Top 8 # Xem Nhiều Nhất Cách Chăm Sóc Hoa Hồng Khi Mới Mua Về Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Chăm Sóc Hoa Hồng Khi Mới Mua Về

Một trong những điều băn khoăn nhất của khách hàng khi mua Hồng tại Happy Trees là liệu rằng sau khi mua về thì hoa hồng có sống tốt hay không và cách chăm sóc như thế nào. Thật ra việc trồng hoa hồng không khó như mọi người nghĩ, chỉ cần để tâm chăm sóc Hồng mỗi ngày thì chắc chắn Hồng sẽ ra hoa như đúng mong đợi.

– Ánh sáng: Hồng cần 6-8h đón nắng trong một ngày vì vậy nên đặt chậu Hồng ở những nơi có đầy đủ ánh nắng, thoáng mát như ban công, sân thượng có mái che vvv… Khi đủ ánh nắng thì cây sẽ tránh được những bệnh về nhện đỏ, nấm lá, vàng lá.

Cắt tỉa cành lá bị vàng khi mới mua về để tạo cho cây phát triển tốt hơn và đâm những tược mới.

– Tưới nước: Đối với trồng chậu thì 2 lần 1 ngày vào sáng và chiều từ gốc cho đến ngọn, không tưới vào buổi tối. Riêng đối với hồng trồng ngoài đất thì chỉ cần tưới nước vào buổi sáng. Tránh không tưới nước trực tiếp vào hoa sẽ khiến hoa nhanh tàn.

– Dinh dưỡng: Thành phần quan trọng quyết định cây có ra đúng form hoa hay không. Cần chọn đất tơi xốp và thoáng khí. Kết hợp với việc bón phân như phân trùn quế, phân bò. Đối với tưới phân định kỳ mỗi tháng thì sẽ bón phân NPK quanh thân.

Clip về cách chăm sóc hoa hồng sau khi mới mua về

XÓM HỒNG NGOẠI HAPPY TREES UY TÍN CHẤT LƯỢNG VẠN NGƯỜI TIN

Happy Trees có Phân và Đất Rose Care chuyên dụng dành cho hoa hồng cung cấp các dưỡng chất giúp cây hoa hồng sinh trưởng tốt, ra hoa form chuẩn, gia tăng khả năng mẫn cảm của cây với các loại bệnh. Đặc biệt Phân Rose Care rất an toàn cho người sử dụng.

Được nhân viên chia sẻ tận tình mọi thắc mắc về cách chăm sóc hoa hồng

Với đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp chăm sóc hoa hồng tại nhà chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.

Store: 215 Lê Trọng Tấn, P.Sơn kỳ, Tân Phú, HCM Call / Zalo: 0981.47.23.23 (Ms.Quyên) Call / Zalo: 0901.36.56.79 (Ms.Yến)

Garden: Đức Trọng, Lâm Đồng Call / Zalo: 0906.701.001 (Ms.Trân)

Giải đáp kỹ thuật: 0909.844.004 (Mr. Khang) Website: www.happytrees.vn

Cách Chăm Sóc Hoa Lan Khi Mới Mua Về

Ở bài viết này mình sẽ chia làm hai phần: Gồm cách chăm sóc hoa lan mới mua ở rừng về hoặc hàng bóc trụ tại nhà vườn (rễ chưa bám ổn định vào giá thể) và cách chăm sóc hoa lan mới mua về đã được trồng vào giá thể.

Phần 1: Đối với hoa lan được mua từ rừng về hoặc hàng bóc trụ tại các nhà vườn.

Loại này có đặc điểm giá thành rẻ hơn so với cây đã được trồng ổn định vào giá thể. Nhưng cần phải xử lý tốt ngay từ đầu để cây không bị chột nhiều. Một vài điều cần chú ý như mùa ghép cây, kỹ thuật xử lý ban đầu, giá thể ghép cây, chăm sóc sau khi ghép.

Mùa ghép cây:

Đối với các dòng hoàng thảo (dendrobium) như giả hạc, trầm, long tu, hoàng thảo vôi….. thì thời điểm ghép cây là giai đoạn cây ngủ nghỉ. Khi chồi mới đã lên và đã nhú rễ non thì không nên tiến hành ghép cây vì mầm non sẽ bị chột đi rất nhiều.

