Top 3 # Xem Nhiều Nhất Cách Nhân Giống Lan Phi Điệp Bằng Hạt Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Nhân Giống Lan Phi Điệp Bằng Thân Già

Cách nhân giống lan phi điệp bằng thân già như thế nào để đạt hiệu quả cao. Đây thường là những vấn đề mà các bạn mới chơi Lan hay tìm hiểu và nghiên cứu. Khi mà thời điểm hiện tại giá Lan Phi Điệp khá đắt Đắt một cách vô lý. Một mặt hoa bình thường nhưng thân dài mập có giá cả triệu bạc một thân.

Nhiều bạn mới chớm yêu lan nghe vậy thấy hoảng. Bởi đam mê giá cao vậy thật khó vươn tới khi điều kiện chưa cho phép. Chính vì vậy mình xin đưa ra một giải pháp khá hạt dẻ cho các bạn. Với cách nhân giống lan phi điệp khá hiệu quả để các bạn cùng trải nghiệm

Thời điểm nhân giống lan phi điệp.

Thường thì phía nam thời tiết ấm áp. Nên ta có thể nhân giống lan bất cứ thời gian nào quanh năm. Còn đối với miền bắc thì tránh ươm ki nhân giống lan vào mùa đông. Vì lúc này cây đã bước vào mùa nghỉ ngừng phát triển rồi. Khi đã chọn được những thân già cần ươm. Chúng ta tiến hành theo các bước như sau

1. Cách xử lý thân lan phi điệp dùng để nhân giống

Dùng dao sắc hơ qua lửa hoặc nhúng vào cồn y tế. Cắt thân phi điệp thành từng khúc 2-4 mắt có thể dài hơn tùy cây mập hay yếu. Cắt chéo vết cắt tránh đọng nước. Dùng keo liền sẹo hoặc sơn móng tay bôi kín vết cắt để khô lại. Có 1 số bạn nói rằng sau khi xử lý thân già xong. Nên để để vào chỗ khô mát tầm 1-2 tuần cho vết cắt khô lại sau đó ươm. Mình thấy cũng có lý. Nhưng mình thì sau khi xử lý xong vì không có thời gian nên thường đem nhân giống luôn. Trước khi ươm, đem ki phi điệp ngâm qua b1 hoặc Atonix 1 ml cho 1 lít nước (mục đích kích thích sự sinh trưởng ban đầu của mắt ngủ). Ngâm khoảng 30 phút vớt ra để khô ráo sau đó đem ươm.

2. Chuẩn bị giá thể và chậu dùng để nhân giống lan phi điệp

Để ươm ki phi điệp chúng ta nên đầu tư giá thể sạch ngay từ đầu. Sau này cây phát triển ổn định, dễ chăm sóc, ít bệnh lại mang tính chất lâu dài. Giá thể dùng ươm ki phi điệp ở đây thường là: vỏ thông, sỏi nhẹ, đá nhẹ hoặc đá bọt núi lửa, xốp, dớn mềm (loại hay dùng cho lan công nghiệp, lan cấy mô, lan hồ điệp).

Dớn: Đa số các cách nhân giống lan phi điệp hiện nay mọi người đều dùng dớn vì loại này mềm, dễ sử dụng, giữ ẩm tốt mà lại không ướt. Khi ki phi điệp ra rễ nó sẽ bám xung quanh lớp dớn này và ít khi xiên xuống lớp đá nhẹ ở dưới. Vì thế sau này lan phát triển có thể bê, nhấc cả cụm sang chậu khác mà không lo động rễ, đứt rễ, chột gốc. Trước khi ươm ki mình bỏ rêu vào xô, chậu nước. Xé tơi để làm mềm dớn. Cẩn thận một chút thì cho thuốc phòng chống nấm, vi khuẩn vào xô nước ngâm dớn càng tốt. Mình cho antracol và staner để phòng bệnh về nấm, vi khuẩn

Vỏ thông, sỏi nhẹ, đá nhẹ hoặc đá bọt núi lửa: Những loại này sạch sẽ ít chứa mầm bệnh, côn trùng trú ngụ và cái hiệu quả rõ nét là chúng hút thấm nước dư thừa từ mặt dớn, rêu rất tốt cho việc ươm ki phi điệp sau này. Hàng này chủ yếu hàng nhập, giá hợp lý, có bán ở tất cả các nơi, sẵn có, dễ mua, dễ dùng, bền vĩnh cửu, tính ra rẻ hơn gỗ lũa nhiều

3. Cách tiến hành nhân giống lan phi điệp

Đầu tiên cho lớp xốp bẻ vuông xuống đáy chậu. Sau đó đến lớp đá nhẹ, không có thì sỏi nhẹ, rồi đến lớp vỏ thông. Trên cùng rải 1 lớp dớn mỏng dày cỡ đốt ngón tay rồi xếp lên chậu ươm. Thân già ngắn thì xếp ngang chậu. Dài thì quấn khoanh tròn. Dài quá có thể cắt khúc sao cho dài bằng chiều ngang mặt chậu để cài cho chặt.

