Top 14 # Xem Nhiều Nhất Cách Làm Cho Lan Đai Châu Ra Hoa Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Làm Cho Lan Đai Châu Ra Hoa

Vào đầu tháng 10 âm lịch lan đai đâu bắt đầu nhú vòi hoa, vào thời điểm này nếu bạn thấy cây lan đai châu của bạn có hiện tượng xưng bằng hạt gạo tại nách là là cây lan đai châu của bạn đang ra hoa đó. Nếu ban không thấy hiện tượng gì thì nên kích vào lúc này nha. Thông thường bạn cứ lấy tết làm mốc nở, thì bạn trừ lại 90 ngày là kích hoa, thì lan đai châu của bạn sẽ nở đúng dịp tết nguyên đán. Lan đai châu ra hoa khoảng 1 tháng thì tàn.

Năm nào trời lạnh nhiều thì hoa nở trễ, năm nào trời nóng nhiều hoa sẽ nở sớm. Vậy nên gặp cây lan đai châu nào có triệu chứng nở sớm, phải đem để vào chỗ râm mát và tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát để làm lạnh nhân tạo. Cây lan sẽ nở trễ hơn (có thể vào dịp Tết). Cây nào có triệu chứng nở trễ hơn Tết thì phải đem ra phơi nắng và tưới thúc thêm phân vi sinh ANELLO KÍCH HOA để kích thích ra hoa, cây có thể ra hoa đúng Tết theo ý muốn.

Lan đai châu là loại Lan chịu nóng, nhiệt độ thích hợp cho Lan từ 26 – 30oC. Lan đai châu được bán khắp nơi tại các nhà vườn và các cửa hàng Phong Lan. Lan được khai thác từ các vùng bên nước bạn Campuchia, Lào và ở Việt Nam như vùng Đông Nam bộ và miền cao nguyên Nam Trung Bộ, với cao độ trung bình <600m, như các vùng Nha Trang, Bình Thuận.

Ngoài ra còn có một số loài lan đai châu màu đỏ, màu trắng, màu gạch tôm, màu blue, mầu hồng, được chúng tôi nhập từ Thái Lan bán dưới dạn cây con 6 tháng tuổi hoặc cây mô trong chai

Với 1 số bạn trồng giải trí chúng tôi có cung cấp lan đai châu đã trồng thuần trên giò vú sữa. Chúng tôi còn cung cấp giống đai châu rừng campuchia số lượng lớn và giá cả cạnh tranh nhất.

Lan đai châu là cây Lan chịu hạn khá tốt, nhưng nó thích ẩm, ẩm độ càng cao, rễ càng mọc nhanh và phát triển rất tốt, ẩm độ lý tưởng 40 – 70%. Tuy nhiên phải nhớ đai châu là loại Lan độc trụ vì thế giá thể phải thật thoáng. Rất đơn giản chỉ cột chặt cây Lan vào một cây tựa đặt vào chậu khoảng 3 cục than gỗ thật to là đủ. Nếu không có than có thể đặt vào miếng ngói cong hoặc trồng trực tiếp lên khúc gỗ vú sữa.

Lan đai châu có thể trồng rất tốt trên các loại giỏ bằng gỗ hay các thân cây sống hoặc chết.

Việc sử dụng phân bón cho Lan đai châu gần giống như Vanda, tuy nhiên Lan đai châu có mùa nghỉ 3 tháng từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4 trong suốt 3 tháng cây nghỉ, ta chỉ tưới nước 1lần/ngày và hoàn toàn không cung cấp dưỡng liệu cho cây vào tháng 12. Khi cây chớm nụ hoa ta thay phân 30-10-10 bằng phân 6-30-30, 10-20-20 và một tuần lễ trước khi ra hoa nở cho đến khi hoa tàn ta lại thay phân có tỷ lệ Kali cao để tạo cho cây có sức chống đỡ trong mùa nghỉ.

3. Cách trồng lan đai châu từ rừng mới Về

Lan mua từ rừng lan chấm com về nếu là hàng rừng chưa thuần thì các bạn phải qua quá trình cắt tỉa các lá hư thối và rễ cũ, ngâm thuốc kích thích và để vào chỗ râm mát khoảng 15-30 ngày chờ cho lan ra rễ rồi mới đem ghép vào giá thể.

