Top 4 # Xem Nhiều Nhất Cách Chăm Sóc Hoa Păng Xê Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Păng Xê

Hoa păng xê nở từ tháng 11 năm này đến tháng 5 năm sau. Sau khi cải tạo giống, hoa bướm pansy được trồng phổ biến nên có rất nhiều chủng loại và màu sắc. Cây hoa păng xê có thể chịu rét, nên đặt cây ở vị trí có điều kiện dễ thoát nước và có ánh sáng đầy đủ. Từ mùa đông đến mùa xuân đều có thể thưởng thức vẻ đẹp của hoa pense.

Hoa Păng xê là loài hoa tượng trưng cho mùa đông và mùa xuân.

Tên khác của hoa Păng xê: hoa Mặt mèo, hoa bướm.

Màu sắc hoa Păng xê: màu vàng, xanh lam, màu cam, đỏ, trắng, tím…

Cây hoa bướm pansy thuộc loài thực vật thân thảo sống một năm, họ hoa Bướm.

Đường kính hoa pense: 2 – 8cm

Chiều cao thân cây hoa pansy: 10 – 25cm

Nguồn gốc cây hoa pensee: châu Âu, vùng Tây Bắc châu Á.

Đặc tính của hoa păng xê dại là chịu rét, hoa nở rất đẹp, nhiều hoa, khi trời mưa cánh hoa cũng ít bị tơi tả. Loại lớn đường kính cánh hoa khoảng 8cm, loại vừa là loại thủy tinh với đường kính cánh hoa khoảng 4cm, loại nhỏ là loại păng xê dại với đường kính cánh hoa khoảng 3cm.

Cách trồng hoa păng xê:

Đặt chậu vào chỗ mát trước khi hạt nảy mầm.

– Gieo trồng: thời điểm thích hợp là từ tháng 7 đến tháng 9. Sau khi gieo hạt nên phủ nhẹ một lớp đất bên trên. Tỉ lệ đất trồng có lượng bằng nhau giữa đất Akadama (loại đất chuyên trồng Bonsai) và đất mùn (hoặc than bùn). Nhiệt độ thích hợp để cây nảy mầm là 20 độ C.

– Đổi chậu trồng: sau khi cây păng xê mọc từ 2 đến 3 lá, chuyển cây sang chậu số 3. Tỉ lệ đất trồng là đất Akadama: đất mùn (6:4). Có thể bón thêm phân, mỗi lần bón thêm 1 lần phân nước.

– Trồng cố định: khi các lá đã mọc sát nhau và sau khi cây bén rễ tốt nên trồng cây trong chậu lớn hơn. Đất trồng giống như khi ghép cành.

– Khi hoa nở: sau khi cây păng xê đã nở hoa, có lá to, chất dinh dưỡng sẽ bị hút hết, hoa nở không đẹp.

Chú ý:

– Nhặt bỏ hoa héo và lá khô.

– Vào tháng 4, cây dễ bị sâu bệnh nên phun thuốc trừ sâu cho cây.

Điểm quan trọng:

– Đặt cây hoa păng xê tại nơi có nhiều nắng.

– Đợi đất trên bề mặt khô ráo mới tưới nước.

– Ngắt bỏ hoa héo để có nhiều hoa

Bật Mí Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Păng

Đặc tính hoa păng-xê

Hoa Păng-xê nở vào khoảng tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Nó là loại hoa có thể chịu được rét cho nên từ mùa đông qua đến mau xuân vẫn có thể thưởng thức những cánh hoa Păng-xê đẹp. Cây ưa thích ánh sáng nên cần đặt những chậu hoa Păng-xê ở những nơi có đầy đủ ánh sáng, chậu hoa cần thiết kế thoát nước tốt.

Cách trồng cây hoa păng-xê

Gieo trồng: thời điểm thích hợp là từ tháng 7 đến tháng 9. Sau khi gieo hạt nên phủ nhẹ một lớp đất bên trên. Tỉ lệ đất trồng có lượng bằng nhau giữa đất Akadama (loại đất chuyên trồng Bonsai) và đất mùn (hoặc than bùn). Nhiệt độ thích hợp để cây nảy mầm là 20 độ C.

Đổi chậu trồng: sau khi cây păng xê mọc từ 2 đến 3 lá, chuyển cây sang chậu số 3. Tỉ lệ đất trồng là đất Akadama: đất mùn (6:4). Có thể bón thêm phân, mỗi lần bón thêm 1 lần phân nước. Trồng cố định: khi các lá đã mọc sát nhau và sau khi cây bén rễ tốt nên trồng cây trong chậu lớn hơn. Đất trồng giống như khi ghép cành. Khi hoa nở: sau khi cây păng xê đã nở hoa, có lá to, chất dinh dưỡng sẽ bị hút hết, hoa nở không đẹp.

