Top 15 # Xem Nhiều Nhất Cách Làm Phân Bón Hữu Cơ Cho Rau Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

5 Bước Làm Phân Hữu Cơ Vi Sinh Bón Cho Rau

Mặc dù hiện nay thị trường có nhiều loại phân hóa học khác nhau, tuy nhiên các chuyên gia vẫn khuyên hộ nông dân nên tự làm phân hữu cơ vi sinh tại nhà bởi vì những lý do sau: – Bạn có thể tận dụng được nguồn rác thải trong gia đình bao gồm các loại như rau, củ, quả bị hư để làm phân hữu cơ vi sinh. Cách làm này giúp giảm thiểu lượng rác thái rất lớn ra môi trường tự nhiên. – Nhờ phân hữu cơ vi sinh tự làm bón cây mà nó có thể cải thiện được cấu trúc của đất, giúp giữ nước, sục khí. Ngoài ra, phân cũng có công dụng bổ sung vi chất dinh dưỡng quan trọng, gia tăng hoạt động của vi khuẩn chứa trong đất, qua đó giúp đất giàu dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh hơn, cây xanh tươi tốt hơn. Nếu như sử dụng phân bón hóa học làm đất có nguy cơ bị xói mòn, bạc màu rất cao sau một thời gian trồng rau thì dùng phân hữu cơ vi sinh giúp bạn có thể an tâm với điều đó. Loại phân này có thể giúp vườn rau nhà bạn trở nên xanh tốt, đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả nhà mà vẫn giữ được độ tơi xốp của đất. – Khi dùng phân bón hữu cơ có chứa nhiều chất hữu cơ sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến rau bạn trồng. Vậy nên, nếu muốn trồng rau sạch thì bạn không nên sử dụng đến loại phân này mà thay vào đó là phân hữu cơ vi sinh.

Muốn vườn rau của bạn phát triển nhanh và khỏe mạnh thì đòi hỏi cần phải cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, đặc biệt là hai thành phần cacbon và đạm nito. Trong khi đó, rác hữu cơ lại chứa khá nhiều thành phần này. Dù vậy trước khi tiến hành ủ phân hữu cơ vi sinh bón cho rau bạn cần phải phân loại rác đầy đủ bao gồm rác hữu cơ xanh và rác hữu cơ nâu. + Đối với phân xanh cung cấp nitơ tốt cho cây sẽ có nhiều trong các loại rác như: rau củ quả thừa, lá cây tươi, tóc, cỏ vụn xén, cỏ tươi, bã đậu, bã cà phê, vỏ đậu phộng. + Đối với phân nâu sẽ cung cấp carbon cho cây và nó có nhiều trong các loại nguyên vật liệu như: Mùn cưa, cỏ khô, rơm rạ, lá khô, vỏ trứng, túi trà,…

Trải một lớp phân nâu chừng 10cm thì cho tiếp 1 lớp phân xanh mỏng khoảng 10cm rồi tiếp tục là phân nâu. Trộn đều hỗn hợp rồi ủ trong thời gian 2 tuần thì hãy tưới nước vào phân, song hãy nhớ đừng tưới quá ướt. Tiếp đó hãy trộn đều phân ủ lên. Tiếp tục cho một lớp phân nâu vào nữa cho đầy thùng chứa.

– Phân có màu nâu, nguyên liệu ủ phân vụn ra và trông như mùn. Nếu như sử dụng mùn cưa, gỗ để ủ phân thì sẽ thành dạng hình sợi. – Phân có mùi đất. – Khi ủ phân hoàn toàn tạo thành mùn thì hãy mang đi bón cho rau xanh. Khi bón hãy bón xung quanh gốc hoặc trộn với đất trước khi gieo trồng cây. – Bạn có thể ép phân hữu cơ vi sinh dạng viên với đặc tính tan chậm, giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng của phân hiệu quả hơn, tránh bị rửa trôi.

