. Cũng như những hình ảnh hoa bỉ ngạn anime..
Cũng tương tự như các loại cây trồng khác, hoa bỉ ngạn cũng rất dễ trồng và chăm sóc. Theo nhiều chuyên gia khuyên nên chọn những nơi có đất dốc giúp thoát nước cho cây. Nên chọn đất trồng tơi xốp và ẩm, đây là điều kiện tốt giúp cây phát triển.
Nên trồng cây ở các những nới có nắng vừa hoặc râm mát. Thông thường trồng cây ở nơi có bóng râm sẽ nở hoa sớm hơn. Thời gian nở hoa thường giao động từ 2-3 tuần.
Nếu trồng ở nơi râm mát thì chỉ cần tưới nước khoảng 1-2 lần mỗi tuần là được. Còn ở nơi nắng nóng thì nên tưới nước mỗi ngày cho cây đủ độ ẩm. Để hoa lâu tàn, nên tưới nước mỗi ngày khi cây đang nở hoa.
Theo các chuyên gia sức khỏe cho biết củ hoa bỉ ngạn rất độc. Chính vì vậy các bạn nên cẩn thận..
Không chỉ được làm thơ, dùng để vẽ tattoo bỉ ngạn. Loại hoa này còn được các nhạc sĩ biên soạn thành bài hát được cộng đồng mạng thích thú. Đặc biệt trong số đó có thể kể đến hình ảnh Hoa bỉ ngạn trong bài hát “Độ ta không độ nàng”
Chùa này không thấy bóng nàng
Bồ đề chẳng muốn nở hoa
Dòng kinh còn lưu vạn chữ
Bỉ ngạn phủ lên mấy thu”