Top 4 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Cây Quách Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Trái Quách Trên Đất Giồng Thạnh Phú

Trái quách được ưa thích.

Cây quách đang được nông dân huyện Thạnh Phú xem là cây đặc sản, được nhân rộng, trồng nhiều. Một cây quách 10 năm tuổi có thể cho từ 200-300 trái/năm.

Dọc theo quốc lộ 57, đoạn từ xã Mỹ Hưng đến thị trấn Thạnh Phú, có nhiều điểm bán trái quách ở hai bên đường, nhiều khách đi đường hay dừng xe lại mua vài trái và có lúc cả đoàn xe du khách dừng lại mua quách, khiến nhiều điểm bán không còn trái nào bán cho khách mang về làm quà cho người thân.

Trái quách Thạnh Phú hiện đắt hàng như vậy, nên những năm gần đây, nhiều gia đình ở xã Thạnh Phú, Mỹ Hưng, Bình Thạnh, Thị trấn… trồng cây quách. Nếu như trước đây, mỗi nhà chỉ trồng một hai cây quách tạo bóng mát trước sân, nay nhiều gia đình đã trồng cây trong vườn hoặc chuyển đổi những thửa ruộng năng suất thấp sang trồng quách.

So với các loại cây khác, quách dễ trồng, là loại cây thích hợp với đất giồng, trảng nắng, cây phát triển nhanh mà không cần bất cứ một loại phân bón nào. Có hai giống quách: quách ngọt và quách chua. Quách chua có nhiều xơ, ít bột; quách ngọt (chua ngọt) nhiều bột, ít xơ, ít hạt. Nông dân Thạnh Phú đang phát triển trồng cây quách ngọt. Cây quách ở đây thường được trồng bằng hạt để có bộ rễ chắc, ít đổ ngã. Với điều kiện thổ nhưỡng như trên, cây trồng sau 6-7 năm tuổi sẽ cho trái.

Cây quách mỗi năm cho một vụ trái; mùa vụ thu hoạch trái bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 12 âm lịch. Vào mùa, những cây quách trĩu trái trông rất vui mắt. Theo nhà giồng Thạnh Phú, trái quách không được hái từ trên cây như những loại trái cây khác mà phải chờ quách chín tự rơi xuống đất, lúc đó trái mới đủ độ chín. Để bảo vệ trái không bị nứt, bể, người ta phủ một lớp rơm dưới gốc cây. Trái quách hiện nay giá khá cao, vào đầu mùa và cuối mùa giá 8.000đ/kg, giữa mùa thu hoạch rộ, giá giảm nhưng cũng ở mức từ 5.000-6.000 đồng/kg.Ở những cây sung sức có trái nặng cả ký.

Trái quách ở huyện Thạnh Phú trở nên đắt hàng là do ngày nay nhiều người biết ăn. Quách tuy không có hương thơm như nhiều loại trái cây khác, nhưng nó có vị rất đặc biệt, vừa có vị chua chua của trái me dốt, lại vừa có vị ngòn ngọt của trái sai miền núi, tạo nên một ly sinh tố quách rất đặc trưng. Trái quách còn dùng để ngâm rượu chữa nhức mỏi. Công thức như sau: Một kg trái quách ngâm với một lít rượu cao độ trong thời gian 2-3 tháng. Rượu quách hiện có bán trên thị trường.

Bà Nguyễn Thị Minh, chủ một điểm bán trái quách bên quốc lộ 57, xã Mỹ Hưng cho biết, mỗi ngày bán được từ 150-200 trái. Thứ bảy, chủ nhật nhiều khi không đủ bán.

Cách Trồng Cây Hoa Quỳnh

Cây hoa quỳnh tạo ra những bông hoa to, quyến rũ, thường có mùi thơm và hai ngày cuối cùng. Cây hoa quỳnh là về đêm hoa của chúng nở vào ban đêm. Cây hoa quỳnh chủ yếu là epiphytic (họ phát triển trên cây khác, nhưng chỉ sử dụng chúng như là một hỗ trợ). Chúng thường được trồng trong các giỏ treo để chứa các thân cây dài, lõm, có lá, nhưng có thể được trồng trong các thùng chứa.

Điều kiện phát triển của cây hoa quỳnh

Cây hoa quỳnh cứng đến khoảng 10 ° C, nhưng đòi hỏi ít nhất 15 ° C trong mùa mọc, do đó trồng tốt nhất trong nhà kính nóng, nhà kính hoặc trong nhà.

