Top 12 # Xem Nhiều Nhất Cách Chăm Sóc Lan Xương Cá Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cây Xương Cá – Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Xương Cá

THÔNG TIN CHI TIẾT

Cây xương cá có tên khoa học là Euphorbia tirucalli, là 1 loài thực vật có hoa trong họ Đại kích, trong họ lớn thầu dầu (Euphorbiaceae). Xương cá còn có nhiều tên gọi khác tùy theo từng vùng miền như: cây kim dao, cây san hô xanh, cây càng tôm, cây nọc rắn,…

Cây xương cá có nguồn gốc từ các nước Châu Phi, Ả Rập, có các khu vực có khí hậu nhiệt đới. Cây xương cá rất dễ trồng và chăm sóc, nên được trồng hầu hết ở các tỉnh thành trên cả nước, hoặc thường mọc hoang ở các vùng quê.

Đặc điểm hình dáng cây xương cá

Cây xương cá là một loại cây thuộc nhóm xương rồng, nhưng không có gai, có chiều cao trung bình từ 1 – 2m. Thân có gồm nhiều đốt nhỏ có đường kính giống như chiếc đũa mọc tua tủa ở ở các phía, mỗi nhánh có độ dài khác nhau, thân khi bẻ thường chảy nhiều mủ trắng đặc đục như sữa. Lá xương cá nhỏ, hẹp và thường rụng rất sớm, nên chỉ còn cành và nhánh trơ trọ. Hoa thường mọc thành cụm chung nhỏ, có hình dầu dục, mỗi hoa có 5 tuyến, nhụy có 3 vòi chẻ làm đôi, có rất nhiều nhị. Quả nang gồm có 3 mảnh lồi, thường có 1 lớp lông mỏng phủ bên ngoài, hạt có hình trái xoan nhẵn.

Đặc điểm sinh trưởng cây xương cá

Cây xương cá có thể sống trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, giống như cây xương rồng từ đồi cỏ, các vách núi, mặt đá, dọc các con sông,  đến các vùng có địa chất sao thạch, sa mạc,… Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, giống như cây xương rồng có thể chịu được hạn hán, cường độ nhiệt độ cao, tuy nhiên cây rất dễ bị thối gốc, thân do bị ngập úng, chế độ thoát nước không kịp.

Trong y học

–Cây xương cá được biết đến với tác dụng chủ yếu là điều trị chứng bệnh viêm xoang mũi, theo thống kê hiện nay có khoảng hơn 90% người bệnh sử dụng phương pháp này đều chữa khỏi. Trong y học dân gian của Trung Quốc, cây xương cá được sử dụng để chữa trị các bệnh ngoài da như: nấm, ghe, lăng ben,… Nhựa cây xương có tác dụng chữa các bệnh về đường hô hấp như trị ho, hen suyễn,… trị mụn cóc, viêm tay chân, đau tai. Trong y học của nước ta, cành xương cá được dùng để làm thuốc chữa trọ các bệnh táo bón, đầy bụng, khó tiêu, liệt dương. Rễ được dùng để điều trọ các bệnh về da như: lở loét, nấm, và bệnh trĩ. Đồng thời, theo những nghiên cứu gần đây cho thấy, cây xương cá có các hoạt chất đẩy lùi các khối u, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào gây ung thư ở người.

Trong cuộc sống

Cây xương cá được xem là chiếc hàng rào được trồng xung quanh nhà, ao vườn, các trang trại,… nhằm chống lại các loại con trùng như: muỗi, bọ xít,… Các đặc điểm không bị sâu mọt tấn công, nên cây xương cá thường được dùng để làm cột chống mái nhà.

Đất trồng

Đối với các loại cây thuộc họ xương rồng, không nhất thiết phải chọn những loại đất có dộ dinh dưỡng cao, tuy nhiên, nên lưu ý về độ ẩm cũng như khả năng thoát nước trong cơ chế đất. Đặc biệt, không nên trồng cây xương cá ở những nơi đất nhiễm phèn, bị chua, độ pH thích hợp nên ở khoảng giữa 6 – 7 độ.

