Top 8 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Cây Ngải Cứu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kỹ Thuật Trồng Cây Ngải Cứu

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NGẢI CỨU

Kỹ thuật trồng luôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng. Ngải cứu cũng vậy, nó là một loại cây dược liệu thường mọc hoang dại trong tự nhiên, và ngoài công dụng để làm thuốc ra thì còn được dùng để chế biến các món ăn, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc trồng ngải cứu vẫn chỉ ở mức nhỏ lẻ, “trồng vài cây để có mà xài”, nhưng để phát triển thành sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế thì cần phải có kỹ thuật trồng tốt hơn.

1. Làm đất

Đất được dọn sạch cỏ, cày cho tơi xốp và lên luống, tạo rãnh giữa các luống để di chuyển và thoát nước. Luống rộng từ 1 – 1,2 m, chiều dài từ 2,5 – 3 m có thể tùy ý thiết kế luống trồng sao cho phù hợp với khuôn viên đất trồng của bạn, sao cho tiện cho việc chăm sóc cũng như thu hoạch, chiều cao luống từ 15 – 20 cm. Luống trồng có thể làm theo kiểu máng để có thể giữ nước khi tưới, giúp tiết kiệm nước và giúp giữ ẩm đất, tránh rửa trôi phân bón. Trước khi trồng nên tưới cho đất thật ẩm.

2. Chọn giống

Bạn có thể trồng ngài cứu bằng cách gieo hạt hặc cắm cành. Tuy nhiên thông thường thì việc tròng ngài cứu bằng cách cắm cành sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Cây được chọn làm giống phải khỏe, sạch bệnh, không quá non vì sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống. Chọn những thân ngầm, những thân cây đã già để trồng thì cây sẽ nhanh sinh trưởng và phát triển.

Chọn giống, một trong những bước quan trọng trong kỹ thuật trồng cây ngải cứu

3. Trồng và Chăm sóc

*Trồng

Khi đã chọn được giống thì cắt thành từng đoạn dài từ 7 – 10 cm. Cắm xuống đất sâu từ 3 – 5 cm. Cần cắt tỉa bớt phần lá để giảm thoát hơi nước và kích cho cây nhanh ra lá mới, nhưng không được cắt hết tất cả các lá vì như vậy cây không thể quang hợp được và sẽ chết. Mật độ trồng: khoảng cách hàng là 25 cm và khoảng cách cây là 10 cm sẽ phù hợp hơn, không nên trồng dày hơn vì sẽ dễ tạo môi trường cho sâu bệnh phát sinh, hoặc nếu trồng thưa hơn thì sẽ không tận dụng được tôi đa diện tích mà chúng ta có. Sau khi trồng thì nên phủ một lớp cỏ khô hay rơm và tưới nước ngay để cây được giữ ẩm, nên trồng vào buổi chiều để cây không bị mất nước nhiều.

Tiến hành trồng cây ngải cứu theo đúng mật độ tiêu chuẩn

Tùy vào từng loại đất mà chúng ta điều chỉnh lượng phân bón.

– Bón lót: Nên sử dụng các loại phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh để bón lót. Bà con có thể bón 0,5 – 0,6 kg/m 2, rải đều phân và cào bằng mặt luống, tưới nước để phân bón nhanh tan vào đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp. – Bón thúc: Vào các thời điểm sau khi trồng từ 10 – 15 ngày. Bà con bón 20 – 30 g/m 2, sau khi thu hoạch từ 7 – 10 ngày với lượng phân tương tự. Lượng phân bón thì nên điều chỉnh dựa vào hướng dẫn của nhà sản xuất phân bón khuyến cáo.

Cây ngải cứu ưa ẩm nên cần đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cây để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Nhất là giai đoạn cây con, vừa mới trồng nếu thiếu nước cây sẽ chậm lớn và yếu ớt. Có thể tưới phun mưa hay tưới bằng vòi xịt đều được. Nên tưới đẫm 1 – 2 lần/ngày.

