Top 3 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Cây Bồ Đề Bonsai Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cây Bồ Đề – Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Bồ Đề

THÔNG TIN CHI TIẾT

Tên khoa học: Ficus rumphii hoặc Ficus religiosa

Họ thực vật: Moraceae (họ Dâu Tằm)

Nguồn gốc: từ Ấn Độ, Tây nam Trung Quốc và Đông Dương về phía đông tới Việt Nam.

Đặc điểm nổi bật của cây bồ đề

Cây bồ đề thuộc loại cây thân gỗ lớn, nó có thể cao tới 30 m nếu được trồng và chăm sóc trong điều kiện lý tưởng. Đường kính thân khoảng 3m. Cây thường rụng lá vào mùa thu nhưng chỉ là cây thường xanh bán mùa vì nếu có rụng lá cây cũng vẫn giữ lại những chiếc lá màu xanh truyền thống. Thân cây bồ đề có vỏ màu nâu hay màu nâu xám, cây có vảy và mang nhiều rễ, phân cành nhánh nhiều, cọng rủ xuống tạo thành lá là rộng và rậm rạp.

Lá cây bồ đề hẹp hình trái tim với đầu lá kéo dài thành hàng, từ đầu lá tới cuống có chiều dài khoảng 2-5cm, cuống lá dài từ 6 đến 10 cm. Lá cây có màu xanh lục đậm làm nổi bật lên phần gân lá hình chân chim màu trắng xanh. Lá cây bồ đề khi còn non nó có màu hơi đỏ nhưng khi lá đã già nó dần dần chuyển sang màu xanh.

Hoa bồ đề thường mọc thành từng cụm, mỗi cụm hoa dạng sung trên thân, hoa đơn tính, nhỏ có hình cầu. Hoa có màu đỏ xinh đẹp. Hoa bồ đề thường nở từ tháng 2 hàng năm kéo dài đến tận cuối tháng 4 thì bắt đầu tạo quả.

Quả bồ đề có dạng hình cầu, kích thước nhỏ đường kính chỉ khoảng 1-1,5cm. Quả gần như không có cuống, nó cũng mọc thành từng chùm giống như hoa vậy. Quả bồ đề khi còn non có màu xanh lục nhưng khi chín nó chuyển dần sang màu tím. Tháng 5-6 được cho mà mùa quả bồ đề.

Tác dụng của cây bồ đề

Cây bồ đề thường được trồng trên đất ở sân vườn, quán cà phê, công viên, vỉa hè, đường phố… hay trồng trong chậu cảnh bonsai đặt trên hiên nhà, văn phòng, nhà hàng…tạo bóng mát, khoảng xanh không chỉ thế cây bồ đề còn giúp hấp thụ những khí độc hại, khói bụi nhả khí oxy tạo môi trường trong lành, xanh, sạch, đẹp.

Hiện nay cây bồ đề cũng có thể trồng làm cây thế cây bonsai vì cây có thân mềm, dễ uốn và tạo thế đẹp, nhiều cây bồ đề có giá trị lên đến cả tỷ đồng chính vì thế cây đem lại giá trị kinh tế cao.

Cách trồng và chăm sóc cây bồ đề

Cây bồ đề có tốc độ sinh trưởng mạnh mẽ, lại sống tốt trong nhiều điều kiện khí hậu khác nhau bởi thế việc chăm sóc cây bồ đề cũng khá dễ dàng. Cây có khả năng thích nghi rộng, phát triển tốt trong điều kiện bình thường, khi trồng bồ đề chỉ cần lưu ý một số điều sau:

Cây bồ đề ưa sáng, đòi hỏi lượng ánh sáng nhiều, cây chịu rét khỏe nhưng lại không chịu được nhiệt độ quá cao, nhiệt độ thích hợp để trồng cây là từ 15-35 độ C. Ta nên trồng cây ở nơi thoáng đãng, nhiều ánh sáng để cây phát triển, hạn chế trồng ở trong bóng râm.

Khi mới trồng cây bồ đề cũng cần che chắn cẩn thận tránh cho cây bị đỏ gãy do tác động của thiên nhiên, môi trường bên ngoài.