Chọn giống

Cây xương giao thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành, vì vậy, cần chọn những cành đang phát triển tốt, chắc, khỏe, không bị sâu bệnh gây hại.

Cách trồng cây xương cá

Dùng dao sắc cắt cẩn thận, mỗi cành giống nên có độ dài từ 3 – 4 đốt trở lên, tránh để cành giống bị dập, nát hoặc bị tòe vết cắt, như vậy cành giống sẽ không phát triển, bén rễ được, mà sẽ bị thối rữa khi giâm giống. Sau khi cắt rời được đoạn giống khỏi cây mẹ, thì nên chờ cho cây khô hẳn mủ rồi mới tiến hành giâm, trong lúc đợi mủ khô có thể để cành giống trong bóng râm khoảng 2 ngày. Đợi cho cây khô mủ xong, tiến hành giâm cành giống xuống đất ẩm khoảng 20cm. Sau khi trồng xong, cần tưới nước ngay cho cây để thích nghi với môi trường mới, cũng như hồi phục vết cắt.

Bón phân

Thực chất, cây xương cá có thể sống trong các vách đá, sa mạc,… vì vậy cây không yêu cầu quá cao về phân bón, hoặc có thể không cần bón phân cũng được. Tuy vậy, để cây phát triển tốt hơn và cho chất lượng tốt hơn, bạn nên bón thêm phân chuồng hữu cơ cho cây 1 tháng/lần để cây có thêm khoáng chất dinh dưỡng phát triển mạnh hơn. Ngoài ra, cứ 3 tháng/ 1 lần, vào những hôm trời mưa nhỏ bạn có thể rải thêm 1 ít phân đạm hoặc phân NPK (16 – 16- 8), xung quanh gốc của cây.

Tưới nước

Đối với họ xương rồng, bên trong thân đã chứa rất nhiều nước, vì vậy bạn cần lưu ý trong quá trình cung cấp nước cho cây. Trong giai đoạn mới trồng giống, nên tưới nước 1 lần/ ngày cho cây, nên chọn lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tưới, tránh tưới vào trưa nắng gắt gây sẽ bị nóng, hầm cây. Sau khi cây đã phát triển rễ, thân, cành, thì nên giảm lượng nước tưới xuống, 3 ngày/1 lần, lưu ý lượng nước cũng phải phù hợp, không nên tưới quá nhiều cây sẽ rất dễ bị ngập úng, gây thối gốc.

Thường xuyên làm cỏ

Để cây phát triển tốt nhất, việc làm cỏ xung quanh gốc cũng rất cần thiết, định kỳ 2 tháng/1 lần cần tiến hành làm cỏ, vun xới xung quanh gốc, nhằm giúp cây tập trung được dinh dưỡng vừa phòng ngừa được các mầm bệnh cho cây.

Cắt tỉa thường xuyên

Định kỳ 4 tháng/ lần, nên cắt tỉa bớt những cành bị khô, cành già, cành mọc vượt, hoặc những cành bị sâu bệnh cho cây, vừa có thể tránh được sâu bệnh tấn công, vừa có thể tạo tính thẩm mỹ cũng như kiểm soát được chiều cao của cây.

Bệnh thối rễ trên cây xương cá

Loại bệnh này thường bắt nguồn từ cách chăm sóc, đặc biệt là quá trình cung cấp nước cho cây quá nhiều, dẫn đến cây bị dư nước, thoát nước không kịp, gây ứ đọng nước, làm cây bị thối rễ.

Để phòng trừ loại bệnh này cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần chú ý quan sát tình trạng của cây, điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp là được, đồng thời cũng nên chú trọng đến cơ chế thoát nước của cây cho kịp thời.

