Top 9 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Cây Lá Dứa Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cây Lá Dứa (Dứa Thơm,Nếp Thơm,Cây Cơm Nếp)

Lá dứa hay dứa thơm, nếp thơm, cây cơm nếp, tên khoa học là Pandanus amaryllifolius, thuộc họ dứa dại (Pandanaceae), là một loài thực vật dạng cây thảo miền nhiệt đới dùng làm gia vị trong ẩm thực Đông nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai Á, Nam Dương và Philippines, nhất là trong những món quà ngọt tráng miệng.

Cây lá dứa (dứa thơm,nếp thơm,cây cơm nếp) mọc thành bụi, lùm cao đến 1m, thân rộng 1-3cm, chia nhánh. Lá cây lá dứa hình dài, hẹp và thẳng như lưỡi gươm tụm lại ở gốc như nan quạt, lá có mùi thơm nếp hương, không lông, xếp hình máng xối, dài 30-50cm, rộng 3-4cm, mép không gai, mặt dưới màu nhạt, mặt trên láng. Cây không có hoa.

Cây lá dứa (nếp thơm,cây cơm nếp)

Công dụng:

Cây lá dứa gần như không mọc hoang nữa mà phần lớn được trồng để thu hoạch lá.

Lá dứa được dùng ở dạng tươi hoặc đông lạnh.

Lá dứa (nếp thơm) khá lành, không gây độc hại cho sức khỏe con người nên từ lâu cây được dùng nhiều trên các lĩnh vực công nghiệp, ẩm thực… Các nhà khoa học đã xác định được một số thành phần dễ bay hơi của cây dứa thơm chủ yếu là 3-metyl-2(5H)-furanon (83,82%); 2-axetyl-1-pyrrolin (3,15%) là chất gây mùi thơm nếp đặc trưng.

Thông thường, trong “ẩm thực dân gian” khi nấu chè, làm kem, gói bánh, luộc sắn… đều bỏ vài lá dứa thơm vào nồi làm thức ăn có mùi thơm hấp dẫn hơn. Có nơi, người ta giã nát, hoặc xay nhuyễn lá dứa, vắt lấy nước cốt, trộn chung với gạo nếp, dùng để gói bánh chưng, làm xi-rô, tạo màu và mùi hương cho xoa xoa… Bánh chưng gói theo kiểu này khi chín, vỏ bánh sẽ có màu xanh đẹp, hương thơm khá hấp dẫn với người ăn. Không chỉ người Việt mới có thói quen dùng lá dứa nấu ăn mà các cư dân châu Á cũng có nhiều món ăn truyền thống có dùng lá dứa thơm.

Cây lá dứa (nếp thơm,cây cơm nếp)

Ẩm thực: Thạch làm từ lá dứa

Những năm gần đây, trà sâm dứa rất được ưa chuộng. Có người còn bỏ lá nếp thơm vào nồi nước xông giải cảm cho thơm. Gần đây, một số người đã thành công làm hạ lượng đường trong máu xuống nhờ uống lá dứa thơm, nhất là những người bị tiểu đường loại hai. Cách dùng như sau: mua lá dứa về phơi khô dùng dần, phơi thế nào cho lá vẫn còn màu xanh lục diệp. Mỗi lần nấu khoảng 10 lá khô với 2,5 lít nước, nấu sôi cho đến khi còn lại 2 lít là vừa. Uống trước mỗi bữa ăn khoảng 20 phút và uống hết số nước ấy trong ngày. Uống sau 10 ngày là có kết quả. Trong quá trình uống lá dứa thơm, điều lưu ý, bạn phải ăn kiêng theo chế độ và năng tập thể dục. Tuy nhiên, tính năng chữa bệnh tiểu đường của loại cây này, các nhà khoa học, thầy thuốc… cần nghiên cứu sâu hơn.

