Top 12 # Xem Nhiều Nhất Cách Chăm Sóc Cây Tùng Lá Kim Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cây Tùng Lá Kim, Ý Nghĩa Và Kĩ Thuật Chăm Sóc

Nhắc đến cây Tùng người ta nghĩ ngay đến bậc quân tử chính trực. Cây được trồng nhiều ngay trước sân và mang nhiều ý nghĩa phong thủy để hiểu rõ hơn đặc điểm cũng như công dụng cách chăm sóc cây Tùng Lá Kim cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về cây này dưới bài viết.

Cây Tùng là gì?

Cây tùng là cây mọc thẳng có nhiều loại cây cao từ 15-20m tán lá dày xanh. Cây Tùng được trồng ở nhiều quốc gia, cây có thể trồng Bonsai hoặc bóng mát rất đẹp. Cây Tùng có rất nhiều loại hiện nay tại Việt Nam có 6 loại Tùng và không quá khó để phân biệt chúng.

Tên dân gian: Cây Tùng lá kim bonsai, cây ngọa Tùng bonsai

Tên khoa học: Juniperus procumbens

Thuộc họ: Thông

Cây Tùng là một cây được dùng phổ biến nhất hiện nay làm bonsai. Cây Tùng Lá Kim thuộc dạng cây bụi bò phủ mặt đất cao khoảng 20-30cm có khi 50cm, cây mọc lan thành từng tấm thảm lớn.

Lá thường sắp xếp hình chữ X hình kim, lá dài 6-8mm và rộng 1-1.5mm. Tán lá được tạo dáng bay, tán lá cong xuống qua miệng chậu đến 80cm, dáng này người ta thường gọi là dáng bán huyền. Một dáng cơ bản và phổ biến trong nghệ thuật Bonsai.

Thân cây Tùng dạng thân gỗ có màu vàng nâu, thân không cao lớn được bọc một lớp vỏ sần sùi. Nhiều vết xẻ vết nứt. thân nhựa đen, có mùi thơm, gỗ bên trong có màu đen.

Chậu cây Tùng có kích thước nhỏ phù hợp với trang trí và mang đi biếu tặng.

Lợi ích của cây Tùng Lá Kim

Là cây được khá nhiều người chơi cây cảnh yêu thích. Tùng Lá Kim được sử dụng nhiều ở tiền sảnh, khuôn viên và nhiều nơi khác.

Cây Tùng Kim khiến ai cũng có hứng thú bởi dáng cây đẹp và có sức hút.Vì thế cây góp phần to lớn vào cây bonsai được nhiều người chơi cây cảnh lựa chọn.

Ngoài ra cây có có ý nghĩa phong thủy.

Ý nghĩa phong thủy của cây Tùng Lá Kim

Cây Tùng mang đến ý nghĩa phong thủy rất tốt giúp thuận lợi may mắn trong công việc, hòa thuận trong gia đình.

Cây còn có ý nghĩa giữ tiền và giữ của những gia đình nào sở hữu hoặc được tặng thì cực kỳ hợp lý.

Cây Tùng phù hợp với rất nhiều tuổi và các ngũ hành thì tuổi nào cũng phù hợp để trồng cây này.

Cây tùng hợp mệnh gì?

Cây Tùng kim có nghĩa là kim loại nhưng người có mệnh Kim và mệnh Thủy sẽ hợp với sẽ rất hợp với cây này. Tuổi nào hợp với cây Tùng?

Tuổi hợp nhất với cây Tùng kim là tuổi thân, tuổi thân chăm chỉ và chịu khó nhưng hay lận đận nên may mắn sẽ đến muộn hơn. Chính vì thế cây Tùng sẽ mang đến may mắn và thuận lợi hơn. Cây nhiều cành giúp khỉ có thể leo trèo cà bu bám có ý nghĩa tương trợ.

Cách trồng và chăm sóc Tùng Lá Kim

Cây Tùng là cây rất dễ sống, cần ít sự chăm sóc. Để cây có thể phát triển tốt thì nên biết cách trồng cũng như chăm sóc cây:

Cách trồng cây Tùng

Chuẩn bị đất tơi xốp và một chậu, bạn chọn xỉ than đập vụn trộn với đất vi sinh và đất thịt pha chút phân NPK sau đó cho đất vào trộn.

Nên chọn những loại cây to bằng cổ tay trở xuống để có thể dễ tạo kiểu và uốn nắng. Khi đánh cây đánh hình bầu tránh làm đứt quá nhiều rễ, đặt chậu vun đất trồng rồi sau đó tưới nước đầy. Cho thoát hết nước sau đó cho vào chỗ mát. 1-2 ngày nên tưới phun sương một lần.