Thời gian này phải để ở nơi ẩm mát, tránh nắng, không được tưới ướt mà chỉ phun sương cho lấm tấm nước bám lên thôi, bón phân cũng vậy, và chỉ ở mặt dưới lá.

Sau khi Rể dài khoảng 5-7cm, nếu muốn chuyển chậu thì ngâm chậu lấy cây ra, tháp lên cây vú sữa hay chơi 1 cây / chậu treo. Còn nếu muốn để 4 cây / chậu như củ thì dốc ngược chậu lên (chổng đầu), dùng vòi nước xịt cho trôi các sơ dừa xay ra, vì lúc này không cần nữa, sợ tưới quá nhiều nước mà sơ dừa giữ nước làm úng rể. đối với ĐAI CHÂU nên tưới phun sương cho tới khi thấy rể chuyển sắc. tưới 2-3 lần / ngày vào mùa nắng, còn mùa mưa thì tùy ngày.

4. Cách chăm sóc lan đai châu sau khi trồng

Lan đai châu sau khi trồng xong thì mình tưới nước và bón phân cho nó mau phát triển. Theo kinh nghiệm thì mùa nắng mình dùng 2 lớp lưới cho nắng và tưới ngày 2-3 lần thật đẫm ( lúc mới trồng thôi nhé ) . Đến mùa mưa thì bỏ bớt 1 lớp lưới và không cần phải tưới. Chỉ lo xịt thuốc diệt nấm và phân định kì thôi

Mình dùng phân vô cơ 100% vì sợ cây bị nấm bệnh. Dùng phân hòa tan 30-10-10+Te và 20-20-20 xen kẽ . Mỗi tuần xịt 1 lần với liều lượng khoảng 50% theo hướng dẫn ghi trên bao bì .

Xịt phân 30-10-10+Te 2 lần ( 2 tuần và mỗi ngày chủ nhật ) rồi chuyển sang xịt phân 20-20-20 và pha thêm 1 chút B1 kích thích 1 lần . Lại tiếp tục như thế

5. Phòng trừ bệnh và dịch hại cho lan đai châu

Cây Lan đai châu là loài bản xứ vì thế khả năng chống chịu của nó rất cao, nó có khả năng chống lại hầu hết các loài sâu bệnh. Tuy nhiên một cây Lan mới được mang từ rừng về được trồng ở nơi có nhiều ánh sáng trực tiếp sẽ làm cho cây bị bỏng lá và đây là ngõ xâm nhập của một số loài nấm và virus điều này lắm khi cũng làm cho cây chết.

Định kì phun 1 tháng 1 lần vào mùa khô và 2 tuần 1 lần vào mùa mưa các loại thuốc phòng trị bệnh như Ridomil Gold , Booc Đo , Tilt Super …. Xen kẽ cho cây đỡ bị lờn thuốc. Có thể pha chung với phân nhưng nên dùng bình xịt riêng để tiết kiệm và tiện theo dõi.

Mùa mưa phải dọn sạch cỏ rác trong vườn, khơi thông không cho đọng nước. Gom sạch lá khô vàng, cắt ngay lá bệnh

Siêng đi quan sát chỗ bị ốc cắn mất lá hay rễ để bắt hay xịt thuốc diệt trừ sâu, nhện, kiến, ong vàng … không để chúng cắn phá.

Các bạn có thể xem thêm tại đây

Cách Chăm Sóc Lan Đai Châu Ra Hoa

Hoa long tu ra hoa mùa xuân lại bền cây ưa ghép gỗ nên thường được ghép thành các giò to chơi xuân nhiều khi chúng còn ra hoa đúng vào dịp tết âm lịch. Sau khi bà con đã chuẩn bị những cây lan đau châu rừng bà con vẩn để cho cây khô và lúc này bà con hoa sẳn dung dịch b1 anaa kích thích ra rể có người gọi ana và naa nên mới ghi như vậy thì khỏi chạy theo nồng độ của nhà sản xuất.

Với ưu điểm dễ sống và thích nghi với khí hậu ở việt nam lan đai châu được trồng rất nhiều không chỉ hoa đẹp mà cây lan đai châu còn có vẻ đẹp khi còn đang mọc lá và ra dễ.