Cây bồ đề – cách trồng và chăm sóc cây bồ đề

2

(40%)

3

vote[s]

(40%)vote[s]

Kỹ Thuật Trồng Cây Bồ Đề

Cây bồ đề được biết đến như một loại cây trồng mang nhiều ý nghĩa tâm linh ở Việt Nam. Cây bồ đề được xuất hiện ở nhiều nơi trang nghiêm – là một trong những cây xanh công trình tâm linh tại Việt Nam.

Cây bồ đề ngày nay là một loài cây quen thuộc thường được trồng trên đất và phổ biến hơn ở sân vườn, quán cà phê, công viên, vỉa hè, đường phố… hay trồng trong chậu cảnh bonsai đặt trên hiên nhà, văn phòng, nhà hàng…tạo bóng mát, khoảng xanh, không chỉ thế cây bồ đề còn giúp hấp thụ những khí độc hại, khói bụi nhả khí oxy tạo môi trường trong lành, xanh, sạch, đẹp. Cây bồ đề có nhiều công dụng như vậy nên khâu ương giống , kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc là vô cùng quan trọng.

Hình: Cây bồ đề trưởng thành

Bồ đề thường mọc tự nhiên sau nương rẫy hoặc sau lúc rừng vừa mới bị phá để phơi đất trống, đất còn tốt, trên hầu hết các đất khác nhau về đá mẹ, trừ đất đá vôi. Ở đó, Bồ đề mọc thuần loại hoặc xen lẫn với nứa, cây gỗ.Bồ đề là loài cây tiên phong, đòi hỏi nhiều ánh sáng, chịu rét tương đối khỏe, nhưng không chịu được nhiệt độ cao (nhất là cây non) và khô hạn. Vì vậy chỉ thấy chúng có ở các vùng ẩm còn mang tính chất đất rừng rõ rệt. Bồ đề là loài cây mọc nhanh, chu kỳ khai thác ngắn 10-12 năm.

Sau khi thu được hạt giống, phân loại và bảo quản, hạt bồ đề sẽ được đem ương mầm . Dùng bầu hình trụ không đáy, dài 12cm, đường kính 6-7cm, khối lượng 0,3 đến 0,35kg/bầu để ươm cây giống. Cấy hạt đã nảy mầm vào bầu. Hạt nảy mầm đến đâu đem cấy ngay, không làm gãy mầm. Giữ ẩm thường xuyên cho bầu. Khi cây có 2 lá mầm, rỡ bỏ dàn che, chăm sóc đến lúc đem trồng. Cây ươm 45-60 ngày tuổi, cao 10-15cm, có 5-7 lá, không bị sâu bệnh hại.

Hình: Cây bồ đề cỡ lớn

Có thể trồng Bồ đề bằng cách gieo hạt thẳng, trồng bằng cây có bầu hay trồng cây thân cụt tùy theo thời vụ và đất đai và điều kiện, trong sản xuất thường gieo hạt thẳng. Cuốc hố với kích thước 20x20x30cm. Sau khi cuốc hố, gieo ngay. Mỗi hố gieo 5-6 hạt đặt cách nhau 5cm, lấp dày 2cm .Thời vụ gieo từ tháng 10 đến tháng 12, không gieo hạt quá muộn tới tháng 2 dương lịch. Nếu trồng bằng cây có bầu ta đào hố với kích thước 30x30x30cm.Thời vụ trồng vào các tháng 1, 2, 3. Khi trồng không được làm vỡ bầu, xé bỏ vỏ bầu.

Hinh: bộ rễ hay còn gọi là bệ của cây bồ đề

Đối với cách cách trồng bồ đề bằng cây thân cụt ta làm như sau :Cây thân cụt được lấy từ cây gieo ươm đảm bảo tiêu chuẩn là có tuổi 10 đến 12 tháng, cao 1,2-1,5m, đường kính gốc 1-2cm. Cắt bỏ thân, để lại một đoạn dài 3-5cm tính từ cổ rễ. Đào hố rộng 35-40cm, sâu 30cm. Trồng vào tháng 1-2. Khi trồng không để rễ bị cong, lấp đất kín cổ rễ, chỉ chừa lại phần thân trên mặt đất từ chúng tôi 7-10 ngày cây đâm chồi mới. Theo dõi sau một tháng tỉ lệ cây chết không vượt quá 15%. Tiếp tục chăm sóc cây cho tới khi trồng được đai trà.

