Top 9 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Cây Linh Sam Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cây Sam Núi ( Linh Sam )

Cây sam núi ( Antidesma acidum – Linh Sam ) là loại cây quý hiếm, có giá trị cao, được thị trường rất ưa chuộng do có lá nhỏ,bóng, nhuyễn rất đẹp, thân có vỏ sần sùi, dễ tạo chi, sức sống mạnh dù bị cắt tỉa nhiều, cây thành phẩm có vẻ rất già và giá khá cao.

Cây sam núi mọc ngoài thiên nhiên, có nhiều ở các tỉnh Duyên hải miền Trung: Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên…đa phần mọc trên các trảng cát ven biển. Sam núi cũng có nhiều loại: lá lớn, lá nhỏ, có trái và không có trái.

Cây Sam núi – Linh Sam Cây gỗ nhỏ, mọc tự nhiên cao đến 6 m. Thân gỗ sần xùi, cành nhánh cong queo và mọc khỏe. Lá mọc cách, dạng trái xoan, gốc thuôn nhọn, đầu tù, mặt trên xanh bóng, mặt dưới xám. Quả bầu dục, hơi dẹt, xếp sát nhau thành 2 dải trên cuốn mọc chung xuống. Cây thích hợp khí hậu nắng nóng miền Trung bộ.

Ở nơi khô cằn, thân cây có gốc sần sùi và cành thường vặn vẹo có dáng cây cổ thụ nên được khai thác để tạo dáng cây Bonsai.

Sam núi bonsai thường được nhiều người chơi cây cảnh bonsai ưa thích bởi bộ lá bóng mượt, hoa, trái nhiều màu …ít tốn thời gian chăm sóc. Ra hoa vào tháng 5 – 6, có quả vào tháng 8 – 9.

– Cách 1: Trồng cây vào chậu

Cây sam núi có sức sống khá mạnh, cây còn được dùng làm cây thuốc trị bệnh.

Cây Sam núi – Linh Sam Cách chăm sóc cây Sam núi :

Cho cát xây dựng vào chậu, không cần cho phân bón, để 1 miếng ngói hoặc sành vào lỗ lù, có thể kê thêm vài viên sỏi nhỏ để dễ thoát nước.

Tưới lần đầu thật đẫm, dùng tay lắc nhẹ cây để cát trôi chặt gốc để chỗ có ánh nắng buổi sáng đến 8-9 h và mát tới chiều, mỗi ngày tưới nước 1 lần, cứ như vậy khoảng 3 tuần thì thấy hiện tượng đẩy da chỗ vết cắt, hoặc chỗ bị thương, chỗ ta đục, hơn 1 tháng thì cây sẽ mọc chồi, 6 tháng sau thì thay đất có phân vào và có thể uốn tỉa theo ý rồi.

Muốn lấy mầm chơi theo ý thích thì lấy một cái đục nhỏ hoặc dao bén, đục một lỗ nhỏ hoặc lột một ít da nơi ta muốn, bôi keo tránh bị khô vết thương. Linh sam là giống thích nước nhiều nên ta tưới nhiều một chút cũng không sao miễn là ta làm lỗ lù thoát nước tốt là được.

Cây Sam núi – Linh Sam – Cách 2: Trồng ra đất – Cách 3: Để nguyên

Nếu các bạn nào sợ trồng vào chậu thường bị úng rễ ( nhất là các chậu nhỏ ) thì có thể lấy cát đắp thành 1 cái ụ, trên nền gạnh hoặc xi măng cũng được,nếu là nền đất thì lấy vỏ bao xi măng lót ở dưới( nên cắt 1 lỗ cho thoát nước). Chú ý chỗ mát nhen, trồng cây linh sam vào, tưới nước hàng ngày không sợ thối rễ vì nếu dư nước thì nước chảy, thấm ra ngoài. Khi cây đã có mầm khoảng 2 gang tay, to gần bằng 1/2 đầu đũa nhỏ thì lấy vòi nước xả trôi hết cát và đưa vào trồng trong chậu bình thường.

