Top 6 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Cây Kinh Giới Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kỹ Thuật Trồng Cây Kinh Giới

Kỹ thuật trồng cây kinh giới

Tên khoa học: Schizonepeta tenuifolia Briq.

Họ: Hoa môi (labiatae)

Ở Việt Nam thường trồng loại có tên: Elsholzia cristata Willd và Origanum syriacum

Cây kinh giới cần tơi, xốp, thoát nước, nhiều mùn.

Kỹ thuật trồng:

Cày bừa, phơi ải, làm nhỏ, bón lót 15 – 20 tấn phân chuồng / 1 ha, lên luống.

Bón thúc: 500 kg bánh dầu, 150 – 200 DAP cho 1 ha sau khi cây mọc được 10 – 15 ngày và sau mỗi lần thu hoạch.

Khi trồng trên đất cát, ít mùn và chất hữu cơ: bổ sung thêm phân, 7 – 10 ngày bón thúc 1 lần.

Trồng bằng hạt: Trộn đều hạt kinh giới với tro bếp hay đất bột. Có thể gieo vãi hay gieo thành hàng, lấp đất phủ luống bằng rơm rạ mục, lá cây khô, tưới nước cho đều đủ ẩm.

Nếu gieo hạt làm mạ, thì sau 25 – 30 ngày nhổ cây con đem trồng, chú ý tưới nước vừa đủ.

Trồng bằng dâm cành: cắt các đoạn thân không non quá, chiều dài 12 -15 cm có 3 – 4 mắt, đem cắm vào luống, chừa khoảng 5 – 7 cm, ngắt lá để dễ ra rễ, tưới nước đủ ẩm, che bớt nắng, sau 5 – 7 ngày cành đâm rễ non.

Trồng theo hàng dễ bón phân làm cỏ, vun gốc.

Thu hoạch làm rau gia vị: Sau khi giâm cành 1 tháng có thể thu đợt 1. Nếu gieo bằng hạt mà không cấy lại thì sau 45 ngày có thể thu hoạch đợt 1.

Thu hoạch làm cây thuốc: thu hoạch khi cây đã trưởng thành hoặc có hoa.

* Trong gia đình có thể trồng trong chậu, hộp xốp.

Việt Linh © biên soạn

Kỹ Thuật Trồng Kinh Giới

Đặc điểm sinh học cây kinh giới

Kinh giới thuộc họ hoa môi, tên khoa học là Schizoucpeta tenuifolia Brig. Cây kinh giới thường trồng ở Việt Nam là Gishoizia crista Willd và Origanum Syriacum.

Kinh giới là cây thân thảo, hình bụi, cao từ 30 – 40cm. Thân cây chia làm nhiều nhánh. Lá cây thuộc loại lá đơn mọc đối nhau, phiến lá thuôn nhọn, dài 5 – 8cm, rộng 2 – 3cm, lá kinh giới có nhiều gân nhỏ màu xanh nhạt.

Hoa kinh giới nhỏ màu tím nhạt, hoa thường ra vào mùa hạ, mùa thu. Hoa kinh giới sẽ cho quả, trong quả có 4 hạt nhỏ.

Ứng dụng

Cây kinh giới có vị cay, tính nóng. Trong lá kinh giới có chất Qsholtizia keton tạo ra mùi thơm dễ chịu. Trong các món ăn kinh giới thường được dùng chung với các loại rau thơm khác để ăn sống, kinh giới còn làm gia vị trong các món nộm, ăn kèm với chả giò, nem, thịt chó, thịt thú rừng… vừa hạn chế mùi tanh vừa thơm miệng. Kinh giới còn dùng được trong các món bún bò giò heo cùng với tía tô, hoa chuối.

Không chỉ được dùng trong các món ăn, kinh giới còn là một vị thuốc Nam thông dụng. Kinh giới có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sống, cảm gió… Kinh giới nhổ cả cây phơi khô sắc uống để chữa cảm sốt, nhức đầu. Kinh giới dùng chung với tía tô, hương nhu trị bệnh viêm họng, chữa nôn mửa. Đâm nhỏ gừng và kinh giới để xoa bóp cơ thể chữa nhức khớp.