Trồng Cây Lá Dứa Thủy Canh Đơn Giản

Chắc hẳn ai trong chúng ta đều đã một lần nhìn qua vẻ đẹp độc đáo của cây lá dứa, có nhiều người bởi vì mê mẩn với nó mà quyết định trồng cây lá dứa thủy canh tại nhà để không lúc nào bỏ qua dáng vẻ vừa cứng rắn lại vừa yêu kiều của loại cây này. Tuy nhiên, loại cây này khi không biết kỹ thuật trồng thì sẽ rất khó sống sót bởi vậy mà rất nhiều người đã thất bại trong công cuộc này. Để công việc trở nên đơn giản hơn thì hôm nay mình sẽ chia sẻ với bạn cách để trồng loại cây lá dứa cực kỳ đơn giản và có tỷ lệ thành công cao nhất.

Trồng cây lá dứa thủy canh mang lại lợi ích gì?

Mỗi loại cây khi được trồng đều mang một ý nghĩa nhất định và cây lá dứa cũng không ngoại lệ. Loại cây này có rất nhiều công dụng tuyệt vời mà không phải loại cây nào cũng có thể có được. Cụ thể là:

Trồng cây lá dứa tốt cho sức khỏe

Đối với những bạn khó ngủ, ngủ không sâu giấc, mọi lúc mọi nơi đều có cảm giác lo lắng, khó chịu thì việc trồng cây lá dứa thủy canh tại nhà sẽ giúp tình trạng này giảm đi rất nhiều. Thay vì phải uống những viên thuốc an thần có hại cho sức khỏe thì giờ đây bạn chỉ cần dùng nước từ lá của cây thì tình trạng này sẽ giảm đi rất nhiều.

Không những thế nếu nhà bạn có người bệnh tiểu đường thì với việc trồng loại cây này trong nhà hàng ngày, bạn chỉ cần dùng lá của cây để uống cũng sẽ giúp cho bệnh thuyên giảm rất nhiều. Ngoài ra cây dứa còn có tác dụng giải cảm, ổn định đường huyết hay là trị các bệnh về khớp.

Trồng cây lá dứa thủy canh tốt cho sức khỏe

Trồng cây lá dứa tăng tính thẩm mỹ

Cây lá dứa với đặc tính nhỏ gọn, khi dùng loại cây này để trồng như cây cảnh trang trí trong nhà cũng cực kỳ đẹp. Cây sẽ giúp cho không gian căn nhà bạn trở nên đẹp hơn, sang trọng hơn rất nhiều. Không những thế trồng cây lá dứa thủy canh còn giúp khử đi những mùi hôi giúp cho không gian nhà bạn được thoáng đãng, loại bỏ được những mùi hôi khó chịu bên trong căn nhà.

Trồng cây lá dứa thủy canh tăng tính thẩm mỹ

Trồng cây lá dứa thủy canh mang ý nghĩa phong thủy

Cây lá dứa không những giúp cải thiện sức khỏe cho gia đình bạn, làm tăng tính thẩm mỹ trong căn nhà mà còn mang một ý nghĩa phong thủy rất lớn. Trồng loại cây này trong nhà sẽ giúp xua đuổi âm khí trong nhà, từ đó gia đình làm ăn phát đạt, gặp nhiều vận may trong cuộc sống. Loại cây này còn giúp cho tinh thần của các thành viên trong gia đình luôn tỉnh táo, dù bất cứ việc gì cũng giữ được bình tĩnh.

Trồng cây lá dứa thủy canh mang ý nghĩa phong thủy

Trồng cây lá dứa thủy canh loại bỏ khí độc

Không phải tự dưng mà có rất nhiều người lựa chọn trồng cây lá dứa thủy canh. Bởi loại cây này không chỉ mang đến tài lộc cho gia đình mà hơn thế nữa còn đem lại một môi trường trong sạch, một bầu không khí dễ chịu. Cây lá dứa có tác dụng lọc sạch những bụi bẩn, không khí độc hại trong môi trường, còn giúp bạn tránh đi những tia bức xạ từ những thiết bị điện tử.

