Top 14 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Cây Mồng Tơi Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Trồng Rau Mồng Tơi

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ số điện thoại hoặc zalo 0944099345 (Mr. Thông) để được tư vấn miễn phí.

Rau mồng tơi là loại rau xanh rất phổ biến ở Việt Nam. Kỹ thuật trồng rau mồng tơi tại nhà rất dễ vì vậy chúng ta có thể trồng tại nhà để có được những bó rau sạch dùng cho gia đình.

Một số kinh nghiệm đơn giản để trồng và chăm sóc rau mồng tơi tại nhà:

1/Thời vụ trồng rau mồng tơi

Ở Miền Nam rau mồng tơi trồng được quanh năm. Miền Bắc không trồng được vào mùa Đông.

2/ Hạt giống rau mồng tơi

Rau mồng tơi có 2 giống phổ biến là Rau mồng tơi trắng và rau mồng tơi tím. Chúng ta có thể tìm mua hạt giống rau mồng tơi rất dễ dàng tại tất cả các cửa hàng bán hạt giống tại địa phương.

3/ Dụng cụ trồng

Chúng ta có thể trồng rau mồng tơi ở một góc đất trống tại nhà, có đầy đủ ánh nắng hoặc cũng có thể trồng rất tốt trong khay nhựa, chậu nhựa, thùng xốp, chậu hoa kiểng lớn,…

4/ Đất trồng

Chúng ta có thể sử dụng đất xung quanh nhà, hoặc mua đất trộn sẵn hoặc mua đất sạch trồng sẽ đỡ tốn công làm cỏ.

5/ Cách trồng rau mồng tơi

-Trồng trong chậu: Nếu trồng trong thùng xốp hay chậu nhựa thì chúng ta cho vào chậu một lớp đất dày tối thiểu 10-15 cm. Sau đó gieo hạt. Xong rắc 1 lớp đất mỏng lấp hạt hạt. Tiến hành tưới nước giữ ấm để hạt nảy mầm. Sau 5-7 ngày toàn bộ hạt mồng tơi sẽ nảy mầm.

– Trồng ngoài đất: Chúng ta nên lên liếp nhỏ cao khoảng 10 cm, rộng tùy theo độ lớn của mảnh vườn, nhưng ít nhất 60 cm. Làm đất tơi xốp. Sau đó tiến hành gieo hạt. Chúng ta có thể gieo theo hàng hoặc gieo lan. Lấp 1 ít đất mỏng để che hạt giống tránh ánh nắng trực tiếp và giữ ẩm. Sau 5-7 ngày mồng tơi sẽ nảy mầm.

Chúng ta có thể thu hoạch mồng tơi khi cao khoảng 30-40cm. Hoặc chỉ ngắt lá và đọt non để mồng tơi tiếp tục đâm chồi. Chúng ta sẽ thu hoạch nhiều lần.

Nếu muốn làm giàn cho mồng tơi leo thì chúng ta nên trồng thưa. Trồng ngoài đất và trong thùng xốp đều cho leo giàn được. Chỉ cần chúng ta làm 1 giàn leo hay cắm cây leo đơn giản là mồng tơi leo được.

6/ Cách chăm sóc rau mồng tơi

Cách tưới nước cho rau mồng tơi: chúng ta nên tưới bằng vòi phun ướt cả thân lá, mỗi ngày nên tưới 2 lần thật nhiều nước vào sáng sớm và chiều mát.

Chúng ta có thể bón thêm phân hữu cơ hoặc 1 ít phân NPK. Phân NPK chúng ta có thể rải hoặc pha loãng vào nước tưới lên thân lá. Liều lượng khoảng 1 muỗng nhỏ cà phê cho 1 thùng 15-20 lít nước.

Trước khi thu hoạch 7-10 ngày phải ngưng bón phân hóa học.

1/ Cách trồng rau sạch

2/ Cách trồng cải ngọt

3/ Cách trồng cải xanh

Kính chúc chúng ta có được những luống rau sạch tại nhà.

Hướng Dẫn Cách Trồng Rau Mồng Tơi Tại Nhà

Rau mồng tơi là loài rau xanh được ví như vị thuốc giải nhiệt mùa hè oi bức, buổi trưa nóng nực mà có tô canh rau mồng tơi sẽ giúp dịu mát cơ thể chống táo bón và giải độc cho gan.Tốt hơn hết mỗi gia đình nên trồng một ít rau mồng tơi tại nhà là có thể sử dụng nguồn rau mồng tơi lâu dài.