Đất: Lựa chọn đất phù hợp với cây trồng, đất tơi xốp, thoát nước nhanh, sử dụng xơ dừa hoặc than xỉ.

Nhiệt độ: Để cây nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ nóng khiến cây sẽ chết

Ánh sáng: nếu cây được đặt trong văn phòng thì mỗi tuần nên cho cây phơi nắng vừa từ 7h-9h30 vừa khoảng từ 1-3 tiếng. Vì cây Tùng là cây ưa bóng râm.

Nước; Dù biết cây ưa ẩm nhưng không nên tưới nước quá nhiều nên 2-3 ngày tưới phun sương từ gốc lên lá.

Phân bón: sử dụng phân NPK để bón cho cây

Sâu bệnh: Vì cây Tùng có cây và lá nhỏ mật độ dày nên thường xuyên tỉa lá và cành dùng thuốc bảo vệ thực vật phun lên. Những loại bệnh thường gặp ở cây Tùng lá kim mốc rễ, rệp trắng lá, thối rễ.

Những hình ảnh đẹp về cây Tùng Kim

Cùng tham khảo một số hình ảnh đẹp của cây Tùng Kim:

Cây Tùng Tháp (Tùng Kim)

Cây tùng tháp (tùng kim)- Kỹ thuật trồng và chăm sóc. Cây tùng tháp là loài cây “lạnh”, loài cây này thường được sử dụng làm cây trang trí trong ngôi nhà hoặc các khuôn viên cảnh quan. Tùng tháp cũng thường được trang trí thành “cây thông Noel” trong dịp lễ giáng sinh hàng năm. Tại Việt Nam, tùng tháp được sử dụng để trồng tại công viên, các công trình cây xanh. Tùng tháp là loại cây cảnh, chủ yếu cho dáng, thân lá. Cây không có hoa nhưng lại mang lại giá trị hình ảnh cao.

Nguồn gốc xuất xứ, tên khoa học cây tùng tháp

Tên khoa học: Sabina chinensis

Tên gọi khác: cây long bách, tùng xà, tùng kim, tùng bút…vv

Nguồn gốc: tùng tháp có xuất xứ từ các nước Châu Á, khu vực Bắc Âu. Tại Châu Á, tùng tháp xuất hiện đầu tiên tại Trung quốc và Nhật Bản. Sau đó, với giá trị trang trí cao, cây được đưa vào Việt Nam.

Tùng tháp được mọi người yêu thích và trồng ở nhiều nơi. Cây có hình dáng đơn giản, không có hoa, nhưng lại rất thu hút về hình dáng cây. Từ gốc tới ngọn cây vút thành “hình tháp”, màu sắc lá cũng rất xanh tươi.

Cây tùng tháp và ý nghĩa phong thủy

Với dáng cây thẳng đứng, cây là thể hiện cho sự ngay thẳng, hiên ngang, có thể vượt qua nhiều khó khăn thử thách. Cây được ưa thích để trồng với mục đích đem lại sự mạnh mẽ và luôn vững vàng trước khó khăn thách thức!

Cây tùng tháp và những đặc điểm nổi bật

Đặc điểm thực vật

Thân: Tùng tháp có dạng bụi, cây có nhiều chiều cao khác nhau từ cây non cho tới trưởng thành. Cây thấp chỉ dưới 1m, cây cao có thể lên tới 6 đến 12m. Chiều cao trung bình được ưa chuộng để trồng tại các khuôn viên, cảnh quan thông thường là từ 2-6m. Bao bọc thân là vỏ màu nâu sần, nhưng giống như các loại tùng khác, thân tùng tháp có mùi nhựa rất thơm và đặc trưng. Thân cây lúc nhỏ, khi còn non rất dẻo và dễ uốn. Nhưng khi trưởng thành, thân cây dần trở nên cứng cáp và chắc chắn. Trên thân có nhiều cành nhỏ đan xen, thân màu nâu.

Lá: tùng tháp là cây lá kim, có màu xanh, chạm vào sẽ có cảm giác nhám tay. Tán lá rộng, lá có màu xanh mọc thẳng, thường mọc theo khóm, chùm tạo thành khối cây. Lá dạng vảy, đầu lá hơi nhọn, giữa lá có một đường tuyến bầu dục, mọc đối trên các cành. Lá của cây tùng tháp thường khó rụng. Thường cây mọc tạo thành các hình chóp, hình tháp.

Hoa: Tùng tháp không có hoa, chủ yếu cho lá và dáng.

Đặc điểm sinh thái

Tùng tháp là ưa sáng toàn phần, có khả năng chịu lạnh, nhưng lại không chịu được úng.

Là cây sinh trưởng phát triển tốt, sống được trong môi trường khắc nghiệt như: lạnh, nắng gắt.

