Top 10 # Xem Nhiều Nhất Cách Làm Hoa Lan Hồ Điệp Bằng Đất Sét Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Hướng Dẫn Cách Làm Lan Hồ Điệp Đất Sét

Lan hồ điệp đất sét. Lan hồ điệp từ lâu đã được phong tặng danh hiệu là Sự cao sang, quý phải của loài phong lan.Chậu lan hồ điệp gồm 3 cành tím phù hợp cho chưng Tết, tặng hoa cho người thân, cho bạn bè, tặng hoa cho sếp, cấp trên..vv

Hoa lan hồ điệp đất sét có nguồn gốc từ Nhật và được phát triển rộng rãi sang Thái lan, Hàn Quốc, Việt Nam…Đất sét có bán tại Việt Nam là đất từ Thái, Hàn, Malay, Nhật. Ngoài ra còn có một số đất sét của các hãng công ty  sản xuất uy tín khác mà chưa bao giờ đến với thị trường Việt nam. Trừ Việt Nam, các nước trên đều sản xuất đất sét để làm hoa thủ công còn Việt Nam đơn thuần  chỉ là ứng dụng. Loại đất sét làm hoa chủ yếu là đất sét tự khô ( loại air drying) làm từ bột giấy, bột mì…vv Trong các loại đất sét tự khô đang có ở thị trường Việt nam thì chỉ có đất sét nhật là loại đất sét tốt và có chất lượng cao nhất.

Hướng dẫn cách làm lan hồ điệp đất sét.

Hiện nay có  hai cách để làm được một bông hoa đất sét: làm bằng khuôn và làm bằng tay. Làm hoa bằng khuôn là phương pháp dễ làm hơn làm bằng tay, chỉ đơn giản mua đất và khuôn về và  ấn đất vào khuôn rồi dán những cánh hoa lại với nhau bằng keo.

Dụng cụ và nguyên liệu làm lan hồ điệp đất sét cần có:

– Đất sét – Màu winton số 8 hoặc màu Pebeo số 6 – Khuôn tạo nhụy – Kem ủ – Kim cúc – Kéo

Sử dụng màu dầu winton số 8 (hoặc màu Pebeo số 6) để pha màu vàng cho đất sét

– trước khi thực hiện cần thoa 1 ít kem ủ để bôi trơn khuôn giúp dễ lấy đất ra khỏi khuôn

– Sử dụng kim cúc, ghim vào đất sét, khéo léo lấy đất ra khỏi khuôn

–Dùng kéo cắt 1 đường nhỏ. Dùng tay tách 2 phần đất tách rời nhau.

-Dùng keo sữa chích lên đầu nhỏ của nhụy màu trắng.

Tìm Hiểu Về Đất Sét Và Cách Làm Tơi Đất Sét Đơn Giản Và Hiệu Quả

Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với cuộc sống của con người, chúng là môi trường quan trọng để phát triển nông nghiệp. Trong ngành nông nghiệp, đất thịt, đất cát và đất sét chiếm phần lớn diện tích, có thể nói đất sét là loại có nhiều đặc điểm khác biệt nhất. Cũng như những loại đất khác, để tăng năng suất, hiệu quả cho cây trồng, chúng ta cần tìm hiểu cách làm tơi đất sét.

Một vài điểm đặc trưng của đất sét

Trong nông nghiệp, cái tên đất sét có lẽ không còn quá xa lạ đối với mọi người. Đây là một loại đất đặc biệt bởi chúng có những tính chất khác so với đất thịt, đất cát.

Cụ thể đó là đất sét được cấu thành từ những hạt nhỏ li ti, chúng dính sát vào nhau và không hề có một khoảng trống nào giữa các hạt. Trong khi ấy đất cát gồm những hạt lớn, chúng có những khoảng trống và cho phép không khí có thể len vào được. Chính cấu trúc khác biệt ấy đã tạo nên những đặc tính riêng biệt chỉ có ở đất sét.

Đặc điểm tiêu biểu ở đất sét đó là chúng tương đối chắc và dẻo vì vậy chúng ta sẽ cảm giác khá nặng khi thử vo tròn một nắm đất sét trong lòng bàn tay. Bên cạnh đó khi trộn với nước, đất sét sẽ dần dần trở thành hỗn hợp dính dính vào tay, đến khi hỗn hợp khô lại, mọi người sẽ cảm nhận được chúng trở nên tương đối mượt và trơn.