Trồng rau mồng tơi tại nhà cần thực hiện các bước sau.

1.Chuẩn bị dụng cụ vật tư trồng rau

Nếu ở nhà có mảnh đất sát tường chừng một mét vuông gần tường ngoài nắng thì trồng rau mồng tơi xuống đất cho leo giàn là nhanh và đơn giản nhất.Còn đối với nhà đô thị thì đành phải trồng trong chậu hay khay xốp.

Chuẩn bị chậu, khay xốp, rổ nhưa có miệng càng rộng càng tốt và đáy sâu 12-15 cm, đất trồng rau ( nếu trồng theo phương pháp rau hữu cơ), và đất sạch ( nếu trồng rau an toàn), hạt giống rau mồng tơi , ít đất dinh dưỡng, hũ phân urê.

2. Gieo hạt và tưới nước

Nếu trồng trong khay hay chậu thì cho đất trồng rau vào khay một lớp dầy 8 cm, rải hạt với liều lượng 10 gam hạt cho một khay xốp, rải đều trên mặt khay xong phủ lên lớp đất mỏng 0,5 cm và tưới nước bằng vòi phun nhẹ đủ ẩm, ngày tưới 2 lần khoảng 5-7 ngày hạt sẽ nảy mầm.

Nếu trồng đất cho leo dàn thì chỉ cần 15-20 hạt rải thành một hàng xong lấp đất lại, tưới nước ngày 2 lần, nhớ kiểm tra coi chừng côn trùng và ốc ăn hạt và lá chúng tôi cây cao 20 cm thì làm giàn hay cây cho rau mồng tơi leo lên giàn.

Rau mồng tơi có thể trồng nơi nhiều nắng hay nắng một buổi, không trồng rau nơi bị che hết ánh nắng cây rau sẽ vóng cao, thân ốm, lá nhỏ lại.

Mùa mưa không tưới nhiều nước dễ làm úng cây rau, mùa nắng thì ngày tưới 2 lần để rau mồng tơi luôn đủ độ ẩm.

2. Bón phân và thu hoạch

Nếu trồng trong chậu hay khay xốp thì khi cây rau mồng tơi có 3- 4 lá thật là có thể tỉa bớt để ăn, khi tỉa nhớ giữ lại cây rau theo hàng để có khoảng cách rau lớn thêm mà không bị cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng.

Sau khi tỉa thưa lần 1 thì bón thêm lớp đất dinh dưỡng phân trùn quế 2-3 cm để rau không bị vàng lá, có thể pha thêm một muỗng cà phê nhỏ phân urê cho 1 lít nước tưới cho rau lúc chiều mát để giúp lá rau mau nở to và xanh hơn.

Sau 25-30 ngày tiếp theo khi rau mồng tơi cao được 35-40 cm là có thể cắt hái lần đầu tiên để dùng, khi cắt dùng dao bén và sạch cắt ngang thân chừa lại cách đất 7-10 cm để rau mồng tơi cho tiếp lá kỳ sau.

Cứ mỗi khi cắt thu hoạch thì bón thêm lớp đất dinh dưỡng và chan thêm nước phân urê như lần đầu.

Riêng rau mồng tơi trồng giàn dưới đất thì phải đợi rau bò ra nhiều nhánh nhiều lá mới có thể cắt lá và đọt non. Hàng tháng bón thêm đất dinh dưỡng một lần để giúp lá rau xanh tốt.

3. Phòng trừ sâu bệnh

Nếu gặp trời mưa kéo dài cần tránh để nước mưa rơi trực tiếp vào lá rau mồng tơi, lá sẽ bị dập và thối nhũn hay bị vàng lá. Khi trồng trên đất nhớ vun đất cao thành ụ để không bị đọng nước mùa mưa.

Vì trồng rau tại nhà không dùng thuốc BVTV vì thế nên kiểm tra thường xuyên để bắt sâu và ngắt bỏ lá vàng lá bệnh.

Rau mồng tơi là một trong những loại rau xanh dễ trồng dễ chăm sóc và ít bị sâu bệnh, nên trồng thêm vài dây mướp hương kế bên giàn mồng tơi thì khu vườn rau tại nhà thêm phong phú.