Bệnh rầy, rệp trên cây xương cá

Tuy cây xương cá không bị sâu đục gây hại, tuy nhiên vẫn thường hay bị rầy, rệp tấn công, nguyên nhân chủ yếu do đổ ẩm cũng như môi trường sinh trưởng của cây. Để phòng tròng tránh bệnh rầy rệp cho cây xương cá, cần lưu ý đến quy trình chăm sóc cây cho hợp lí, ngoài ra, nếu phát hiện cây bị bệnh cần tiến hành cắt bỏ những phần bị rệp tấn công.

Hi vọng, với những chia sẻ trên, chúng tôi mong rằng bạn sẽ có thêm nhiều những kinh nghiệm bổ ích về loài cây xương cá độc đáo này.

Nguồn bài viết: https://hoadepviet.com/bonsai-nghe-thuat/

Rate this post

Cây Xương Cá Cảnh: Đặc Điểm, Tác Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Có nhiều công dụng như dùng để trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang, tô điểm cho cảnh quan sân vườn, trang trí công viên nên khá nhiều người đang thắc mắc về cây xương cá cảnh. Vậy đây là loại cây gì, mọc ở đâu, trồng và chăm sóc như thế nào…

I. Tìm hiểu về cây xương cá cảnh

1. Cây xương cá cảnh là cây gì?

Cây xương cá là cây thuộc họ thầu dầu, có nhiều tên gọi khác nhau như cây kim dao, cây xương khô, san hô xanh, nọc rắn, càng tôm,… Cây có tên khoa học là Euphorbia tirucallil.

Cây xương cá là cây thuộc họ thầu dầu

2. Đặc điểm cây xương cá

Cây xương cá rất dễ nhận biết bởi hình dáng đặc biệt. Cụ thể:

Thân cây xương cá

Thân cây gồm nhiều đốt tròn, đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tủa ra các phía.

Thân cây xương cá sống chủ yếu nhờ lớp biểu bì của vỏ khi cây bị gãy cành do tác động từ thiên nhiên hoặc khi con người cắt tỉa để làm cây xương cá bonsai.

Phần gỗ của cây theo thời gian sẽ rộng ruột tạo thành các hốc sâu.

Lá cây xương cá

Lá cây xương cá nhỏ và mảnh, nhưng rụng sớm nên chỉ còn cành và nhánh trơ trọi.

Những cành cây nhỏ màu xanh mọc phát tán không đều và không theo phương hướng nhất định.

Trong thân cây chứa một lượng lớn mủ màu trắng, nếu vô tình bị gẫy chất mủ trong cây sẽ theo đó mà tiết ra ngoài.

Cây xương cá rất dễ nhận biết bởi hình dáng đặc biệt

Cành cây xương cá cảnh

Cành cây là nét đặc trưng của loại cây này bởi hình dáng trông giống sợi chổi.

Đặc điểm này xuất hiện ở tất cả các loài cây xương cá như cây xương cá rừng, cây xương cá thân gỗ,…

Cây cũng là dạng thực vật dễ biến đổi từ cây bụi thành cây lớn tùy thuộc vào môi trường sống.

Hoa và quả cây xương cá

Xương cá có hoa nhưng hoa cây xương cá không dễ thấy vì được mang cụm ở đỉnh của các nhánh ngắn hoặc trong các góc các cành. Cuống hoa uốn cong một góc, nở vào khoảng tháng 9 – 12.

Quả của cây xương cá chia làm 3 phần có đường kính 12mm, cuống ngắn, màu xanh lá cây, lông tơ hồng và dễ thấy. Các quả nang nứt ngay khi vẫn còn trên cây, thời gian ra quả là từ tháng 11 – 12.

Cây xương cá có hạt hình bầu dục, nhẵn, mịn và có màu nâu đậm, với một dòng trắng quanh núm trắng nhỏ.

3. Tác dụng của cây xương cá

Trang trí vườn hoa công cộng, sân vườn nhà ở

Trong thực tiễn, cây xương cá có rất nhiều tác dụng. Đối với cuộc sống cây được dùng để trang trí sân vườn, nhà cửa vì có khả năng chống lại các loại côn trùng, cột chống mái nhà.