Đối với các dòng đơn thân như chi ngọc điểm, chi giáng hương thì có thể ghép vào bất cứ mùa nào trong năm nhưng thích hợp nhất là sau giai đoạn hoa tàn.

Tình trạng cây lan lúc này có ít rễ hoặc rễ bị hư thối. Lá có thể vẫn căng hoặc hơi nhăn do thiếu nước. Cần cắt bỏ những rễ già, rễ thối, lá hư dập. Sau khi cắt không tưới mà treo cây lên nơi khô ráo. Đến ngày hôm sau ta hòa dung dịch gồm thuốc kích rễ và thuốc nấm. Các loại thuốc kích rễ có thể sử dụng như N3M, Terra – Sorb 4, B1…..Nhúng ngập hết thân, rễ, lá cây vào dung dịch đã pha rồi với cây ra trồng vào giá thể.

Giá thể trồng lan:

Có thể sử dụng nhiều loại giá thể khác nhau để trồng lan như: Ghép lên thân cây đang sống, gỗ khô, gỗ lũa, than hoa, vỏ thông, thân cây dương sỉ gỗ, rêu rừng, rêu chile, sơ dừa……Các giá thể đều phải được xử lý nấm bệnh trước khi đưa vào trồng cây. Không sử dụng các loại giá thể mau mục hoặc các loại giá thể có tính chua chát dễ gây hư rễ lan về sau này.

Kỹ thuật ghép lan vào giá thể:

Đối với trồng cây vào chậu thì chú ý phần dưới đáy chậu để các giá thể có kích thước lớn một chút rồi càng dần lên trên kích thước giá thể nhỏ dần. Sau khi chèn giá thể chú ý cố định cây sao cho chắc chắn không để phần gốc, củ bị lung lay. Nếu ghép cây vào gỗ khô hoặc gỗ lũa cần bóc bỏ hết lớp vỏ cây khô. Rồi tiến hành cố định cây lan vào gỗ có thể sử dụng các loại dây hoặc dùng súng bắn đinh gim. Chú ý hướng mọc chồi mới cần hướng ra ngoài.

Chăm sóc cây sau ghép:

Tưới ẩm cho cây sau ghép. Biểu hiện khi giá thể khô thì mới tiến hành tưới nước lần tiếp theo cho cây. Ngày thứ 4 sau ghép sử dụng các loại thuốc kích rễ cho cây. Sau 5 hôm sử dụng lại lần tiếp theo cho đến khi nào rễ mới ra thì ta sử dụng các loại phân bón có hàm lượng NPK 30-10-10 cho cây. Giữa 3 lần sử dụng 30-10-10 thì sử dụng 1 lần loại phân 20-20-20 để giúp cây cứng cáp, chống chịu sâu bệnh tốt hơn. Vào thời gian mưa nhiều 1 tuần xịt phòng nấm bệnh cho cây một lần. Vào mùa khô thì có thể giãn ra 2 tuần xịt một lần. Sử dụng luôn phiên các loại thuốc khác nhau ở mỗi lần xịt để tránh trường hợp nhờn thuốc.

Phần 2: Cách chăm sóc hoa lan đối với cây đã được trồng vào giá thể.

Đối với cây đã được trồng vào giá thể thì các bước xử lý đơn giản hơn. Cần chú ý khi mới lấy cây về (thường được chuyển bằng đường bưu điện) thì lấy cây ra treo vào chỗ thoáng đến ngày hôm sau ta mới tưới nước cho cây. Có thể trồng cây vào chậu mới lớn hơn hoặc để nguyên giá thể cũ nếu vẫn còn sử dụng được.

Chế độ phân bón dành cho cây:

Đối với cây giống hoặc cây ở giai đoạn cây sinh trưởng về thân, lá thì sử dụng các loại phân bón có hàm lượng đạm cao (bón 2-3 lần) rồi sử dụng xen kẽ phân có hàm lượng cân bằng về đạm, lân, kali. Phân bón có thể kết hợp với B1 giúp cây sinh trưởng cân đối hơn. Thời gian tưới phân nên vào buổi sáng, tránh tưới quá sớm hoặc gần trưa.

Một vài lưu ý khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây:

Thời gian phun thuốc nên tiến hành vào buổi chiều mát.