* Phòng trừ sâu bệnh hại:

Bản thân cây ngải cứu là cây dược liệu mọc hoang dại nên rất ít bị các loài côn trùng hay sâu hại tấn công và cũng rất ít bệnh hại. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số loài gây hại như rệp mềm, sâu khoang, châu chấu… nên dùng các biện pháp thủ công như bắt bằng tay, dùng bẫy côn trùng để phòng ngừa và tiêu diệt nếu có. Thực tế, khi không sử dụng các chất hóa học trong canh tác thì chúng ta sẽ cân bằng được sinh thái tự nhiên, và sẽ có những loài côn trùng, loài vật có lợi cho cây, chúng ức chế và tiêu diệt các loài gây hại. VD như ong ruồi bắt sâu, bắt các ấu trùng sâu, hay các ấu trùng bọ rùa sẽ ăn rệp sáp, rệp vừng,…

* Làm cỏ

Ở công đoạn làm đất nếu xử lý tốt thì cỏ sẽ bị hạn chế. Nếu không thì ở giai đoạn mới trồng, do các tán cây chưa giao với nhau, tạo các khoảng trống để cỏ dại phát triển. Nên dùng các biện pháp thủ công để dọn cỏ như nhổ bằng tay hoặc dùng các dụng cụ chuyên để làm cỏ. Khi cây đã giao tán thì cỏ dại sẽ không còn mọc nhiều nữa.

Làm sạch cỏ giúp cây ngải cứu phát triển tốt, cho năng suất cao hơn

4. Thu hoạch

Khi thu hoạch thì dùng dao hoặc kéo cắt ngang cây, chừa gốc khoảng từ 10 – 15 cm. Nếu trồng với mục đích để làm rau, chế biến món ăn thì có thể thu hoạch sau 30 – 40 ngày, lúc cây chưa ra hoa. Nếu trồng để làm cây dược liệu thì thời gian thu hoạch sẽ kéo dài hơn, khi cây đã ra hoa và bắt đầu nở một ít là có thể thu, vì lúc này cây mới tích lũy đủ chất khô và có dược tính cao nhất.

5. Thu hoạch đợt tái sinh

Sau khi thu hoạch lần thứ nhất, các gốc cây vẫn có thể tiếp tục ra chồi và phát triển. Chúng ta vẫn tiếp tục chăm sóc và tưới nước đầy đủ cho cây để thu lần hai. Từ 7 – 10 ngày sau thu, khi thấy cây bắt đầu nảy chồi thì nên tỉa bớt các cành nhỏ chỉ nên để lại các cành lớn, khoẻ mạnh ( khoảng 2 – 3 cành/gốc) để cây dễ tập trung dinh dưỡng, và cũng góp phần hạn chế được sâu bệnh. Sau khi cắt tỉa thì bón thúc phân với lượng phân như lần bón thúc trước đó. Theo dõi sâu bệnh và dùng các biện pháp thủ công để phòng ngừa. Thời gian thu hoạch đợt tái sinh sẽ sớm hơn so với đợt thứ nhất, khoảng 30 – 35 ngày nếu thu để chế biến món ăn, và nếu thu để làm dược liệu cũng sẽ dựa vào đặc điểm của hoa trước khi thu giống như lần trước. Cây ngải cứu có thể trồng quanh năm và thu nhiều lần, nhưng trong canh tác để kinh doanh thì nên thu từ 2 – 3 đợt, sau đó trồng mới lại để có thể đảm bảo năng suất và chất lượng luôn đạt cao nhất. Nên luân canh cây ngải cứu với những cây khác họ để không tạo môi trường quen thuộc dễ gây phát sinh những loài gây hại trên cùng phổ ký chủ. Cây ngải cứu có thể trồng dễ dàng, nhưng khi trồng với diện rộng và canh tác để kinh doanh thì cần những kỹ thuật trồng và chăm sóc một cách phù hợp. Nắm vững kỹ thuật chăm sóc cây ngải cứu 1 cách chắc chắn sẽ đóng vai trò then chốt cho một vụ mùa trồng ngải cứu đạt hiệu quả cao.