Đất sét gồm nhiều loại khác nhau, có sự phân chia thành nhiều nhóm đất sét khác nhau là bởi hàm lượng các chất có trong thành phần là không giống nhau. Cũng phụ thuộc vào các hợp chất có trong đất mà đất sét có rất nhiều màu, cực kỳ đa dạng. Một số màu sắc thường gặp ở đất sét đó là màu trắng, màu xám xịt, màu đỏ – da cam sẫm.

Đất sét sử dụng để làm gì?

Như bao loại đất khác, đất sét cũng là môi trường để cây cối, thực vật sinh sôi và phát triển. Tuy nhiên với cấu trúc của đất sét, con người nghiên cứu ra rằng đây là một môi trường rất kén cây trồng. Như bạn đã biết, đất sét có cấu tạo gồm những hạt nhỏ li ti kết dính chặt với nhau, hầu như không có lỗ trống. Vì vậy, cấu tạo này khiến đất không thoáng khí.

Xuất phát từ cấu trúc đặc biệt này, con người ta đã tìm ra được những ưu và nhược điểm khi sử dụng đất sét trong nông nghiệp.

Những nhược điểm thường gặp đó là cây trồng trong môi trường này thường rất khó để phát triển rễ. Ngoài ra, vì không thoáng khí, đất sét có khả năng giữ nước lâu. Đặc tính này sẽ làm cho bộ rễ gặp nguy cơ bị thối vì úng nước. Để khắc phục những nhược điểm trên, người làm nông cần biết cách làm tơi đất sét để góp phần nâng cao năng suất.

Bên cạnh những nhược điểm kể trên, khả năng giữ nước lâu của đất sét cũng mang đến điểm lợi. Cụ thể nước và dưỡng chất của đất, phân bón sẽ được giữ lại lâu hơn so với các loại đất khác. Trong điều kiện này, cây phát triển thuận lợi vì được hấp thụ rất nhiều chất bổ dưỡng.

Nhìn chung, đất sét không được ứng dụng nhiều trong quá trình trồng cây. Người ta nhận xét, đất sét vốn là loại đất xấu và theo kinh nghiệm của cha ông để lại, chúng thường được tận dụng để trồng rừng và một số nhóm cây công nghiệp.

Muốn cây sinh sống và phát triển được trong môi trường này, người nông dân cần biết cách làm tơi đất sét. Đây là yếu tố quan trọng giúp tăng năng suất cây trồng đối với đất sét nói riêng và các loại đất nói chung.

Bên cạnh đó, người ta còn luôn biết đến đất sét với vai trò nguyên liệu chính để làm gốm sứ. Bởi vì khi ẩm, đất sét tương đối mềm, dẻo và con người có thể tạo hình hài đơn giản bằng tay. Sau đó, khi đất đã khô nó sẽ trở nên rắn chắc hơn, người ta thường sử dụng nhiệt độ cao để khiến đất sét ẩm cứng hơn. Quá trình này hay còn được biết đến với tên gọi là nung.

Nhờ thuộc tính đặc biệt này, cha ông ta đã sáng tạo và sử dụng đất sét làm nguyên liệu chính sản xuất đồ gốm sứ với đặc điểm cứng, chắc chắn. Đây là điều chỉ đất sét có thể làm được, đó là lí do vì sao chúng rất đặc biệt so với các loại đất khác.

Học cách làm tơi đất sét

Tại sao phải làm tơi đất sét?

Đất sét sử dụng để trồng cây sau một thời gian sẽ gặp tình trạng chai, cứng và mất đi độ tơi xốp của cây. Chính vì lý do này mà năng suất cây trồng bị sụt giảm rất nhiều, từ đó khiến cây trở nên yếu hơn và có nguy cơ bị sâu bệnh.

Học cách làm tơi đất sét có nghĩa là bạn đang cải thiện sức khỏe của đất đai và là một cách để bảo vệ tài nguyên đất quý giá. Cây trồng chỉ sinh trưởng và phát triển tốt khi điều kiện đất đai ổn định. Vì vậy, người nông dân nên nắm được cách làm tơi đất sét qua việc cải tạo đất hiện tại.