Sử dụng luôn phiên 3-4 loại thuốc cho mỗi lần xịt phòng khác nhau.

Khi cây đã bị bệnh cần cắt bỏ quá vết bệnh một đoạn rồi xịt thuốc với nồng độ cao hơn, cách ly cây ra khỏi vườn nếu cần thiết.

Những nguyên nhân gián tiếp dễ làm cây lan bị bệnh hoặc chết

Thực hiện theo nguyên tắc phòng bệnh hơn chưa bệnh, một số nguyên tắc để chăm sóc vườn lan nhà mình như:

Lan nhiễm bệnh do khoảng cách treo và độ thoáng gió không đạt: Treo lan tại nơi thoáng có gió nhè nhẹ. Khoảng cách treo không được quá gần và cũng không nên quá xa. Đặc biệt lá giò này không được chạm lá của giò khác.

Cây bị thiếu ánh sáng hoặc dư ánh sáng: Chỉ nên treo một tầng, không treo lan làm 2-3 tầng. Điều này làm hạn chế áng sáng của những giò ở dưới và chúng dễ bị bệnh hơn khi nước từ những giò ở trên giỏ xuống. Tùy thuộc vào loại lan mà có nhu cầu ánh sáng khác nhau. Nhưng thông thường ta chỉ cần căng một lớp lưới có độ che phủ 60-70% để căng cho giàn lan nhà mình.

Bón phân không cân đối, bón phân quá liều, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật:

Lạm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chai cây. (cây không sinh trưởng được). Hoặc cây có thể bị ngộ độc do quá liều. Một số loài nấm, khuẩn nhờn thuốc do ta sử dụng thường xuyên một loại thuốc bảo vệ thực vật mà không có sự thay đổi luôn phiên. Cần bón phân đầy đủ, cân đối giữa các thành phần giúp tăng sức đề kháng cho cây lan. Sử dụng luôn phiên giữa các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Các bạn đặt hàng trực tuyến hoặc liên hệ: Hotline: 0963 090 463; Số zalo: 0944 252 463

Theo dõi chúng tôi trên facebook: https://www.facebook.com/hoalancaycanh1/

Trang facebook cá nhân: https://www.facebook.com/thanhtpvp/

Vườn lan Thành Nguyễn chúc các Bác, Cô, Chú, Anh, Chị … có một vườn lan đẹp!

Cách Sang Chậu Và Chăm Sóc Hoa Hồng Leo Khi Mới Mua Cây Về

Hầu hết tất cả các giống hoa hồng leo ở cửa hàng hoa hồng leo cô Long đều nhập trực tiếp nguyên cây từ Thái Lan về nên đi một đoạn đường xa như vậy cây mất sức và mất nước nhiều, lá bị héo vàng, hoa thì rũ.

Nhưng bạn đừng quá lo lắng về điều này, chỉ cần làm theo hướng dẫn của cửa hàng là cây có thể sống và phát triển tốt ngay cả khi cây mới về nữa.

Sau khi bạn mua cây về thì nên sang chậu liền để cây giống mau thích ứng với môi trường sống mới. Nếu bạn chưa có thời gian sang chậu liền thì cứ tưới nước cho cây khoảng 1 lít nước sáng và chiều.

Trước khi sang chậu thì bạn nên tỉa tót những lá vàng, lặt những lá bị héo úa còn sót lại, cắt đi những đọt non bị héo trong quá trình vận chuyển đường xa. Bạn đừng quá lo lắng khi chúng ta lặt những lá vàng, xấu, đọt non bị héo, dập vì như thế khi rễ cây phát triển thì đốt trên thân cây sẽ mọc lại những chồi non mới.

Còn nếu cây đã được cửa hàng tỉa trước thì bạn không cần phải làm điều này, mà thông thường thì cửa hàng đều làm điều này nên bạn yên tâm nha!

Cây giống được bán tại cửa hàng hoa hồng leo cô Long

Sau khi đã tỉa tót lại cho cây hồng thì bạn bắt tay vào quá trình trồng và chăm sóc hoa hồng leo.

Đầu tiên là giai đoạn sang chậu, trước khi sang chậu bạn cần chú ý một vài điều sau đây là được.