Kỹ sư:Trần Lâm Bảo Ngọc

Cách Trồng Cây Ngải Cứu Đa Dụng Tại Nhà

Ngải cứu là một cây quen thuốc với mọi người bởi ngoài làm rau ăn ngải cứu còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Nếu có kỹ thuật trồng cây, mọi người có thể dễ dàng tự trồng tại nhà bằng chậu, thùng xốp trên ban công hoặc tầng thượng.

Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, thuốc cứu, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (Mông), co linh li (Thái)… Cây thường mọc hoang và cũng được trồng trong các gia đình. Ngải cứu là cây quen thuộc trong nhân dân bởi ngoài làm rau ăn ngải cứu còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Do đó, mọi người có thể tự trồng tại nhà vì ngải cứu có kỹ thuật trồng cây đơn giản.

Với kỹ thuật trồng cây ngải cứu đơn giản, mọi người có thể trồng vừa làm rau ăn, vừa làm thuốc chưa bệnh

Bộ phận dùng làm thuốc là cành và lá ngải cứu. Có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô làm thuốc. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, an thai, đau bụng do lạnh, tăng cường sức khỏe sau sinh…

Do trồng cây tại nhà, diện tích ít mà toàn là trồng trên sân thượng, ban công nên sử dụng thùng xốp vừa rẻ vừa tốt cho cây phát triển. Chậu nhựa, sành sứ đắt mà trồng cây không được tốt như thùng xốp. Nếu sử dụng thùng xốp thì không nên đục thủng đáy để thoát nước mà nên đục lỗ ở bên thành thùng xốp để cây luôn có đủ lượng nước và phân bón cần thiết.

Kỹ thuật trồng cây ngải cứu tại nhà có thể tận dụng những thùng xốp không sử dụng

Về đất trồng, phân bón và cải tạo đất

Nếu để trồng rau ăn lá, rau ăn củ, quả thì không nên mua đất có sẵn ở các cửa hàng cây cảnh do giá khá cao mà cũng chỉ trồng được 01 lần đầu. Đất có tốt mấy mà không bón phân, cải tạo đất thì lần sau trồng cũng không tốt.

Do đó nếu tự lấy đất được đất thì khỏi tốn tiền mua, chỉ chú trọng vào khâu làm đất và bón phân hợp lý là được. Cũng như trồng rau ngoài ruộng, người nông dân cần cày bừa kỹ, phơi ải đất rồi bón lót, bón thúc… thì ở nhà cũng làm tương tự.

Ngải cứu rán trứng là một món ăn được nhiều người ưa thích

Đầu tiên, người trồng cần có một lượng đất nhất định (đất phù sa là tốt nhất), đem đập nhỏ nhưng không quá vụn rồi phơi khô (phơi ải) ít nhất 10 ngày để diệt mầm bệnh. Để trồng cây khỏe và lên nhanh cần một hàm lượng phân chuồng hoai như phân bò, phân cá, phân chim, phân vịt… bón bổ sung cho đất trước khi trồng và sau mỗi lần thu hoạch, cải tạo lại đất.

Nếu trồng tại nhà, người trồng có thể tự ủ phân cá (từ phế phẩm cá ngoài chợ) để bón cho đất có đầy đủ dinh dưỡng ban đầu cho cây. Nếu không tự làm được phân cá, có thể ngâm ủ nước tiểu (nước giải) + lân bột rồi pha loãng vào nước lã rồi tưới cho cây. Cây sẽ có tương đối đủ chất để phát triển.

Cây ngải cứu có thể trồng bằng cách gieo hạt, trồng cây con hoặc cắm cành. Nhưng đơn giản nhất và nhanh nhất là cắm cành. người trồng có thể chặt một đoạn thân cây ngải cứu khoảng 20 – 30 cm và cắm xuống đất. Khoảng một tháng là có thể thu hoạch được.