Để nguyên bầu như mới mua về, chọn chỗ mát, dùng gạch hoặc ván quây thành một ô để vừa bầu cây,rải trên mặt đất một lớp cát dày khoảng 3cm, đặt bầu cây lên trên, tiếp tục lấy cát đổ cao hơn mặt bầu cây 3 cm nữa, và lấp cát cả xung quanh bầu. Nên nhớ để chỗ nào đừng cho vật nuôi đào hoặc cắn phá.Tất cả các cách nêu trên khi làm lần đầu phải tưới thật đẫm nước, còn sau đó hàng ngày tưới một lần, kết hợp dùng bình xịt phun sương ướt thân cây ( mấy lần trong ngày cũng được ).

Kinh Nghiệm Trồng Cây Linh Sam

www.linhsam.com

Tôi nhớ ngày ấy người chơi cây linh sam chưa nhiều, nhưng nhờ sự tìm tòi, khám phá của các bậc đàn anh đi trước mà chúng ta có thêm một giống loài mới, đẹp để chơi bonsai. Khoảng chục năm trước, anh Tịch – chủ nhiệm câu lạc bộ Hoa Lan Cây Cảnh lần đầu tiên mang cây linh sam vào Nam – ngày ấy chưa biết gọi tên là gì nên anh lấy tạm cái tên dân dã là cây ba gai, vì nó có ba cái gai.

Sau các anh em ở nhiều vùng miền thấy cây đẹp nên đặt lại một cái tên mỹ miều hơn là cây linh sam. Rồi từ đó cây Linh Sam chính thức “ra đời”.

Cây linh sam hay còn gọi là cây ba chia, là loại cây cảnh có hoa được nhiều nghệ nhân trong và ngoài nước rất ưa chuộng. Giống cây linh sam nhìn bề ngoài xù xì, khô khan, tạo cảm giác như một vật hóa thạch, tưởng chừng đã chết, nhưng nó vẫn luôn sinh sôi. Chơi linh sam bây giờ không chỉ là nghệ thuật làm đẹp, mà còn là một thứ “mốt” khá tốn tiền hao của.

Tạo dáng bonsai là cả một nghệ thuật, và nghệ nhân thực sự là một nghệ sĩ khi thổi hồn vào tác phẩm, tạo ra những ấn tượng mới trên nền thực thể thiên nhiên sống động.

Ngoài việc uốn nắn nhằm tạo thế cho linh sam, nghệ nhân thường dùng thao tác lột tách bỏ bớt một phần, hoặc phần lớn lớp biểu bì ngoài của thân, rồi hoặc sơn PU lên phần lõi, hoặc sơn đen. Bên cạnh sự cứng cáp, mạnh mẽ của phần lõi, là phần thân vỏ mềm mại hơn, uốn lượn hơn, nương nhờ rồi vươn lên cao hơn, xa hơn, xanh tươi, tràn đầy sức sống… Bonsai Linh Sam tạo một ấn tượng về cây lồng cây,thân quyện thân,mình với ta tuy hai mà một, ta với mình tuy một mà hai, hoặc một cảm giác về sự hóa thạch, sự cổ xưa, cái tưởng chừng đã chết, nhưng vẫn luôn trường tồn…

Cây linh sam mọc thành từng vùng ở đảo và rừng núi các tỉnh miền Nam Trung Bộ như Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Linh sam đẹp nhất là ở vùng Sông Hinh, tỉnh Phú Yên – lá nhỏ, hoa tím đậm và trắng rất thơm. Da cây và lũa có màu đẹp và rất cứng.

Hiện nay trên thị trường phổ biến các loại linh sam sau:

Cây linh sam rất dễ sống và phát triển nhanh, ta có thể chiết hoặc dâm cành. Tay cành dẻo rất dễ uốn tạo dáng, đặc biệt có thể tạo lũa, tạo dáng rất đẹp.

Linh sam 86

linh sam bông trắng phớt hồng

linh sam lá rí sông hinh

linh sam nhiều ưu điểm Tân Phú (Loại có rất ít gai)

Linh sam hạt gạo Tân Phú

Linh sam bông trắng …

Muốn cho cây ra hoa, khi thấy lá đã già (cứng và có màu xanh đậm hoặc hơi vàng), thì cắt nước vài ngày, tuốt toàn bộ lá, cắt chi, đầu cành không cần thiết, tưới nước bình thường. Khoảng sau 15-20 ngày cây ra lá non đồng loạt và có hoa.

