Top 5 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Cây Râu Rồng Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cây Hồ Liêm Đằng (Râu Rồng)

Tên khoa học: Cissus verticillata. Thuộc họ: Nho (Vitaceae ). Tên tiếng Anh: Princesvine.

Phân bố:

Là loài phân bố tự nhiên ở nhiều vùng của Châu Mỹ, từ Bắc Mỹ (Florida, Northern Mexico) cho đến Trung và Nam Mỹ (Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Nicaragua, Panama, Colombia, Ecuador, Peru…).

Mô tả: Cây có lá hình tim, đậm màu, leo nhờ tua cuốn ở nách lá . Hoa mọc thành hoa tự xim, tập hợp nhiều hoa nhỏ, màu vàng sữa. Cây ít rụng lá, hoa rụng không gây bẩn, lại có bộ rễ đẹp nên rất thích hợp với việc trồng tôn tạo cho tiền sảnh tư thất, đền chùa, công sở…

Cây hồ Liêm Đằng hay còn gọi là cây râu rồng

Công dụng: Ngoài tác dụng làm cảnh, cây liêm hồ đằng còn có nhiều tác dụng dược học đáng lưu ý. Toàn thân cây từ lá, thân đến rễ đều có tác dụng lợi tiểu, điều kinh, long đờm, chữa trị được nhiều bệnh khác nhau như bỏng nắng hay bỏng nước sôi, ung loét da, da thâm tím, phù chân, tê thấp, cúm, đau lưng, mẩn ngứa, trĩ, hoại thư…

Trồng và chăm sóc: Cây rất dễ trồng. Muốn nhân giống chỉ cần chọn phần thân bánh tẻ (không quá non hay quá già), cắt hết lá, chỉ chừa một phần cuống, cắt thành từng đoạn có từ hai đến ba mắt lá để làm hom. Tốt nhất nên dùng bao polyetylen để tạo những túi bầu, ruột túi bầu là đất tơi xốp trộn cát sạch (2 phần đất, 1 phần cát). Cho đất vào đầy túi, vừa cho vào vừa thổ đáy bầu để đất bầu được nén tự nhiên. Sắp những túi bầu ở một chỗ bằng phẳng không trũng nước, dùng vòi sen hay bình bơm nhựa bơm tưới cho đẫm túi bầu. Dùng một chiếc đũa tre thọc một lỗ chính giữa ruột bầu, đặt chân hom vào lỗ và lấp nhẹ đất lại. Che nắng và theo dõi để tưới nước bổ sung sao chỉ vừa đủ ẩm. Sau một thời gian, các chồi nách phát triển thành cành mới thì đem túi bầu đi trồng.

Khi cây lớn, các rễ lần lượt buông thỏng xuống, thân cành vươn đến đâu, rễ lại buông đến đấy, tạo thành một bức rèm trông rất đẹp mắt. Để tạo cho bức rèm rễ có độ thưa đều và có chiều cao đúng tầm theo ý muốn, người trồng dùng kéo để tỉa thưa và cắt bằng phần chóp rễ. Từ vết cắt, nhiều rễ con lại mọc ra rồi rủ xuống theo chiều trọng lực, càng tăng vẻ đẹp tự nhiên của nó. Đặc biệt vào những sáng sớm mùa hè, các đầu mút rễ đọng những giọt nước, lấp lánh ánh sáng trông rất huyền ảo. cây này thích hợp tạo cảnh quan sân nhà quán cafe, che mát trong sân vườn, hành lan, mái hiên,… có thể tạo thành tấm rèm sáo trước nhà rất đẹp và độc đáo

Giàn Hồ Liêm Đằng có thể tạo thành tấm rèm sáo trước nhà rất đẹp và độc đáo

http://giahuygarden.vn/ Cây cảnh Gia Huy cung cấp các loại , tư vấn trồng và chăm sóc miễn phí