Đặt chậu trong ánh sáng, ánh sáng được lọc, độ ẩm từ vừa phải đến cao. Để tăng độ ẩm, hãy đặt chậu hoa vào khay chứa đầy sỏi và giữ cho nước này tràn lên với nước, nhưng không đủ để nước tiếp cận bề mặt. Cây hoa quỳnh đòi hỏi phải có môi trường nuôi cấy mạnh. Phát triển chúng trong phân ủ xương rồng tiêu chuẩn với thêm muối hoặc perlite. Ngoài ra, trộn ba phần phân compost loam, với hai phần grit hoặc perlite và một phần phân compost vô tuyến than bùn. Cắt tỉa Cành dài có thể bị cắt hoặc rút ngắn. Các chồi non thường phát triển chỉ sau vụ cắt. Tuy nhiên, cẩn thận đừng để nước dưới nước sau khi cắt tỉa vì nhu cầu nước của cây sẽ giảm xuống.

Xem: lan bầu rượu nếp; hoa sam

Cây hoa quỳnh là loại hoa đẹp dễ chăm sóc lớn có thể trở nên không ổn định trong bình của chúng. Hoặc đổ lại vào một cái nồi nặng hơn, chẳng hạn như đất nung, hoặc một cái hộp lớn hơn, chẳng hạn như chảo. Ngoài ra, hãy thử sử dụng mía và buộc các thân cây lên, nhưng điều này có vẻ khó coi. Nhân giống: Cây hoa quỳnh có hai phương pháp nhân giống thành công nhất là do hạt và cành. Gieo hạt: Gieo hạt vào mùa xuân hoặc mùa hè; Đổ đầy bình chứa chứa phân trộn cây hoa quỳnh và phân tán đều trên bề mặt; Làm ẩm phân ủ nhẹ bằng máy phun sương mịn; Áo đầm với một lớp mịn mịn; Đậy nồi bằng túi plastic hoặc đặt vào trong một cái lò xo và giữ ở nhiệt độ 21 ° C; Hủy bỏ lớp phủ sau khi hạt đã nảy mầm; Giữ cho phân ủ ẩm, nhưng không ướt; Đánh răng khi cây con trở nên đông đúc và đủ lớn để cầm thoải mái; Chúng sẽ mất từ ​​4 đến 7 năm để nở hoa.

Giâm cành:

Lấy cành ghép vào mùa xuân đến cuối mùa hè. Cắt thân cây giống lá thành các phần 15-22.5cm và để cho nó khô trong vài ngày ở nơi ấm áp; Đổ một chậu đầy một phần ba với phân ủ xương rồng và phủ một lớp sỏi. Chèn sâu 2,5-5 cm; Giữ cho phân ủ ẩm ướt và duy trì nhiệt độ 18-24 ° C; Họ nên rễ trong ba đến sáu tuần và hoa vào năm sau, nếu lấy vào đầu mùa. Sâu bệnh và vấn đề Cây hoa quỳnh có nhiều vấn đề về nhà cửa và nhà kính: rệp sáp, rầy mềm và nhện nhện đỏ.

Mẹo trồng hoa quỳnh

Từ giữa mùa xuân cho đến cuối mùa hè, hãy tưới nước cho cây khi phân ủ bắt đầu khô ráo, nhưng đừng để cây đứng trong nước. Áp dụng phân bón cây xương rồng mỗi hai tuần. Để khuyến khích nở, hãy di chuyển Cây hoa quỳnh vào mùa đông vào nơi lạnh hơn, khoảng 11-14 ° C và để phân ủ vừa ẩm cho đến khi nụ hoa hình thành. Một khi điều này xảy ra, tăng nhiệt độ và tiếp tục chế độ tưới bình thường.

Cách trồng hoa;cách trồng rau

Cách Trồng Cây Bầu An Toàn

Cây bầu còn gọi là bầu nậm, bầu đất, bầu canh, tên khoa học Lagenaria siceraria (Molina) Standl, thuộc họ bầu bí (Cururbitaceae).

1. Thời vụ:

Có thể trồng quanh năm. Vụ mùa nắng cây ít bệnh và cho năng suất cao hơn mùa mưa.

2. Mật độ, khoảng cách:

Liếp rộng 0.7m, tim liếp này cách tim liếp kia 1m, liếp cao 0.3m (tuỳ theo mùa vụ và mực thuỷ cấp). Trồng 1 hàng, cây cách cây 0.8m.

Lượng hạt giống cần cho 1 ha: 300 – 400gr.

Cách trồng: Đào hốc kích thước 50 x 50 x 30cm, hốc cách nhau 1m, bón nhiều phân chuồng hay phân cỏ hoai mục và khoảng 100g phân hỗn hợp NPK cho mỗi hốc trước khi trồng.