Tham khảo https://caykieng.farmvina.com

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Linh Sam

Cây Linh sam là một trong những giống cây cảnh bonsai được nhiều người ưa thích trồng và chăm sóc. Cây Linh sam hấp dẫn bởi cành nhánh dẻo dai dễ uốn nắn tạo dáng, lá xanh tốt, hoa tươi tắn và đặc biệt là không mất nhiều công chăm sóc.

Cây Linh sam hay còn gọi là cây Sam núi có tên tiếng Anh là Antidesma acidum. Đây là một loại cây quý hiếm và có giá trị, được mua với mức giá khá cao.

Cây Linh sam rất được thị trường ưa chuộng do cây có hình dạng đẹp, lá bóng, nhỏ, hoa nhiều màu sắc, thân cây sần sùi nhưng dễ tạo chi, dù bị cắt tỉa nhiều nhưng cây vẫn phát triển rất mạnh mẽ. Ngoại hình có vẻ già nua, cổ kính nhưng giá trị của cây Linh sam không hề nhỏ.

Cây Linh sam sống khỏe được ở những nơi khô cằn. Khi khí hậu khô cằn khắc nghiệt các gốc cây trở nên sần sùi hơn, cành vặn vẹo để giảm tiếp xúc với môi trường, giữ nước trong cơ thể. Chính dáng vẻ đẹp và quý như cây cổ thụ lâu năm mà cây Linh sam được khai thác, tạo thành các dáng cây bonsai làm cảnh rất phong phú.

Cây Linh sam không chỉ được dùng làm cảnh mà còn có tác dụng dược lý, là loại thảo dược dùng để ngăn ngừa và chữa nhiều loại bệnh, đã được ghi nhận từ xưa.

1. Trồng cây Linh sam đúng cách

Cây Linh sam là loài cây cảnh bonsai rất có giá trị. Với những cây có dáng đẹp trị giá lên đến hàng trăm triệu đồng. Mặc dù giá thành cao nhưng cây Linh sam vẫn rất được ưa chuộng. được các tay chơi cây cảnh rất mực săn đón, bỏ nhiều tiền để sở hữu.

Cây không kén chăm sóc, nếu bạn khéo léo và dành thời gian quan tâm đến nó một chút bạn sẽ dễ dàng ở một một chậu cây Linh sam đẹp để trang trí không gian nhà cửa.

Cây Linh sam không phải là loài khó chăm sóc.

Cách trồng trong chậu

Khi trồng trong chậu, bạn có thể dùng cát hay đất để trồng. Loài cây này không kén đất trồng. Điều quan trọng là chọn loại chậu tốt, có lỗ thoát nước ở đáy chậu. Ngoài ra cũng nên đặt một vài viên sỏi để nước không bị ứ đọng lại gây thối rễ gốc cây.

Trước tiên đổ đất vào chậy trồng cây sau khi đã vệ sinh sạch sẽ chậu trồng. Bạn lắc nhẹ chậu để đất bám chặt vào phần đáy. Tiếp đó đem chậu đất ra chỗ nhiều ánh nắng để cây quang hợp tốt. Ngoài ra thường xuyên tưới nước để cây không bị khô hạn. Sau 1 tháng trồng trong chậu cây con sẽ mọc chồi mới. Sau 5 tháng trồng bạn có thể tiến hành đảo đất và uốn tỉa cây thành các dáng bonsai.

Sau 5 tháng trồng bạn có thể tiến hành đảo đất và uốn tỉa cây thành các dáng bonsai.

Cách trồng ra đất

Bên cạnh trồng Linh sam trong chậu, bạn hoàn toàn có thể trồng Linh sam ra đất. Cách trồng ra đất giúp cho cây phát triển to khỏe, kích thước lớn hơn khi trồng trong chậu. Cách trồng ra đất cũng phù hợp với những người có nhu cầu trồng cây làm giá thể để tạo thế cho cây bonsai sau này.