Cách chăm sóc lan đai châu ra hoa. Vườn hoa gia đình xin chia sẻ cách trồng và chăm sóc lan đai châu ngọc điểm có thể bạn đang trồng đai châu ngọc điểm nhưng chưa đúng cách. Lan long tu hoa xuân là loại hoa lan đẹp thuộc nhóm thân thòng khá dễ chăm sóc lại có giá tiền vừa phải. Hoa lan huy anh xin hướng dẫn cách trồng và chăm sóc lan đai châu ngọc điểm.

Lan đai châu lan ngọc điểmnghinh xuân có tên khoa học là rhynchostylis gigantea là một loài lan rừng thường được trồng phổ biến nhất ra hoa vào dịp tết nên được gọi là nghinh xuân. Cách trồng và chăm sóc cây lan đai châu. Thực ra những loại lan này chỉ cần biết cách chăm sóc và nắm chắc kỹ thuật trồng lan đúng cách thì không những nhanh cho hoa mà còn ra hoa đúng vào dịp tết như mong muốn.

Những Giò Lan Rừng Khủng Có Giá Hàng Chục Triệu đồng

Kinh Nghiệm Trồng Lan P9 Cách Chăm Sóc Lan đai Châu Hồ điệp Ra Hoa

Cách Chăm Sóc Hoa Dạ Minh Châu Trang Trí Phòng Vietqvn

Cách Trồng Lan Ngọc điểm Vào Chậu Phần 1 Youtube

Chăm Sóc Lan Sau Khi Tàn Hoacắt Hoa Cham Soc Lan Sau Khi Tan Hoa

Cách Chăm Sóc Lan Đai Châu Rừng Ra Hoa Đúng Tết

Cách chăm sóc lan đai châu khá quan trọng. Không chỉ quyết định tới sức sống của cây mà còn ảnh hưởng tới khả năng ra hoa. Khó nhất là làm sao ra hoa đúng tết để có thể vừa đẹp trưng bày hoặc kinh doanh. Vì thế mà người nuôi chăm sóc cần nắm rõ đặc điểm của lan đai châu để có thể có chế độ chăm sóc phù hợp nhất.

Đai châu còn được gọi là hoa lan ngọc điểm wiki hoặc tên khoa học là Rhynchostylis gigantena wiki tiếng Anh

Cách chăm sóc lan đai châu như thế nào?

Sẽ có sự chăm sóc khác biệt giữa lan đai châu rừng và lan đai châu giống nuôi công nghiệp hoặc cấy mô. Vì bản chất sinh ra chúng khác nhau nên khác biệt một chút về lúc đầu. Còn về sâu thì hoàn toàn giống nhau về khí hậu cũng như nhiệt độ, độ ẩm.

Cách chăm sóc lan đai châu rừng

Lan đai châu rừng đa số là lan được bóc tách và sưu tầm tại rừng sâu. Vì thế mà sức sống của chúng cũng mãnh liệt hơn so với lan đai châu công nghiệp. Hơn thế nữa việc vận chuyển về cũng gặp những vấn đề về dập nát, gãy. Không xử lý và chăm sóc cẩn thận có thể sinh ra nhiễm khuẩn, nấm gây thối ngọn, vàng lá.

Nếu như lan đai châu rừng trực tiếp bóc tách từ rừng chưa thuần thì cần xử lý kỹ càng. Đầu tiên là làm sao để chúng thích nghi với khí hậu của khu vực mình đã. Kinh nghiệm của mình trước tiên để chúng vào chỗ râm mát tầm 1-2 ngày cho nó cá hồi lại. Sau đó là tiến hành trồng đúng kỹ thuật như loại bỏ các rễ già, lá đứt gãy. Ngâm với dung dich atonik và B1 để kích thích ra rễ. Chi tiết về cách trồng lan đai châu rừng xem tại đây.

Nếu như lan đai châu rừng của bạn là hàng đã thuần được 1-2 năm và tương đối xanh tốt thì dễ hơn cả. Việc của bạn là chỉ việc mang về trồng cực đơn giản. Do đã được thuần nên chúng sống khỏe, không bị thui chột khi trồng. Kết hợp với cách chăm sóc phù hợp với điều kiện nhiệt độ, ánh sáng dưới đây nữa là phù hợp.