Với cách nhân giống lan phi điệp này mình nên để chậu ươm ki lên chỗ râm mát thoáng gió. (Bờ tường, mái cổng, gốc cây cảnh chỗ nào cũng được. Miễn sao đừng để nắng xiên trực tiếp). Dưỡng ẩm hàng ngày bằng nước lã, lười thì đặt chậu đó lên 1 khay nước sao cho ngập đáy chậu 1 đốt ngón tay. Chậu gốm sẽ hút ẩm dưỡng ki thay vì tưới.

4. Cách chăm sóc chậu lan phi điệp đang nhân giống

Giai đoạn này ki phi điệp đang ươm cần ẩm nhưng không ướt. Có nghĩa chỉ cần ẩm bề mặt đừng để ướt quá. Ta phun chất kích thích sinh trưởng như atonik + N3M + NPK 30.10.10 nếu có super thrive, B1 thì thêm mỗi thứ 2 giọt/lít nước.

Bây giờ công nghệ nhân giống có nhiều phương pháp. Mới nhất là dùng chế phẩm kích ki. Nhưng nếu chúng ta nhân giống ở giới hạn cây ngắm hoa, không kinh doanh thì với cách nhân ki phi điệp tự nhiên như trên cây sẽ ổn hơn, ít nhưng chất vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Và các bạn ạ! Theo dõi sự phát triển của mầm ki được hồi sinh từ những thân phi điệp âu cũng là 1 cái thú và là sự trải nghiệm khá hay, hữu ích cho các bạn mới yêu lan. Kinh nghiệm thực tế nhà mình nó mới là trải nghiệm chuẩn nhất. Chúc anh chị em, những người mới chơi lan, yêu lan nhưng không có điều kiện mua lan thuần thì có thể thỏa đam mê với cách nhân giống lan phi điệp. Mùa nhân ki thuận nhất là mùa xuân hè, tuy nhiên mùa đó không có mấy giống để giao lưu được, thường là sau mùa hoa khi dọn vườn mới có nhiều, quan điểm lúc nào có thì mình làm thôi

Kỹ Thuật Nhân Giống Lan Phi Điệp Đúng Cách

Loại lan phi điệp đã trở nên quá quen thuộc đối với những người đam mê hoa lan, tuy nhiên cách nhân giống hoa lan phi điệp thì không phải ai cũng biết, cũng như làm đúng cách. Thông tin sau đây sẽ mang đến cho bạn cách nhân giống và những kinh nghiệm vô cùng quý báu, để mang đến giống hoa lan phi điệp tốt nhất.

Tìm hiểu về giống lan phi điệp

Lan phi điệp còn được biết đến với tên gọi là lan giả hạc, là một loại hoa rất phổ biến, có mùi thơm nồng nàn quyến rũ. Với đặc điểm của loại phong lan rừng nhiệt đới, ra hoa khi giá thành đã rụng hết lá, đặc biệt là hoa lan phi điệp sẽ chịu được nóng , chịu lạnh rất tốt. Do vậy được nhiều người trồng ở nhà.

Tìm hiểu loại lan phi điệp

Những cây hoa lan phi điệp sống trên những thân cây cao và mọc rủ xuống dưới, thân dài, lá mọc đối cách, hoa nở to, ra hoa ở các đốt lá đã rụng. Màu sắc có màu tím, màu hồng, và màu trắng, ngoài ra còn có màu hồng nhạt hay hồng thẫm, do vậy thường hay bị nhầm lẫn với lan trầm tím.

Kỹ thuật ươm đúng cách cho giống lan phi điệp

Cắt đoạn thân phi điệp già

Bạn nên cắt từng đoạn dài hay ngắn, hoặc để nguyên cả thân còn phụ thuộc vào thân cây già từ năm nào, cũng như thân mập hoặc thân gầy, hay thân đã ra hoa chưa. Nếu thân càng già, càng nên cho nhiều mắt mà đã ra hoa rồi thì nên cắt đoạn khoảng 20- 30cm, hoặc để nguyên cũng được. Còn thân mập có nhiều mắt, nhưng chưa ra hoa thì sẽ cắt ngắn hơn. Còn đối với than tơ mập mạp thì có thể cắt mỗi mắt 1 đoạn.