Phân Hữu Cơ Là Gì? Cách Làm Phân Hữu Cơ Bón Cây Ngay Tại Nhà

Hiện nay, trên thị trường có vô số loại phân bón hữu có khác nhau. Và mỗi loại khác nhau thường có giá thành, ưu và nhược điểm khác nhau. Vậy trong số đó, bà con nên sử dụng loại phân bón nào. Thực chất, để đưa ra quyết định chính xác nhất, chúng ta phải biết: Phân hữu cơ là gì? Cách làm phân hữu cơ bón cây tại nhà có đơn giản không?

Như chúng ta đã biết, khi tìm hiểu về phân bón hữu cơ, chúng ta cần quan tâm đến rất nhiều vấn đề. Tuy nhiên, điều đầu tiên mà bạn cần nắm được đó là: Phân hữu cơ là gì?

Thực chất, phân bón hữu cơ là một trong những loại phân có chứa hợp chất dinh dưỡng với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ. Hay nói cách khác thì đây chính là một hợp chất hữu cơ. Và phân bón hữu cơ chủ yếu được dùng trong lĩnh vực nông nghiệp. Các loại phân này thường được làm nên từ:

Hợp chất hữu cơ này luôn được các bác nông dân dùng để bón cây, đặc biệt là rau sạch. Phân bón hữu cơ sẽ giúp cho đất màu mỡ hơn, tăng độ tơi xốp bằng việc cung cấp chất mùn và nhiều chất dinh dưỡng khác. Và đó đều là những chất dinh dưỡng mà cây dễ hấp thụ được. Đồng thời cũng rất thân thiện với môi trường. Vậy hiện nay, phân được phân ra thành mấy loại chính.

Phân được là từ: phân gia cầm, phân gia súc, phế phẩm nông nghiệp, rác thải,… được gọi chúng là phân bón hữu cơ truyền thống. Hầu hết, phân bón truyền thống này được làm từ kỹ thuật ủ truyền thống, thủ công. Những loại phân này thường có một đặc điểm chung là: Hiệu lực chậm, chứa ít hàm lượng dinh dưỡng hơn so với các loại khác và thời gian xử lý dài hơn. Cụ thể như sau:

Phân chuồng – loại phân làm từ phân và nước tiểu của động vật, có thể là của gia cầm, gia súc và phân bắc. Tất nhiên, phân chuồng được chế biến từ kỹ thuật ủ phân truyền thống lâu năm. Để biết rằng bạn có nên sử dụng loại phân này không, chúng ta cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của chúng:

Ưu điểm của phân chuồng:

Có nhiều chất dinh dưỡng khoáng: đa lượng, trung lượng và vi lượng

Cung cấp chất mùn để cải tạo đất, đồng thời tăng độ phì nhiêu và độ tơi xốp.

Tạo điều kiện tốt cho rễ cây phát triển

Nhược điểm của phân chuồng:

Hàm lượng chất dinh dưỡng thấp nên cần bón rất nhiều. Cho nên, tốn kém chi phí cho việc vận chuyển và nhân công.

Dễ gây ra nhiều mầm bệnh như: vi khuẩn, virut, hạt cỏ dại, vi khuẩn thổ tả, bào tử nấm bệnh,… nếu không được chế biến kỹ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người.

Tìm hiểu thêm: Phân chuồng là gì? Cách ủ phân chuồng nhanh hoai mục bằng chế phẩm sinh học

Phân xanh là tên gọi chung cho các loại phân hữu cơ làm từ lá cây, cành cây tươi. Phân xanh thường được mọi người chế biến bằng kỹ thuật ủ truyền thống hoặc chôn xuống đất.

Ưu điểm nổi bật của phân xanh là giúp bảo vệ và cải tạo đất. Ngoài ra, chúng cũng có thể hạn chế xói mòn.

Nhược điểm của phân xanh:

Khi chế biến bằng cách vùi dưới đất, quá trình phân hủy các chất hữu cơ có thể tạo nên các chất độc hại. Chẳng hạn như CH4, H2S,… gây hại với cây trồng khi có hiện tượng ngộ độc các chất hữu cơ.