Cách chăm sóc lan đai châu công nghiệp cấy mô

Loại lan đai châu này hay còn gọi là đai châu Thái. Chúng được sinh ra bằng phương pháp cấy mô công nghiệp. Thường được trồng sẵn trông chậu nên sức sống khá tốt. Tuy nhiên do môi trường trong lồng vườn nuôi với nhiệt độ độ ẩm ổn định nên cần chế độ chăm sóc gần tương ứng. Nên chú ý để nhiệt độ ổn định, nhiều ánh sáng nhưng không trực tiếp. Ưa ẩm nhưng không để úng ngập. Tốt hơn hết nên để vị trí thoáng gió là tốt nhất.

Sau khi đã trồng lan đai châu đúng cách và ra rễ thì việc tiếp theo là các điều kiện khí hậu, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. Làm sao để chăm sóc lan đai châu ra hoa đúng dịp tết mới là khó.

Cách chăm sóc lan đai châu ra hoa đúng tết

Để lan đai châu ra hoa đúng dịp tết cần nắm rõ thời gian nghỉ của cây và thời điểm từ nụ nhú sang hoa. Như chúng ta đã biết thì đai châu có thời gian nụ khá lâu từ 3 cho tới 4 tháng. Như vậy thì chúng ta cần đảm bảo thời điểm ra nụ của cây rơi vào khoảng từ 9-10 dương lịch tương ứng với tháng 8-9 âm lịch.

Như vậy khoảng thời gian từ thời gian nghỉ sau khi cho hoa sau tết tới khoảng tháng 4-5 cần đảm bảo các yếu tố phân bón và thời gian chiếu sáng.

Sau thời gian nghỉ sử dụng phân NPK 30-10-10

Cuối năm sử dụng NPK 10-20-30 hoặc NPK 6-30-30 tăng hàm lượng kali cho cây.

Tháng cuối 12 thì không nên bón gì nữa chỉ tưới cây là đủ.

Chú ý cường độ ánh sáng khi giảm bớt lưu lượng ánh sáng. Đặc điểm của thời tiết giáp tết là ngày ngắn đêm dài. Vì thế lượng ánh sáng thời gian 1 ngày cũng ít đi.

Tuy nhiên theo nhiều ý kiến của những người chơi lan kỳ cựu thì đa số các loại lan đai châu rừng vẫn ra hoa đúng tết mà không cần tác động gì cả. Hãy để chúng tự nhiên phát triển tốt nhất và phải làm sao để môi trường sống giống với tự nhiên và lực phải khỏe.

Ngoài ra cũng không nên cố ép lan đai châu ra hoa đúng tết. Mà chúng còn phụ thuộc vào lực của cây. Cây có khỏe thì mới ra hoa và phục hồi được. Cây yếu chúng ta nên mạnh dạn loại bỏ nụ hoa để cây đủ lực phát triển.

Cách chăm sóc lan đai châu mùa đông

Mùa đông đến thì không chỉ đai châu mà nhiều loại lan khác cũng rất dễ bị thối lá, vàng lá. Nguyên nhân 1 phần là nước không đủ khiến chúng vàng lá. Ngoài ra khi cố tưới nước thì có thể bị ứ đọng gây thối. Vì thế khi tìm cách chăm sóc dòng lan ngọc điểm vào mùa đông cần chú ý.

Nhiệt độ đảm bảo nhiệt độ lý tưởng của chúng từ 16-22 độ.

Mùa đông cũng nên hạn chế tưới nước hoặc số lượng ít. Tránh bị nước ứ đọng gây thối rễ thối lạ. Nếu trời đá chiều thì không nên tưới nước nữa.

Phân bón cũng tạm ngưng để đảm bảo cây có thể ra hoa đúng dịp tết.

Khi cây gần ra hoa đúng tết thì tăng thêm phân bón hàm lượng kali để bổ xung dinh dưỡng vào mùa nghỉ.

Cách chăm sóc lan đai châu sau tết

Thời điểm sau tết là khi cây đã ngừng cho hoa hoặc hoa đã tàn. Cần nhanh chóng cắt bỏ những cành hoa này để cây giữ lực cho bản thân chúng trong mùa nghỉ. Đây là thời điểm cây bắt đầu mùa nghỉ nên không cần chăm sóc quá đặc biệt. Chỉ cần tưới nước cho cây là quá đủ trước khi bắt đầu vào mùa phát triển đầu hè.