Cắt lan phi điệp để ươm

Nên sử dụng lưỡi dao lam sắc hay dao nhưng phải sắc bén và dễ thao tác, khi cắt nên nhẹ nhàng tránh làm dập chỗ cắt.

Xử lý chống thối vết cắt

Người ta thường sử dụng keo liền sẹo, sơn xi măng hay keo dán ống nhựa PVC hoặc dùng bột ươm keo keiki để chống thối vết cắt .

Xử lí chống thối vết cắt khi bắt đầu ươm giống lan phi điệp

Pha dung dịch ngâm lan

Với dung dịch ngâm lan nên sử dụng atonic cùng với 2cc b1 và 1 lít nước, sau đó cho các đoạn ươm kei ngâm vào trong dung dịch khoảng 15 phút, sau đó đặt lên chậu ươm kei. Dung dịch sau khi ngâm lan thì hãy đổ vào bình chứa để sử dụng hàng ngày bằng cách pha loãng dung dịch để tưới nhằm mục đích giữ ẩm cho cây hàng ngày, cũng như tưới cho các cây lan khác.

Chậu cùng với giá thể ươm hom lan

Chậu dùng để ươm giống lan phi điệp được sử dụng là chậu đất nung, chậu nhựa hoặc rổ rá đều được, tuy nhiên nếu là chậu đất nung thì cần ngâm nước để nhằm mục đích cho chậu đất nung no nước, còn đối với các loại chậu nhựa thì phải được làm sạch để tránh lây lan mầm bệnh sang cho cây.

Cách nhân giống lan phi điệp

Còn giá thể dưới lớp đất để giá thể loại to, dày khoảng từ 3- 5cm có thể sử dụng than củi đã được nghiền nhỏ, miếng xốp, vỏ thông hay sỏi nhẹ đều phù hợp.

Sau đó đến giá thể nhỏ hơn có thể sử dụng vỏ thông, dớn vụn hay sỏi nhẹ, và lớp trên cùng bạn nên sử dụng mùn cưa, xơ dừa, rêu rừng nhằm mục đích giữ ẩm cho cây.

Sau đó tiến hành đặt các đoạn thân già đã được qua xử lý lên trên mặt chậu, nên lựa chọn vị trí thoáng mát nhưng không được quá ẩm ướt, và nên che mưa, che nắng cẩn thận, tưới phun sương mỗi ngày 1- 2 lần tùy vào điều kiện thời tiết.

Cách chăm sóc lan phi điệp sau khi nhân giống

Sau khoảng 5 đến 10 ngày, chúng ta tiến hành phun chế phẩm Hùng Nguyễn 1 lần nồng độ 1ml/1 lít (20 giọt). Mỗi ngày phun sương giữ ẩm nước lã hoặc nước gạo đều được.

Chỉ sau 1 thời gian, nhanh chậm tùy vào độ khỏe của cây và thời tiết, các mầm gốc sẽ nảy. Cứ tiếp tục phun sương giữ ẩm mỗi ngày đến khi rễ bám giá thể khoảng 5-6cm chúng ta có thể gắn phân cho chúng. Khi cảm thấy cây đã khỏe, ta tăng độ sáng cho cây lên 60-70% để cây thích nghi với môi trường tốt hơn.

Sử dụng hỗn hợp chế Phẩm Hùng Nguyễn + Nano đồng + Trung vi lượng phun định kì mỗi tháng cho lan phi điệp.

Như vậy đến khi cây thắt ngọn thì giảm nước tưới và chờ hoa nở thôi.