Ánh sáng: Đa phần các loại rau đều ưa nắng nên chọn chỗ có đủ ánh sáng (tối thiểu 6h/ngày) để trồng cây mới có hiệu quả.

Nước: Nước rất cần thiết cho cây phát triển nhưng nếu tưới nhiều quá hoặc ít quá cũng đều gây ra một số bệnh như thối rễ ở cà chua, dưa chuột… khi tưới nhiều.

Gà hầm thuốc bắc, ngải cứu vừa là món ăn ngon, vừa là vị thuốc bổ

Phân bón: Phải bón phân cân đối hợp lý, không thừa cũng không thiếu. Tuỳ từng loại cây mà có chế độ bón phân khác nhau. Tựu chung lại thì có vài lần bón như sau: bón lót trước khi trồng cây con bằng phân chuồng hoai mục, phân cá ủ hoai, phân vi sinh.

Bón thúc bằng phân chuồng + phân vô cơ: đạm, lân, kali khi cây chuẩn bị ra hoa và khi cây chuẩn bị có quả. Với mỗi loại cây sẽ cần một lượng phân bón nhất định.

Với rau ăn lá, nói chung chỉ cần tưới nước, nước tiểu ngâm lân là đủ rồi. Hoặc nếu bạn trồng cây lá lớn, có thể mua phân bón lá về bón cho cây, miễn sao trước khi thu hoạch 10 ngày thì ngừng tưới bất cứ thứ gì, trừ nước

Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Cứu Cây Bị Úng Nước

Thời gian gần đây, khi không khí ngày một ô nhiễm thì việc trồng cây xanh trong nhà, cây xanh văn phòng ngày càng trở nên phổ biến. Phụ thuộc vào điều kiện môi trường, độ ẩm không khí và tiếp xúc ảnh nắng trong phòng máy lạnh mà mỗi loại cây sẽ có tốc độ phát triển khác nhau, cần lượng nước khác nhau,… vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên chúng ta thường không biết đất vậy đã đủ ẩm chưa, cây có đang thiếu nước dẫn đến việc tưới cây thường xuyên, cây trồng dễ dàng bị úng nước. Trong trường hợp này, nếu không ngăn chặn kịp thời, rất có thể dẫn đến chết cây, trong bài viết này Quang Cảnh Xanh sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin để hiểu thêm về cây bị úng nước, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý thế nào trong từng trường hợp.

1. Dấu hiệu nhận biết cây trồng bị úng nước

Úng nước là tình trạng rất dễ gặp phải ở cây trồng bởi việc cung cấp nước quá nhiều, vượt xa nhu cầu của cây trồng. Ngay cả khi cây được trồng trong tình trạng ánh sáng đầy đủ vẫn có khả năng bị úng.

Biểu hiện của tình trạng này là khi lá cây có màu xanh nhạt hoặc vàng, chồi non chậm phát triển và đôi khi có màu nâu thay vì màu xanh lá. Cây có nhiều lá vàng úa bất thường, lá cây không tươi và hơi rũ, khô cháy mép hay các mảng màu vàng loang lổ trên lá. Khi bị ngập nước, rễ cây không thể cung cấp nước cho các bộ phận bên trên của cây. Thêm vào đó, cây cũng không thể lấy được chất dinh dưỡng trong đất. Như vậy nghĩa là cây sẽ héo úa và chết. Kiểm tra xem có phải cây không ra lá non hoặc cành cây và tán lá đang chết dần không.

Tìm xem có mốc hoặc rêu tại gốc cây hoặc trên mặt đất không. Khi có quá nhiều nước trong chậu cây, bạn có thể nhìn thấy đám rêu màu xanh hoặc mốc trắng mỏng màu trắng hoặc đen xuất hiện trên mặt đất hay ở gốc cây.