Trồng bằng cát, khi trồng bạn đắp cát thành một ụ rồi trồng lên nền xi măng. Khi trồng bạn nên chọn vị trí trồng thoáng gió, mát mẻ, nhiều ánh nắng. Bên cạnh đó bạn cũng cần bổ sung nước và phân bón để cây phát triển khỏe mạnh, cho hoa đẹp.

Khi rễ mầm của cây non dài được 40cm, bạn dùng vòi nước xả hết cát ở rễ rồi mang cây non trồng ở đất như bình thường.

Trồng trong đất giúp cho cây phát triển to khỏe, kích thước lớn hơn khi trồng trong chậu.

2. Cách chăm sóc cây Linh sam

Cây Linh sam được yêu thích chủ yếu bởi hình dáng cây đẹp và cho hoa đều, nhiều màu sắc. Do đó rất nhiều gia đình đã không ngần ngại bỏ ra một khoản tiền lớn để sở hữu một gốc cây linh sam. Tuy nhiên nếu bạn không biết cách chăm sóc thì cây sẽ rất nhanh tàn phai, giảm giá trị. 

Cây Linh sam thường sống ở nơi khô hạn nhưng bản thân nó lại là loài ưa nước. Chính vì vậy khi trồng cây Linh sam trong nhà bạn hãy chắc chắn rằng mình đã đảm bảo lượng nước mà nó cần. Tuy nhiên không tưới ngập úng cây và thoát nước khi cần.

Cây Linh sam ưa thích khí hậu nóng ẩm

Linh sam là loài khá dễ tính, chúng không kén đất trồng, cũng không mất nhiều công chăm sóc. Điều kiện càng khắc nghiện, gốc cây, thân cây càng xù xì, cổ thụ. Tuy nhiên cây trồng trong nhà điều kiện khác với cây mọc ngoài tự nhiên. Khi cây chuẩn bị ra hoa bạn nên bón thêm phân kali để cây ra bông to, đẹp. Bên cạnh đó nên tỉa cành, nhổ cỏ, loại bỏ lá vàng úa để cây được đẹp.

Bón phân giúp linh sam có thể trạng tốt và cho hoa đều, đẹp. Bạn nên bón phân định kỳ 1 – 2 tháng một lần để cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng còn thiếu ở cây. Tùy vào tình trạng và đợt bón thúc mà khối lượng phân bón cũng không giống nhau. 

Cây Linh sam mạnh mẽ, rắn rỏi giống như người quân tử. Cây còn có tác dụng xua đuổi tà ma, chướng khí mang đến may mắn, thịnh vượng cho gia đình.

CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH

Hotline : 028 6287 3168

Email : thietkethicongcanhquan.tnx@gmail.com

Website: thietkethicongcanhquan.com

Facebook : Thảo Nguyên Xanh

Thiết kế thi công cảnh quan sân vườn THẢO NGUYÊN XANH cung cấp dịch vụ sân vườn Thiết kế, Thiết kế thi công cảnh quan, Thi công, Bảo dưỡng cảnh quan. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp và cho thuê cây văn phòng. Liên hệ ngay để được hỗ trợ: 028 6287 3168

Kinh Nghiệm Trồng Linh Sam Thành Công

Linh sam là giống cây ưa nước. Ở trong rừng cây sống ven suối, vào mùa mưa nước chảy ngập cả tháng cây vẫn sống tốt. Nhưng là nước suối chảy cây mới thích, chứ nếu ngâm cây vào chậu nước 1 tháng cây chết chắc luôn, vì đó là nước tù đọng thiếu oxy. Để nước đủ oxy, phải dùng khay mỏng và bề mặt khay rộng để đựng nước.

Hỏi: Khi mới mua về cây linh sam được trồng trong cát mịn, đã có khá nhiều rễ. Mình thay sang chậu to hơn nhưng cây bị vàng lá và rụng. Vậy mình cần phải làm gì?