Khám phá vẻ đẹp mới lạ của hồ điệp mãn thiên hồng

Cửa hàng hoa lan hồ điệp uy tín giá rẻ nhất Sài Gòn

Gợi ý những mẫu hoa lan sinh nhật đẹp sang trọng nhất

30 hình ảnh hoa lan hồ điệp tuyệt đẹp và sang trọng

Các giống lan hồ điệp cực hot được ưa chuộng hiện nay

Cách Nhân Giống Lan Phi Điệp (Cách Ươm Chồi Lan Thân Thòng)

Cách nhân giống lan Phi Điệp

Bài viết này tổng hợp các

cách nhân giống lan Phi Điệp

nói riêng hay là

cách nhân giống lan THÂN THÒNG

nói chung hay

cách ươm chồi non (keiki) cho lan THÂN THÒNG

Cách 1: (theo chia sẽ của bác Trần Thanh Hải)

1. Nhân giống lan Phi Điệp không nên sử dụng Atonik

Lý do mà tôi khuyên các bạn không nên dùng Atonik với những cây mà trước đó đã cho hoa là trong cây còn nhiều chất dinh dưỡng sẽ dễ làm cây bị thối thân.

Về bản chất của cây khi tới mùa hoa, tùy điều kiện thuận lợi nào đến trước như: dinh dưỡng, độ ẩm, ánh sáng… cây sẽ cho hoa nhiều hay ít hoặc sẽ không cho hoa mà cho ra toàn chồi non. Tóm gọn như vậy để cho các bạn dễ nắm bắt vấn đề hơn.

Do mùa hoa của giả hạc chủ yếu vào mùa hè, thời tiết có sự thay đổi rõ rệt từ Xuân sang Hè, ngoại trừ một số như Giả Hạc Di Linh Xuân thì đa số ra hoa vào mùa hè. Mặc khác, ở miền Nam khi chuyển từ Xuân sang Hè thì thời tiết bắt đầu nắng và nóng hơn (đã qua nhiều lần đối chứng, kiểm nghiệm) kết quả là nếu dùng Atonik liều thấp 1ml/2-3lít nước pha chung với B1 thì không sao nhưng với liều cao hơn thì chúng rất dễ làm cho những thân non, thân mới trưởng thành và vừa cho hoa rất dễ thối thân, còn thân già trên một đến 2 năm trở lên thì không ảnh hưởng nhiều lắm.

2. Thời gian thuận lợi nhân giống lan Phi Điệp

(Thời gian thuận lợi để ươm chồi non lan thân thòng)

Thời điểm thuận lợi nhất là sau khi cây ra hoa, chồi non mọc dài, rễ đả nhiều và bám vào giá thể. Lúc này ta cắt thân đã ra hoa xuống ương chồi non là thuận lợi vì chất dinh dưỡng vẫn còn nhiều trong thân lan. Nếu sợ thân chồi non yếu thì ta đành phải để lại cho nuôi thân non, đến khi thân non khỏe mạnh ta vẫn có thể cắt xuống ươm chồi, nhưng đến lúc này thân già đã teo tóp lại, vẫn có thể ươm chồi được nhưng tỷ lệ thành công sẽ giảm xuống ít nhiều.

3. Xử lý thân mẹ dùng nhân giống lan Phi Điệp

(Xử lý thân mẹ để ươm chồi lan thân thòng)

1,5ml B1 + 2ml TERRA SORD 4 cho 1 lít nước

Lưu ý: Không dùng Atonik nếu thân cây mới ra hoa vì dễ làm thối thân như đã nói bên trên

Ngâm thân cây mẹ đã cắt từng đoạn vào dung dịch trên khoản 1 giờ, sau đó để thật khô khoản 4-5 giờ rồi ngâm lại lần nữa.

4. Tiến hành ươm thân non lan Phi Điệp

Đặt những đoạn thân này vào chỗ mát và ẩm. Quan trọng nhất là phần này. Với vườn nhà thì chỗ mát và ẩm thì rất đơn giản, với người trồng và chơi lan ở nhà phố thì tìm được chỗ mát và ẩm để ươm chồi non thì thật không đơn giản, nhie62ukhi loay hoay mãi mà không tìm được chỗ nào lại tốn tiền mua nguyên vật liệu để ươm chồi non.

Nhiệt độ từ 25-28 độ C rất phù hợp và thuận lợi cho việc ươm chồi non. Thế nên tốt nhất là tìm một chậu đất trồng cây trong nhà như chậu mai để ngoài sân hoặc trên sân thượng chẳng hạn, đặt vào đấy là ổn vì nền đất luôn đảm bảo có độ ẩm tương đối, tán lá của cây đảm bảo sự thoáng mát. Ta vẫn tưới cho chậu cây cảnh bình thường, nhờ đó luôn có độ ẩm đảm bảo sự sinh trưởng của chồi non. Sau từ 5 đến 8 tuần (nếu thân mẹ là thân mới) hoặc lâu hơn là 2 đến 3 tháng ( nếu là thân cũ) ta sẽ thấy từ các mắt ngủ chồi non sẽ nhú lên.