Thường có hiệu quả chậm, chỉ có công dụng khi bón lót.

Đây là loại phân bón hữu cơ truyền thống được làm từ phế phẩm nông nghiệp như: rơm rạ, lá cây hay thân cây,… Và cũng như các loại phân bón truyền thống khác, phân rác được chế biến từ kỹ thuật ủ truyền thống.

Với than bùn, chúng ta không thể dùng trực tiếp để bón cho cây được. Mà thay vào đó, than bùn phải qua chế biến rồi mới được dùng cho cây. Và quá trình chế biến than bùn cũng diễn ra khá phức tạp. Không những vậy, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, phải bón với khối lượng lớn. Cho nên, vừa làm tốn chi phí, vừa tốn thời gian và công sức. Tuy nhiên. chúng lại có ưu điểm là: giúp cải tạo và tăng độ phì nhiêu cho đất. Chính vì thế, chúng ta cũng có thể sử dụng loại phân này khi cần thiết.

Đây là loại phân bón được rất nhiều người sử dụng. Loại phân này trong thành phấn có rất nhiều loại vi sinh hữu ích khác nhau. Chẳng hạn như vi sinh vật: đối kháng, phân giải hữu cơ, cố định đạm, hay vi sinh vật ký sinh, phân hủy xenlulo,…

Ưu điểm của phân vi sinh là:

Thông thường, phân bón vi sinh vật không cung cấp được đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây. Đồng thời, không cân bằng được các chất dinh dưỡng này.

Mỗi loại phân vi sinh khác nhau dùng cho một nhóm cây khác nhau. Ví dụ như phân bón vi sinh cố định đạm phù hợp với nhóm cây trồng họ đậu.

Tốn kém chi phí

Loại phân này được chế biến ra bởi các chất hữu cơ pha trộn cùng với một hoặc nhiều nhóm vi sinh vật có lợi khác. Phân bón hữu cơ sinh học được chế biến bằng cách lên men. Thông thường, trong phân bón hữu cơ sinh học, các chất hữu cơ chiếm khoảng 22%.

Nhược điểm: Thực tế, nhược điểm lớn nhất của phân sinh học là ở vấn đề giá thành. So với các loại phân hữu cơ khác trên thị trường, phân bón sinh học có giá thành cao hơn.

Thế nhưng, dù giá cao thì loại phân này vẫn được rất nhiều người lựa chọn bởi chất lượng của nó. Như đã nói, ưu điểm của phân bón sinh học là tăng năng suất cây trồng. Do đó, lợi ích kinh tế của người trồng sẽ tăng lên nên họ vẫn sẽ sẵn sàng sử dụng loại phân bón này.

Loại phân hữu cơ này có thành phần chính là các chất hữu cơ và các nguyên tố khoáng vô cơ. Chẳng hạn như nguyên tố: N, P, K. Có thể nói, phân bón hữu cơ khoáng là loại phân được nhiều người ưa thích. Và ưu điểm nổi bật nhất của loại phân này là có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ. Do đó, trong quá trình bón bạn cũng không cần sử dụng khối lượng quá lớn.

Tuy nhiên, khi sử dụng phân bón hữu cơ khoáng, bạn không nên bón lâu ngày. Hay nói cách khác là dùng liên tục trong khoảng thời gian dài. Vì nó có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh vật của đất.

Cách làm phân hữu cơ bón cây đơn giản tại nhà

Để bắt tay vào việc làm phân bón hữu cơ thì điều đầu tiên bạn phải làm là: chuẩn bị thùng chứa phân. Bạn có thể chọn một trong các loại thùng như: Thùng nhựa hình nón, hình vuông hay thùng gỗ hình vuông, thùng gỗ có trục xoay tròn,… Nếu nhà bạn không có sẵn những chiếc thùng này, bạn có thể mua chúng trên thị trường.