– Thời điểm sang chậu: thời điểm sang chậu tốt nhất là khoảng 15g30 đến 17g, đây là khoảng thời gian gần chiều trời đã giảm bớt nhiệt độ trong ngày, nên cây sẽ không bị sốc nhiệt độ, thứ hai là có khoảng thời gian để cây nghỉ ngơi dài hơn sau 1 đêm trong môi trường mới.

– Vị trí trồng: khá là quan trọng.

Vị trí trồng hoa hồng leo tốt là nơi có thời gian chiếu sáng từ 4-6h nắng vì cây hồng leo rất ưa nắng và cây không ra hoa nếu lượng nắng quá thấp.

Vị trí trồng thông thoáng, khoảng cách giữa các cây có một khoảng nhất định sẽ tạo không gian cho cây hồng nhanh phát triển, khoảng cách giữa các gốc cây tối thiểu là 40cm, trung bình là 1m, đồng thời hạn chế sâu bệnh phá hoại lây lan từ cây này sang cây khác.

Ngoài ra, một điều lưu ý là khi qua đêm sương đọng trên những phiến lá hồng, khi trời bắt đầu nắng lên sẽ làm cho những giọt nước này khô lại cũng góp phần hạn chế bệnh nấm trên hồng leo nữa đấy.

Nếu như bạn trồng hoa hồng leo trên sân thượng thì lời khuyên tốt nhất là nên lợp lưới lan, lưới lan giúp hạn chế ánh nắng trực tiếp chiếu vào cây hồng khi cây hồng còn nhỏ, sau này khi cây hồng quen với điều kiện hiện tại thì không cần lưới lan vẫn được. Khi không có lưới lan thì cây hồng hạn chế được bệnh đen thân, nấm nhưng lại tạo điều kiện cho sâu bệnh và bọ trĩ phá hoại gia tăng. Do đó bạn nên cân bằng để tạo điều kiện phù hợp cho cây phát triển tốt. Nếu thời gian chiếu sáng trên 6h nắng bạn có thể chọn lưới màu đen, loại này che được khoảng 60% đấy!

Vị trí trồng rất quan trọng đối với quá trình phát triển của hoa hồng leo

Lựa chọn chậu trồng: nếu bạn trồng chậu thì kích thước chậu phù hợp nhất là 40x40x40, đây là thể tích thích hợp để bộ rễ của cây hồng phát triển trong suốt quảng đời của nó.

Nếu bạn trồng hoa hồng leo dưới đất thì bạn cũng đào lỗ có kích thước tương tự.

Với kích thước như vậy bạn có thể trồng hết quãng đời cây hồng mà không cần phải thay đất nếu bạn áp dụng chế độ chăm sóc hữu cơ.

Chậu nhựa có thể tích thích hợp trồng hoa hồng leo

Đối với trồng hoa hồng leo trong chậu, bạn cho lớp đá 3×4 cm hoặc sỏi khoảng 3×4 cm vào dưới đáy chậu để tăng khả năng thoát nước, chống bị úng cho hoa hồng leo. Lớp đá này dày khoảng 3 lóng tay là được (khoảng 1 tấc).

Còn riêng với trồng hoa hồng leo ngoài đất thì không phải lót đá do khả năng thoát nước dưới đất tốt hơn trong chậu nên cây ít bị ngập úng hơn.

Nhưng có một ưu điểm tuyệt vời của việc trồng hoa hồng leo trong chậu đó chính là phù hợp ở những nơi không có đất như chung cư, nhà có diện tích nhỏ, dễ dàng di chuyển chậu trồng, có thể điều khiển được lượng nước và lượng phân bón cho cây ăn hàng ngày.

Lót đá vào chậu để tăng khả năng thoát nước

Bước 2: Cho đất chuyên trồng hồng vào lỗ bạn đã đào trên đất hoặc cho hết vào trong chậu. Là do bộ rễ hồng là rễ chùm, ăn theo bề ngang nên nó rất thích loại đất hữu cơ thông thoáng, giàu dinh dưỡng có khả năng giữ và thoát nước tốt.

Nếu bạn đang buâng khuâng về loại đất này có thể liên hệ cửa hàng Hồng leo Cô Long để được hướng dẫn làm đất phù hợp cho hoa hồng leo. Sau nên cho từng lớp san đều để đất chan ra đều hơn và cũng nên tránh dùng tay đè nén đất nha.