Lưu ý: Trong thời gian ươm thân non thì khoản 15 ngày một lần ta lại ngâm thân cây mẹ vào dung dịch B1 pha như trên.

5. Chăm sóc chồi non lan Phi Điệp

Nếu như chồi non đã nhú ra từ mắt ngủ thì ta sẽ tưới B1 + TERRA SORB cho chúng với liều thật loãng nhầm giúp chúng mau ra rễ hơn. Thông thường thì sau một tháng kể từ khi chồi non nhú lên sẽ ra rễ

Khi rễ ra khoản 1cm ta có thể mang ghép vào dớn hoặc gỗ nhưng phải để ở chỗ thoáng mát ( nên ghép nguyên đoạn thân mẹ) vì lúc này chồi non vẫn còn yếu nếu đem ra nắng thì chúng dễ bị chết khô.

Dinh dưỡng vào lúc này cũng là điều cần thiết, nên ta phải mạnh dạn tưới NPK 30-10-10 + B1 liều thấp khoản 1 tuần – 10 ngày một lần cho chồi non giúp chúng sinh trưởng và phát triển mạnh hơn.

Khi chồi non phát triển từ 2-3cm trở lên ta nên tăng cường ánh sáng giúp chúng phát triển nhanh hơn. Khi này thì bộ rễ cũng đã phát triển mạnh và bám chặt vào giá thể, lúc này ta cần kết hợp phân hữu cơ và vô cơ cho cây.

Nếu chăm sóc tốt thì năm đầu tiên hoặc 18 tháng sau cây sẽ cho hoa bói.

Cách 2: (theo chia sẽ của bác BÁC GH TaLi)

Giá thể: Than, dớn, sơ dừa, than…

Cho vụn giá thể vào hộp nhựa nắp đã có sẳn lỗ rùi, chỉ cần đục lỗ đáy ly.

Chỉ cần xịt nước, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp mầm non (Keiki) sẽ lên hết.

Muốn nhanh có thể pha thêm etonik hoặc  B1

Để vào tối nhanh lên hơn, nhưng mầm thiếu sáng sẽ yếu ớt. Chú ý khi nào thấy giá thể trong ly gần khô mới phun sương cho ẩm lại, không được phun nhiều thân ươm có thể sẽ bị thối. tùy thuộc  vào độ khó của mắt ngủ mà thời gian nảy mầm là khoảng 1 tuần hoặc hơn.

Cách 3: Theo Kinh Nghiệm và chia sẽ của BÁC Trần Thanh Đam

Tạo keiki cho lan có nhiều cách mình có cách tạo 1 cách tự nhiên chia sẻ với ACE (mình đã thử nghiệm trong 2 năm đều thành công có thể chỉ phù hợp với diều kiện trong vườn nhà )

1. Chọn cây phát triển tốt.

2. Giai đoạn cây sắp rụng lá lấy sợi dây buộc chặt gần gốc cây (lưu ý ko làm tổn thương cây).

3. Giai đoạn cây nghỉ bình thường không tưới nước.

(*) Kết quả nó tạo ra sự ức chế tự nhiên 1 gốc có thể ra 2,3 mầm cây, còn các mắt hầu như nhảy keiki.

P/S: khó khăn nhất là dưỡng cây giai đoạn sau này, có bác nào sử dụng thuốc dưỡng keiki rồi giúp mình, mua ở đâu? hoặc cách truyền thồng thường dưỡng keiki.

* Các lưu ý khi làm theo cách này

– giai đoạn đã đâm ra keiki phải tháo dây ra cho cây keiki hút được dưỡng chất từ thân mẹ

Chia sẽ của bạn Hạc Khuyên về cách nuôi keiki

Ý kiến riêng của mình về dưỡng keiki, là dùng nước vo gạo để tưới nhẹ lên ki, mình toàn dưỡng ki kiểu đó, mình đá thử được 1 năm vào cho thấy ki phát triển rất nhanh và mập, lưu ý 2 ngày tưới 1 lần vào lúc chấp tối khoảng 5-6 giờ, rất tốt vì nước vo gạo rất nhiều dưỡng chất.