Chi tiết về cây bồ đề: https://caydothi.vn/cay-de.html

Cách chăm sóc cây cỏ lạc

Ứng dụng của cây cỏ lá tre tại các công trình

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Bồ Đề

Cây gỗ trung bình, cao 18-20m, có thể trên 20m, đường kính ngang ngực 20-25cm. Thân cây màu trắng, tương đối tròn, vỏ mỏng. Tán cây mỏng và thưa. Rễ cọc phát triển yếu, ngược lại hệ rễ bàng phát triển mạnh và tậptrung trên 80% ở tầng đất mặt 0-20cm, do vậy độ phì tầng đất mặt có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của Bồ đề.

Bồ đề là loài cây đặc hữu, mọc phổ biến ở miền Bắc trong rừng lá rộng thường xanh bị phá tán hoặc rừng gỗ xen Tre, Vầu, Nứa. Phân bố tương đối rộng ở nhiều vùng thuộc miền núi phía Tây Bắc, Việt Bắc xuống đến miền Tây Thanh Hóa và còn lác đác tới biên giới Nghệ An – Lào. Thường gặp nhiều nhất ở Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, song cũng có mặt ở Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, dọc theo phần trên của các lưu vực sông Hồng, sông Lô, sông Đà, sông Mã. Bồ đề được trồng ở vùng Trung tâm Bắc Bộ nhiều năm nay.

Bồ đề thường mọc tự nhiên sau nương rẫy hoặc sau lúc rừng vừa mới bị phá để phơi đất trống, đất còn tốt, trên hầu hết các đất khác nhau về đá mẹ, trừ đất đá vôi. Ở đó, Bồ đề mọc thuần loại hoặc xen lẫn với nứa, cây gỗ.

Bồ đề là loài cây tiên phong, đòi hỏi nhiều ánh sáng, chịu rét tương đối khỏe, nhưng không chịu được nhiệt độ cao (nhất là cây non) và khô hạn. Vì vậy chỉ thấy chúng có ở các vùng ẩm còn mang tính chất đất rừng rõ rệt. Bồ đề là loài cây mọc nhanh, chu kỳ khai thác ngắn 10-12 năm.

Bồ đề có thời kỳ rụng hết lá, ngừng sinh trưởng vào khoảng từ tháng 11-12 đến tháng 1-2 năm sau. Đặc điểm rụng lá, tán thưa thảm mục ít là các nhược điểm cơ bản của rừng Bồ đề để phòng hộ bảo vệ môi trường. Có 2 loại Bồ đề, loại nhiều nhựa mọc ở vùng cao, loại ít nhựa mọc ở vùng thấp là loại thường được trồng để lấy gỗ.

Bồ đề thích hợp với nhiệt độ trung bình năm 19-23 o C, lượng mưa 1500-2000 mm/năm, số tháng khô không quá 3 tháng, không bị ảnh hưởng của gió Lào và phơn khô nóng.

Trồng thích hợp trên các loại đất feralit vàng, đỏ vùng đồi, núi thấp, có tầng phong hóa dày và thành phần cơ giới tương đối nặng phát triển trên các đá mẹ gnai, phiến thạch mica, philit, trầm tích nêôgen, pocphiarit, phù sa cổ. Có thể mở rộng trồng trên đất feralit phát triển trên các đá mẹ riôlit, acgilit, phiến thạch sét. Cây mọc khỏe nơi đất sâu ẩm; không ưa đất đá vôi, đất đọng nước, đất bị glây; sinh trưởng kém nơi đất đã thoái hóa, đất cát và đất đá ong.

3. Giống và tạo cây con

Thu hái hạt giống:

Chỉ thu hái quả ở những cây 5 tuổi trở lên. Cây không sâu bệnh, không lệch tán, không mọc ở bìa rừng, không cụt ngọn. Tháng 9-10 quả chín, khi chín vỏ quả màu bạc có điểm phớt trắng, phần đầu quả có vết nứt. Vỏ hạt màu đen thẫm hoặc vàng da bò. Dùng cù nèo hoặc tay bẻ cành nhỏ dưới 1cm có quả.