Chăm Sóc Cây Râu Rồng Đẹp, Đúng Cách, Chuẩn Kỹ Thuật 2022

1. Tìm hiểu về cây râu rồng – Loài cây đang chiếm được sự yêu thích của mọi người

Cây râu rồng là một loài cây thuộc họ thông đất (Lycopodiaceae). Tên La tinh: Lycopodium phleginaria L trong dân gian được gọi với cái tên thân mật đó là cây thông đất. Cây có chiều dài khoảng 50cm, chia nhánh lưỡng phân 1-4 lần. Lá xếp xoắn ốc, hình trái xoan thon, không cuống, gốc tròn, đầu thẳng đứng, nhọn, nguyên, dài, xếp toả rộng ra.

Đâu là một loại cây có sức sống mãnh liệt, chịu hạn rất tốt, sống được trên các loại đất khô cằn, sỏi đá. Chính vì dễ trồng, dễ thích nghi nên loại cây này rất được nhiều người quan tâm, tìm hiểu cách trồng cây râu rồng

Cây râu rồng được xem là loại cây cảnh dùng để trang trí không gian nội thất, cây có màu xanh nhẹ nhàng, tươi mát nên thường được chọn để trang trí công trình nhà vườn, quán cafe…

Để góp phần tạo điểm nhấn không gian kiến trúc, người ta thường trồng cây râu rồng trong chậu treo. Cây có các nhánh buông xuống mềm mại, dạng trụ thu hút mọi ánh nhìn ngay từ lần gặp đầu tiên. Một vẻ đẹp vừa mang tính hiện đại lại vừa mang dáng dấp hơi thở của cổ điển, truyền thống.

Bên cạnh làm đẹp cho cảnh quan, theo một số nghiên cứu khoa học, cây râu rồng còn có tác dụng làm thuốc trị bệnh về thần kinh, xương khớp.

Chính vì vậy, hiện nay trên thị trường cây cảnh, loại cây này ngày càng ngày được yêu thích. Để chăm sóc cây râu rồng không phải là một vấn đề quá khó nhưng nếu chăm sóc không đúng cách thì nó sẽ không phát huy hết vẻ đẹp và tác dụng của nó.

Ngoài công việc làm đẹp cho cảnh quan khu vườn, cây râu rồng còn được sử dụng làm thuốc, trị một số chứng bệnh về thần kinh, xương khớp…

Quý khách có thể tham khảo cách trồng su hào cho năng suất cao qua bài viết Cách chăm sóc rau su hào củ to, siêu ngọt

Để phát huy tối đa vẻ đẹp và tác dụng của cây râu rồng, chúng ta nên có phuong pháp trồng và chăm sóc đúng cách.

Cây râu rồng là một loại cây tuy thích nghi rất tốt với điều kiện môi trường nhưng nó là một loại cây ưa sáng, râm mát, có nhu cầu về nước, dinh dưỡng không cần quá cao nên khi trồng và chăm sóc cây rau rồng không nên để cây trực tiếp ngoài trời tránh trời mưa sẽ làm cây chết úng.

Bên cạnh đó, không nên trồng cây râu rồng ở những nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, sẽ làm cây dễ chết, kém phát triển, không mạng lại vẻ đẹp vốn có của nó.

Vì là một loại cây, được trồng chủ yếu làm cảnh, trang trí không gian kiến trúc nên cây râu rồng có khả năng phát triển tốt nhất, đẹp nhất trong môi trường chậu treo.

Cây râu rồng được trồng trong chậu treo khi cây phát triển sẽ làm cho cây rủ xuống tầng lớp, nhánh cây mềm mại như suối tóc trông rất thẩm mỹ.