Mùa nghỉ lan đai chau bắt đầu sau tết từ tháng 2 cho tới cuối tháng 4. Chịu khó tưới nước 1 lần/ngày là quá đủ. Nói chung đây là thời điểm chăm sóc lan đai châu khá nhàn.

Chăm sóc lan đai châu chú ý điều gì?

Nắm rõ đặc điểm lan đai châu thì việc chăm sóc sẽ dễ hơn rất nhiều. Nó giống như biết được tính cách, sở thích của một người thì việc cưng chiều trở nên đơn giản hơn.

Độ ẩm chăm sóc lan đai châu

Đây là giống lan ưa ẩm nhưng lại không thích bị ngập úng. Vì thế hãy đảm bảo tưới đủ nước cho lan nhưng không để giá thể, chậu trồng ngập úng nước. Kéo dài có thể gây vàng lá, rụng lá hoặc thối ngọn.

Chú ý độ ẩm trong khoảng từ 70-80% vào mùa hè và khoảng 50% vào mùa đông là tốt nhất. Vì thế mà chúng ta cần phải tưới đảm bảo cho chúng theo từng mùa , nhiệt độ, độ thông thoáng. Đặc biệt vào mùa khô có thể tăng thêm lần tưới.

Kinh nghiệm của tôi là thường tưới vào buổi sáng sớm hoặc tối dạng phun sương. Nên chú ý tới giá thể vì mỗi loại giá thể lại có những chế độ giữ nước khác nhau. Giữ nước tốt là xơ dừa, dớn và kém hơn là gỗ, gỗ lũa.

Ánh sáng

Đai châu rất ưa sáng và phải luôn phục vụ nguồn ánh sáng từ 60% cho tới khoảng 70%. Không nên để chúng nhận trực tiếp ánh sáng mặt trời dễ bị thối lá, vàng lá. Vì thế nên tìm cách giảm liều lượng ánh sáng xuống bằng cách sử dụng lưới vườn lan chuyên dụng. Kinh nghiệm của mình sử dụng 2 lớp lưới vào mùa hè để giảm cường độ ánh sáng và 1 lớp lưới vào mùa đông.

Ánh sáng đủ sẽ giúp lá lan to bản, dày, ngắn và màu xanh ngắt.

Ánh sáng thiếu lá dài, thuôn tròn, bẹ lá không xếp sát nhau, màu xanh nhạt

Anh sáng thừa lá bị vàng, héo và dễ rụng.

Nhiệt độ chăm sóc lan đai châu

Nhiệt độ cũng là yếu tố quan trọng trong cách chăm sóc lan đai châu rừng và công nghiệp. Chúng quan trọng ảnh hưởng tới hầu hết các loại lan trên thế giới. Nhiệt độ có ổn định thì mới sinh trưởng và phát triển được. Đặc biệt là quá trình làm lan đai châu ra hoa đúng tết.

Nên nhớ rằng phân bố của chúng thuộc vùng Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Nơi đây khí hậu tương đối khắc nghiệt với thời tiết nhiệt độ cao. Vì thế mà đai châu có thể chịu đựng được nhiệt độ lên tới 32 cho tới 35 độ. Ngưỡng của hoa lan thông thường chỉ khoảng từ 30 đôạ trở xuống. Vào mùa đông thì nhiệt độ lý tưởng của chúng khoảng từ 16 cho tới 22 độ.

Chế độ thông thoáng

Đai châu là loại lan ưa thích sự thông thoáng cao độ. Vì thế mà cần biết cách chăm sóc lan đai chuẩn. Chúng cần đảm bảo không khí thông thoáng với lưu lượng tốt. Sự thông thoáng cao cũng sẽ hạn chế tình trạng ứ đọng nước trên lá, giá thể. Hãy đảm bảo nơi trồng lan đai châu đạt được sự thông thoáng cần thiết.

Chế độ phân bón

Khi lan đai châu đã ra rễ ổn định thì việc bổ xung phân bón là chuyện nên làm. Chú ý là để rễ ổn định thì đầu rễ có màu xanh nhé, lá cũng bắt đầu phát triển. Sử dụng các loại phân NPK 30-10-10 vào xuân hè và NPK 10-20-30 vào cuối năm.

Vào mùa nghỉ sâu khi ra hoa xong ta không nên bón cho cây. Thời gian nghỉ là từ tháng sau tết cho tới khoảng tháng 4.