Xử lý, bảo quản hạt giống:

Quả sau khi thu hái phải được xử lý ngay, không để quá 2 ngày. Loại bỏ tạp chất, trộn quả với cát có độ ẩm 20-22% (1 phần quả/1 phần cát theo thể tích). Vun thành luống dài 10m rộng 1,5m cao 0,15m. Tưới nước định kì 3 ngày 1lần bằng bình hoa sen lỗ nhỏ, lượng nước 40-50 lít cho một luống. Hàng ngày đảo xới 2 lần (sáng, chiều). Xới xong san phẳng, không nén chặt. Xử lý ban đầu như vậy khoảng 35-40 ngày kể từ khi hái.

Khi vỏ quả chuyển từ màu vàng xanh và cứng sang màu xám và mềm xốp thì quả đạt yêu cầu chất lượng xử lý ban đầu và chuyển sang bảo quản ổn định.

Sàng quả ra khỏi cát và lại trộn quả trong cát ấm 20-22% theo tỷ lệ 3 phần quả/1 phần cát (tính theo thể tích). Vun thành luống dài tùy điều kiện, rộng 1,5m, cao 0,6, không nén chặt. Phủ luống một lớp cát ẩm dày khoảng 3-4cm. Hàng tháng chăm sóc một lần, vào ngày định kỳ. Đảo quả, tưới ẩm 40-60 lít nước cho một luống quả dài 10m cao 0,6m rộng 1,5m, sau đó lại đánh luống như cũ. Hàng năm kiểm tra vào tháng 10 nếu tỷ lệ nảy mầm giảm 10% so với tỷ lệ nảy mầm ban đầu (trên 70%) thì đem sử dụng ngay.

Gieo ươm:

Dùng bầu hình trụ không đáy, dài 12cm, đường kính 6-7cm, khối lượng 0,3 đến 0,35kg/bầu để ươm cây giống.

Đất ruột bầu là 79% lớp đất mặt (sâu 0-10cm) của rừng cây gỗ hoặc giang tốt + 20% phân chuồng + 0,5% supe lân + 0,5% đạm sunfat.

Xếp bầu theo luống, cách nhau 2-3cm. Giữa các bầu lèn đất. Trên có dàn che bóng 50% ở độ cao 30cm.

Cấy hạt đã nảy mầm vào bầu. Hạt nảy mầm đến đâu đem cấy ngay, không làm gãy mầm.

Giữ ẩm thường xuyên cho bầu. Khi cây có 2 lá mầm, rỡ bỏ dàn che, chăm sóc đến lúc đem trồng.

Tiêu chuẩn cây con đem trồng:

Cây ươm 45-60 ngày tuổi, cao 10-15cm, có 5-7 lá, không bị sâu bệnh hại.

4. Trồng và chăm sóc rừng

Đất trồng Bồ đề được phân thành 6 hạng dựa vào cấp độ thoái hóa đất rừng theo tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 3131-79 ban hành kèm theo quyết định số 657 ngày 27/12/1979 của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, nó tùy thuộc vào đặc điểm phẫu diện đất và thảm thực bì chỉ thị độ thoái hóa của đất. Trong đó, độ dày đất đóng vai trò chủ đạo.

Hạng I: Đất rừng nguyên trạng và thoái hóa rất nhẹ (đất tầng A dày trên 15cm, mùn trên 4%, tơi xốp);

Hạng II: Đất rừng thoái hóa nhẹ (đất tầng A dày trên 10cm, mùn 3,5-4%, xốp);

Hạng III: Đất rừng thoái hóa trung bình (đất tầng A dày trên 10cm, mùn 3-3,5%, xốp vừa);

Hạng IV: Đất rừng thoái hóa khá nặng (đất tầng A dày trên 5cm, mùn 2-3%, xốp kém);

Hạng V: Đất rừng thoái hóa nặng (đất tầng A dày dưới 5cm, 1-2% mùn, chặt);

Hạng VI: Đất rừng thoái hóa rất nặng (không có tầng A, mùn dưới 1%).

Đất hạng V và VI thường không sử dụng để trồng Bồ đề.

Đất hạng I trồng mật độ 1600 cây/ha (2,5×2,5m) đến 2000 cây/ha (2,5x2m), hạng II trồng 2000 cây/ha đến 2500 cây/ha (2x2m), hạng III trồng 2500 cây/ha đến 3300 cây/ha (1,8×1,8m) hoặc (2×1,5m).