Trongraulamvuon

Cách Trồng Rau Mồng Tơi Trong Thùng Xốp

Bạn hãy chuẩn bị một số dụng cụ , vật liệu trồng và hạt giống cần thiết để có thể tư trộng những cây rau mồng tơi trên chính sân thượng và bất cứ chỗ nào mà bạn có thể tận dụng để trồng được.

CHUẨN BỊ DỤNG CỤ , VẬT LIỆU TRỒNG.

Bạn nên chuẩn bị những khay xốp, rổ nhựa, thùng xốp và bất cứ thứ gì có thể đựng được giá thể hoặc là đất để có thể trồng được cây rau mùng tơi. Và với độ sâu của khay thì tối thiểu phải sâu khoảng 15cm để có thể để được lượng đất nhất định cho cây phát triển.

GIEO HẠT VÀ TƯỚI NƯỚC.

Sau khi bạn mua hạt ở siêu thị hạt giống về bạn cắt vỏ túi và có thể gieo trực tiếp xuống đất đã chuẩn bị trước đó, với việc bạn trồng trong khay thì bạn nên để một lớp đất dày khoảng 8cm và bạn rải đều hạt xung quanh khay nhựa và sau đó bạn phủ lên một lớp đất mỏng khoảng 0,5cm và sau đó bạn tưới nước qua để cho hạt có thể hút đủ lượng nước và nảy mầm và cứ cách khoảng 2 ngày thi bạn nên tưới 1 lần và tùy theo thời tiết mà bạn có thể bổ sung hoặc là không tưới. Và sau khi gieo hạt được khoảng 1 tuần thì hạt bắt đầy nảy mầm

Sau khi cây con lên được khoảng 1 lá đến 2 lá thật thì bạn nên tỉa bớt cây để trồng sang các khay khác và bạn cũng trồng tương tự như các cây khác, bạn trồng xong thì bạn nên tưới qua nước để cho cây nhanh phát triển dể mới cho cây phát triển.

Và sau khi cây phát triển được từ 3-5 lá thì bạn nên tưới một ít phân lân ere để cho cây phát triển lá và cây phát triển hơn nữa.

Tiếp theo sau từ 20-30 ngày thì bạn thấy cây mùng tơi cao từ 30-40cm thì bạn có thê thu hoạch và cắt tùy theo ý của bạn và khi bạn cắt là nên chú ý để lại khoảng từ 7-10cm để cho cây tiếp tục phát triển chồi mới cho kỳ sau.

Sau mỗi lần thu hoạch thì bạn nên bón thêm một ít chất dinh dưỡng để cho cây tiếp tục phát triển hơn nữa và tránh để tình trạng cây quá già khi đó cây sẽ giảm năng xuất thu hoạch.

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

Cây mồng tơi phát triển rất nhanh và rất ít sâu bênh, nhưng cũng có một số loài sâu chuyên phá hại cây mồng tơi vì vậy bạn nên quan sát hàng ngày để tránh bị sâu gây hại và thường xuyên dọn sạch gốc, loại bỏ những lá vàng và bị nhũn và vun đất vào gốc để cho cây không bị động nước xung quanh gốc vào mùa mưa.

Khi bạn trồng trên sân thượng hoặc là trồng trong thùng xốp khi phát hiện thấy cây mùng tơi bị sâu gây hại thì bạn khong nên dùng thuốc bảo vệ thực vậy. Bạn có thể dùng cách thông thường nhất là truy lùng sâu gây hại và bắt và bỏ đi để cho cây có thể phát triển hơn nữa.

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Rau Mồng Tơi

Mồng tơi hay mùng tơi ( Basella alba) là một loại cây thuộc họ Mồng tơi.

Đây là loại dây leo quấn, mập và nhớt, sống hàng năm hay hai năm. Lá dày hình tim, mọc xen, đơn, nguyên, có cuống. Cụm hoa hình bông mọc ở kẽ lá, màu trắng hay tím đỏ nhạt. Quả mọng, nhỏ, hình cầu hoặc trứng, dài khoảng 5-6 mm, màu xanh, khi chín chuyển màu tím đen. Cây mồng tơi mọc nhanh, dây leo có thể dài đến 10 m.

Trong rau mồng tơi có vitamin A 3, vitamin B 3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt. Rau mồng tơi là loại rau dân dã, được ưa thích tại Việt Nam, nhất là trong mùa hè. Lá và đọt thân non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh, luộc, xào, ăn lẩu… có tính mát, nhuận trường.