Thực hiện cải tạo đất sét

Đất sét là môi trường kén cây trồng, vì thế cách làm tơi đất sét, cải tạo chất lượng đất cũng khá khó thực hiện. Phương pháp cải tạo đất thường được thực hiện như sau:

Trước khi tiến hành cải tạo, điều đầu tiên chúng ta cần phải làm đó là kiểm tra độ pH của đất để có những điều chỉnh phù hợp. Theo nghiên cứu, khi độ pH của đất rơi vào khoảng từ 6 – 7 là mức lý tưởng. Còn trong trường hợp độ pH của đất thấp hơn 6 (đất quá nhiều Acid) hoặc cao hơn 7 (đất quá nhiều Alkaline) thì thực vật rất khó sinh trưởng phát triển bình thường. Đất sét rất dễ gây tình trạng thối, úng nước cho cây, vì vậy chúng ta cần tăng cường độ thoát nước của đất.

Cụ thể, để tăng độ thoát nước ta phải trồng phân xanh, phân súc vật đã tơi cùng với đất sét trước khi thực hiện trồng cây. Trong quá trình cây sinh sôi và phát triển, người nông dân cần được biệt quan tâm chăm sóc. Chúng ta phải liên tục rải cỏ, lá và phân xanh và đất để kích thích sự thoát hơi nước của đất.

Có thể nói, việc tiến hành cải tạo đất sét mất khá nhiều thời gian và công sức. Vì vậy, người nông dân cần thực sự kiên trì để thu được hiệu quả cao nhất. Quá trình thực hiện cải tạo đất quả thực rất vất vả và yêu cầu người lao động phải có kỹ thuật cao, tay nghề cao.

Chất lượng đất sét có thể được cải thiện, nâng cao bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, quan trọng nhất đó là người nông dân phải biết cách làm tơi đất sét đúng kỹ thuật, đảm bảo sức khỏe cho đất. Đây là bước mang tính quyết định sự phát triển của thực vật trong môi trường đất sét.

Cách Làm Hoa Lan Hồ Điệp Bằng Giấy Nhún Đẹp Nhất

Sở hữu một bình hoa lan hồ điệp đẹp mê li với giấy nhún đơn giản ngay hôm nay chỉ với vài bước dễ làm. Cùng khám phá ngay

Lan hồ điệp là biểu tượng của vẻ đẹp, của tình yêu và sự thánh thiện. Lan hồ điệp mang nét đẹp tinh tế, kiêu sa làm cho nhiều người mê mẩn. Nếu bạn cũng yêu thích loài hoa xinh đẹp này và muốn khám phá nhiều cách làm hoa giấy handmade thì mời bạn cùng trải nghiệm cách làm lan hồ điệp bằng giấy nhún này nhé.

Cách làm hoa lan hồ điệp bằng giấy nhún đẹp nhất

Để làm lan hồ điệp, chúng mình cần chuẩn bị:

-Giấy nhún (trắng, vàng, hồng cánh sen, xanh lá) -Keo sữa (bạn có thể tham khảo thêm địa chỉ mua keo sữa handmade chuyên dụng) -Băng keo sáp -Chỉ -Kẽm giấy loại to và kẽm cành nhỏ -Bông gòn -Keo nến + súng bắn keo -Kéo -Kìm

Cách làm lan hồ điệp đẹp và đơn giản nhất ngay tại nhà Với loại hoa này, bạn có thể in mẫu cánh hoa có sẵn trên mạng về hoặc tự vẽ các phần của một bông hoa ra giấy để làm khuôn mẫu cắt giấy.

Bước 1: Đầu tiên, chúng mình làm cánh lớn của hoa lan. Cụ thể như sau:

Cắt mảnh giấy màu vàng có bề rộng 7-8 cm. Phết keo sữa và dán gập đôi chiều rộng mảnh giấy lại. Tiếp tục gập đôi chiều rộng mảnh giấy và cắt cao lên 6 cm.

Bạn cắt cánh lớn của lan hồ điệp như sau.

Mỗi bông hoa lan có 2 cánh lớn, vì vậy bạn cần làm 2 cánh như trên.

Bước 2: Làm cánh nhỏ

-Lấy giấy nhún vàng để cắt cánh nhỏ của hoa, phần cánh nhỏ này có phần thân dài, đầu cánh hoa hơi nhọn.

-Làm mỗi bông hoa cần 3 cánh nhỏ.

Bước 3: Làm nhụy hoa màu hồng

-Bạn dùng mẫu hình nhụy hoa để cắt nhụy hoa màu hồng.

-Tiếp theo, bạn cắt đôi nhụy hoa dọc theo chiều dài của nó.

-Sau đó, cắt một đoạn kẽm cành dài 6-7 cm, rồi dùng keo sữa dán phần nhụy vừa cắt lên sao cho 2 nửa nhụy hoa hơi chồng lên nhau che đi phần kẽm cành ở giữa.