Ngửi xem có mùi khó chịu của mốc không. Nếu nước đọng quanh rễ cây quá lâu, rễ sẽ bắt đầu thối rữa. Khi tình trạng này xảy ra, rễ cây sẽ bốc mùi hay còn gọi là thối rễ. Bạn có thể ghé mũi sát mặt đất và hít xem có mùi thối rữa không. Trong trường hợp, nếu rễ cây mới bắt đầu bị thối rữa hoặc nếu rễ ở quá sâu dưới đất, có thể bạn không phát hiện được mùi thối này.

Kiểm tra các lỗ thoát nước ở đáy chậu cây. Nếu chậu trồng cây không có lỗ thoát nước dưới đáy, khả năng cao là cây đang bị úng nước vì nước bị đọng lại dưới đáy chậu. Tốt nhất là bạn nên lấy cây ra khỏi chậu để kiểm tra xem rễ có bị thối không. Sau đó, bạn có thể đục lỗ dưới đáy chậu hoặc chuyển cây sang chậu khác có lỗ thoát nước.

2. Nguyên nhân dẫn đến cây trồng bị úng nước

Khi cây trồng được tưới quá nhiều nước, sẽ dẫn đến cây gặp tình trạng úng nước và chết nếu không khắc phục kịp thời. Nguyên nhân của hiện tượng này là do:

Đất trồng bị thiếu oxy, cây không thể thực hiện quá trình trao đổi khí và hấp thụ các chất

Điều kiện quá nhiều nước sẽ tạo thành môi trường phát triển cho các vi sinh vật yếm khí. Trong quá trình sống, vi sinh vật yếm khí sẽ tạo ra acid hữu cơ, CO2 và một số chất độc hại cho cây trồng.

Tạo điều kiện cho các loại tuyến trùng phát triển, từ đó dễ tạo thành bướu rễ cũng như các vết thương cho nấm gây hại xâm nhập

Nước quá nhiều sẽ dẫn đến việc đất trở thành môi trường ưu trương, nước thẩm thấu và gây nên phá vỡ tế bào, rễ cây dễ bị úng nước và thối.

Tạo môi trường cho các loại nấm gây hại phát triển và tấn công cây trồng.

3. Các bước xử lý khi cây bị úng nước

Nếu phát hiện sớm và tình trạng của cây chưa quá nghiêm trọng, ta có thể tiến hành khắc phục với các bước:

Bước 1: Ngừng tưới cây nếu bạn nghĩ là cây đang bị úng và đem cây vào bóng râm để bảo vệ lá và thân cây. Việc này nhằm hạn chế tình trạng mất nước cho thân lá vì lúc này rễ không còn khả năng hút nước, ngọn cây dễ bị khô kiệt nếu bạn đặt cây dưới nắng mặt trời.

Bước 2: Vỗ nhẹ xung quanh thành chậu để đất bong khỏi rễ, lấy cây ra khỏi chậu một cách nhẹ nhàng, tránh làm đứt nhiều rễ của cây. Dùng tay bóc lớp đất cũ để quan sát bộ rễ. Nhẹ tay bóp vỡ lớp đất cho rời ra khỏi rễ cây. Dùng tay phủi đất nhẹ nhàng để khỏi làm hư hại rễ. Việc rút cây ra khỏi chậu là để kiểm tra rễ và giúp rễ nhanh khô.

Tuy không bắt buộc phải lấy cây ra khỏi chậu, nhưng tốt nhất là bạn nên làm việc này. Như vậy cây sẽ khô nhanh hơn, và bạn cũng có thể nhân dịp này trồng cây vào chậu khác có độ thoát nước tốt hơn.

Vứt bỏ đất nếu bạn thấy có dấu hiệu mốc hoặc rêu vì nó sẽ làm ô nhiễm cây nếu bạn sử dụng lại. Tương tự, bạn cũng cần vứt bỏ đất nếu thấy có mùi thối rữa, vì rất có thể trong đó có chứa rễ thối.