Vào tháng 12 giáp tết cũng không nên bón phân nữa. Đảm bảo cho hoa lan đai châu nở đúng dịp tết.

Cây bắt đầu ra nụ vào khoảng tháng 8-9 thì sử dụng phân NPK 6-30-30 hoặc 10-20-20. Thời gian từ thời điểm nụ cho tới ra hoa khoảng từ 3 cho tới 4 tháng.

Trước khi hoa nở cho tới khi hoa tàn bắt đầu vào mùa nghỉ nên bổ xung hàm lượng phân NPK hàm lượng kali cao. Chúng sẽ giúp cây tích lực trong mùa nghỉ để sinh trưởng trong mùa hè.

Cách chăm sóc lan đai châu không sâu bệnh

Đai châu thuộc dòng lan có sức chống chịu khá trâu bò nên cũng tương đối ít bệnh. Những loại nấm chỉ thực sự gây hại khi các bộ phận lá hoặc thân bị vàng hoặc tác động gây xước, gãy.

Sử dụng Ridomil Gold , Booc Đo , Tilt Super phun theo định kỳ và luân phiên để tránh chúng có thể nhờn thuốc. Kết hợp với việc phòng chống các loại ốc sên, nhện, kiến… Khi thấy lá cây có hiện tượng sâu bệnh nên mạnh dạn cắt luôn để tránh lây lan.

Chú ý nên phun thuốc phòng nhiều hơn vào mùa khô. Đây là thời điểm mà chúng ta tưới nhiều và nếu không xử lý khô kịp thời có thể sinh ra thối lá do đọng nước. Vì thế không nên tưới vào mùa khô khi trời chiều và đã gần tối.

Với những chia sẻ của Huyền Vinh Orchid hy vọng các bác đã có thêm kinh nghiệm và biết cách trồng lan đai châu rừng, giống hoặc các thời điểm ra hoa, sau tết. Nếu cần thêm sự trợ giúp hãy comment xuống bên dưới nhé

Cách Phân Biệt Lan Đai Châu Rừng Và Đai Châu Thái

Lan đai châu trong khoa học

Lan đai châu trong các nghiên cứu khoa học có tên tiếng anh là Rhynchostylis gigantea. Đây là cây lan được phát hiện lần đầu năm 1896 bởi Lindley. Lan đai châu sống trong rừng bám vào các thân cây trong rừng, phổ biến và dễ gặp ở các khu rừng Việt Nam, Lào, Myanamar, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Bangladesh, Philippines,… Đặc biệt, lan đai châu còn là hoa đặc trưng của vùng Assam.

Lan đai châu thường cho hoa vào dịp tết đến, xuân về; chính vì thế mà được mọi người ưa chuộng.

Nhận biết lan đai châu qua thân lá

Lan đai châu (ngọc điểm, nghinh xuân) có đặc điểm nhận biết cực kì dễ dàng. Đai châu có lá cực dày và mọng nước. Dọc lá có những vệt màu trắng chạy dài từ cuống lá đến đầu lá. Đầu lá đai châu thường tù, không nhọn và chia thành hai thùy. Vì lá đai châu cực dày và chứa nhiều nước nên đai châu rất nặng.

Đai châu có những chiếc rễ cực to, cây nhỏ rễ thường nhỏ bằng đầu đũa, cây to có khi có rễ to bằng đuôi đũa hay bằng chiếc bút bi Thiên Long. Đầu rễ đai châu thường có màu xanh nhạt ( trong điều kiện thiếu nắng) hoặc tím (trong điều kiện tiếp xúc nhiều với ánh nắng).

Đai châu thường lớn cực chậm, mỗi năm chỉ cho ra từ 3-4 là là căng. Chính vì thế chúng ta thường chỉ nhìn thấy những cây đai châu có thân ngắn chứ không thể dài được như quế hay tam bảo sắc. Đai châu có rễ bám vào giá thể rất chặt để hút nước và ít khi rễ vươn ra bên ngoài nhiều, trừ khi môi trường bên ngoài ẩm hơn cả giá thể.

Nhận biết đai châu qua mặt hoa

Về hoa lan đai châu, có lẽ có khá nhiều người nhầm lẫn đai châu với các loại lan khác như ngô đồng (hình thái thân lá khá giống nhau) hoặc sóc lào, sóc ta, đuôi cáo ( những chùm bông màu trắng tím khá giống nhau).