Trên đồi bát úp, dốc ngắn, phát trắng toàn bộ; nơi đồi núi dốc trên 25 o, cần chừa dải rừng trên đỉnh rộng ít nhất 10m mỗi bên sườn; ở nơi sườn dốc dài trên 100m thì cần chừa lại những băng rừng rộng 6-10m theo đường đồng mức, cách nhau 50-60m. Đốt thực bì những nơi đã phát trước khi cuốc hố 10-15 ngày.

Có thể trồng Bồ đề bằng cách gieo hạt thẳng, trồng bằng cây có bầu hay trồng cây thân cụt tùy theo thời vụ và đất đai và điều kiện, trong sản xuất thường gieo hạt thẳng.

Hạt giống Bồ đề phải đảm bảo theo quy định tại các tiêu chuẩn nhà nước TCVN 3127-79, TCVN 3128-79, TCVN 3129-79 và TCVN 3130-79 ban hành kèm theo quyết định số 657/QĐ ngày 27/12/1979 của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước.

– Gieo hạt thẳng:

Cuốc hố với kích thước 20x20x30cm. Sau khi cuốc hố, gieo ngay. Mỗi hố gieo 5-6 hạt đặt cách nhau 5cm, lấp dày 2cm.

Thời vụ gieo từ tháng 10 đến tháng 12, không gieo hạt quá muộn tới tháng 2 dương lịch.

– Trồng bằng cây có bầu:

Đào hố với kích thước 30x30x30cm.

Thời vụ trồng vào các tháng 1, 2, 3. Khi trồng không được làm vỡ bầu, xé bỏ vỏ bầu.

– Trồng bằng cây thân cụt:

Cây thân cụt được lấy từ cây gieo ươm đảm bảo tiêu chuẩn là có tuổi 10 đến 12 tháng, cao 1,2-1,5m, đường kính gốc 1-2cm. Cắt bỏ thân, để lại một đoạn dài 3-5cm tính từ cổ rễ.

Đào hố rộng 35-40cm, sâu 30cm. Trồng vào tháng 1-2. Khi trồng không để rễ bị cong, lấp đất kín cổ rễ, chỉ chừa lại phần thân trên mặt đất từ 2-3cm.

Sau 7-10 ngày cây đâm chồi mới. Theo dõi sau một tháng nếu thấy tỷ lệ cây sống không quá 85% thì phải tiến hành trồng dặm ngay trong mùa gieo trồng năm đó. Dặm bằng cây con có bầu.

Chăm sóc rừng 3 năm liền:

– Năm thứ nhất 4 lần:

Lần 1: Sau 15-20 ngày đối với cây có bầu, khi cây có 3-5 lá. Phá váng, xới nhẹ quanh hố. Tỉa để lại 1-2 chồi khỏe đối với cây thân cụt.

Lần 2: Khi cây cao 25-30cm, phát cỏ dại, mức độ phát quang mạnh yếu tùy thuộc thời tiết và mức độ sinh trưởng của cây con mà quyết định. Chừa lại những cây lá rộng tái sinh, bụi Giang, Nứa không ảnh hưởng đến cây trồng, tỉa tiếp chỉ để lại một chồi khỏe đối với cây thân cụt.

Lần 3: Khi cây cao 60-70cm, phát cỏ dại, cắt dây leo. Tỉa để lại 1 cây/hố đối với biện pháp gieo hạt thẳng.

Lần 4: Vào tháng 10-11 phát cỏ dại, dây leo, cây bụi chèn ép. Cuốc lấp đất sâu 10-15cm, bán kính 60cm, vun đất vào gốc.

– Năm thứ hai: Cây trồng gần khép tán, chăm sóc 2 lần. Nội dung chăm sóc gồm chặt cây leo, cây bụi chèn ép, xới đất quanh gốc rộng 60cm và vun gốc cây.

– Năm thứ ba: Chặt dây leo, tỉa thưa hạ bớt mật độ (nếu cần). Chặt bỏ cây bị sâu bệnh hại, song phải để lại tất cả những cây tái sinh không ảnh hưởng đến Bồ đề. Xới đất quanh gốc rộng 60cm và vun gốc cây.