Bước 3: Để cây bên ngoài chậu khoảng vài tiếng đồng hồ hoặc nửa ngày trước khi trồng lại cây vào chậu. Khi đặt cây trồng trên giá đỡ bằng dây lưới, không khí sẽ giúp hong khô các đầu rễ.

Bước 4: Quan sát bộ rễ cây, nếu bộ rễ có những đoạn màu nâu, thối rữa và bốc mùi, tức là phần rễ này đã bị hư và cần được tỉa bỏ. Dùng kéo hoặc kìm tỉa cây cắt bớt phần rễ mục màu nâu, rễ mềm và chỉ giữ lại những rễ cây khỏe mạnh sẽ có màu trắng và rắn chắc. Nếu hầu như toàn bộ rễ cây đã mục, có lẽ bạn không thể cứu được cây. Tuy nhiên, bạn có thể thử cắt tỉa rễ đến sát gốc và trồng lại xem sao.

Sau đó bạn tiến hành cắt tỉa các lá và cành chết, cắt các cành lá màu nâu và khô trước. Nếu đã cắt bỏ nhiều rễ, bạn cũng cần cắt bớt một số phần khỏe mạnh của cây. Bắt đầu tỉa từ ngọn cây và loại bỏ vừa đủ lá và cành sao cho các phần khác của cây còn lại không quá gấp đôi kích thước bộ rễ. Nếu không chắc cần phải cắt tỉa cây bao nhiêu là đủ, bạn cứ bỏ đi số cành lá tương đương với số rễ bị cắt bỏ.

Bước 5: Chọn đất trồng mới có độ thông thoáng cao, tơi xốp. Có thể lót dưới đáy chậu một lớp giá thể viên đất nung để tăng độ thoát nước cho cây.

Chuyển cây vào chậu có các lỗ thoát nước và sử dụng khay hứng nước, điều này sẽ ngăn ngừa nước đọng lại xung quanh bộ rễ và làm thối rễ. Khay sẽ hứng nước thừa chảy ra và không làm bẩn bề mặt đặt chậu cây.

Trong trường hợp, nếu chậu cây đang dùng có lỗ thoát nước, bạn có thể dùng lại chậu cũ sau khi rửa sạch chậu cây bằng xà phòng nhẹ dịu để loại bỏ các bộ phận thối rữa của cây, nấm mốc, rêu.

Bước 6: Đặt cây vào chậu mới và cho đất mới vào lấp đầy các khoảng trống xung quanh rễ cây. Che lá cây lại nếu ngoài trời nắng nóng. Cách này sẽ giúp lá cây giữ được nước mà không cần tưới quá nhiều nước cho đất. Khi phần đất bề mặt khô ráo có thể nhẹ nhàng tưới thêm nước cho cây.

Chỉ tưới cây khi bạn sờ vào thấy lớp đất bề mặt đã khô. Tưới nước để làm ẩm đất sau khi trồng cây vào chậu. Sau lần tưới đầu tiên, bạn cần kiểm tra đất trước khi tưới cây lần tiếp theo để đảm bảo đất đã khô, tức là cây đang cần nước. Khi tưới cây, bạn nên tưới trực tiếp vào đất để nước đến được rễ cây.

4. Cách phòng ngừa tình trạng úng nước của cây

Để xác định độ ẩm của đất bằng cách dùng tay bới một chút đất lên và kết hợp với quan sát màu đất

– Đất khô: khi lấy tay bới 1 chút đất lên ta vo thì đất tơi, không có sự kết dính.

– Đất có độ ẩm vừa phải: Đất có sự kết dính khi ta vo đất trên đầu ngón tay cái và trỏ chứng tỏ vẫn còn độ ẩm trong đất.

– Đất bị úng nước: đất chứa nhiều nước, các thành phần khó tách rời, khi vo nắm đất sẽ rỉ nhiều nước trên tay.