Phân biệt đai châu rừng và đai châu Thái như thế nào?

Hiện nay, do nhu cầu của người chơi lan ngày càng lớn, khoa học công nghệ phát triển, đặc biệt là công nghệ lai tạo tế bào mà rất nhiều những loài cây công nghiệp được ra đời bằng phương pháp nuôi cấy mô. Trong đó, đai châu Thái hay còn gọi là đai châu công nghiệp cũng đã ra đời làm khá nhiều người nhầm lẫn với đai châu rừng.

Phân biệt đai châu rừng và đai châu Thái qua thân lá

Đai châu Thái được nuôi trong môi trồng trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát, chính vì thế nó phát triển rất nhanh mà không bị mất lá chân hay xước xát gì. Đây cũng là đặc điểm dễ nhận biết lan đai châu Thái và đai châu rừng.

Đai châu Thái có lá thường ngắn, bản lá rộng và xếp rất khít nhau. Đai châu rừng thường có ít lá đẹp và rất nhiều vết xước trong quá trình khai thác và vận chuyển, chính vì thế đai châu rừng khi mới mua về thường xấu hơn đai châu Thái. Đai châu rừng thường có lá dài, bản lá nhỏ, lá thường có màu sáng màu do tiếp xúc với môi trường nhiều ánh nắng chứ không như đai châu Thái lá xanh mướt từ đầu đến chân. . Đai châu thái có lá xếp khít nhau nên chúng ta khó nhìn thấy thân của chúng, đai châu rừng lá thưa hơn nên để lộ phần thân rất dễ nhận biết.

Đai châu Thái khi mua về thường được trồng trong một chiếc chậu nhựa màu đen hay được ghép vào một miếng gỗ nho nhỏ, mỗi chậu thường từ 1 đến 2 thân. Lan đai châu rừng khi mua thường chỉ ở dạng hàng rời mà thôi, nếu bán kèm chậu thì cũng chỉ là người quen để cho.

Đai châu Thái khi mua người ta bán theo cây, đai châu rừng thường bán theo cân hoặc hàng to thì đếm lá tính tiền.

Đai châu trồng cực chậm lớn, tuy nhiên đai châu Thái có lợi thế lớn nhanh hơn đai châu rừng rất nhiều, đồng thời cho hoa sớm hơn. Với một cây đai châu Thái từ 4 đến 5 cặp lá là bắt đầu có thể cho hoa nhưng với đai châu rừng, 3-4 cặp lá lớn là cây già và có thể cho hoa tốt. Chính vì thế, nếu bạn để ý thấy cây đai châu có nhiều cặp lá xếp khít nhau cực xanh tốt thì đó 90% là đai châu thái.

Phân biệt đai châu rừng và đai châu Thái qua mặt hoa

Đai châu Thái cho nhiều mặt hoa khác nhau với màu sắc biến thiên cực kì đa dạng như màu bò sữa, đỏ cam, trắng tinh khôi, hồng cánh sen,… Mặc dù mặt hoa khác nhau nhưng đai châu Thái vẫn có khuôn hoa và chùm bông dài như lan đai châu rừng.

Mặt hoa đai châu rừng chỉ có 1 màu trắng đốm tím mà thôi, tuy nhiên lượng chấm tím có hoa ít, hoa nhiều vẫn làm nên nhẵng mặt bông khác biệt do vùng miền

Một số mặt hoa đai châu công nghiệp:

Lan đai châu cho hoa vào mỗi dịp Tết với thời gian chơi hoa có thể đến 1 tháng. Chính vì vậy lan đai châu được rất nhiều người ưa chuộng trồng trong vườn nhà của mình.

Châu rừng thơm hay châu công nghiệp thơm?

Có nhiều người nói rằng đai châu rừng thơm, đai châu công nghiệp thì không thơm. Tuy nhiên trên thực tế thì cả châu rừng và châu Thái đều có hương thơm đặc trưng, nhiều khi châu rừng lại không đậm mùi như châu Thái. Có lẽ dựa vào hương thơm thì đây không phải là một tiêu chí để đánh giá châu rừng hay Thái.

Nguồn: Chamlan.com