B. Quy trình kỹ thuật

I. Điều kiện ngoại cảnh

Mồng tơi sinh trưởng tốt tại những nơi đất thấp, vùng nhiệt đới lên đến độ cao 500 m so với mực nước biển, thập chí có thể là những vùng ôn đới có độ cao 3000 m. Là cây ngắn ngày, thích hợp nhất với đất cát.

II. Biện pháp kỹ thuật

1. Giống

Hiện nay Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Việt Á cung cấp giống Mồng tơi cao sản VA.187 (Basella Rubra VA.187). Là giống có khả năng kháng bệnh tốt, độ đồng đều cao, vị ngon ngọt, mềm, lá tròn lớn, dầy, màu xanh đậm cây cao từ 25-30 cm. Thời vụ trồng quanh năm. Thời gian thu hoạch 30-35 ngày sau trồng. Lượng giống cần thiết 2,5-2,7 kg/1000 m ².

2. Thời vụ

Mồng tơi được gieo trồng quanh năm, chính vụ Xuân và thu hoạch suốt vụ Hè Thu. Gieo trồng từ đầu tháng 3 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9. Ở các tỉnh phía Nam có thể trồng quanh năm.

3. Kỹ thuật trồng

Chọn loại đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha, pH từ 6,0 – 6,7. Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo trồng.

Làm luống: Mặt luống rộng 1 – 1,2 m, cao 25 – 30 cm, rãnh luống rộng 20 – 30 cm.

Mồng tơi có thể gieo thẳng theo hàng hoặc gieo cây con rồi tỉa trồng khi có 2 – 3 lá thật.

Khoảng cách: Hàng cách hàng 20 – 25 cm; cây cách cây 20 cm.

Mật độ: Từ 16 đến 17 vạn cây/ha.

Tuyệt đối không được dùng phân chuồng, phân bắc và nước phân tươi để bón hoặc tưới. Có thể dùng phân hữu cơ sinh học hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.

4. Phân bón và chất phụ gia

Liều lượng bón phân chuồng: Bón lót 10-15 tấn phân chuồng/ha (360-540 kg/sào), có thể dùng phân hữu cơ sinh học hoặc phân rác chế biến thay thế với lượng bằng 1/3 phân chuồng.

Cách bón thúc:

Lần 1: Sau trồng 10 ngày.

Lần 2: Sau trồng 25 – 30 ngày (đã thu hái vỡ).

Lượng phân đạm và kali còn lại hoà tưới sau mỗi đợt hái.

Xới xáo, vun gốc, làm cỏ, kết hợp với các đợt bón thúc.

Chỉ được thu hoạch sau khi bón hoặc tưới phân ít nhất 7 – 10 ngày.

Có thể dùng nitrat amôn, sulfat amôn thay cho urê, kali clorua thay cho kali sulfat hoặc các phân hỗn hợp NPK với liều lượng nguyên chất tương đương, hoặc phun các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng qua lá theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Liều lượng và phương pháp bón phân hóa học:

Sử dụng nguồn nước sạch để tưới (nước sông hoặc nước giếng), luôn giữ độ ẩm đất 80%.

6. Phòng trừ sâu bệnh hại

Sâu hại: Mồng tơi thường bị sâu khoang ( Spodoptera litura) và một số sâu ăn lá khác gây hại nhưng ít nghiêm trọng, cần sử dụng biện pháp thủ công bắt sâu và ngắt ổ trứng sâu. Trong trường hợp bị sâu hại nặng mới dùng thuốc bảo vệ thực vật (có thể dùng Sherpa 25EC,…).

Bệnh hại: Chủ yếu có bệnh đốm mắt cua ( Cercospora sp.), nếu chăm sóc tốt, cây phát triển mạnh sẽ hạn chế bệnh. Khi bệnh nặng mới dùng thuốc Rovra 50WP, Score 250EC, Anvil 5SC.

Phun theo hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc, thời gian cách ly tối thiểu là 10 ngày.

7. Thu hoạch, sơ chế, bảo quản

Cần thu hoạch đúng lứa bảo đảm chất lượng rau non và phải đảm bảo thời gian cách ly thuốc hoá học bảo vệ thực vật và phân đạm bón thúc.