Cách chăm sóc hoa păng-xê

Đặt chậu cây ở nơi thoáng mát, có mái che đề phòng mưa. Không để đất ngâm nước quá lâu, đóng váng thì hạt sẽ không sống được. Khi luôn duy trì được nhiệt độ và độ ẩm thích hợp thì hạt sẽ nảy mầm trong vòng 5 – 7 ngày. Khi hạt đã ra 2 – 3 lá thì chuyển sang chậu lớn hơn để tiện chăm sóc. Lúc này, tỉ lệ đất trồng cũng có sự thay đổi. Lúc này tỉ lệ đất trồng cũng sẽ thay đổi với lượng đất akadama và đất bùn theo tỉ lên 6:4.

Áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây, người trồng sẽ có những luống hoa đẹp rực rỡ Bón phân lót tơi mục vào gốc lúc cây bắt đầu có nụ để hoa nở được to và đẹp. Păng-xê ít nấm bệnh, nhưng dễ sâu, đặc biệt là rầy nâu vào tháng 4 nên phải chú ý kiểm tra thường xuyên và phun thuốc trừ sâu cho cây. Khi cây ra hoa, tưới tiêu bình thường. Ngắt bỏ hoa héo và lá khô để kích thích sự ra hoa của cây.

Hướng Dẫn Kinh Nghiệm Trồng Và Chăm Sóc Hoa Păng

Hoa păng-xê có nguồn gốc từ nước Pháp nhưng đã sớm có mặt ở nước ta từ thế kỷ 20 và có nhiều ở các vùng lạnh như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo… Păng-xê, thuộc họ hoa tím violet (viola), là cây thân thảo, có tuổi thọ trung bình từ 1-2 năm. Lúc cao nhất, cây hoa păng-xê khoảng từ 30-50cm và phân ra nhiều nhánh khác nhau. Mỗi cuống hoa cho ra một bông đơn lẻ, hoa to, cánh hơi tròn với nhiều màu sắc và ỏng mượt như nhung.

Hoa Păng-xê có màu sắc rất đa dạng, trên một bông thường tổ hợp ngẫu nhiên giữa các màu như đỏ, vàng, tím, trắng, cam, nâu, đen… để tạo nên nhiều giống hoa với màu sắc lạ, hấp dẫn và độc đáo.

Păng-xê còn hay được gọi là “Heartsease”, bởi vì người ta tin rằng những cánh hoa hình trái tim có thể chữa lành những trái tim tan vỡ.

Păng-xê thường nở vào khoảng tháng 10 đến tháng 3 của năm sau. Đây là giống hoa dễ ươm trồng, dễ chăm sóc, nở hoa rực rỡ trong những ngày giá rét nên được coi là giống cây đặc biệt lí tưởng để trồng trong mùa đông. Hoa thường được trồng thành khóm trong chậu đặt ở sân vườn hoặc ban công, màu sắc kiểu áng thích hợp để làm cảnh và điểm tô cho không gian phòng khách, cửa hàng, văn phòng…

Bên cạnh đó, vì hoa păng-xê sau khi ướp khô vẫn giữ được màu sắc tươi sáng nên thường được dùng để trang trí trên những tập thiệp tự làm của những cô nàng khéo tay.

Một tác dụng khá đặc biệt nữa của loài hoa này đó là păng-xê có thể được sử dụng trong ẩm thực. Không chỉ dùng để trang trí món ăn mà nó còn là thành phần chính của một số món salad.

Loài hoa này vẫn có thể ra hoa trong mùa đông

Nhiều người đầu tiên biết đến păng-xê nhưng đều bị thu hút bởi vẻ rực rỡ của loài hoa này. Đặc biệt là đặc điểm nở hoa suốt mùa đông. Bắt đầu từ khoảng giữa tháng 10, păng-xê là loài hoa có số lượng tiêu thụ khá lớn ở hầu hết các chợ hoa, vườn ươm hiện nay…

Cách trồng và chăm sóc păng-xê

Cũng giống như những cây hao thân thảo khác, păng-xê khá dễ trồng, dễ sống. Tuy nhiên cũng có một nguyên tắc cần phải chú ý thì cây mới phát triển khỏe mạnh.

Gieo hạt

– Đất: trộn đất Akadama (loại đất được sử dụng trồng bonsai) và đất bùn theo tỉ lệ 1:1 để tạo thành giá thể trồng cây. Có thể thay đất bùn bằng than bùn.

– Hạt: Gieo hạt trực tiếp lên đất, rải đều lên bề mặt và sau đó phủ nhẹ một lớp đất lên trên.