Nếu bạn là người đã tìm hiểu sơ qua về giống cây này thì việc chăm sóc cây râu rồng cũng không phải là việc quá khó. Chúng ta chỉ cần chuẩn bị tốt những điều kiện sau đây, cây sẽ phát triển tự nhiên và mang lại hiệu quả cao.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc tư vấn, cung cấp dịch vụ trồng cây râu rồng cho khách hàng, My Garden gửi đến các bạn cách chăm sóc cây râu rồng:

Đất trồng: Cây thường được trồng trên chậu treo nên loại đất thích hợp nhất cho loại cây này đó là đất mùn, trộn với tro trấu, vỏ cây, rác mục…

Điều kiện về ánh sáng: Đây là loại cây ưa ánh sáng nhẹ, sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện có bóng râm, Chính vì vậy nên trồng cây râu rồng trong điều kiện ánh sáng không chiếu trực tiếp, trồng cây trong giàn có mái che

Nước tưới: Cây phát triển tốt ở điều kiện đất trồng luôn ẩm ướt nhưng phải thoáng khí, có thoát nước để tránh gây ngập úng cho cây. Trong điều kiện bình thường nên tưới phun nhẹ cho cây 1 lần trong ngày.

Phân bón: nên dùng phân hữu cơ vi sinh loại tan chậm, bón cho cây mỗi tháng 01 lần. Ở giai đoạn cây đã bắt đầu trưởng thành thì phương pháp là bón thúc

Phương pháp chăm sóc cây râu rồng phù hợp nhất đó là hình thức bón thúc qua rễ. Đó là dùng các phân bón dạng mùn hoặc dạng viên, ví dụ như: trùn quế Sfarm, phân bò, phân gà, phân hữu cơ vi sinh đầu trâu HCMK 7, phân hữu có sinh học đầu trâu HCMK 6.

Phòng và điều trị sâu bệnh: Cây rau rồng thường hay bị các loại sâu bệnh như Rệp sáp, rệp muội vì vậy trong quá trình chăm sóc cây rau rồng, khi phát hiện các loại sâu bệnh nên dùng thuốc trừ sâu hoá học như marshal 200sc, wofara, sieulitoc 500ec, shield kill 200sc. Vì đây là những loại thuốc có tác dụng mạnh, nhanh (thời gian cách ly lâu, khoảng 15 ngày), tàn dư thuốc bvtv. Chỉ nên sử dụng cho hoa, cây cảnh; không nên dùng cho rau.

Bên cạnh đó, cây còn gặp một số dịch bệnh như bệnh thối nhũn thì nên dùng thuốc hóa học như Coc85, nicozol, starner, anvil, team gold…

Chăm sóc cây rau rồng không cần cầu kỳ về kỹ thuật nhưng chúng ta cũng nên chú ý thường xuyên tỉa cành già cho cho cây để tạo cho cây đẹp hơn và phong ngừa được sâu bệnh tối đa nhất.

3. Dịch vụ trồng và chăm sóc cây râu rồng chuyên nghiệp tại My Garden

Để biết cách trồng và chăm sóc cây râu rồng đạt hiệu quả cao nhất, quý khách hàng nên chọn đơn vị tư vấn và thi công trồng cây chuyên nghiệp.

Chúng tôi đảm nhận trang trí – thi công – thiết kế – chăm sóc – cắt tỉa cây xanh, lắp đặt hệ thống tưới và thoát nước, chăm sóc sân vườn chuyên nghiệp, với đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn, tận tình trong công việc sẽ làm hài lòng quý khách hàng. Mọi thông tin chi tiết về cách chăm sóc cây râu rồng quý khách vui lòng liên hệ đến số Hotline: 02439998190 để được tư vấn tận tình.

Chăm sóc cây râu rồng đẹp, đúng cách, chuẩn kỹ thuật 2021

Product Brand: My Garden

Product Currency: 299000

Product Price: 99000

Price Valid Until: 2021-01-01

Product In-Stock: InStock

Cây Râu Rồng Có Tên Khoa Học Là Huperzia Squarrosa, Thuộc Họ Lycopodiaceae.

( hay còn gọi là cây Râu rồng lá, Râu tây, Thông đất), một giống cây trang trí được nhiều người ưa thích bởi hình dáng bắt mắt cùng với sắc xanh tươi mát, dịu nhẹ.