Cho đất chuyên trồng hồng vào hết vào trong chậu

Bước 3: Đào lỗ trên mặt đất dinh dưỡng trồng hồng có kích thước lớn hơn bầu đất của cây hoa hồng leo để bạn có thể dễ dàng bợ bầu đất khi xuống cây. Nên bưi đất đều, tạo không gian rộng để tránh vướng víu khi đang thao tác.

Bước 4: Sau khi đã đào lỗ xong trong chậu cũng như dưới đất bạn bắt đầu giở bầu đất ra khỏi chậu.

Đối với chậu cây nhỏ dạng leo hoặc bụi thì bạn dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp giữa thân cây, xòe cả bàn tay đỡ bề mặt đất phía trên, dùng tay còn lại trút ngược cây xuống đất và nhẹ nhàng rút chậu ra khỏi bầu đất. Sau đó nhanh chóng cho bầu đất của cây xuống lỗ đã đào lúc nãy, một tay cố định thân cây một tay lấp đất lại và ấn nhẹ cho đất bằng phẳng.

Tránh tình trạng chôn lắp mắt ghép trên thân xuống đất, mà chừa khoảng 2-3 cm cách mặt đất để hạn chế tình trạng nấm gây hại cho mắt ghép cây làm chết cả cây con.

Dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp giữa thân cây, xòe cả bàn tay đỡ bề mặt đất

Dùng tay còn lại trút ngược cây xuống đất và nhẹ nhàng rút chậu ra khỏi bầu đất

Còn nếu bạn trồng những cây to hơn hoặc là dạng TREE ROSE (hồng thân gỗ) thì bạn dùng tay vét đất xung quanh thân chậu nhỏ để lấy bớt đất ra, tránh vét đất quá sâu vào phần thân cây để hạn chế việc động rễ.

Sau khi vét mà bạn cảm thấy có thể dùng hai tay nhấc bầu đất lên thì ngưng lại. Nếu bầu rễ to quá thì có thể nhờ vài người phụ tiếp để tránh tình trạng bể bầu. Sau đó bạn cho bầu rễ vào trong lỗ đã đào sẵn, một tay cũng cố định thân cây một tay lấp đất lại để tránh cây bị đổ ngã. Bạn nên cẩn thận thực hiện tránh tình trạng gãy mắc ghép do thân TREE ROSE khá dài.

Sau khi đã lấp đất xong bạn tiến hành phủ một lớp rơm khô, xơ dừa khô và tốt nhất đó chính là lục bình khô lên trên bề mặt đất. Tại sao mình lại khuyên các bạn nên phủ lớp này lên cây hoa hồng leo là bởi vì lớp phủ này có tác dụng duy trì độ ẩm, giảm sự bay hơi của nước, ngăn chặn sự vón cục của đất dưới tác dụng của mưa, hoặc tưới nước trong một thời gian dài, tạo ra sự thông thoáng cho đất.

Bên cạnh đó nó còn hạn chế sự sói mòn đất và các chất dinh dưỡng, ngăn chặn đất, nấm gây hại bắn tung té lên lá để giảm khả năng gây hại từ đất, chúng còn giúp duy trì nhiệt độ ổn định cho đất (ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè) và thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật để giải phóng chất dinh dưỡng.

Lấp đất lại để che phủ bầu đất

Phủ một lớp rơm khô, xơ dừa khô trên chậu hoa hồng leo

Một tuần đầu là khoảng thời gian cây thích nghi với môi trường sống mới nên bạn không cần phải bón phân hay xịt thuốc gì cả. Chỉ cần tưới nước hai lần 1 ngày là được, bạn nên tưới vào sáng sớm (5h-8h) và chiều mát (15h-18h), mỗi lần tưới thì khoảng 1 lít nước.

Bạn có thể pha thêm cám hoặc sử dụng nước vo gạo để tưới trong giai đoạn này để kích thích cây ra rễ. Nếu sử dụng cám thì 2 muỗng cafe pha với 1 lít nước để tưới sáng 1 lần chiều 1 lần là được.