Bước 4: Làm nhụy trắng.

-Chúng mình sử dụng một mảnh giấy nhún màu trắng, kéo giãn hết cỡ.

-Sau đó, cắt 1 đoạn kẽm cành dài 6-7 cm, uốn cong phần đầu lại.

-Bạn ve tròn một ít bông gòn và đặt lên phần bẻ cong của đoạn kẽm, sau đó phủ phần giấy nhún trắng vừa kéo giãn lên trên và dùng chỉ buộc lại.

Bước 5: Ráp hoa

-Đối với phần nhụy hồng, bạn uốn phần kẽm cành cong xuống dưới, phần cánh chính ở giữa hơi cong lên trên và kéo dãn hai cánh hai bên một chút rồi hơi cuộn cong 2 cánh vào trong.

-Đặt nhụy màu trắng vào sát giữa 2 cánh 2 bên của nhụy hồng, sau đó buộc cố định lại.

-Đối với 2 cánh lớn, bạn kéo nhẹ phần chính giữa cho cánh hoa có độ cong tự nhiên.

-Làm tương tự với các cánh nhỏ.

Buộc 2 cánh lớn đối diện nhau qua nhụy. Lưu ý không để lộ phần chỉ.

Sau đó, buộc 3 cánh nhỏ phía ngoài cùng.

Bước 6: Làm lá hoa.

Cắt giấy nhún màu xanh đậm với bề rộng 10-12 cm. Bạn phết keo sữa và dán gập đôi chiều rộng của mảnh giấy lại. Bạn gập đôi lại và cắt thành hình lá. Làm lá to hay nhỏ tùy ý.

Bước 7: Làm nụ hoa lan tương tự làm nhụy trắng, sau đó dùng băng keo sáp quấn lại che kín phần chỉ buộc.

Đối với phần đài hoa, bạn phết keo nến lên phía trên cùng của nó trước, sau đó dùng băng keo sáp quấn đài hoa.

Bước 8: Ghép hoa và nụ lên cành lớn, sau đó ghép lá ở gần phần gốc và cắm vào chậu. Bạn có thể uốn chỉnh dáng hoa theo ý muốn.

Vậy là chúng ta đã biết cách làm hoa lan hồ điệp bằng giấy nhún rồi phải không nào? Với những hướng dẫn cách làm lan hồ điệp bằng giấy nhún này, chuyên mục hy vọng bạn sẽ dễ dàng tự tay làm một chậu hoa xinh xắn cho chính mình. Chúc các bạn thành công và đừng quên ghé thăm chuyên mục “cách làm hoa giấy” thường xuyên để cập nhật thêm nhiều mẫu hoa độc đáo khác nhé!

Đà Lạt: Độc Đáo Hoa Được Làm Từ Đất Sét

(GLO)- Viên đất sét vô hồn đã được bàn tay khéo léo, khối óc sáng tạo của những người thợ hết mình vì nghệ thuật kết thành hàng trăm đóa hoa rực rỡ, xinh tươi trông giống hệt như những loài hoa ngoài tự nhiên.

Chiều Đà Lạt cuối tuần, tôi đang mơ màng bên ly cà phê đắng, thả hồn mình theo những giọt mưa bụi rơi rơi, chợt tiếng chuông điện thoại reo. À, thì ra bạn đồng nghiệp ở Sài Gòn. Qua điện thoại, gã đề nghị tôi đi mua gấp một giỏ hoa địa lan bằng đất gửi xuống để tặng tân gia. Quả thực, tôi sống ở Đà Lạt chưa lâu song cũng không thể nói là ít, thế nhưng hoa làm bằng đất thì lần đâu tiên tôi nghe (có lẽ tôi không bị hoa xứ lạnh mê hoặc). Tôi trộm nghĩ: Cha này sao không mua hoa tươi lại mua hoa đất, hoa mà làm bằng đất có lẽ khó nhìn lắm. Sao gã lại mua?… Nhưng bạn đã nhờ, tôi cũng đã nhận lời thì phải đi.