– Tưới tiêu: Sử dụng bình tưới phun sương. Păng-xê là loại hoa ưa ẩm tuy nhiên cũng nên lưu ý giữ lượng nước tưới vừa phải, quá nhiều sẽ úng và thối rễ.

– Nhiệt độ: Hạt giống păng-xê có thể nảy mầm ở khoảng 20-300C.

Chăm sóc

– Đặt chậu cây ở nơi thoáng mát, có mái che đề phòng mưa.

– Không để đất ngâm nước quá lâu, đóng váng thì hạt sẽ không sống được.

– Khi luôn duy trì được nhiệt độ và độ ẩm thích hợp thì hạt sẽ nảy mầm trong vòng 5-7 ngày.

– Khi hạt đã ra 2-3 lá thì chuyển san chậu lớn hơn để tiện chăm sóc. Lúc này, tỉ lệ đất trồng cũng có sự thay đổi. Lúc này tỉ lệ đất trồng cũng sẽ thay đổi với lượng đất akadama và đất bùn theo tỉ lệ 6:4.

* Khi cây con đã phát triển được 3-4 lá thì chuyển chậu cho mỗi cây để chăm sóc

– Bón phân: Bón phân lót tơi mục vào gốc lúc cây bắt đầu có nụ để hoa nở được to và đẹp.

– Sâu bệnh: Păng-xê ít nấm bệnh, nhưng dễ sâu, đặc biệt là rầy nâu vào tháng 4 nên phải chú ý kiểm tra thường xuyên và phun thuốc trừ sâu cho cây.

* Chú ý: Những ngày giá rét thì nên tưới ít nước, chỉ tưới một chút vào buổi sáng là đủ. Vì cây thấp nên đôi khi cỏ mọc cao tranh ánh sáng với cây nên cũng phải chú ý phải làm cỏ và vun gốc thường xuyên

Cách Chăm Sóc Hoa Sứ

Hoa sứ là loài cây được rất nhiều người ưa thích bởi vẻ đẹp và mùi hương mà nó mang tới. Hiện nay hoa Sứ có rất nhiều giống khác nhau, và cũng có nhiều màu khác nhau như đỏ, trắng, hồng, cam…

Để có được một chậu sứ đẹp, rễ độc đáo thì cần rất nhiều kỹ năng chăm sóc, tuy nhiên nếu chỉ trồng và chăm sóc một chậu sứ có sẵn thì rất dễ dàng. Chúng ta chỉ cần chú ý một số yêu cầu chăm sóc cơ bản là đã có được một chậu hoa sứ đẹp rồi đấy.

Ở bài viết này hôm nay Phương Trung Green sẽ chia sẻ một chút kinh nghiệm cơ bản về cách chăm sóc hoa sứ giúp các bạn có thể tự chăm sóc cho cây của mình tại nhà.

Kỹ thuật điều khiển hoa sứ ra hoa theo ý mình

– Muốn cây sứ có nhiều hoa thì không nên để cành sứ quá dài, cành phải được cắt sau mỗi đợt hoa tàn, cắt nhiều lần, mỗi lần chỉ cắt cao thêm một đoạn ngắn, nhiều đoạn ngắn sinh thêm ra nhiều nhánh, nhiều nhánh sẽ có nhiều hoa.

– Muốn sứ ra hoa vào dịp Tết cũng cần chú ý tới lượng mưa đều trong năm, khí hậu ôn hòa thì cắt cành sứ vào dịp rằm tháng 7 âm lịch. Nếu trong năm nắng nhiều, mưa ít, hạn hán kéo dài thì cắt cành sứ muộn hơn vào khoảng đầu tháng 8. Kết hợp phun định kỳ các loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao như Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009, Đầu Trâu 701, Đầu Trâu 901. Khi thấy lá sứ chuyển từ màu xanh sang màu vàng rồi rụng, ở đầu đọt ngưng phát triển lá non có những mụn lốm đốm là thời kỳ cây đang hình thành nụ.

– Nếu thấy ra hoa muộn thì phải xịt phân Đầu Trâu 701 để kích thích ra hoa và nụ hoa mau lớn, xịt phân 901 để giúp hoa rực rỡ và lâu tàn. Hoa nở rồi thì ngưng bón tất cả,lấy chuẩn từ lúc có nụ đến nở là 30 ngày. Trong quá trình làm bông phải xịt rửa sương hay còn gọi là nấm sương để phòng ngừa nụ hoa bị thối rụng.

Cách chăm sóc cây hoa Sứ:

Lượng nước tưới:

Cân bằng lượng nước tưới cho cây hoa sứ là một trong những yêu tố cần thiết trong khâu chăm sóc hoa sứ. Cây hoa sứ có khả năng chịu khô hạn rất tốt nên không cần tưới quá nhiều nước, 1 – 2 tháng không tưới cũng sẽ không chết cây, nó chỉ bị khô quắt lại, nhưng khi được chăm sóc lại đầy đủ thì cây lại tiếp tục phát triển.