5. Khai thác, sử dụng

Tỉa thưa rừng Bồ đề trồng thuần loại áp dụng quy trình QTN22-82 ban hành kèm theo quyết định số 474/QĐ/Kth ngày 14/5/1982 của Bộ Lâm nghiệp. Rừng đưa vào tỉa thưa khi có độ tàn che 0,7 trở lên, đã xuất hiện cây tỉa cành tự nhiên, thảm tươi sắp suy tàn. Rừng Bồ đề trồng cung cấp nguyên liệu giấy phải được tỉa thưa 2 lần từ khi khép tán đến khi khai thác chính ở tuổi 10. Tỉa lần đầu vào tuổi 2, lần 2 vào tuổi 3.

Đối với đất hạng I trồng 2000 cây/ha, tỉa thưa lần đầu với cường độ 50-55%, giữ lại 900-1000 cây có đường kính 6,5-7,5cm; tỉa thưa lần 2 với cường độ 25-35%, giữ lại 650-700 cây có đường kính 9,5-10cm.

Đối với đất hạng II trồng 2500 cây/ha, tỉa thưa lần đầu với cường độ 50-55%, giữ lại 1100-1250 cây có đường kính 5,5-6,5cm; tỉa thưa lần 2 với cường độ 35-40%, giữ lại 700-750 cây có đường kính 8,5-9,5cm.

Đối với đất hạng III trồng 3300 cây/ha, tỉa thưa lần đầu với cường độ 50-55%, giữ lại 1500-1650 cây có đường kính 5-6cm; tỉa thưa lần 2 với cường độ 500%, giữ lại 750-800 cây có đường kính 7-8,5cm.

Gỗ Bồ đề mềm, nhẹ, thuộc nhóm VIII, thớ mịn và đều, co ít, dễ xẻ, dễ chẻ nhỏ, bóc thành những tấm mỏng và không bị cong vênh, song dễ gãy. Gỗ Bồ đề đồng nhất, không lõi, tỷ lệ vỏ thấp, rất thuận tiện trong công nghiệp giấy. Bồ đề được dùng chủ yếu trong công nghiệp giấy và làm diêm.

Gỗ Bồ đề có nhựa thơm gọi là cánh kiến trắng (an tức hương, Benzoin), là nguyên liệu được dùng trong y học, chế biến định hương trong công nghệ nước hoa, chống ôi khét bảo quản mỡ béo, điều chế axit benzoic, trong công nghiệp chế biến véc ni và một số loại sơn đặc biệt.

Phân Sinh Học Bồ Đề 688: Sx Nông Sản Sạch, Hiệu Quả Cao

Theo chỉ dân của cán bộ Trung tâm KN-KN Kiên Giang, tôi tìm về thị trấn Gò Quao (huyện Gò Quao, Kiên Giang), nơi có một số hộ nông dân đang sử dụng thử nghiệm phân bón sinh học Bồ Đề 688 trên cây lúa vụ HT. Ruộng lúa đang trong thời kỳ trổ bông, phấn theo gió tỏa hương thơm ngào ngạt.

Ông Bảy Dũng (Đỗ Đăng Dũng) ở ấp Phước Lập Thành, thị trấn Gò Quao chỉ tay về đám ruộng của mình phấn khởi nói: “Bông lúa to và dài như thế này thì chắc chắn vụ này thắng to rồi”. Ông Bảy Dũng là một trong số những hộ nông dân ở đây mạnh dạn thử nghiệm phân bón sinh học Bồ Đề 688 cho cây lúa.

Theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, ông Dũng sử dụng 5 lần phân bón Bồ Đề 688 cho ruộng lúa của mình. Lần đầu, bón lót khi làm đất xong. Còn lại 4 lần bón thúc vào các giai đoạn lúa 15 ngày, 35 ngày, trước và sau khi trổ bông. Kết quả cho thấy, mặc dù không cần bón phân chuồng như mọi năm nhưng cây lúa vẫn phát triển tốt, ít bị chết mộng do phèn đầu vụ.

Khi nhổ mạ để cấy dặm, rễ mạ ăn sâu, dài và trắng, chứng tỏ cây lúa sinh trưởng mạnh ngay từ đầu vụ. Do ruộng trũng nên lượng nước nhiều, các vụ trước, khi lúa vào giai đoạn 20-25 ngày thường xuất hiện các loại sâu ăn lá như sâu keo, sâu phao… phải phun xịt thuốc phòng trừ. Nhưng vụ này ruộng rất ít sâu, không phải tốn tiền phun xịt thuốc.