Đặc tính cây râu rồng

Cây râu rồng có tên khoa học là Huperzia squarrosa, thuộc họ Lycopodiaceae.

Cây thân thảo, mềm và cao khoảng 50cm. Lá xếp hình xoắn ốc, màu xanh nhạt, bản nhỏ, hình kim. .

Thích nghi khá tốt với điều kiện môi trường sống (khả năng chịu hạn tốt), tốc độ sinh trưởng trung bình, sống bền và sức sống cao.

Điều kiện trồng cây râu rồng

Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới cực lục địa.

Thích hợp trồng ký gửi trên giá thể hoặc cây thân khô.

Cách trồng và chăm sóc cây râu rồng

Cách trồng:

Trồng râu rồng bằng cách tách bụi.

Râu rồng cũng có thể được trồng trong dạng chậu treo, điều này làm cho cây rủ xuống tầng tầng, lớp lớp mềm mại, trông như liễu rủ rất đẹp mắt.

Chăm sóc:

Râu rồng vốn là rất dễ chăm vì chúng thích nghi tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt, ít sâu bệnh và có sức sống cực kì cao.

Chăm sóc râu rồng không cần cầu kì về kĩ thuật, tuy nhiên cần chú ý tỉa cành già cỗi cho cây để tạo cảm quan và ngừa sâu bệnh tốt hơn.

Cần tưới nhiều nước, giữ ẩm khu vực đất xung quanh cây.

Lưu ý theo mùa khi trồng

Râu rồng ưa sáng nhẹ, râm mát, nhu cầu nước, dinh dưỡng trung bình, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.

Công dụng, ý nghĩa:

Râu rồng không có yêu cầu cao, dễ chăm, dễ sống, lại có sắc xanh rất đằm thắm nên thường được chọn trồng trang trí công trình, vườn nhà, biệt thự, treo ban công, quán cafe ….

Trong Y học dân gian, râu rồng có một số tác dụng điều trị và chữa các bệnh như: lợi tiểu, giảm đau, chống co thắt, phong thấp, viêm gan cấp tính, kiết lị, mắt đỏ, nôn ra máu, vết bỏng, đại tiện ra máu, quáng gà, đẻ non, bỏng lửa, phù thủng,…

(Khi sử dụng râu rồng trong điều trị cần tham khảo ý kiến từ người có chuyên môn).

Có khả năng lọc bụi bẩn, điều hòa không khí và tạo cảm quan môi trường rất tốt.

Cách Trồng Đậu Rồng Và Trồng Đậu Rồng Tại Nhà

Đậu rồng được chế biến nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng rất cao, cây đậu rồng có kỹ thuật trồng khá dễ nên cây đậu rồng được trồng ở nhiều nơi. Tại bài viết này Hội nuôi trồng sẽ hướng dẫn cho bạn kỹ thuật trồng cây đậu rồng cho năng suất cao.

Cách trồng Đậu rồng và trồng Đậu rồng tại nhà sai trái

Đậu rồng còn được gọi là đậu khế, cây đậu rồng có thể trồng quanh năm và trồng nhiều ở vùng khí hậu nhiệt đới, cây sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 18 – 30 độ C.

Cây đậu rồng có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên để năng suất cao và chất lượng đậu tốt thì nên trồng trên loại đất giàu mùn, đất thịt nhẹ, đất giữ ẩm và thoát nước tốt. Chúng ta có thể tận dụng xô chậu, thùng xốp để trồng cây đậu rồng tại nhà.

Hướng dẫn chi tiết trồng đậu rồng

Cách trồng Đậu rồng và trồng Đậu rồng tại nhà đơn giản

Làm đất

Trước khi gieo 1 tuần cần làm đất tơi xốp, cày bừa đất, dọn sạch cỏ dại, bón lót vôi trộn đều với đất, phơi đất trong vòng 1 tuần để diệt mầm bệnh.

Tiến hành lên luống với chiều cao 15 – 20cm, rộng 1 – 2m, rãnh luống rộng 20cm, mỗi liếp trồng 2 hàng cách nhau 50 – 60cm.