Khi bắt muốn trồng cây trước tiên bạn cần phải chuẩn bị một chậu thủy tinh theo mong muốn của bạn, chuẩn bị thêm sỏi hoặc bi nhựa để cố định cây và cuối cùng là chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng để giúp cây phát triển nhanh hơn.

Chuẩn bị dụng cụ trồng cây lá dứa thủy canh

Khi trồng cây lá dứa thủy canh thì trước đó bạn cần phải tách cây đã được trồng trước trong chậu đất, những cây được chọn phải là cây phát triển tốt, có màu xanh tươi. Sau đó bạn mang đi rửa rễ cây cho thật sạch rồi cắt bỏ những phần rễ xấu, bị hỏng, chỉ để lại phần rễ chính và những nhánh rễ khỏe mạnh.

Tiếp theo bạn mang cây đặt vào chậu thủy sinh đã chuẩn bị từ trước, trước khi đặt cây vào bạn cho nước hòa cùng một ít dung dịch dinh dưỡng để cây được phát triển nhanh hơn. Sau khi hoàn thành công đoạn này , bạn cho thêm đá vào phần bên trên để cố định cây cũng như là trang trí cho cây đẹp hơn. Chỉ trong vòng từ 15 đến 20 ngày thì cây sẽ thích nghi được với môi trường và phát triển bình thường.

Khi trồng cây bạn nên chú ý chăm sóc phần rễ cây, những phần rễ bị hỏng hoặc thối bạn cần phải nhanh chóng cắt bỏ. Những chiếc lá đã ngả vàng thì bạn cần cắt bỏ để chậu luôn được sạch sẽ. Tránh đi tình trạng lá rụng vào trong nước để lại những cặn bẩn.

Chăm sóc cây lá dứa thủy canh sau khi trồng

Lưu ý khi trồng cây lá dứa thủy canh

– Khi chăm sóc cây bạn cần phải chú ý điều chỉnh liều lượng dung dịch dinh dưỡng sao cho vừa phải. Nếu nồng độ của chất dinh dưỡng quá nhiều sẽ làm cho cây bị thối rễ và chết.

– Khi trồng cây bạn phải chú ý chăm sóc cây đều đặn, thay nước cho cây thường xuyên.

– Khi trồng cây lá dứa thủy canh tốt nhất là bạn nên trồng trực tiếp cây vào nền đáy của bể và được lấp đầy bởi sỏi để cây có thể phát triển đều đặn.

– Bạn nên chừa lại một khoảng trống giữa phần lá cây với gốc cây để lá không bị đụng vào nước gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước do lá bị úng.

– Nếu thấy cây phát triển quá nhanh bạn nên tỉa bớt lá để cây không chiếm diện tích mà lại đẹp hơn.

– Bạn nên cho cây hấp thụ ánh nắng mặt trời khoảng 1h/ ngày để cây không bị héo úa.

Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Dừa Dứa

Dừa được trồng ở nhiều địa phương, từ các tỉnh miền Trung đến Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng ven biển đặc biệt thích hợp với dừa dứa. Loại cây này ưa đất tơi xốp, hàm lượng dinh dưỡng các chất dễ tiêu cao và đất không quá phèn hay quá mặn, độ pH từ 5 trở lên có thể trồng tốt. Trên vùng đất bạc màu cần cung cấp nhiều phân hữu cơ. Dừa dứa thuộc nhóm dừa lùn, giống đồng hợp tử (homozygous). Nếu trồng chuyên canh dừa dứa cách ly với các vườn dừa khác giống thì không có khả năng lai tạp. Dạng cây, trái giống dừa xiêm xanh, chỉ khác là nước và cơm dừa có mùi thơm của dứa, mùa nắng hạn mùi thơm càng đậm. Bộ rễ và lá cũng có mùi thơm.