Khi nấu cơm hãy dùng nước vo gạo đó đổ châu riêng sau 20/30phút để nó lắng cạn bột rùi đổ nhẹ lấy phần nước trên màu hơi nâu trắng xong rùi tưới những em ki. Nếu tưới cả hoặc ngay thì bột cạn gạo chưa dk lắng thì nó dính vào gốc ki hay rễ và lúc đó sẽ là miếng mồi ngon của những lũ kiến bò đến ăn, đồng thời nó sẽ cắn hết rễ non của ki, đó là thực tế mình đá vướng phải, nếu a e thấy hợp lý thử làm theo mình kiểu gì sau 2 tuần sẽ thấy nhưng e ki mập mạp bất ngờ.

Lưu ý: các cách trên có thể chỉ có hiệu lực tại nơi được thử nghiệm

www.LeSanh.com sưu tầm và tổng hợp.

5 Cách Nhân Giống Lan Phi Điệp Phổ Biến Hiện Nay

Kỹ thuật nhân giống lan phi điệp hiện nay đang được nghiên cứu và ứng dụng khá hiệu quả. Cùng tìm hiểu 5 cách nhân giống lan phi điệp phổ biến hiện nay qua bài viết sau nhé.

1. Nhân giống lan phi điệp bằng cách gieo hạt tự nhiên

Cây lan phi điệp ra hoa tự nhiên, được thụ phấn tự nhiên nhờ côn trùng. Quả phi điệp lớn lên, chín sau đó bung ra nhờ gió bay đi khắp nơi trong rừng. Gặp điều kiện tự nhiên thuận lợi chúng nảy mầm và phát triển cây con. Những cây này người chơi lan thường gọi là kiến phi điệp. Hiện nay do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên tỷ lệ nảy mầm thấp. Ngoài ra quá trình chọn lọc tự nhiên cũng làm tỷ lệ sống của kiến phi điệp giảm. Tốc độ sinh trưởng cũng chậm do không được chăm sóc, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.

Về hoa khi xổ từ những kiến phi điệp này cũng có nhiều sự sai khác, đa dạng về màu sắc, kiểu hoa. Hoa có thể giống hoặc khác với hoa của cây lan phi điệp bố mẹ. Vì nó ngoài sự tự thụ phấn bắt buộc còn có sự giao phấn với những cây khác. Có thể nói, quá trình gieo hạt tự nhiên rất đa dạng phong phú về màu hoa. Tỷ lệ đột biến của hoa lan phi điệp cũng đa dạng và phụ thuộc vào sự lai hóa tự nhiên, ảnh hưởng của tia phóng xạ gây đột biến gen ở từng vùng rừng mà nó được gieo hạt.

Việc con người chủ động thụ phấn cho hoa lan phi điệp, theo hình thức có chọn lọc những cây có hoa đẹp cho lai tạo với nhau, đến giai đoạn quả chín và để quả tự bung theo gió hoặc chủ động gieo hạt vào tự nhiên, quan điểm của mình vẫn coi đó là hình thức gieo hạt tự nhiên.

Như vậy, gieo hạt tự nhiên chỉ đề cập đến sự sinh trưởng và phát triển của hạt phong lan phi điệp tím ngoài điều kiện tự nhiên mà thôi. Hoàn toàn không có sự tác động đến sự sinh trưởng lên cây phong lan của con người.

Về tốc độ sinh trưởng của cây giống rất chậm, phải mất 3-7 năm cây mới trưởng thành và có hoa. Về mặt hoa sẽ không xác định chính xác, mà giới chơi hoa gọi là “hoa xổ số”.

2. Nhân giống lan phi điệp bằng cách gieo hạt nhân tạo

Phổ biến là phương pháp “gieo hạt trong điều kiện nuôi cấy mô”. Điều cơ bản ở phương pháp này là việc chọn tuyển cây giống phi điệp bố mẹ. Các phương pháp tự thụ phấn bắt buộc, lai tạo giữa các cây có kiểu hoa đẹp với nhau hoàn toàn phụ thuộc vào ý chủ quan của con người. Quá trình tạo cây con và chăm sóc được thực hiện trong phòng thí nghiệm và nhân tạo. Phương pháp này bao gồm việc sử dụng cả quả lan giống được thụ phấn tự nhiên trong rừng hoặc do con người chủ động thụ phấn (thụ phấn nhân tạo tại vườn ươm).