Mỗi lần tưới chỉ cần tưới đến khi chậu ẩm ⅓ lớp đất mặt.

Đất trồng:

Để chăm sóc cây hoa sứ tốt thì đất trồng cũng là một trong những yếu tố phải nói là cần thiết nhất. Hoa sứ rất dễ trồng, nên bạn chỉ cần lựa chọn loại đất tơi xốp, thoát nước tốt để chống ngập úng cho cây là được.

Phân bón:

Khi bón NPK cho sứ ta phải bón sao cho tỉ lệ P (lân) và K (kali) phải bằng hoặc lớn hơn N (đạm). Nếu nhiều đạm thì cây phát triển nhanh, hơi mỏng cây, dễ ngả đổ và thúi cây do bị tổn thương trong môi trường khắc nghiệt. Có thể bón theo tỉ lệ sau :

– Giai đoạn cây con, cây cần hồi phục sau một đoạn hoa, cây mới nhổ trồng lại và cây bị cắt ngang: dùng phân NPK: 15-30-15 với liều lượng 2g/1 lít nước, 15 ngày bón một lần.

– Giai đoạn trưởng thành, chuẩn bị ra hoa: lúc này cây đã có nhiều nhánh, nhánh lá phát triển tốt, dùng phân NPK: 6 – 30-30 liều lượng 2g/1lít, 15 ngày bón 1 lần.

– Ngoài các phân vô cơ căn bản, sứ cũng các loại phân trung lượng, vi lượng để bổ sung cho cây trong quá trình phát triển (như CA , Mg , Zn , Cu, Bo).

– Những loại phân này có thể bón ở các dạng phân tổng hợp bán trên thị trường hoặc sử dụng các loại phân hữu cơ (rác, chuồng, vi sinh)

– Như đã nói ở trên, phân hữu cơ dùng bón cho sứ như phân rác cũ, phân chuồng, phân cá, phân bánh dầu đậu phộng, phân vi sinh. Nhưng cần kiểm tra liều lượng bón để không làm hư cây.

– Thời gian mỗi lần bón phân cách nhau khoảng 15-30 ngày

– Chú ý không bón phân, xịt thuốc lên cây lúc cây đang ra hoa vì dễ làm rụng nụ, cháy hoa.

Diệt trừ sâu bệnh hại cho cây:

– Hoa sứ rất dễ bị sâu hại tấn công, vì thế nên thường xuyên quan sát cây để phát hiện ra sâu bệnh, từ đó lựa chọn được loại thuốc trừ sâu thích hợp.

– Rầy bông và bọ sứ lâu ngày làm hư thối cả ngọn sứ. Loại rầy và bọ gậy hại trên ngọn cây làm hư ngọn cây, trên trái làm hư trái, nhỏ thì rụng, trái lớn thì làm cong queo hạt lép sau này gieo không mọc lên cây con. Khi thấy phải phun thuốc không cho đẻ trứng

– Nếu phát hiện rầy, lấy cọ nhỏ quét sạch cả rầy và phấn trắng. Dùng thuốc Vicidi-M 50 ND, Visher 25 ND, Vidithoate 40 ND…

– Hoa sứ cũng có thể bị bệnh tuyến trùng, do chất liệu đất trồng không được sạch làm ảnh hưởng đến bộ rễ sứ, chậm phát triển làm thối củ.

Những lưu ý khi trồng hoặc cắt ghép cây hoa sứ:

– Nhựa cây hoa sứ có thể gây kích ứng da, cần đeo găng tay khi cầm vào các cành mới cắt, và nhớ không để tay gần mắt.

– Không ấn đoạn cành cây vào chậu đất. Điều này sẽ làm tổn thương các điểm sinh trưởng dọc theo cành. Dùng ngón tay hoặc dụng cụ nào đó đào một lỗ trong đất và cắm đoạn cành vào.

– Tránh di chuyển hoặc làm xáo trộn xung quanh các đoạn cành vừa trồng. Sự di chuyển quá nhiều sẽ cản trở cây mọc rễ.

Như trên Phương Trung Green đã chia sẽ một số cách chăm sóc hoa sứ để cho những ai muốn tự mình chăm sóc tại nhà mà không cần sử dụng đến dịch vụ chăm sóc cây. Hi vọng qua bài viết này có thể giúp các bạn có một chút kiến thức về cách chăm sóc cây hoa sứ.

Cảm ơn các độc giả đã đón xem!

PHƯƠNG TRUNG GREEN

Hotline: 0961.110.546 – 0974.222.759

Email: canhquanphuongtrung@gmail.com

Địa chỉ: 249 Nguyễn Văn Tăng, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, HCM