Đáp: Việc thay đất làm bộ rễ bị tổn thương, khiến cây không lấy được nước dẫn tới rụng lá. Đối với linh sam, bạn hãy đặt cả chậu cây vào một khay nước mỏng, sau chừng 1 tuần cây sẽ hồi lại thì nhấc cây khỏi khay nước.

Chất trồng cho Linh Sam.

Đối với cây đã sống khỏe: 30% tro trấu, 30% mụn dừa, 20% cát mịn, 10% cát thô, và 10% Phân bò hoai mục.

Đối với cây phôi mới khai thác: 100% cát.

Công thức đất trồng linh sam trên chỉ là tham khảo, nó thay đổi rất nhiều tùy điều kiện nuôi trồng. Nói chung, nếu cây 2 ngày không tưới mà bầu đất vẫn ướt (lấy ngón tay moi đất lên 1 chút thấy còn ẩm nhiều) thì nên thay chất trồng mới thoáng hơn.

Phân bò là thứ Linh Sam rất ưa khi sống khỏe sau 6 tháng- 1 năm sau khi ươm, chỉ nên bón khi Linh Sam đã phát đọt được 3 lần và tập đưa dần ra nắng. Chứ ban đầu cây bị cắt hết rễ, đâu có ăn được gì? Khi đó nó chỉ cần hút nước cầm hơi thôi. Tất cả các loại cây phôi đều như vậy chứ chẳng riêng Linh Sam.

Còn trấu hầm thì có 1 lượng muối nhất định( trước kia ở trên núi hoặc vùng dân tộc khó khăn họ đốt tro, hòa nước vào để lấy muối ăn đó).Nếu bạn không xả mặn thì lượng muối này góp phần làm lột da rễ cây của bạn mà bạn nhầm tưởng là úng rễ do tưới nước nhiều. Tro trấu có tính sát khuẩn nên tốt cho cây phôi mới khai thác.

Mùn dừa thì có chất tanin (chất chát) cũng góp phần vào việc cây không thể ra rễ mà chết.

Vì vậy tốt nhất muốn trồng các chất trên thì phải qua 1 quá trình xử lý hoặc đơn giản nhất là bạn trồng 100% cát, tưới nước thoải mái, chẳng phải lo mặn, chát…. mà cây cứ sống phà phà.

Để bảo quản lũa linh sam, có thể dùng thuốc bôi lũa lime sulphur. Nếu không có điều kiện thì nấu chảy nến rồi quét lên lũa cũng tốt, dù không được đẹp.

Khi mua phôi, làm sao biết cây mới khai thác?

Theo chú Maivinhhy chia sẻ, cây khai thác về trong 2 ngày phải xử lý cho vào bầu cát. Nếu để quá 5 ngày tỷ lệ sống thấp.

Để biết cây có khả năng sống cao hay không, hãy thử tách 1 tí vỏ cây trên đầu vết cắt ở ngọn (nhớ hỏi người bán trước kẻo què tay!). Nếu vỏ cây vẫn xanh nhưng phần lõi gỗ không còn nhơn nhớt và ngả màu vàng rồi thì cây khó sống.

Muốn cho cây ra hoa, khi thấy lá đã già (cứng và có màu xanh đậm hoặc hơi vàng), thì cắt nước vài ngày, tuốt toàn bộ lá, cắt chi, đầu cành không cần thiết, tưới nước và bón phân bình thường. Khoảng sau 15-20 ngày cây ra lá non đồng loạt và có hoa.

Chồi linh sam là món ăn khoái khẩu của lũ chim sẻ. Có 2 cách để trị chúng.

Cách 1: Làm mấy con bù nhìn đuổi chim như cách của nông dân họ làm ngoài ruộng. Cách này rẻ tiền, nhược điểm là không an toàn tuyệt đối và dễ đau tim nếu bạn có thú vui ngắm cây về đêm.

Cách 2: Bọc lưới thép cả vườn. Cách này an toàn tuyệt đối, lại góp phần chống trộm. Nhược điểm là tốn tiền.