Mua Ngải Bún Ở Đâu Tại Tphcm

Địa chỉ bán ngải bún để nấu bún mắm tại TPHCM

Cây ngãi bún

Củ ngải bún còn gọi là ngải hẹ, tên khoa học là auttum crosscus, có nguồn gốc từ Campuchia. Ngải bún mọc hoang trong những khu rừng ở Seam Reap, Battambang, sau đó được Người Việt ở các tỉnh miền Tây Nam bộ sang Campuchia lập nghiệp mang về trồng. Ngải bún được trồng bằng củ vào đầu mùa mưa ở miền Nam, khoảng đầu tháng 5 dương lịch. Củ ngải bún kết chùm giống chân gà, mọc từng củ dài. Củ lớn nhất chỉ bằng ngón tay út. Củ màu trắng ngả sang vàng nhạt.

Ngãi bún Miền Tây

Loại củ này không có hương thơm nồng như gừng nhưng dịu nhẹ và kéo dài. Người miền Tây Nam Bộ, hay dùng loại gia vị này để nấu bún mắm hoặc bún kèn dừa. Và tùy theo nét đặc trưng của mỗi địa phương, mà người ta sẽ có những cách kết hợp ngải bún khác nhau. Ngải bún nấu cùng nghệ, sả và mắm ruốc sẽ cho ra bún cá Châu Đốc. Cũng với ngải bún và sả, khi kết hợp với mắm pồ hốc lại là hương vị đặc trưng của bún nước lèo Trà Vinh, hay kết hợp với mắm sặc, tạo nên hương vị độc đáo của bún mắm Sóc Trăng.

Ngãi bún làm gì ngon

Muốn nấu món bún nước lèo, người ta phải dùng củ ngải bún tươi nấu mới ngon. Vì thế, khi nào nấu, người ta mới đào lên lựa những củ còn tươi nguyên với lớp da căng để đem vào chế biến. Củ được rửa sạch, cạo bỏ vỏ rồi giã nát, đổ ít nước vào nấu cho sôi lên, lọc bỏ bã, lấy nước cốt để riêng. Còn mắm thì được ninh lửa nhỏ đến khi rã hết thì mới cho sả và ngải bún vào. chờ sôi thì vớt bọt . Sau đó thì nêm thêm tí gia vị như hành, tiêu, ớt để hợp với khẩu vị mỗi vùng.

Ngải bún Châu Đốc

Ngãi bún là gia vị có thể nói độc nhất vô nhị và lạ lẫm đối với nhiều người chưa biết nó. Bạn đang tìm để nấu một số món ăn và bạn đang ở TPHCM nhưng không biết mua ở đâu, hãy yên tâm tại TPHCM ngải bún được bán tại chúng tôi và bạn chỉ cần oder qua điện thoại 0903.999.117 thì ngải bún sẽ được giao tận nhà cho các bạn. Mua ngải bún ở đâu cũng là câu hỏi mà nhiều người tìm kiếm trên google để có được gia vị nấu bún mắm hoặc nấu bún nước lèo miền tây.

Ngải bún để nấu bún mắm

Tại TPHCM bạn có thể mua ngải bún tại 62/2 Đường TL 40, Phường Thạnh Lộc, Q12 , hoặc có thể oder qua điện thoại và ngải bún sẽ được giao tận nhà cho quý khách. Ngoài ngải bún bạn có thể mua rất nhiều mắm Châu Đốc tại cửa hàng và các loại mắm đặc sản như: mắm Huế, mắm Dì Cẩn Đà Nẵng, mắm tôm chà Gò Công, nước mắm Phan Thiết….

Tại TPHCM bạn có thể mua ngải bún với giá: 120.000đ/kg gọi ngay 0943.258.379 để tư vấn mua ngãi bún.

Chúng tôi chuyên cung cấp ngải bún giá sỉ cho các chợ và các quán bún mắm, bún nước lèo…Nếu bạn có nhu cầu thường xuyên và cần củ ngải bún tươi để kinh doanh hãy gọi hoặc nhá máy ngay số điện thoại trên để được tư vấn và có giá tốt nhất ah.