Làm thuốc chữa trị viêm mũi, viêm xoang

Đối với y học cây có thể chữa nhiều bệnh nhưng nổi bật là cây xương cá trị viêm mũi dị ứng và cây xương cá trị viêm xoang. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể chữa được dù tỷ lệ lên khoảng 90% người đã chữa khỏi.

Cách chữa viêm xoang từ cây xương cá

Bạn chuẩn bị một ấm nước nhỏ một miếng giấy lớn, tờ lịch treo tường lớn hoặc nối 2,3 tờ giấy A4 rồi quấn xéo thành ống dài khoảng 50cm.

Ống quấn sao cho 1 đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm còn một đầu nhỏ hơn đặt vừa vào mũi để hít.

Trong trường hợp có ống tre thì sử dụng ống tre, tuyệt đối không sử dụng ống nhựa.

Cây xương cá cảnh chữa viêm xoang rất tốt

Bỏ từ 10 đến 20 đốt cây xương cá đã được cắt nhỏ thành 1-2cm vào trong ấm và đun trên bếp sao cho nước trong bếp sôi lên.

Cần cẩn thận để tránh mủ cây bắn vào mắt gây nguy hiểm. Khi thấy hơi nước từ ấm bay ra nhiều, cho nhỏ lửa.

Tiến hành sử dụng ống giấy đã quấn đặt ở đầu lớn của ống vào vòi ấm, đầu nhỏ đặt ở mũi để hít hơi xông lên. Thời gian xông có thể chỉ là 15 đến 20 phút.

Nên bắt đầu xông ngay khi vừa bốc hơi để tận dụng chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quả nhanh. Sau 3 tới 4 lần xông bạn sẽ thấy bệnh viêm xoang thuyên giảm.

4. Cây xương cá cảnh có độc không?

Chưa có một tài liệu nào ghi chép về việc cây xương cá có độc. Tuy nhiên điều mà mọi người cần phải lưu ý là thân cây chứa lượng lớn mủ màu trắng. Mủ này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe khi chạm phải.

Quả cây xương cá

Điển hình như làm mất thị lực tạm thời nếu tiếp xúc với mắt, dễ bị kích ứng nổi mụn khi tiếp xúc với da, người đang sử dụng thuốc ho sử dụng cây điều trị có nguy cơ gặp phải chứng khó thở dồn dập,…

5. Cây xương cá thường mọc ở đâu?

Cây giao hay xương cá dễ mọc, dễ sinh trưởng dù điều kiện thổ nhuỡng, khí hậu khắc nghiệt. Cây thường mọc hoang thành cụm lớn, bụi lớn nên hay được trồng làm hàng rào, tạo cảnh quan ở công viên, vườn hoa công cộng hay cây công trình.

Những cây nhỏ, mini hay cây xương cá rừng có thế cây đẹp được dùng làm cây cảnh với mức giá khá cao.

Số lượng lớn cây xương cá được người ta phát hiện ở phía Đông, phía Bắc nước Ethiopia nằm ở phía Đông châu Phi. Cây cũng được thấy ở hầu khắp các vùng Nam Phi – nơi có khí hậu nóng ẩm. Ấn Độ cũng được xem là quê hương thứ hai của loài cây này ngoài châu Phi.

Số lượng lớn cây xương cá được người ta phát hiện ở phía Đông, phía Bắc nước Ethiopia nằm ở phía Đông châu Phi

Tại châu Á, cây sinh trưởng tốt với những nước khí hậu nhiệt đới như Philippines, Việt Nam, Indonesia…

6. Giá cây xương cá cảnh là bao nhiêu?

Với cây xương cá cảnh giống, nhỏ giá dao động từ 150.000 – 250.000 1 cây.

Với cây san hô xanh có thế cây đẹp, lâu năm mức giá từ 2.000.000 – 5.000.000 VND/ cây. Thậm chí có cây xương cá cảnh có giá tới hàng chục triệu đồng.