Kỹ thuật trồng kinh giới

Xử lý đất

Đất trồng kinh giới đảm bảo sự tơi xốp, thoát nước tốt. Đất trồng cũng phải đánh luống giống như trồng cây bạc hà. Luống cao khoảng 20 – 30cm, rộng 1,2 – 1,4m, ở những nơi đất cát thì không cần đánh luống mà chỉ cần xẻ rãnh để thoát nước.

Để kinh giới sống tốt việc bón phân cũng phải được lưu ý. Mỗi héc ta cần 15 – 20 tấn phân chuồng, 500 kg bánh dầu, 150 – 200 kg DAP. Người ta thường bón phân chuồng trước khi trồng kinh giới sau đó khoảng 15 ngày mới bón các loại phân khác. Với những loại đất xấu ít chất thì cần phải bón phân nhiều hơn để tăng thêm chất màu.

Trồng kinh giới

Trồng bằng hạt

Trước khi gieo hạt nên ngâm nước ấm nửa ngày và xem xét mức độ, tỉ lệ nẩy mầm để quyết định mật độ gieo cho hợp lý. Hạt kinh giới khi gieo phải trộn đều với tro bếp hay đất bột. Sau khi gieo có thể lây rơm rạ phủ lên các luống rồi tưới nước cho ẩm để hạt mọc đều.

Trồng bằng cành

Người ta cắt cành để giâm: lấy những đoạn không già quá, độ dài khoảng 12 – 15cm (có 3 – 4 mắt lá) rồi cắm ngập vào luống (chỉ chừa khoảng 5 – 7cm). Sau khi cắm cành nên tưới nước và che nắng. Sau khoảng một luần cành giâm ra lá là được.

Chăm sóc cây kinh giới

Chăm sóc ruộng kinh giới thường là làm cỏ và tưới nước bón phân. Trước khi gieo đất đã được làm kỹ thì cỏ sẽ ít mọc cho nên sẽ không tốn công làm cỏ. Mặt khác kinh giới thường được trồng theo hàng nên dễ làm cỏ bón phân, vun gốc.

Thu hoạch

Để lấy kinh giới làm gia vị thì sau khi trồng khoảng 1 tháng sẽ bắt đầu thu hoạch. Nếu gieo hạt thì khoảng 45 ngày mới có thể hái lá được.

Để lấy kinh giới làm thuốc thì phải chờ đến lúc cây ngừng thành hoặc có hoa thì mới có thể thu hoạch được.

Người ta thu toàn bộ thân, lá, cành để làm thuốc; phải rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô rồi cất đi dùng dần. Hoa kinh giới nên thu hoạch vào lúc còn vụ, nó cũng phải được phơi khô và bảo quản nơi khô thoáng.

Quy Trình Trồng Rau Tía Tô, Kinh Giới

QUY TRÌNH TRỒNG RAU TÍA TÔ, KINH GIỚI

Tía tô (Perilla frutescen), kinh giới (Elsholtzia cristata)

Tía tô (Perilla frutescens) đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae)

Loài tía tô bản địa mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á.

Cây thảo, cao 0,5-1 m. Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám. Hoa nhỏ mọc thành xim co ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối. Quả bé, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông. Loài tía tô mép lá quăn (Perilla ocymoides L. var. bicolorlaciniata) có giá trị sử dụng cao hơn.

Ngoài ra lá tía tô của Triều Tiên hay Nhật Bản có hai mặt đều xanh, có giá trị cao để xuất, nhập khẩu. Loại này được gọi là perilla frutescens.

Kinh giới: Còn gọi là kinh giới rìa hay kinh giới trồng (tên khoa học: Elsholtzia cristata) là loài cây thảo thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae), là một loại rau thơm và cây thuốc.

Kinh giới có thân vuông, mọc thẳng, cao khoảng 30 – 50 cm. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, mọc thành bông ở đầu cành. Cây chứa tinh dầu có vị cay, đắng, mùi thơm.

Tại Việt Nam, tía tô, kinh giới được trồng quanh năm, ở nhiều nơi, thường dùng để ăn sống.

1. Giống

Hiện nay Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Việt Á cung cấp những giống tía tô, kinh giới sau:

Tía tô cao sản VA.200: Là giống Việt Nam. Thân vuông, có lông xung quanh, cây cao 50-60 cm, lá có lông, phiến lá dài, mặt trên lá có màu xanh lục, phớt tím, mặt dưới có màu tím hơi xanh, rìa lá hình răng cưa. Thời vụ trồng quanh năm. Thời gian thu hoạch sau 30-40 ngày trồng. Khoảng cách trồng hàng 35 cm x cây 30 cm hoặc sạ thẳng ngoài đồng và lên liếp khi mưa. Lượng giống cần thiết, sạ: 50-60 g/1000 m².