Cây trồng sau 3 năm cho trái. Bình quân cho 15 buồng, tương đương 220 trái/năm. Năng suất cao và ổn định ở cây từ 6 đến 25 năm tuổi.

1.Cách chọn giống

Dừa dứa có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao và lâu dài trên 20 năm. Nó có vị thế quan trọng trong chiến lược bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế nông thôn, du lịch sinh thái… Vì thế, việc chọn giống để trồng là rất quan trọng vì nếu lầm lẫn trong khâu chọn giống thì năng suất thấp, chất lượng kém.

Vườn cây đầu dòng phải được trồng thuần dừa dứa và hoàn toàn cách ly với các vườn dừa khác giống. Cây giống được nuôi trong túi nhựa kích thước trung bình 20x 28cm, chiều cao cây từ 50cm trở lên, có 4 – 5 tàu lá, không bị sâu bệnh, bộ rễ phát triển.

2. Hướng dẫn cách trồng

2.1 Chuẩn bị đất:

Khai hoang theo rãnh để tránh gây biến đổi sinh thái môi trường và gây bất lợi cho sự phát triển cây trồng.

2.2. Mô liếp trồng:

Vùng đất cao ráo hay đất cát không cần lên liếp mà chỉ cần cày sâu 20- 30cm và dọn sạch cỏ, rễ cây. Đất phù sa thấp cần lên liếp để chống ngập úng. Tùy độ sâu của tầng phèn mà thiết lập mương liếp cho phù hợp. Liếp đơn bề rộng khoảng 4-5m. Liếp đôi bề rộng khoảng 9-10m. Chiều sâu mương không được vượt quá tầng sinh phèn. Nếu đất thấp cần lên mô cao 0,3- 0,7m, sau đó bồi đất hàng năm.

2.3. Mô hay hốc trồng:

Bón 1kg vôi bột, sau 1 tuần bón 0,5 – 1kg lân, 5-10kg phân hữu cơ hoai mục.

2.4. Khoảng cách trồng:

Trung bình cây cách cây 5,5m-6m, hàng cách hàng 6m. Mỗi hecta trồng 280-300 cây.

2.5. Cách trồng:

Đặt cây con ở vị trí giữa mô hay hốc trồng; không lấp đất cao hơn cổ thân cây con; cố định cây để phòng chống đổ ngã và che gốc giữ ẩm.

3. Chăm sóc 3.1. Tưới nước:

Những ngày đầu sau khi trồng cần tưới cho cây, 1-2 ngày/lần. Cây bén rễ, mùa khô cần tưới 3 – 4 lần/tháng. Theo dõi độ ẩm của đất để điều chỉnh lượng nước tưới.

Chỉ làm cỏ xung quanh gốc khoảng 1 – 2m. Không nên làm sạch cỏ để tạo vùng tiểu khí hậu ổn định và giúp thiên địch có chỗ khu trú.

3.3. Trồng xen:

Là biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng tốt cho cây sinh trưởng. Trong những năm đầu có thể trồng các loại cây họ Đậu và xen các loại cây cam, quýt, ổi…

– Phân hữu cơ: Khoảng 20 – 30kg/cây/năm, bón đều khắp tán cây và cuốc xới chôn vùi phân xuống sâu 1 – 3 tấc. Đào 3 – 6 hốc xung quanh tán cây có kích thước 0,4 x 0,4 x 0,4m, bón phân và lấp đất lại. Cần lưu ý độ ẩm của đất, tránh quá ẩm hay khô hạn kéo dài.

– Phân hóa học:

+ Cây 1 – 2 năm tuổi: Bón cách gốc 15 – 50cm. Liều lượng: 200g urê, 300g lân, 150- 300g kali, chia ra 4 lần/năm.