II. Cách trồng và chăm sóc cây xương cá

1. Cách trồng cây xương cá

Trồng cây xương cá không khó nhưng phải lưu ý tới đất trồng, giống. Đất trồng cây xương cá không nhất thiết phải có độ dinh dưỡng cao song độ ẩm và khả năng thoát nước phải tốt. Không trồng cây ở nơi đất nhiễm phèn, độ pH ở khoảng giữa 6 – 7 độ.

Trồng cây xương cá cảnh không khó nhưng phải lưu ý tới đất trồng và giống

Cây được nhân giống bằng phương pháp giâm cành nên chọn những cành đang phát triển tốt, chắc khỏe. Khi trồng tránh để cành giống bị dập, nát như vậy cành sẽ không phát triển được.

Nên chờ cho cành cây khô hẳn mới tiến hành giâm, trong lúc đợi mủ khô có thể để cành giống trong bóng râm. Tiến hành giâm xuống đất ẩm khoảng 20cm, và tưới nước ngay cho cây sau khi trồng để cây thích nghi với môi trường mới và hồi phục vết cắt.

2. Cách chăm sóc cây xương cá

Cây có khả năng thích nghi với điều kiện không tốt nên không yêu cầu quá cao về phân bón. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt nhất, có thể bón thêm phân chuồng hữu cơ cho cây 1 tháng/lần.

Nên tưới nước 1 lần/ngày cho cây, nên chọn lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tưới, không tưới vào lúc trưa nắng sẽ bị nóng. Sau khi cây đã phát triển rễ, thân, cành thì nên giảm lượng nước tưới xuống, 3 ngày/lần.

Cắt bớt tỉa những cành bị khô, già định kỳ 4 tháng/lần. Ngoài ra cũng phải chú ý tới những cành sâu bệnh để hạn chế sự xâm nhập tới cây, đồng thời tạo tính thẩm mỹ và kiểm soát được chiều cao của cây.

III. Một số cây xương cá bonsai đẹp

Tham khảo một số mẫu cây xương cá bonsai đẹp và độc đáo:

Cây xương cá bonsai mang tên Song NgưPhần gốc của cây xương cá được làm phình to và nhỏ dần khi lên đến ngọn cây khiến bất cứ ai đi ngang qua cũng phải ngắm nhìnMột cây xương cá bonsai được tham dự triển lãmGốc của cây xương cá bonsai mang dáng vẻ độc đáo và lạ mắt

Như vậy, Chơi Cây Cảnh vừa cùng bạn tìm hiểu về cây xương cá cảnh và biết được cây xương cá trị bệnh gì. Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm bổ ích về loài cây này. 

5

/

5

(

1

vote

)

Continue Reading

Cách Chăm Sóc Cây Xương Rồng

Cây xương rồng là loại cây mọc hoang dại trên sỏi đá, đất cát khô cằn, những nơi như hoang mạc khô nóng. Đó là lý do khiến cành lá cây tiêu biến, trở thành gai nhọn, chỉ còn lại thân mọng nước. Người ta ước tính có từ 1500 đến 1800 loài xương rồng khác nhau trên thế giới với nhiều đặc điểm hình thái và màu sắc khác nhau.

Đặc điểm của cây xương rồng

Xương rồng ít khi ra hoa, hoa cũng rất ít, đa số chỉ có một bông, nhưng màu sắc sặc sỡ rất đẹp. Mỗi loại xương rồng khác nhau sẽ có hình thái hoa và sắc hoa khác nhau, từ hồng, đỏ, vàng, trắng, tím, xanh,… Cây xương rồng trồng kiểng phải được chăm sóc trong điều kiện đủ nắng, đủ thoáng thì cây mới nở hoa.

Một số kiến thức về xương rồng

Ý nghĩa của cây xương rồng là gì?

Xương rồng là loại cây sống nơi hoang mạc khô cằn, chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Sức sống mãnh liệt của xương rồng được xếp vào hàng đầu, đó chính là ý nghĩa của loài cây này. Nó tượng trưng cho ý chí mạnh mẽ, sự kiên cường vượt qua nghịch cảnh, không chịu khuất phục và thay đổi để sinh tồn. Hơn nữa, trong tình yêu, cây xương rồng thể hiện cho tình yêu chung thủy và vĩnh cửu hoặc là lời yêu thầm kín còn đang giấu trong lòng.