Kinh giới cao sản VA.118: Là giống Việt Nam. Có khả năng kháng bệnh tốt, lá thơm, dễ chịu, cây cao 30-45 cm, mép lá có răng cưa, màu xanh có lông nhám. Thời vụ trồng quanh năm. Thời gian thu hoạch: 35-40 ngày sau trồng. Khoảng cách trồng hàng 35 cm x cây 30 cm hoặc sạ thẳng ngoài đồng và lên liếp khi mưa. Lượng giống cần thiết, sạ: 50-60 g/1000 m².

2. Thời vụ

Tía tô, kinh giới có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên thời vụ thích hợp nhất là vào tháng 10 – tháng 3 năm sau.

3. Kỹ thuật trồng

Vườn ươm

Chọn đất làm vườn ươm đảm bảo tơi xốp, giầu mùn, giữ ẩm và dễ thoát nước. Làm đất kỹ, luống rộng 1,0 m, cao 20 – 25 cm, rãnh rộng 30 cm. Bón lót 1 tấn phân chuồng hoai mục  + 10 kg super lân/1000 m².  Rải và đảo phân đều trên mặt luống, vét đất nhỏ ở rãnh phủ lên mặt luống.

Gieo hạt: Gieo hạt với lượng từ 3-5 g/ m², trước khi gieo nên trộn hạt với cát hoặc đất bột để rắc hạt phân bố đều. Gieo xong phủ một lớp đất mỏng kín hạt, sau đó phủ một lớp rơm rạ mục hoặc trấu mỏng trên mặt luống và dùng ô doa tưới nước đủ ẩm.

Tưới nước: Sau khi gieo tưới 1 lần/ngày, khi hạt nảy mầm nhô lên mặt đất 2 – 3 ngày tưới một lần. Trước khi nhổ cây ra trồng nên tưới nước đẫm để tránh làm hại rễ.

Tiêu chuẩn cây giống: Cây khoẻ, sạch bệnh, cây được 3-4 lá thật (sau gieo 20 – 25 ngày).

Trồng cây ra ruộng

Kỹ thuật làm đất.

Đất trồng phải đảm bảo đủ điều kiện cho sản xuất rau an toàn theo quy định. Chọn đất thịt nhẹ, phù sa sông, tơi xốp, giầu mùn và dinh dưỡng, chủ động tưới tiêu, pH từ 5,5 – 6,5.

Làm đất kỹ, tơi nhỏ, dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật; lên luống cao 20 – 30 cm, rãnh rộng 30 cm, mặt luống rộng từ 1,0 – 1,2 m, bằng phẳng, dễ thoát nước để tránh ngập úng khi gặp mưa.

Trồng cây

Cây tía tô và kinh giới có 02 cách trồng, cụ thể như sau.

Trồng bằng cây con từ hạt: Cấy theo hàng với khoảng cách cây cách cây và hàng cách hàng là 35 x 30 cm.

Trồng bằng giâm cành: Cắt các đoạn thân bánh tẻ thành từng hom, chiều dài hom từ 12-15 cm (có 3 – 4 mắt), cắm thành từng hàng nghiêng khoảng 45 độ so với mặt luống, khoảng cách cây cách cây và hàng cách hàng là 15 x 15 cm (mật độ khoảng 450.000 cây/ha). Chú ý ngắt lá trước khi giâm cành để cây nhanh ra rễ non.

4. Phân bón và các chất phụ gia

Sử dụng phân bón hợp lý, cân đối, ưu tiên sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng phân tươi, nước phân tươi, nước giải tươi để bón và tưới cho rau. Bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học.

Bón lót: 10 tấn phân chuồng hoai mục  + 100 kg super lân/ha

Bón thúc:

10 ngày sau trồng: Hoà phân urê với nồng độ 20 g/10 lít nước, kết hợp phân chuồng. 10 ngày tưới/lần.

20 ngày sau trồng: Hoà phân urê để tưới như trên.

Thường xuyên làm cỏ, xới xáo, vun gốc cho cây sinh trưởng.

5. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

Chăm sóc: Thường xuyên làm cỏ, xới xáo, vun gốc cho cây sinh trưởng.

Phòng trừ sâu bệnh:

Bệnh chết cây con và bệnh gỉ sắt:

Giai đoạn cây con có 4 – 5 lá thật thường bị bệnh chết rạp cây con do nấm Fusarium sp. gây nên.

Phòng trừ bằng cách xử lý đất bằng vôi trước khi trồng. Vào mùa mưa nên làm chân liếp cao, trồng thưa, thu gom tàn dư cây trồng đem huỷ. Không trồng kinh giới, tía tô trên cùng một chân đất.

Sâu ăn lá: Sử dụng các loại thuốc như Sherpe, Polytrin, Cyper,… để phun phòng trị.

Sử dụng tất cả các loại thuốc nên tuân theo nguyên tắc “4 đúng”. Tía tô, kinh giới  là rau gia vị nên cẩn thận trong việc sử dụng nông dược. Trước khi thu hoạch 2 tuần tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

6. Thu hoạch

Sau khi trồng 30-40 ngày là có thể thu hoạch.

Thu hoạch đợt đầu bằng cách cắt chừa gốc 10 cm, sau đó tiếp tục chăm sóc cho cây tái sinh 15 – 20 ngày thu 1 lần.

Sau mỗi đợt thu tiến hành làm cỏ, vun gốc kết hợp với tưới nước phân như trên.

Khoảng 2 đợt bón bổ sung phân chuồng + 4 kg urê.

Cách Nhân Giống Rau Kinh Giới Bằng Phương Pháp Giâm Cành

Chuẩn bị

Cây giống rau kinh giới

Cốc thủy tinh, nước sạch

Chậu trồng, thùng xốp…

Đất trồng

Phân bón

Bước 1: Chuẩn bị đất trồng nhân giống rau kinh giới

Đất sạch chuyên dụng trồng rau, sỉ than đập nhỏ, phân trùn quế. Sau đó trộn đều hỗn hợp lại vào với nhau. Hoặc cây kinh giới ưa phát triển ở đất thị nhẹ và có độ PH từ 6,5 – 7. Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Sử dụng kéo sắc cắt bỏ chồi phía trên của cành. Chọn những chồi khỏe, trưởng thành mà không quá già. Cắt cành độ dài khoảng từ 12 – 15 cm (có 3 – 4 mắt lá) theo một góc 30 độ. Tốt nhất, nên cắt khoảng 1-2cm cách nách lá vì rễ có xu hướng phát triển nhanh nhất ở vị trí này.

Ngắt bỏ hết 2/3 lá ở phần thân dưới cùng, đặc biệt là hai cặp lá cuối cùng. Ngắt bỏ cả những nụ hoa phía trên vì chúng sẽ hút các chất dinh dưỡng mà cây cần trong thời gian phát triển rễ mới.

Cung cấp chất dinh dưỡng giúp cây bắt rễ nhanh hơn. Đặt hom trong hỗn hợp nước và phân bón lỏng trong vòng từ 3-4 giờ. Nếu có thể, đặt hom dưới ánh đèn huỳnh quang. Cuối cùng, nhúng hom vào bột kích rễ trước khi trồng vào đất.

Đem cắm cành vào chậu trồng đã đổ hỗn hợp đất chừa khoảng 5 – 7 cm tưới nước đủ ẩm, che bớt nắng. Sau khoảng một tuần cành giâm ra lá là được.

Che chắn các cành giâm với túi nhựa để có thể giúp giữ ẩm và bảo vệ vết cắt. Mỗi ngày, có thể dỡ lưới nhựa để cây trao đổi không khí khoảng 3-4 tiếng.

Vào mùa khô, tưới nước ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát. Khi tới mùa mưa, làm công tác thoát nước thật tốt để tránh tình trạng cây bị úng, thối.

Khi cây cao tầm 10 cm nên tưới thêm đạm cho cây phát triển lá.

Thường xuyên làm cỏ, vun xới

Sau 30 – 35 ngày chăm sóc cây có thể hái ngọn ăn dần được rồi, ngừng thu hái khi cây ra hoa. Muốn cây sống bền, khi cây ra hoa nên lấy kéo cắt hết hoa đi để cây phát triển cành lá.