3. Chăm sóc: *Tưới nước, bón thúc:

Bầu cần nhiều nước, do đó phải tưới thường xuyên 1 -2 lần/ngày cho đủ ẩm. Lượng nước tưới cần gia tăng khi bầu mang trái.

Bón thúc cho bầu vào 2 giai đoạn cần thiết như sau:

– Giai đoạn tăng trưởng: kể từ khi trồng đến khi bầu lên giàn (60 ngày sau khi trồng). Bón thúc thường xuyên mỗi tuần một lần để chuẩn bị cơ sở vật chất cho cây ra hoa kết trái.

– Giai đoạn ra hoa, đậu trái: bón thúc nuôi trái 7 – 10 ngày một lần với lượng phân gia tăng dần để trái to và nhiều trái.

– Trong suốt thời gian canh tác (130 – 140 ngày) mỗi hốc bón từ 1 – 1,5kg phân hỗn hợp NPK.

*Lấp dây, làm giàn:

Làm giàn cho cây bầu khi bầu mọc dài được 1m bắt đầu khoanh dây vòng gốc, lấy đất chặn lên ngay đốt, cách 1 – 2 đốt lại chặn đất để tranh thủ cho bầu ra rễ bất định, tăng khả năng thu hút dinh dưỡng nuôi trái sau này. Trồng được 2 tháng mới nương dây cho cây bầu leo giàn, cần để dây ở thế tự nhiên, không lật úp hay xoắn dây. Nên làm giàn bằng để cây bầu đủ diện tích bò, nếu dàn không thích hợp hay quá nhỏ không đủ để bầu bò, bầu cho ít trái hay thay đổi dạng trái và kích thước trái, không đạt tiêu chuẩn trái thương phẩm của giống. Cây bầu vừa lên giàn là trổ hoa đậu trái, 75 – 90 ngày sau khi trồng cây bầu bắt đầu cho thu hoạch.

*Tỉa nhánh, bấm ngọn:

Cây bầu ra nhiều dây nhánh và mang trái ở dây nhánh. Các dây nhánh ở đoạn thân từ gốc lên đến giàn nên tỉa bỏ để gốc được thoáng. Khi bầu lên giàn thì không tỉa nữa để dây nhánh cho trái. Lấy được trái trên nhánh nào thì bấm ngọn để trái phát triển lớn và bầu tiếp tục cho trái ở dây nhánh khác.

4. Phòng trừ sâu bệnh:

Sâu hại cây bầu gồm ruồi đục lòn lá (Lyriomyza spp.), rầy mềm (Aphis sp.), bọ rầy dưa (Aulacophora similis). Phun thuốc khi thấy các côn trùng nầy xuất hiện.

Bệnh gây hại cho cây bầu thường gặp như bệnh héo cây con do nấm Rhizoctonia solani, bệnh khảm do virus, bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium trong mùa mưa và bệnh phấn trắng do nấm Sphaerotheca fuliginea trong mùa khô. Trong thực tế, do diện tích trồng ít, giá trị kinh tế của cây bầu không cao nên nông dân thường không phun ngừa thuốc trị bệnh, chỉ nhổ bỏ cây bệnh hay ngắt bỏ lá bệnh nếu có.

5. Thu hoạch:

Trái cây bầu phát triển 10 – 12 ngày sau khi trổ hoa là có thể thu hoạch để ăn. Cắt trái khi vỏ còn mềm, trái thon dài, hạt bên trong vừa tượng là ngon. Không nên để trái già, vỏ hạt bên trong đã cứng, ăn kém ngon và cây mau tàn. Nếu chăm sóc tốt giàn bầu 100 gốc cho thu trái 2 – 3 ngày/lần; lúc rộ thu hoạch mỗi ngày, thu liên tục 60 ngày cây bầu mới tàn. Mỗi gốc trung bình cho từ 10 – 15 trái.

Kỹ thuật trồng rau ăn quả an toàn-Trần Viết Mỹ

Cách Trồng Cây Dâu Tằm

Đa số mọi người tìm cách trồng cây dâu tằm để có thể mang loại cây này vào nhà. Được biết, dâu tầm có một ý nghĩa đặc biệt trong Đông y. Nó có thể giúp làm đẹp, chống lão hóa, hỗ trợ trong điều trị bệnh Alzhiemer (bệnh mất trí nhớ)… hoặc đơn giản, 1 ly nước dâu tằm sẽ giúp bạn giải khát trong những ngày hè oi bức.