Trồng cây xương rồng không khó và không mất quá nhiều công sức chăm sóc như các loại cây cảnh khác, nhưng chúng ta cũng nên để ý và áp dụng đúng phương pháp chăm sóc cây xương rồng để ta có được những chậu cây xương rồng cảnh mau lớn và đẹp hơn.

Tưới nước cho xương rồng

Xương rồng là cây cảnh thích nghi rất tốt với môi trường khô hạn như ở các vùng sa mạc, vậy nên lượng nước tưới rất quan trọng đến quá trình chăm sóc cây xương rồng. Tưới nhiều cây rất dễ bị úng, nhưng để cây khô nước quá lâu cũng sẽ làm yếu và héo cây. Loại nước tưới xương rồng là loại nước có độ PH trung bình như nước mưa hay nước máy.

Lượng nước tưới và số lần tưới phụ thuộc nhiều vào yếu của tố môi trường trồng cây lúc đó, thời tiết, loại chậu trồng, loại xương rồng. Mỗi lần tưới nước, ta nên quan sát đất trồng khô hẳn rồi mới được tưới. Lượng nước tưới trên một lần cũng nên tưới vừa đủ cho nước ngấm tới rễ cây, khoảng 3/4 chậu trồng.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng

Cây xương rồng phù hợp trồng tại nơi có nhiệt độ cao như Ban công, sân thượng…có thể tưới nước cho cây từ 2-3 lần/tuần trong điều kiện thời tiết không có mưa. Nếu để xương rồng ở nơi có nhiệt độ thấp hơn như cửa sổ hay bàn làm việc, thì ta chỉ nên tưới 1 lần/tuần hoặc ít hơn tùy thuộc mặt đất khô nhanh hay chậm.

Những cây xương rồng mới mua về, thay chậu, bị va đập gây tổn thương thì ta nên để sau 3 ngày mới được tưới nước cho cây, để những nơi bị tổn thương trong quá trình này có thể liền sẹo và không bị vi trùng xâm nhập gây hại cho cây.

Chú ý: Vào những mùa mưa ta không nên để những cây, chậu xương rồng trực tiếp ngoài trời lâu ngày như vậy cây có thể bị nước mưa làm úng dễ dẫn đến thối và chết cây. Nếu có thể hãy che mưa cho xương rồng bằng nilon trong suốt hay kính hoặc cũng có thể để nơi nhiều nắng mà vẫn tránh được mưa như ban công.

Ánh sáng và không khí cây xương rồng

Cây xương rồng thuộc những loại cây ưa ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng trực tiếp vào buổi sáng. Vì vậy mỗi ngày cây xương rồng cần nhận ít nhất chừng 50% lượng ánh sáng trực tiếp từ mặt trời . Đối với cây xương rồng con, hạt mới nảy mầm hoặc mới ươm ra hoặc được tháp ghép thì tránh ánh sáng trực tiếp, mỗi ngày chỉ cần phơi ra nắng buổi sáng khoảng 1-2 giờ là đủ.

Bản nền Cây xương rồng trồng trong chậu hay để bên cửa sổ hoặc bàn làm việc thì khoảng 2-3 ngày ta nên đưa ra nắng một lần

Nhiệt độ phù hợp của cây xương rồng

Cây xương rồng có thể sống trong điều kiện nhiệt độ từ 10°C – 50°C. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển vào khoảng 15°C – 28°C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm cho cây ngừng phát triển và suy yếu.

Dinh dưỡng tốt cho xương rồng

Mặc dù cây xương rồng quen với vùng khô cằn, nghèo dinh dưỡng nhưng để có một cây xương rồng khoẻ đẹp và phát triển tốt, thì ta cũng cần cung cấp dinh dưỡng cho đất.