+ Cây 3 năm tuổi trở lên: Bón đều cả tán cây. Liều lượng: 1kg urê, 1 – 2kg lân, 1,5 – 2kg kali. Chia ra 2 – 3 lần/năm. Bón 1 – 2kg vôi đầu mùa mưa.

4. Phòng trừ sâu – bệnh gây hại:

– Dùng Supracide, Bassan diệt rầy..; Basudin 50Ec, Fenbis… diệt sâu ăn lá.

– Dùng chế phẩm Mat Metarhizium anisopliae, liều 50g, pha 1 lít nước + 20ml dầu dừa hay dầu ăn, lắc đều, đổ vào nõn dừa có bọ gây hại (xử lý vào mùa mưa đạt hiệu quả cao hơn). Dùng 1g Actara 25WG pha 5 ml nước bơm vào thân cây. Hay dùng Diaphos 10H, Vicarp 95 BHN đặt vào đọt non cây dừa

Theo www.khuyennongtphcm.com

Kỹ Thuật Trồng Cây Dứa (Thơm)

1. Tạo lỗ/rãnh trồng trồng dứa (thơm)

Trước khi trồng cây dứa (thơm) cần làm đất bằng phẳng trên mặt liếp

Liếp trồng dứa (thơm) ở Đồng bằng sông Cửu Long

Hoặc trên mặt lô trồng dứa (thơm) cũng cần được làm bằng phẳng

Đất trồng dứa (thơm) được làm bằng phẳng

Căng dây thành hàng trên luống trồng theo khoảng cách định sẵn để đánh rãnh hoặc đào lỗ trồng thẳng hàng.

Căng dây trước khi trồng dứa (thơm)

Dùng dao/thuổng/leng chọc lỗ trồng rộng 7-10 cm, sâu 5-7 cm trên hàng theo khoảng cách đã bố trí.

Chọc lỗ bằng dao

Cũng có thể dùng cuốc nhỏ để đào lỗ trồng

Rạch hàng trồng dứa (thơm) bằng cuốc nhỏ

Hoặc nếu có điều kiện có thể rạch hàng trồng dứa (thơm) bằng máy (áp dụng đối với hình thức trồng trên lô và đất tương đối phẳng).

Rạch hàng trồng dứa (thơm) bằng máy

Trong trường hợp trồng dứa (thơm) có che phủ nilon, sau khi bón phân bón, lên luống, tiến hành phủ nilon lên mặt luống, dùng đất lấp chèn hai mép nilon hoặc dùng lạt tre uốn cong hình chữ U và cắm xuống đất để cố định màng phủ.

Màng phủ được cố định bằng đất

Khoảng cách giữa các lỗ đục trên màng phủ phụ thuộc vào khoảng cách trồng.

Có hai cách để đục lỗ:

Cách 1: Đục lỗ hình chữ thập (bằng dao) tại những vị trí trồng cây để cho cây có thể tăng trưởng.

Cách 2: Dùng ống sắt hoặc lon sữa bò rỗng có đường kính khoảng 8cm, cắt hình răng cưa sắc để đục mảng phủ.

Màng phủ được đục lỗ bằng lon sữa bò

2. Vận chuyển cây giống đến lỗ/rãnh trồng.

Cây giống được vận chuyển đến nơi trồng và rải đều trên rãnh hoặc vị trí trồng giúp quá trình trồng nhanh và thuận lợi hơn.

Cây dứa (thơm) giống được rải đều

Lưu ý: Quá trình vận chuyển phải cẩn thận, tránh dập nát. Cây giống nên rải đều, tránh rải quá nhiều hoặc quá ít.

3. Đặc cây vào lỗ, rãnh

Đặt gốc chồi dứa (thơm) thẳng đứng vào lỗ/rãnh trồng dứa (thơm). Với chồi ngọn nên đặc sâu khoảng 3cm, chồi cuống 5cm và chồi nách khoảng 6-8cm là phù hợp.