Bạn nên để thùng tại nơi có nắng, có vị trí thoát nước tốt. Nơi mà bạn có thể thường xuyên kiểm tra chất lượng phân đang ủ của mình. Ngoài ra, chúng ta nên đặt thùng tại các vị trí có đất trồng. Hạn chế đặt trên nền gạch, nền bê tông. Vì điều này sẽ giúp cho các vi sinh vật có lợi, giun,… trong đất có thể xâm nhập được vào. Tốt nhất, bạn nên đào hố sâu khoảng 10 – 20cm rồi đặt thùng xuống.

Tất nhiên, để ủ phân bón hữu cơ thì chúng ta không thể không chuẩn bị các nguyên liệu chính. Chủ yếu, làm phân hữu cơ tại nhà, bạn cần có 2 nhóm thành phần chính. Đó là:

Các nguyên liệu như: Lá cây khô, giấy cart tông, cỏ khô, rơm rạ, vỏ trứng hay cành cây khô, mùn cưa, túi lọc trà,…

Các nguyên liệu xanh như: Rau củ quả tươi sống, cỏ tươi, vỏ trái cây tưới, bã cà phê, cày cây, lá cây xanh,…

Chế phẩm men vi sinh ủ phân: EMZEO và Trichoderma Bacillus – Đức Bình

Khi đã chuẩn bị xong tất cả các nguyên liệu, dụng cụ cần thiết, chúng ta bắt đầu ủ phân. Cụ thể, chúng ta cần tiến hành ủ nguyên liệu với nguyên liệu xanh theo từng lớp như sau:

Khi đã hoàn thành, bạn đóng nắp thùng lại. Và khoảng 2 tuần, bạn cần ra kiểm tra và xoay thùng. Thông thường, xoay thùng càng nhiều, phân hữu cơ được ủ càng nhanh phân hủy hơn.

Để nhận biết đâu là phân ủ đã dùng được, bạn có thể vận dụng những đặc điểm sau:

Khi đó, bạn có thể đem phân bón hữu cơ này đi bón cho cây trồng của mình.

About Đức Bình

Cách Ủ Phân Bón Hữu Cơ Cho Rau Từ Phế Liệu

Tự sản xuất phân hữu cơ cực kỳ đơn giản dễ dàng hơn nhiều với 1 vài dụng cụ đơn giản thùng ủ compost đơn giản (thùng rác cũ, thùng gỗ,thùng xốp,thùng sơn…) bạn không những có thể “tái chế” hầu hết các rác thải sinh hoạt và phế liệu trong vườn nhà bạn đồng thời làm giàu đất trong vườn nhà mà còn bảo vệ được môi trường sống của mình vì:

Tác dụng của việc tự ủ phân hữu cơ:

*Tăng thêm nguồn dinh dưỡng cho đất trồng cây,trồng rau từ phân hữu cơ

*Giảm thiểu hiệu ứng khí nhà kính bảo vệ môi trường sống.Do quá trình phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí

*Có thể tái chế sử dụng những rác thải trong gia đình thành một nguồn dinh dưỡng vô cùng tốt cho cây trồng mà không cần phải bón phân hóa học.

* Tiết kiệm tiền bạc của bạn.

Không phải cứ phân hữu cơ nào cũng tốt và chất lượng.Có nhiều phân hữu cơ ủ không đúng cách còn tạo ra các mầm bệnh gây hại cho cây trồng cũng như vật nuôi trong nhà.Do đó,việc ủ phân compost cần phải làm đúng kỹ thuật và khoa học.Quá trình để ủ thành phân hữu cơ tốt nhất,mùn hóa phân là khoảng 6 tuần

*Các rác thải hữu cơ ví dụ như rau thừa,thịt thừa,thức ăn thừa..

* Thùng ủ compost ta có thể sử dụng thùng sơn,thùng xốp…Thùng ủ nên để thoáng khí vì quá trình ủ compost là quá trình hiếu khí.