Không những thế, khi sử dụng phân bón sinh học Bồ Đề 688 cây lúa có màu xanh ổn định nên giảm được lượng phân bón hóa học rất nhiều. Các loại nấm bệnh cũng ít xuất hiện hơn. “Kết quả bước đầu của phân bón sinh học Bồ Đề 688 trên cây lúa như vậy là rất tốt. Tuy nhiên, phải chờ đến khi thu hoạch, năng suất cụ thể và chất lượng hạt lúa ra sao thì mới có thể hoạch toán hiệu quả kinh tế được”- ông Bảy Dũng nói.

Ông Phù Khí Nguyên, PGĐ Trung tâm KN- KN Kiên Giang cho biết, phân bón sinh học Bồ Đề là sản phẩm mới đối với bà con nông dân ở Kiên Giang. Hiện tại, chúng tôi mới chỉ hướng dẫn cho bà con sử dụng thử nghiệm trên một số loại cây trồng. Tuy chưa hết vụ nhưng kết quả bước đầu cho thấy loại phân này có tác dụng khá tốt. Ngoài cho hiệu quả trên cây lúa, Bồ Đề 688 còn phù hợp bón các loại cây rau màu, cây ăn trái, cây kiểng… Khi được bón phân này, cây phát triển mạnh, lá xanh và giữ màu rất lâu. Cây ra hoa và đậu trái nhiều hơn.

Sử dụng phân sinh học Bồ Đề 688 cho cây chè tại Nông trường chè Phú Thọ năng suất tăng 300% (ảnh so sánh cây chè có sử dụng Bồ Đề 688 và không sử dụng Bồ Đề 688)

Tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Hữu, Chủ nhiệm HTXNN Quan Âm, xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh cho biết: HTX vừa trình diễn mô hình 1 ha sử dụng phân sinh học Bồ Đề 688 trên rau (bó xôi, bí xanh, đậu bắp, mướp, cà pháo, rau ăn lá…) của 17 hộ xã viên, kết quả như sau:

Sau thời gian sử dụng phân bón Bồ Đề 688 + NPK Hữu Cơ, đất trồng tơi xốp, nhiều mùn, khả năng chống chịu của cây tốt, lượng thuốc BVTV dùng rất ít và gần như không cần sử dụng, năng suất cây trồng tăng 15-30% (so với trước kia bón các loại phân khác), lượng bón NPK giảm được 50%, hiệu quả kinh tế tăng cao. Đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn sạch và an toàn đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

HTX Quan Âm tính toán khá khách quan về giá thành và chi phí SX từ 17 hộ sử dụng phân bón Bồ Đề 688 + NPK Grow như sau: Đơn giá vật tư (tính trên diện tích 1 sào (360 m2) và thời gian 25-30 ngày/vụ), cụ thể: NPK Supe Lâm Thao: 9.000 đ/kg. NPK Văn Điển: 9.300 đ/kg. Đạm: 12.000 đ/kg. Lân: 3.700 đ/kg. Kali: 14.000 đ/kg. Bồ Đề 688: 135.000 đ/lít. NPK Grow Mix: 10.500 đ/kg. Thuốc BVTV: 25.000 đ/lần phun.

Bón NPK supe: 15 kg/sào (360 m2/vụ), thuốc BVTV phun 2 lần; tổng chi phí hết 185.000 đ (chưa bao gồm bón thúc 1 kg kali + 3 kg đạm).

Bón NPK Văn Điển: 15 kg/sào (360 m2/vụ), thuốc BVTV phun 2 lần; tổng chi phí hết 189.500 đ (chưa bao gồm bón thúc 1 kg kali + 3 kg đạm).

Riêng bón từng loại đạm: Đạm 8 kg + lân 15 kg + kali 5 kg, thuốc BVTV phun 2 lần; tổng chi phí hết 211.000 đ (chưa bao gồm bón thúc 1 kg kali + 3 kg đạm).

Phân Bồ Đề 688 + NPK Grow: Bồ Đề 688 180 ml x 2 lần = 360 ml, NPK Grow 8 kg; tổng chí phí hết: 132.600 đ (không cần bón thúc 1 kg kali + 3 kg đạm).