Đặt cây dứa (thơm) vào lỗ trồng

Lưu ý:

+ Tránh để bắn đất vào nõn chồi và không nên trồng quá sâu rễ gây thối.

+ Trước khi trồng cần bóc bỏ vài lá già ở gốc rễ để rễ mọc ra, nếu chồi dài có thể cắt bớt lá.

4. Lấp đất.

Ém chặt đất quanh gốc cho cây đứng vững, không để đất lấp vào nõn dứa (thơm) và nõn của cây dứa (thơm) phải cao hơn mặt đất để khi mưa đất không lấp nõn.

Lấp đất trồng dứa (thơm)

Nếu trồng bằng màng phủ dùng tay lùa xuống dưới nilon để lèn chặt đất vào xung quanh gốc cây dứa (thơm).

Cây dứa (thơm) được trồng thẳng hàng, để dễ chăm sóc và quản lý.

Trồng dứa (thơm) thẳng hàng

5. Tưới nước cho dứa (thơm) sau khi trồng.

Sau khi trồng xong cần tưới nước đủ ẩm để cây dứa (thơm) nhanh bén rễ.

Tưới nước cho dứa (thơm) sau khi trồng

6. Tủ gốc cho dứa

Nếu có điều kiện nên dùng cỏ khô hoặc rơm rạ tủ gốc giữ ẩm cho cây dứa (thơm).

Tủ gốc cho dứa (thơm) sau khi trồng

7. Trồng dặm cây dứa (thơm)

7.1 Xác định thời điểm dặm cây

Sau khi trồng khoảng 15 – 20 ngày, nên kiểm tra ruộng dứa xem có cây nào bị mất khoảng hoặc mọc không đều cần tiến hành trồng dặm ngay để ruộng cây đồng đều, chăm sóc và thu hoạch thuận lợi hơn. Không nên trồng dặm muộn, ruộng cây không phát triển đồng đều, đến khi thu hoạch có cây đã được thu hoạch còn một số cây chưa được thu hoạch, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng, nhất là tiến độ thu hoạch.

Ruộng dứa sau khi trồng được 15-20 ngày

7.2 Xác định số lượng cây cần dặm

Vị trí cây cần dặm là vị trí bị mất khoảng, không có cây dứa mọc theo mật độ khi trồng. Số lượng cây cần dặm chính là tổng số cây bị chết hay bị sâu bệnh hại làm cây không mọc được trên ruộng dứa.

Vị trí cây cần dặm

Căn cứ vào tỷ lệ cây giống bị chết, hư hỏng không mọc được để xác định lượng cây giống cần trồng dặm. Ví dụ: Sau khi kiểm tra đồng ruộng thấy tỷ lệ cây sống chỉ đạt 90% tức là tỷ lệ không mọc được là 10%. Vậy lượng cây giống cần để dặm bổ sung bằng 10% của lượng giống trồng cho 1.000 m2 (1 công Nam Bộ) sẽ là: 5.000 cây x 10% = 50 cây.

Nên lựa chọn những cây giống tốt để sau khi dặm phát triển theo kịp các cây dứa đã trồng trước.

Cây giống để dặm

8. Dặm cây dứa (thơm)

Đục lỗ ngay tại vị trí cây chết, đảm bảo lỗ đào thẳng hàng với những cây khác.

Đục lỗ trồng dặm

– Chuyển cây giống lại vị trí cần dặm.

– Đặt cây con vào vị trí lỗ trồng đã đục sẵn.

– Lấp đất chặt vào gốc.

Trồng dặm

– Sau khi dặm xong cần kiểm tra xem có còn cây nào bị sót không, nếu có cần trồng bổ sung ngay.

9. Chăm sóc sau khi dặm cây

– Tưới nước đẫm sau khi trồng.

Tưới nước sau khi dặm

– Thường xuyên kiểm tra chuột hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Nguồn: Giáo trình trồng cây dứa – Bộ NN&PTNT