Sau khi vừa sang chậu xong thì bạn cũng bổ sung vào 1 lít nước cám cho cây nha và đều đều trong suốt khoảng 1 tuần. Trong giai đoạn 1 tuần này bạn nên để cây mấy ngày đầu trong mát, sau đó đem dần ra nắng để cây thích nghi từ từ sau khoảng 1 tuần hãy đem ra hoàn toàn nơi bạn chọn trồng.

Còn nếu trồng dưới đất dùng đồ che lại cho cây đỡ nắng trong giai đoạn đầu.

Tưới nước cho chậu hoa hồng leo

Thời điểm 1 tuần là giai đoạn thích nghi của cây hoa hồng leo, cũng như giai đoạn tập thích nghi đầu đời của một thực thể sống tại môi trường sống mới. Chú ý vài điểm để tạo môi trường sống tốt nhất đầu đời để cây phát triển tốt bạn nhá!

Kinh Nghiệm Chăm Sóc Lan Khi Mới Mua Về

Vị trí trồng thích hợp

Khi mới mua lan về, cần chọn ngay vị trí thích hợp nhất để treo lan. Đó phải là nơi thoáng mát, có mái che với cường độ ánh nắng, ánh sáng và gió phù hợp với nhu cầu của cây (mỗi giống lan và ở mỗi giai đoạn sẽ có nhu cầu khác nhau về các điều kiện trên). Tuyệt đối không treo lan nơi có ánh nắng trực tiếp vì sẽ làm cho cây dễ bị cháy lá, hạn chế quá trình quang tổng hợp và từ đó làm suy yếu sức lan.

Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý không nên thay đổi vị trí đặt lan một cách liên tục. Điều này khiến cho lan không kịp thích nghi môi trường mới, làm chậm quá trình phát triển hoặc là làm rụng nụ, rụng hoa…

Chăm sóc lan khi mới mua về

Chăm sóc lan

Sau khi đã chọn được vị trí phù hợp cho lan thì tiến hành dùng phân NPK 20-20-20 xen kẽ với 10-30-30 để tưới cho lan trong suốt thời kỳ cây đang mang hoa. Tỷ lệ phân như trên sẽ giúp giữ cho hoa lâu tàn, đậm màu hơn. Các bạn có thể hỏi mua tỉ lệ NPK này ngoài các cửa hàng phân bón cây trồng và nhờ người bán hoặc những người có kinh nghiệm tư vấn về nồng độ, khoảng cách thời gian giữa các lần bón sao cho phù hợp với nhu cầu của cây cũng như loại phân mà bạn đã chọn.

Mặc dù thích, nhưng bạn cũng đừng để cành hoa trên cây quá lâu, khi cành đã dần tàn, chỉ còn lác đác một vài bông thì nên cắt bỏ để tập trung dưỡng sức cho cây. Sau khi đã cắt bỏ cành hoa thì tiến hành hồi sức cho lan bằng cách tạo chế độ nắng vừa phải, bón thêm phân hóa học NPK 20-20-20. Đây cũng là thời kỳ cần bổ sung thêm một số loại phân hữu cơ khác nhau, chẳng hạn như bánh dầu đậu phộng, phân cá, phân có chiết xuất từ phế thải động thực vật.

Kích lan ra hoa

Sau 3 – tháng dưỡng là cây đã trở nên tươi tốt, khỏe mạnh trở lại. Đây chính là lúc thích hợp để kích cho lan ra hoa trở lại. Khi thất nhánh phong lan con mới mọc ra từ gốc mẹ và có chiều cao bằng 1.2 giả hành trước thì tiến hành bón phân NPK với tỷ lệ 6-30-30 hoặc 10-52-17 cho tới khi cây ra hoa. Ở thời kỳ kích hoa thì phải đảm bảo ánh nắng nhiều hơn khoảng 10- 20%.

Khi thấy lan bắt đầu xuất hiện cành hoa mới thì bón phân NPK 20-20-20 xen kẽ với chế độ 10-30-30, dừng lại khi thấy cành nở bông đầu tiên và chuyển sang dùng thuốc hóa học Lannat liều lượng 25g/lit để xịt ngừa ruồi đực châm búp hoa. Tiếp đó, lại dùng phân NPK loại 10-30-30 để bón và trở về chế độ chăm sóc lan như khi mới mua về.