Cũng giống như 1 số loại cây khác, sau khi khai thác về linh sam bị các vết cắt, sửa theo ý của người chơi nên để lại trên thân 1 số thẹo. Nhưng 1 điểm khác với loại cây khác là linh sam mọc mầm rất mạnh quanh vết cắt, 1 số người mới chơi sau khi chọn chi cần lấy thì cắt bỏ hết các chi thừa. Đây là sai lầm nghiêm trọng bởi vì chỗ bị cắt bỏ hết chi thừa sẽ không nhận được nhựa do thân đem đến dẫn tới việc cây bị lột da, mất thầm mỹ cho cây dẫn đến giảm giá trị tác phẩm sau này( mặc dù có thể làm lũa phần bị lột da nhưng là việc bất đắc dĩ)

Vì vậy, ta không nên cắt bỏ quá sát thân, mà chỉ nên cắt chi thừa trên có độ dài khoảng 2cm, trong đó có 1- 2 mắt lá, để cây tiếp tục nuôi nảy mầm tiếp, và nuôi cho mọc, hễ lớn thì ta lại cắt( còn gọi là nuôi dăm) , dù ban đầu ta thấy để như vậy làm xấu cây. Cứ như thế, ta nuôi cây sau khoảng 2 – 3 năm, lúc này các mạch nhựa trong cây đã có sự liên kết với nhau do mầm chính đã lớn, nó đã “thôn tính” luôn cả mạch nhựa của mấy mầm nhỏ luôn, thì lúc đó ta cắt sát luôn thì cây hoàn toàn kg có bị lột da như đã nói. Đã vậy các chi ta nuôi dăm này lại góp phần rất tích cực trong việc nhanh liền vết sẹo ta cắt trước đây, tạo giá trị thẩm mỹ cao cho tác phẩm.

3 cách trồng Linh sam khi mới mua, tùy hoàn cảnh mà bạn chọn cách phù hợp.

Cách 1: Trồng cây vào chậu.

Cứ cho cát xây dựng vào chậu thôi đừng phân gì hết, để 1 miếng ngói hoặc sành vào lỗ thoát nước, có thể kê thêm vài viên sỏi nhỏ để dễ thoát nước. tưới lần đầu thật đẫm, dùng tay lắc nhẹ cây để cát trôi chặt gốc để chỗ có ánh nắng buổi sáng đến 8-9 h và mát tới chiều, mỗi ngày tưới nước 1 lần, cứ như vậy khoảng 3 tuần thì thấy hiện tượng đẩy da chỗ vết cắt, hoặc chỗ bị thương, chỗ ta đục, hơn 1 tháng thì cây sẽ mọc chồi, 6 tháng sau thì thay đất có phân vào và có thể uốn tỉa theo ý rồi

Muốn lấy mầm chơi theo ý thích thì lấy 1 cái đục nhỏ hoặc dao bén, đục 1 lỗ nhỏ hoặc lột 1 ít da nơi ta muốn, bôi keo tránh bị khô vết thương.

Linh sam là giống thích nước nhiều nên ta tưới nhiều 1 chút cũng không sao miễn là ta làm lỗ lù thoát nước tốt là được.

Cách 2: Trồng ra đất.

Nếu các bạn nào sợ trồng vào chậu thường bị úng rễ ( nhất là các chậu nhỏ)thì có thể lấy cát đắp thành 1 cái ụ, trên nền gạnh hoặc xi măng cũng được,nếu là nền đất thì lấy vỏ bao xi măng lót ở dưới( nên cắt 1 lỗ cho thoát nước). Chú ý chỗ mát nhen, trồng cây linh sam vào, tưới nước hàng ngày không sợ thúi rễ vì nếu dư nước thì nước chảy, thấm ra ngoài. Khi cây đã có mầm khoảng 2 gang tay, to gần bằng 1/2 đầu đũa nhỏ thì lấy vòi nước xả trôi hết cát và đưa vào trồng trong chậu bình thường. Tôi cũng đã thử bằng cách này và thấy hiệu quả.

Nên nhớ để chỗ nào đừng cho vật nuôi đào hoặc cắn phá nhen.

Cách 3: Để nguyên bầu.