Như vậy rõ ràng dùng Bồ Đề 688 cho 1 sào giảm được từ 28-37% chi phí SX. Theo ông Nguyễn Văn Hữu, với diện tích rau sạch các loại trên địa bàn huyện Đông Anh khoảng 1.000 ha (28 sào = 1 ha) thì mỗi vụ có thể tiết kiệm được khoảng 2 tỷ đồng, như vậy 1 năm sẽ tiết kiệm được số tiền trên 20 tỷ đồng.

Tại Thanh Hóa phân bón Bồ Đề 688 cũng được xử lý bệnh khô miệng cạo cây cao su tại Nông trường Phúc Do, huyện Cẩm Thủy cho kết quả khá bất ngờ. Trước đó, một số cây cao su bị khô miệng cạo, không có mủ gần 2 năm, Nông trường đánh dấu theo dõi quá trình xử lý Bồ Đề 688. Sau đó được xử lý bằng cách dùng Bồ Đề 688 pha theo tỉ lệ (1:160) tưới gốc, miệng cạo. Kết quả sau 12 ngày đã có mủ chất lượng tốt trở lại.

Ông Lê Hữu Dụ, PGĐ Nông trường Phúc Do nhận xét: “Đây là những cây xấu nhất tôi đã đánh dấu, bị mùn vỏ, khô miệng cạo, không có mủ vậy mà sau 12 ngày sử dụng Bồ Đề 688 đã thấy mủ trở lại”. Những hộ tham gia và các gia đình lân cận nông trường đều nhận định là đã xử lý rất nhiều loại thuốc, tốn kém nhưng không cho kết quả. Nếu việc áp dụng Bồ Đề 688 thành công các hộ gia đình sẵn sàng đầu tư áp dụng.

Phân bón sinh học Bồ Đề 688 là sản phẩm của liên doanh giữa Cty CP Nông nghiệp công nghệ cao và Cty Bạch Đằng (Bộ Công an). Qua quá trình khảo nghiệm cũng như đưa vào SX đại trà, phân bón Bồ Đề 688 đã chứng minh được tính ưu việt, thích hợp với nhiều loại cây trồng; kể cả dưới nước và trên cạn, dùng được cả cho bón lót trước khi xuống giống và bón thúc giúp cây sinh trưởng phát triển.

Ngoài ra, phân bón Bồ Đề 688 còn có khả năng cải tạo đất, giúp giảm đáng kể lượng phân bón hóa học trong quá trình SX, nâng cao chất lượng nông sản và thu nhập cho bà con nông dân.

PGS. TS Tạ Minh Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp VN nhận xét: Phân bón sinh học Bồ Đề 688 đã được cơ quan chuyên môn và các địa phương thử nghiệm trên nhiều loại cây trồng, cho kết quả khá tốt. Đây là loại phân bón có chứa nhiều axit amin, men sinh học, các chất vi lượng, kích thích tăng trưởng cây trồng. Ngoài chức năng cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho cây, Bồ Đề 688 còn có chức năng cải tạo đất. Khi các vi sinh vật trong đất có môi trường hoạt động tốt, chúng sẽ làm cho đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu.

Đối với cây lúa, khi môi trường không thuận lợi sẽ làm cho dịch bệnh gia tăng, đặc biệt là môi trường đất, khí hậu. Chẳng hạn như bệnh lùn sọc đen, các nhà khoa học đều khẳng định bệnh này do virus gây nên và rầy nâu chính là đối tượng lây truyền. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, bệnh này vẫn có thể lây truyền, phát triển ngay cả trong môi hoàn toàn không có rầy.

PGS. TS Tạ Minh Sơn thăm ruộng lúa được bón phân sinh học Bồ Đề 688

Thử nghiệm cho thấy, trong những môi trường có độ kiềm cao (độ PH lớn), cây lúa sẽ khó phát triển, rễ đen, cây lùn thấp… giống như triệu chứng của bệnh lùn sọc đen. Tuy nhiên, khi trong đất có nhiều vi sinh vật hoạt động, chế độ dinh dưỡng tốt thì các triệu chứng kể trên sẽ giảm, thậm chí là không xuất hiện.