Quả không cần phải chín, chỉ cần già là có thể gieo được. Môi trường gieo quả lan phi điệp là môi trường dinh dưỡng nhân tạo đặc biệt. Môi trường này có đầy đủ các chất dinh dưỡng, hóc môn tăng trưởng cần thiết cho cây. Việc vô trùng tất cả các khâu trong quá trình gieo hạt là điều bắt buộc. Sau khoảng 1 tháng hạt nảy mầm, tùy mục đích sử dụng mà con người có thể nhân bản vô tính từ những mầm này trong phòng thí nghiệm. Người ta gọi là quá trình nhân nhanh. Thực chất làm cho những mầm mới nảy này sinh đẻ vô tội vạ trong bình/ chau giống, nhằm thu được số lượng giống nhiều nhất có thể.

Sau khi cây phi điệp lớn đạt kích thước nhất định thì sẽ chuyển sang môi trường tạo rễ, hoàn chỉnh cây và cho ra ngoài tự nhiên trong những cốc ươm giống chuyên dụng.

Bản chất quả và hạt lan phi điệp là cây rừng nên cây con được sinh ra từ phương pháp này là cơ bản không khác cây rừng 1 chi tiết nào. Tuy nhiên số lượng cây con giống nhau rất nhiều vì trong giai đoạn nhân nhanh, đã làm cho 1 mầm ban đầu nhân bản vô tính rất nhiều lần đã tạo ra hàng loại cây con giống nhau về thân lá cũng như kiểu hoa. Trong gieo hạt tự nhiên có tác nhân là các tia phóng xạ, ưu thế lai làm biến đổi gen (đột biến) tạo ra những cây giống có thân, lá, hoa độc, lạ và đẹp thì trong môi trường nhân tạo thì quá trình gây sốc nhiệt, tác động của các chất hoa học, hóc môn tăng trưởng cũng sẽ tạo ra những cây lan đột biến tương tự ngoài tự nhiên.

Như vậy phương pháp gieo hạt trong điều kiện nuôi cấy môt có 2 khâu rõ nét mà mọi người cần hiểu rõ, đó là: Gieo hạt thành cây và giai đoạn nuôi cấy mô: nhân bản vô tính những mầm phôi ban đầu thành nhiều cây con giống hệt nhau và bảo quản các mầm phôi này nhiều năm trong điệu kiện đặc biệt vô trùng.

Tóm lại: cây con sinh ra từ phương pháp này là hoàn toàn giống nhau. Chúng chỉ khác nhau về công nghệ và kĩ thuật cao. Phương pháp gieo hạt tự nhiên trong điều kiện “nuôi cấy mô” tạo ra số lượng cây giống cao và đồng đều hơn. Có thể tạo ra hàng triệu cây con trong 1 thời gian ngắn. Cây con lan phi điệp sinh ra từ 2 công nghệ này vẫn là cây rừng. Chỉ khác là 1 bên sinh trưởng tự nhiên, phụ thuộc vào tự nhiên, còn 1 bên hoàn toàn phụ thuốc vào mục đích sử dụng của con người.

3. Gieo hạt phi điệp đột biến 5ct, trắng, lá biên,..:

Phương pháp thực hiện như ở trên và thế hệ cây con tạo ra tương tự. Chỉ khác 1 điều cơ bản là nguồn gen ban đầu rất đặc biệt được chọn lọc chính xác. Cây lan phi điệp khi đem gieo hạt thường đã biết rõ mặt hoa, kiểu lá. Khi ra hoa sẽ áp dụng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc, hoặc sử dụng các cây 5ct, trắng, các cây lá biên, phát tài khác nhau lai với nhau. Tuy nhiên để xác định chuẩn hoa hoặc lá như cây mẹ thì phải cho nở hoa trong bình, rồi nhân nhanh cây mẹ đã nở hoa và có lá như cây mẹ. Hiện nay trong nước chưa có công trình nghiên cứu, đánh giá tỷ lệ cây con của những cây đột biến sinh ra từ công nghệ gieo hạt có kiểu hoa và kiểu lá giống cây mẹ là bao nhiêu phần trăm.

Mấu chốt ở chỗ: Thực trạng bây giờ là các phòng thí nghiệm trong và ngoài nước không có cây bố mẹ đột biến để làm quả nhân giống ( như phần 1 Quốc Tư đã chia sẻ). Chỉ là lấy ảnh của cây có hoa đột biến để quảng cáo, bán giống. Bởi cơ bản nhưng cây lan đột biến thường gắn tên những cá nhân, nhóm hội độc quyền, trừ cây 5ct phú thọ đã quá phổ biến.

Nguồn quả giống chủ yếu là mua, cho tặng mới có được..