Giỏ lan rừng được làm từ đất sét trong giống hệt như lan ngoài tự nhiên. Ảnh: Ngô Khắc Lịch

Uống gấp ly cà phê đậm đặc xứ lạnh, tôi khoác áo mưa phóng tới địa chỉ mà anh bạn nói. Một gian hàng nhỏ trên đường Ngô Quyền (TP. Đà Lạt), qua lớp cửa kính mờ mờ hơi nước, những đóa hoa sen, địa lan, lan rừng… đang đơm hoa rực rỡ. Chủ quầy hàng mở cửa đon đả mời tôi vào. Vốn là người không có máu chơi hoa, tôi đề nghị chị bán ngay cho một giỏ địa lan bằng đất sét. Chị chủ chỉ tay về dãy địa lan ngay cạnh tôi: “Dạ đây, anh chọn đi!..” – chị nói. Nhìn vào dãy địa lan, tôi thoáng “giật mình”, ngỡ ngàng, không thể tin vào mắt mình. Những giỏ địa lan được làm bằng đất mà bạn tôi đề nghị mua đây chăng? Không tin vào thị giác, tôi dùng tay để cảm nhận. Quả thật, đúng là những giỏ địa lan bằng đất. Lần này thì tôi bị “hoa giả” mê hoặc thật.

Chủ cửa hàng là một phụ nữ 36 tuổi, nhưng mang cái tên vừa nam vừa nữ, Huỳnh Hoàng Vân. Chị Vân kể, chị vốn là người Đà Lạt chính gốc, cái “chất hoa” đã ăn sâu vào hồn chị từ khi tâm thức biết cảm nhận cái đẹp, nhất là cái đẹp của các loài hoa. Có lẽ chính vì điều đó mà những giỏ hoa chị làm từ chất liệu đất sét có hình thức khá tính tế, tỉ mỉ, khiến người xem cảm nhận được “cái hồn” trong mỗi bông hoa, cành lá. Nghề làm hoa từ đất sét được du nhập vào Đà Lạt mới vài năm nay.

Những người thợ đang tỉ mẫn sáng tạo những giỏ hoa từ đất sét. Ảnh: Ngô Khắc Lịch

Chị Vân chính là người đầu tiên đem nghề này về phố lạnh. Chị kể rằng, đã đi nhiều nơi, đã làm nhiều việc, ngoài 30 tuổi thì chị Vân mới bắt gặp được nghề hoa đất từ một nghệ nhân ở Sài Gòn phố thị. Đam mê yêu hoa, năng khiếu nghệ thuật vốn sẵn tính trời sinh, chỉ trong vòng 20 ngày chị Vân đã lĩnh hội hết nghề của thầy. Về Đà Lạt, chị Vân đem theo tài sản là những miếng đất sét màu sữa. Sản phẩm đầu tiên của chị trên xứ hoa Đà Lạt là một chậu lan tím. Sản phẩm vừa hoàn thành thì có người hỏi mua và đặt hàng với số lượng lớn. Hoa làm ra không đủ bán, đơn đặt hàng từ nhiều nơi đổ về.

Chị Vân nói rằng, nghề này (làm hoa đất) kén chọn người lắm, yêu hoa, yêu nghề, kiên trì học hỏi… là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Năng khiếu, tài hoa và sự sáng tạo của mỗi người thợ là một yếu tố quan trọng, giúp những đóa hoa tỏa hồn, sinh động như hoa ngoài tự nhiên. Để đất nở thành hoa là một quá trình lao động miệt mài, kiên trì, tỉ mẫn của người thợ tài hoa. Tất cả các công đoạn, từ khâu làm đất, tạo dáng, trang trí… đều đòi hỏi tính sáng tạo thông minh của người thợ. Chỉ cần sai một “thông số kỹ thuật” coi như phải làm lại.

Để có được một giỏ địa lan hoàn chỉnh đến tay khách hàng, chị Vân phải làm trong vòng gần 1 tháng. Sản phẩm hoa đất rất đa dạng, ngoài các loại hoa phong lan, địa lan, còn có nhiều loại cây cảnh khác như cây sứa, dâu tây… Giá bán mỗi loại đều có sự khác nhau, giao động từ 240 nghìn đồng đến 10 triệu đồng/sản phẩm. Đến nay, mỗi tháng chị Vân cùng 15 học trò của mình làm được từ khoảng 50 sản phẩm hoa, cây cảnh từ đất nhưng vẫn không đủ để cung cấp ra thị trường.

Có chứng kiến người thợ chăm chỉ biến viên đất sét thành những đóa hoa lung linh sắc màu, giống hệt hoa ngoài tự nhiên mới cảm nhận được nghệ thuật là một sự công phu. Bây giờ thi tôi biết rằng vì sao bạn tôi lại mê hoa đất Đà Lạt.