Trong mùa phát triển, cây xương rồng đều cần chất đạm (N) để giúp sự tăng trưởng cho thân, chất potassium (P) cho sự phát triển của hoa và trái và chất phosphorus (P) cho sự phát triển bộ rễ. Ngoài ra, cây cũng cần một số chất vi lượng khác.

Ở giai đoạn cây con, phân bón có thể là NPK 16-16-8, 20-20-20, giai đoạn tăng trưởng: NPK 18-19-30, 20-30-20, giai đoạn ra hoa NPK 6-30-30, kích thích ra hoa: NPK 10-60-10, trong đó phân NPK 18-19-30 được sử dụng thường xuyên, NPK 10-60-10 là phân đặc hiệu kích thích xương rồng ra hoa.

Liều lượng phân pha để tưới thường từ 1g-1, 5g cho 1 lít nước, 10-15 ngày tưới 1 lần hoặc có thể chọn các loại phân hữu cơ được trộn sẵn trong đất trồng để cung cấp dầu chất dinh dưỡng cho cây.Các loại phân vi lượng như cũng rất cần thiết như zn, Ca, Na Cu, Mn, Bo, Mg… nhưng cần ít, 1-2 tháng có thể tưới xịt 1 lần.

Hướng dẫn trồng xương rồng tại nhà

Công dụng của cây xương rồng

Cây xương rồng có tác dụng được trồng thành hàng sẽ trở thành một hàng rào tự nhiên có thời gian sử dụng dài lại có tác dụng trang trí.

Nên đặt cây xương rồng ở đâu

Việc trồng xương rồng trước nhà hay treo xương rồng trước cửa cũng khiến ngôi nhà của bạn nhìn uy thế hơn hẳn đấy.

Phân loại các kiểu xương rồng

Cây xương rồng rất đa dạng với kiểu dáng kích thước khác nhau. Có thể kể đến một số loại xương rồng phổ biến như: xương rồng tai thỏ, xương rồng trứng cút, xương rồng ba cạnh, xương rồng lê gai, xương rồng tuyết, xương rồng càng cua, xương rồng gai, xương rồng 3 cạnh, xương rồng 5 cạnh, xương rồng bà, xương rồng bát tiên, xương rồng sa mạc, xương rồng đá, cây hoa xương rồng bát tiên,…

Cách Chăm Sóc Xương Rồng Có Hoa ?

Cách trồng và chăm sóc xương rồng

Cây Xương rồng và cây mọng nước nói chung là những cây tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc hơn các loại cây kiểng khác vì bản thân chúng là những loại thực vật dễ thích nghi, chịu khô hạn, không đòi hỏi nhiều dưỡng chất trong đất và ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên, để duy trì cho cây sống khoẻ, phát triển mạnh và có thể cho hoa đẹp thì cần phải chú ý việc chăm sóc cây.

1. Nước:

Cây xương rồng và cây mọng nước không cần nhiều nước. Điều quan trọng nhất là không để chúng bị ngập hoặc úng nước. Đất trồng cây xương rồng phải là loại đất xốp (đất cát pha thịt), nền đất cần thoát nước dễ dàng. Trường hợp trồng cây trong chậu, dưới đáy phải có lớp sạn sỏi và có lỗ thoát nước đủ rộng để nước trong chậu không bị ứ đọng. Bị úng nước lâu, cây dễ bị thối rữa từ rễ dần lên thân cây. Mùa mưa, nhất là vùng tập trung mưa như ở Đồng bằng sông Cửu Long (từ tháng 5 đến tháng 10), cần lưu ý che chắn và làm rãnh thoát nước cho cây xương rồng.