Cứ để nguyên bầu như mới mua về, chon chỗ mát, dùng gạch hoặc ván quây thành 1 ô để vừa bầu cây, rải trên mặt đất 1 lớp cát dày khoảng 3cm, đặt bầu cây lên trên, tiếp tục lấy cát đổ cao hơn mặt bầu cây 3 cm nữa, và lấp cát cả xung quanh bầu.

Tất cả các cách nêu trên khi làm lần đầu phải tưới thật đẫm nước, còn sau đó hàng ngày tưới 1 lần, kết hợp dùng bình xịt phun sương ướt thân cây (ngày vài lần càng tốt)

Sau khi cây sống, phát đọt 3 lần (lần 1-ngưng, lá già- lần 2, lá già- lần 3 ) thì mới chuyển dần ra nắng. Có một số cây đã có cành rồi mà đem ra nắng vẫn bị chết là ở chỗ này. Trong thời gian đang làm rễ tránh vận chuyển, sang chậu, cắt cành thừa, có thể sử dụng phân bón lá để bổ sung thêm phân cho cây phát triển tốt.

Đối với người mới chơi có tâm lý là, lúc nào cũng thấy cây bị đói, cần cho thêm nhiều phân, cần cho nhiều loại kích thích để cây mau lớn mà không quan tâm đến tỷ lệ, thời gian, liều lượng dẫn tới cây bị bội thực mà chết.

Đây là hình ảnh “công nghệ trồng linh sam trên cát” của maivinhhy – một người cung cấp phôi linh sam trên diễn đàn:

Đã đụng trên( chi cành, lá) thì đừng đụng ở dưới(rễ), và ngược lại. Nếu mà bạn vừa uốn cành, vừa tỉa lá mà lại vừa thay chậu nữa thì có nghĩa bạn vừa xử tử hình cái cây đó rồi.

Cách xử lý gỗ lũa:

Dùng bàn chải sắt chà sạch phần gỗ mục. Phải cạo cho bằng hết dù có phải làm thủng cả cây đi nữa, bởi cứ để thế sau này khi tưới nước phần gỗ này ngấm nước sẽ làm mục thêm phần gỗ cứng khác. Nhớ làm thật cẩn thận tránh bị gãy các lũa mỏng đẹp.

Sau khi chà sạch thì bôi keo liền sẹo vào mép vỏ cây, đợi khô thì bôi thuốc lũa. Làm vậy để tránh thuốc lũa dính vào vỏ cây gây cháy vỏ, đồng thời sẹo mau lợi da.

Cách chiết cây sao cho rễ đẹp:

Muốn rễ đẹp xòe đều thì chỉ có cách làm từ khi chiết, còn chiết xong rồi linh sam ít nảy rễ con từ chỗ chiết lắm, chỉ có cách ghép rễ. Để chỗ chiết ra nhiều rễ, hãy khoanh vỏ rồi đợi 1 thời gian (tùy sức khỏe cây) cho chỗ khoanh sùi lên thì mới bó bầu, rễ sẽ ra nhiều. Nếu thích có thể ngâm chất bó bầu (rêu, rong, rễ bèo) trong thuốc kích thích ra rễ.

Cách thay đất:

Đối với linh sam đã sống mạnh và ổn định trong chậu, việc thay đất cắt rễ là cần thiết bởi 2 nguyên nhân:

Rễ cây cũng giống như đường ống nước. Rễ dài vận chuyển dinh dưỡng lên lá khó khăn hơn.

Khi thay đất thường rễ bị dập, nếu không cắt đi có thể bị thối lan vào trong gốc, đặc biệt với điều kiện chăm sóc của linh sam là độ ẩm cao. Việc cắt ngọt rễ cũng giúp rễ non phát ra làm cây sung sức hơn.

Cách thay đất tốt nhất đối với tất cả các loại cây là thay đất từng phần. Ta dùng liềm thọc vào trong đất cắt bỏ 1/4 bầu đất, móc đất ra, lấy dao cắt lại đầu rễ bị dập và bỏ đất mới vào.

Mùa khai thác phôi là từ tháng 2 tới tháng 6 âm lịch, càng gần về tháng 12 tỷ lệ sống càng thấp.