4. Kỹ thuật nhân giống lan phi điệp bằng phương pháp nuôi cấy mô

Đó là phương pháp sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào là những đỉnh sinh trưởng, mắt ngủ, thân, lá, rễ, cuống hoa, đài hoa, nụ hoa..vv của thân phi điệp đưa vào môi nuôi cấy mô như trình bày ở trên, dưới tác động của các chất hóc môn phù hợp sẽ khiến cho các đỉnh sinh trưởng phân chia, nhân bản lên nhiều lần. Qua các khâu nhân nhanh, tạo rễ và ra môi trường ngoài tự nhiên. Tiếc thay, đối với giống lan phi điệp, hiện nay trên thế giới và trong nước chưa có công trình nghiên cứu nào thành công từ phương pháp này.

Hiện tại có 1 số phòng thí nghiệm trong nước đang áp dụng phương pháp làm cho cây con gieo hạt trong bình nở hoa nhân tạo để xác định mặt hoa, từ đó lấy chính cái phôi của cây ra hoa đó nhân nhanh số lượng cây con bằng kỹ thuật này để tạo ra cây con có kiểu hoa giống hệt như cây mẹ ví dụ như: Trắng thái, 5ct thái, phi điệp lá biên, lá phát tài…vv.

Hoặc sử dụng công thức lai rồi lấy quả lai gieo hạt, sau khi ra ngoài trồng tự nhiên, cây con nở ra 1 kiểu hoa nhất định và để sản xuất giống cây này người ta chỉ việc gieo hạt quả lai của cây bố và cây mẹ theo phép lai đã kiểm chứng sẽ được thế hệ cây con như ý muốn, ví dụ như cây: cây Châu Như f1, ha wai trắng,…vv.

5. Phương pháp nhân giống lan phi điệp từ mắt ngủ (ươm kie)

Phương pháp này là phương pháp truyền thống và phổ biến nhất. Quá trình tạo giống tuy năng suất thấp nhưng tạo ra cây con giống như cây mẹ. Thường là phải chăm sóc cây mẹ thật tốt, thật dài mới mới có nhiều mắt ngủ trên thân để ươm cây giống. Hiện nay những cây giống phi điệp chủ yếu được tạo ra từ phương pháp này, kể cả giống bình dân và giống lan đột biến.

Xin nói về ươm kie giống lan phi điệp đột biến trước. Việc ươm giống những cây lan đột biến bằng phương pháp này khá khó khăn và năng suất thấp. Bởi đa phần những cây lan đột biến hiện có mặt trên thị trường điều gắn liền với những tên tuổi cá nhân, nhóm sở hữu độc quyền, số lượng rất hiếm. Cây lan phi điệp mới được phát hiện thường là cây nhỏ hoặc chậm lớn cần quy trình chăm sóc đặc biệt, cây đã chia sẻ giống cho những ai đều có hồ sơ theo dõi lai lịch,… Trừ giống phi điệp 5ct phú thọ không kiểm soát hết được vì cây này đã được phân phối rộng khắp trên thị trường từ nhiều năm trước.

Do đó, các mặt hoa đột biến này cơ bản mới được đặt tên trên thị trường, chưa nhân được nhiều giống nên giá trị của nó rất cao từ 1-100 triệu/1cm như: 5ct Bảo Duy, Vô Thường, Bạch tuyết, Tiên sa, Thiện Tâm, Người đẹp Bình Dương, Nha Trang, Lâm Sung, HO,…,Hồng Xòe, hồng Mỹ Nhân, Thoát Tục, …và nhiều mặt hoa tên tuổi khác đang được những nhà vườn không phải chủ sở hữu giao bán với giá vài trăm k 1 kie 5-20cm.

Thông thường, 1 cây lan đột biến như trên, mỗi năm chủ sở hữu có thể nhân ra được từ 0-100 kie tùy theo giống và nhu cầu xuất kie của chủ sở hữu. Nên không có ra nhiều giống và giá rẻ như những kie hoa thông thường mà các nhà vườn đang quảng cáo, nhằm đánh vào tâm lý ham của “ngon bổ rẻ của khách hàng”.

Làm kie cây đột biến đã hiếm, còn làm quả đột biến gieo hạt thì các bạn biết ngay là nó không thể có trên thị trường. Bởi họ chưa có cây mẹ đột biến để mà làm quả. … Rất nhiều những vấn đề khác liên quan mà người mới chơi lan và các bạn buôn bán lan cần tìm hiểu thêm. Hy vọng qua bài viết này các bạn mới tập chơi lan nhận ra vấn đề trước khi quyết định mua 1 cây giống lan mà mình thích.