Gieo trồng cây đậu rồng

Cây đậu rồng có thể trồng bằng cách giâm cành hoặc gieo hạt. Hạt giống đậu rồng cần nược ngâm ủ cho nứt nanh trước khi đem gieo.

Tiến hành gieo hạt đậu rồng theo hàng gieo một hốc 2 – 3 hạt với khoảng cách mỗi hốc cách nhau 20 – 25cm, sau đó phủ một lớp đất mỏng lên hạt và rải rơm rạ phủ lên luống để giữ ẩm cho hạt nảy mầm.

Sau khi gieo đậu cần phải tưới đều đặn, đảm bảo đất đủ độ ẩm để hạt có điều kiện tốt để nảy mầm. Khoảng 7 – 10 ngày sau gieo cây đậu rồng sẽ mọc cây con cao từ 7 – 10cm, lúc này tỉa bỏ những cây con còi cọc, giữ lại những cây con khỏe và xanh tốt.

Trồng đậu rồng trong thùng xốp

Nếu trồng đậu rồng trong chậu hay thùng xốp thì trộn đất với vôi bột, phân hữu cơ, xơ dừa, tro trấu, sau đó gieo hạt đậu rồng xuống mỗi chậu khoảng 5 – 6 hạt tùy theo kích thước chậu. Tưới nước nhẹ tạo độ ẩm cho đất và phủ tro trấu, xơ dừa mỏng lên sẽ giúp hạt nhanh nảy mầm. Sau khoảng 4 – 5 ngày, hạt giống sẽ nảy mầm.

Chăm sóc cây đậu rồng

Trồng cây đậu rồng đơn giản không tốn nhiều công chăm bón vẫn cho năng suất cao

Cây đậu rồng rất dễ sinh trưởng mà không cần bón nhiều phân, chỉ cần tưới nước đủ ẩm cho cây phát triển. Trồng đậu rồng chủ yếu tưới phân ure và phân NPK pha loãng với nước để tưới cho đậu với 3 giai đoạn, giai đoạn khi cây ra 2 – 3 lá thật thì tưới phân ure hòa loãng nước tưới cách gốc cây 5 – 7cm.

Khi cây được 3 – 4 lá thật tiến hành vun đất vào gốc cây, tưới bổ sung đạm Urê, sau đó tiến hành cắm cọc cao từ 1,5 – 2m cho cây đậu leo, cắm giàn theo hình chữ A, có thể cho đậu leo trên tường rào, ban công,…

Sau khi làm giàn cho cây đậu rồng sau 10 – 15 ngày cây đậu rồng sẽ phát triển nhanh chóng, thời điểm này cần bón thêm phân chuồng hoai mục để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây.

Thời điểm cây đậu rồng sau khi trồng được 40 – 50 ngày thì cây sẽ leo phủ kín giàn, lúc này cần tỉa bớt cành lá để cây tập trung ra hoa kết trái. Giai đoạn khi cây đậu rồng ra hoa thì phải tưới nhiều nước cho cây và bón thêm phân Kali thì cây mới ra nhiều hoa, đậu nhiều trái.

Hoa đậu rồng mọc thành chùm từ phần nách lá, sau khoảng 2 – 3 ngày hoa nở sẽ thụ phấn và dần nhú quả. Khoảng 1 tuần sau khi hoa héo, quả đậu rộng sẽ phát triển nhanh chóng và đạt độ trưởng thành có độ dài 15 – 20 cm, trái đậu rồng có màu xanh đậm dần cho thu hoạch.

Thu hoạch đậu rồng

Đậu rồng tươi được chế biến các món kho xào rất ngon và bổ dưỡng

Tìm hiểu thêm

Copyright @hoinuoitrong.com

Tìm hiểu thêm cách trồng đậu rồng cách trồng đậu rồng tại nhà cây đậu rồng trồng như thế nào trồng cây đậu rồng trong thùng xốp kỹ thuật trồng đậu rồng