Cách trồng cây dâu tằm

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng sơ ri. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Cây dâu có thể trồng bằng hạt (nhân giống hữu tính) hoặc trồng bằng cách giâm hom (nhân giống vô tính). Hiện nay, người ta thường chọn phương pháp nhân giống bằng giâm hom bởi cây nhanh cho trái và tuổi thọ bền hơn.

2. Cách trồng

Tiêu chuẩn hom: Hom đạt chuẩn phải có 2 mắt trên hom, đường kính ≥ 0,5cm, tuổi hom ≥ 8 tháng. Chặt hom dâu thành từng đoạn dài 18 – 20cm. Vết chặt cách mắt từ 0,5 – 1cm.

Đào hố 40cm x 40cm x 40 cm. Đáy hố bón lót bằng phân hữu cơ, lấp đất đầy miệng hố và cắm hom. Sau khi trồn xong, tiến hành tưới nước bằng vòi phun nhẹ cho cây dâu. Để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể mua cây giống dâu bán sẵn ở các cửa hàng bán cây giống.

3. Chăm sóc

Đối với dâu tằm trồng để thu trái thì các bạn nên chú ý cắt tỉa bỏ bớt lá héo, lá già đi, để lá non có thể mọc ra lại.

Thường xuyên tưới nước cho cây, nhất là mùa khô.

Khoảng 15 – 20 ngày sau khi trồng, tiến hành bón thúc cho cây bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân bò, phân trùn quế… Cứ khoảng 1 – 2 tháng tiến hành bón 1 đợt. Mỗi đợt bón phân kết hợp làm cỏ và vun xới cho gốc dâu.

Nếu bạn không muốn cây cao thì nên dùng dao dứt ngang một vài chỗ không cần thiết.

4. Phòng trừ sâu bệnh

Bệnh: dâu thường bị bệnh bạc thau, đốm lá, cháy lá, gỉ sắt, xoăn lá. Cần hái lá kịp thời và vệ sinh đồng ruộng.

Sâu hại dâu: sâu đục thân, bọ gạo, sâu cuốn lá, sâu đo, sâu róm và các loại rầy rệp truyền bệnh virut xoăn lá, hoa lá. Nếu phun thuốc trừ sâu dùng thuốc Dipterex hoặc Bi 58 tỷ lệ 1-1,5 phần nghìn. Phun sau 15 ngày mới hái lá cho tằm ăn.

5. Thu hoạch

Khi chín, trái dâu sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng, đỏ rồi tím đen. Bạn có thể hái sử dụng khi trái dâu chuyển sang màu đỏ hoặc tím.

Cách làm nước dâu để tận dụng công dụng của dâu tằm

Nguyên liệu

1kg dâu tằm

500gr đường

Cách chọn dâu

Quả chín có màu tím sẫm.

Quả không bị dập nát, hư hỏng.

Cách làm

Cắt bỏ cuống trên quả dâu, rửa nhẹ tay, nước cuối cùng rửa bằng nước muối pha loãng.

Vớt dâu ra rổ, để ráo nước.

Nấu một nồi nước sôi, khi còn nóng khoảng 80 độ, dội qua rổ dâu (cách này giúp dâu khi ngâm lâu không bị mốc hay nổi váng)

Rải một lớp đường vào lọ, tiếp đến một lớp dâu cho đến hết. Trên cùng rải thêm một lớp đường.

Khi ngâm được 5-7 ngày thì mang hỗn hợp dâu ra để lọc qua rây.

Lấy riêng nước dâu đun sôi khoảng 15 phút, để thật nguội rồi cất vào lọ (cách này giúp bảo quản siro dâu được lâu hơn)

Riêng bã dâu, cho ít rượu vào ngâm chừng vài ngày là có ngay rượu dâu để thưởng thức.

Một số công dụng của cây dâu tằm

Uống 2 ly nước dâu /ngày có tác dụng thanh nhiệt, giải khát.

Kích thích ăn ngon, ngủ tốt, tăng cường sức khỏe

Uống 1-2 ly nước dâu nhỏ trước khi ăn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp bữa ăn thêm ngon miệng, sức khỏe được cải thiện.

Sau bữa tối, uống một ly nước dâu sẽ khiến giấc ngủ đến sớm, ngủ say và sâu giấc hơn.

Uống đều đặn mỗi ngày ba ly nước dâu vào buổi sáng, trưa và tối sẽ chữa được chứng nhức mỏi cơ, khớp.

Giúp da dẻ hồng hào, máu huyết lưu thông, kinh nguyệt đều đặn

Uống đều đặn mỗi ngày 2 ly nước dâu vào buổi sáng và trưa.

Uống liên tục trong 3 tháng sẽ thấy da dẻ hồng hào, máu huyết lưu thông, kinh nguyệt đều đặn…