Các bước ủ phân hữu cơ compost: 1. Làm thùng ủ compost 2.Lựa chọn nơi để thùng ủ

Tốt nhất nên để trên sân thượng hay để xa nhà vì trong quá trình ủ phân sẽ lên men và bốc mùi.Phải để thùng ủ tại nơi thoáng khí,có nhiều ánh sáng mặt trời để đốt nóng khối ủ rút ngắn thời gian ủ. Nên bố trí gần nguồn nước để thuận tiện trong việc tạo ẩm cho khối ủ.

3. Cho vật liệu vào thùng ủ

Thu thập nhiều loại vật liệu hữu cơ cho vào thùng ủ compost. Thêm các loại phế liệu từ nhà bếp, tuy nhiên chỉ nên dùng các loại rau củ quả, không nên thêm các loại thịt cá vì có thể có mang các loại mầm bệnh và thu hút các loại côn trùng không mong muốn vào vườn nhà bạn. Chúng ta cũng có thể dùng các vải vụn, giấy vụn để làm compost. Có thể cho nhiều loại vật liệu hữu cơ, các loại rác thải sinh hoạt vào thùng compost. Quá trình compost là một quá trình liên tục nên ta cần phải có thời gian để phân hủy đống ủ. Chúng ta nên chọn tỉ lệ 10% vật liệu chứa Nitơ với 90% vật liệu chứa Carbon để khởi động quá trình compost.

Yếu tố quan trọng trong quá trình ủ compost là nước, tất cả nguyên vật liệu cho vào thùng ủ compost phải được làm ẩm, phải kiểm tra đống ủ thường xuyên và thêm nước nếu quá khô, khối ủ quá khô sẽ không tạo ra phan bón tốt.

4. Yếu tố quan trọng để ủ compost hiệu quả

Nitơ (nguồn Đạm):Ta cần cung cấp đủ lượng Nito để vi sinh vật có thể phát triển và sinh sản tốt nhằm oxi hóa nguồn Carbon. Nguồn nguyên liệu thêm vào thường có tươi và ẩm ướt. Tuy nhiên quá nhiều chất đạm sẽ không tốt cho quá trình ủ compost. Các nguồn đạm này có thể dùng các loại xác bã động vật, các thực phẩm dư thừa từ nhà bếp hay phân chuồng. Tuy nhiên đây là nguồn dinh dưỡng và cũng có thể là nguồn cung cấp các mầm bệnh cho người, vì vậy cần phải ủ compost đúng kỹ thuật mới ức chế được các mầm bệnh này.

Carbon (nguồn xác bã thực vật):Ta cũng cần cung cấp cho khối ủ một nguồn Carbon đủ để làm năng lượng. Những vật liệu này thường là có màu nâu và khô như lá cây rụng, nhánh cây, rơm rạ,…. Nguồn Carbon tuy rất cần thiết nhưng khi quá nhiều sẽ có bất lợi. Nếu trong đống ủ chỉ toàn là những vật liệu từ gỗ như cành lá thì thời gian cần để phân hủy phải mất cả năm mới sử dụng được.

Oxy: Cần thiết để oxy hóa nguồn carbon và thúc đẩy nhanh quá trình compost. Oxy được cung cấp bằng cách đảo trộn thường xuyên khối ủ. Nếu khối ủ không được đảo trộn sẽ tạo ra các khí có hiệu ứng nhà kính có hại cho môi trường, vì vậy việc đảo trộn thường xuyên quan trọng trong quá trình ủ compost. Trong trường hợp không đảo trộn được thì bạn cần cho vào đống ủ các thành phần làm tơi xốp đống ủ.

Nước:Compost trước khi ủ thì cần phải tưới nước đủ ẩm nhưng không được làm quá nhiều nước vì sẽ tạo điều kiện yếm khí tạo ra những chất không tốt cho cây trồng

Lưu ý khi sử dụng

-Bạn nên cắt nhỏ những nguồn rác thải hữu cơ để phân hủy nhanh hơn

-Cần bổ sung thêm vi sinh vật để thúc đẩy quá trình phân hủy các chất hữu cơ, đồng thời ức chế được các mầm bệnh phát triển trong đống ủ.Bạn có thể sử dụng các men vi sinh Trichoderma để thúc đẩy phân hủy.Hoặc dùng trùn quế cũng rất lá tốt

– Xử lý với một loại vi sinh vật đơn thuần sẽ có hiệu quả thấp, đa dạng vi sinh vật thì tốt hơn.