Nếu có điều kiện, nên để xương rồng trong nhà kiếng hoặc che chắn bằng mái nylon để dễ kiểm soát lượng nước tưới. Tưới xương rồng mới ươm hạt hoặc mới tháp vào chiều mát thì tốt hơn là tưới vào buổi sáng hoặc lúc trời nắng. Ít tưới nước hoặc để cây xương rồng khô hạn kéo dài sẽ làm cây teo tóp, không phát triển, sức đề kháng của cây trở nên kém làm cây dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Mùa nắng, từ tháng 11 đến cuối tháng 4, cách khoảng 2-3 ngày nên tưới cây một lần, có thể tưới phun hoặc tưới ngập vừa đủ ướt trên mặt đất. Cây trong chậu cần tưới thường xuyên hơn cây trồng trực tiếp trong nền đất. Chậu càng nhỏ thì cần tưới nhiều hơn chậu lớn. Hễ thấy mặt đất bắt đầu khô thì có thể tưới. Cây trồng trực tiếp dưới đất ngoài vườn thì tưới 1 lần/tuần vào mùa đông và chừng 2 lần/tuần vào mùa hè (đối với những nơi có đủ 4 mùa trong năm). Các mùa khác thì tùy biến đổi của thời tiết thì có thể tưới 1-2 lần/tuần.

2. Ánh sáng và không khí:

Cây xương rồng và cây mọng nước là những cây ưa ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng trực tiếp vào buổi sáng. Nói chung, cây Xương rồng cần nhận ít nhất chừng 50% lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào mỗi ngày (khoảng 6 giờ/ngày). Đối với cây Xương rồng con, hạt mới nảy mầm hoặc mới ươm ra hoặc được tháp ghép thì tránh ánh sáng trực tiếp, mỗi ngày chỉ cần phơi ra nắng buổi sáng khoảng 1-2 giờ là đủ.

Những cây xương rồng để trong nhà lâu ngày, khi đem ra phơi nắng trực tiếp trên 6 giờ đồg hồ có thể bị hiện tượng “cháy da cây”, thân bị nám vàng nâu hoặc đen. Cây xuơng rồng trong trong chậu để bên cửa sổ hoặc bàn làm việc thì khoảng 2-3 ngày thì nên đưa ra nắng một lần.

Cây xương rồng và cây mọng nước ưa sự thông thoáng. Vì vậy, cây phát triển tốt trong điều kiện thoáng đãng của hoang mạc, đồng cỏ, sân thượng, bao lơn nhà. Cây trồng trong nhà kiếng, đôi lúc cũng cần có mở cửa đề đón gió hoặc phải dùng quạt để thổi gió. Có nơi người ta gắn ống thông khí trên các mái nhà kiếng.

3. Nhiệt độ:

Trong tự nhiên hoang dã, cây xương rồng và cây mọng nước có thể tồn tại, chịu đựng trong khoảng nhiệt độ lớn, chừng 10°C – 50°C. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển vào khoảng 15°C – 28°C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm cho cây ngừng phát triển và suy yếu.

4. Dinh dưỡng:

Mặc dầu, cây xương rồng và cây mọng nước có nguồn gốc từ những vùng khô cằn, nghèo dinh dưỡng nhưng để có một cây xương rồng hoặc cây mọng nước khoẻ đẹp và phát triển tốt, cây cũng cần cung cấp dinh dưỡng cho đất. Trong mùa phát triển, cây xương rồng và cây mọng nước đều cần chất đạm (N) để giúp sự tăng trưởng thân, chất potassium (P) cho sự phát triển của hoa và trái và chất phosphorus (P) cho sự phát triển bộ rễ. Ngoài ra, cây cũng cần một số chất vi lượng khác. Công thức NPK tổng quát cho cây xương rồng là 15 – 15 – 30. Trong thực tế, ta nên bón phân theo thời kỳ sinh trưởng của cây như sau: Thời kỳ sinh trưởng Công thức phân bón N – P2O5 – K2O Thời kỳ cây con 16 – 16 – 8 hoặc 20 – 20 – 0 Thời kỳ tăng trưởng 18 – 19 – 30 hoặc 20 – 30 – 20 Kích thích ra hoa 10 – 60 – 10 Thời kỳ ra hoa 6 – 30 – 30 Hiện nay, trên thị trường có nhiều bình phân bón pha sẵn cho người trồng xương rồng, trong đó có công thức và hướng dẫn cách pha tưới. Liều lượng pha tưới thường vào khoảng 1 – 1.5 g/lít nước.