-Môi trường để thuận lợi nhất cho sinh vật phát triển đó là ít muối.Tỉ lệ C/N thấp (N cao có thể tạo điều kiện cho nhiều loại bệnh xâm nhập) Có sự hiện diện của các chất khó phân hủy (lignins, cellulose) sẽ giúp ích cho hoạt động của vi sinh vật.

Cách Sử Dụng Phân Hữu Cơ Vi Sinh Bón Rau

là loại phân chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống. Thường được dùng trong nông nghiệp sạch của nhiều quốc giá phát triển. Trong phân chứa các tập đoàn . Loại vi sinh vật có chức năng có định đạm, phân giải lân, mùn, chất hữu cơ và chất thải trong đất.

Các chất dinh dưỡng như N, P, K,… sẽ được tổng hợp sau khi bón phân vi sinh vào đất. Hỗn hợp dinh dưỡng này rất dễ hấp thụ đối với cây trồng. Góp phần nâng cao năng xuất và chất lượng nông sản.

Phân gà vi sinh rất thân thiện với môi trường và không gây hại cho người tiêu dùng. Phù hợp với tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Có những mãnh đất đã bị hủy hoại quá nặng do lạm dụng phân hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến không thể trồng cây được. Hệ vi sinh tự nhiên gần như bị tiêu diệt, không còn khả năng phân giải các chất độc và các vi lượng trong đất. Lúc này, bà con nông dân cần cải tạo đất, đưa đất trồng về trạng thái tự nhiên. Hệ vi sinh ổn định để có thể tiếp tục trồng trọt.

Giải pháp cải tạo đất phù hợp nhất là sử dụng phân bón vi sinh

là lựa chọn tốt cho bà con. Trong chứa vi sinh vật sống có hoạt lực rất cao đã được chọn lọc kỹ lương. Ngoài ra còn chứa khoáng chất, đa trung vi lượng giúp tăng khả năng phân giải các độc tố, chất dinh dưỡng. Hỗ trợ rất tốt cho việc cải tạo đất, phòng ngừa nấm bệnh, tăng sức đề kháng cho cây trồng. Trả lại hệ vi sinh tự nhiên để cây trồng phát triển tốt. chỉ cần tuân thủ một số quy tắc là có thể tạo ra loại phân vi sinh hữu cơ tốt cho cây trồng cũng như rau quả nên bà con cũng có thể tự tay sản xuất.

– Tạo keo đất rất tốt, hạn chế rửa trôi chất dinh dưỡng của đất.

– Giữ độ ẩm tốt cho đất, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động ổn định.

– Nhiều trung và vi lượng tốt để bón cho rau.

– Tăng sức đề kháng cho rau, phòng ngừa sâu bệnh.

– Giảm 30-40% các loại phân vô cơ khác.

Đối với rau, phương pháp bón phân phù hợp nhất là chôn vào đất. Hoặc trộn đều với bề mặt đất. Ngoài ra, để bón lót cho rau ta có thể trộn với tro trấu, xơ dừa. Ta trộn theo tỉ lệ phù hợp với từng loại rau rồi đắp lên bề mặt đất.

Bà con nên bón phân gà hữu cơ vi sinh sau mỗi đợt thu hoạch để phục hồi dinh dưỡng cho đất. Tạo môi trường thuận lợi cho mùa sau.

Ngoài ra, bà con cần tưới tiêu hợp lý, phù hợp với từng loại rau sau khi bón phân. Hạn chế bón quá nhiều khiến phân bị trôi.

Sử dụng phân hữu cơ vi sinh rất tốt cho rau, đặc biệt phân gà hữu cơ vi sinh. Mang lại hiệu quả phát triển cao cũng như đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy đây là lựa chọn tốt cho cánh nhà nông.