Không cần người chơi cây phải chăm sóc quá nhiều, rất ít bị sâu bệnh.

Thích hợp với rất nhiều loại đất và môi trường sống khác nhau.

Lợi ích và ứng dụng

Tùng tháp là loại cây cảnh đẹp, giá thành rẻ, lại dễ sống nên được trồng nhiều trong các khu công viên, các công trình cây xanh công cộng, cho đến khuôn viên sân vườn các gia đình. Cây thể hiện sự vững vàng cùng màu xanh của lá, làm toát lên vẻ đẹp tươi mới, thu hút sự quan tâm của người yêu cây. Tuy không có hoa nhưng cây tùng tháp lại được nhiều người yêu thích bởi chính dáng cây tạo khối hình chóp, hình tháp ấn tượng.

Là cây rất ít rụng lá nên được trồng ở nhiều nơi. Được nhiều nhà thiết kế cây cảnh chọn, trồng sân vườn, hoặc hoàng rào.

Trong cuộc sống hiện đại, nhiều cây tùng tháp bonsai cũng được nhiều người yêu thích, sử dụng để trang trí thêm cho không gian sống.

Ngoài làm cây cảnh làm đẹp, tùng tháp còn có ý nghĩa rất lớn trong việc thanh lọc không khí, làm sạch cho môi trường. Cây có khả năng hút các khí độc, đặc biệt là các loại khí độc từ các nhà máy.

Ngoài ra, tùng tháp còn được ứng dụng trong y khoa, được các nhà nghiên cứu đã ứng dụng để chữa một số bệnh.

Cây tùng tháp – cách trồng và chăm sóc

Cách trồng và nhân giống tùng tháp

Tùng tháp được trồng và nhân giống theo nhiều phương pháp, các phương pháp gồm có nhân giống hữu tính trồng bằng hạt, hoặc theo phương pháp nhân giống vô tính như giâm cành chiết cành, giâm hom rễ…

Phương pháp gieo hạt rất ít người sử dụng, vì phải bảo quản hạt của tùng tháp thật tốt, tỉ lệ nảy mầm không cao, lại tốn thời gian chờ đợi.

Phương pháp được nhiều người sử dụng là chiết cành, giâm cành. Phương pháp này cho tỷ lệ sống cao, tiết kiệm thời gian.

Cách trồng cây tùng tháp bằng phương pháp chiết cành, giâm hom rễ:

Cành chiết hoặc giâm phải là cành khỏe mạnh, chắc và không bị sâu bệnh. Nên chiết hoặc giâm vào mùa xuân.

Có thể dùng hỗn hợp xơ dừa trộn với trấu và phân hữu cơ để làm bầu găm cành chiết sau đó cho vào bầu đất sau đó dùng nước cho bầu có độ ẩm kích thích cho cây bật mầm.

Khi cây đang còn non, nên để cây trong bóng mát khoảng 1 đến gần 2 tháng.

Khi cây đạt đến gần 30cm sức sống sinh trưởng ổn định, chúng ta mới bắt đầu đưa ra môi trường nhận nắng. Và cho đến khi cây đạt gần 90cm là có thể đem cây trồng xuống đất trực tiếp. Bán cây xoài công trình

Cây tùng tháp và cách chăm sóc

Nước: tùng tháp không cần nhiều nước, nên dùng nước vừa phải vì cây có khả năng chịu hạn tốt.Vì vậy, chỉ cần cung cấp cho cây lượng nước vừa phải. Nếu nhiều nước quá, cây rất dễ bị úng, do đó không nên tưới hoặc để cây trong tình trạng quá nhiều nước, khi cây còn nhỏ, mới trồng, chúng ta có thể tưới 2 ngày 1 lần.

Đất trồng: tùng tháp thuộc loại cây có sức sống, cây khỏe, có thể trồng được ở nhiều môi trường đất khác nhau, ngay cả trên đất axit và kiềm. Tuy vậy, nhưng khi trồng cây tùng tháp, chúng ta vẫn nên chọn loại đất thoát nước tốt, đất pha thịt để cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Ánh sáng: là cây ưa sáng toàn phần, yêu cầu ánh sáng là yếu tố quan trọng đối với loại cây này. Khi trồng, hoặc khi đặt cây, chúng ta nên trồng cây ở nơi hứng được ánh sáng chiếu vào nhiều nhất.

Phân bón: yêu cầu dinh dưỡng của cây là không thể thiếu, tuy nhiên cây tùng lại không yêu cầu cao. Chúng ta có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây theo định kỳ khoảng 4 đến 5 tháng mới cần bón 1 lần. Loại phân bón chúng ta có thể sử dụng là NPK, hoặc một số loại phân bón có độ phân giải chậm.

Cắt tỉa: Việc cắt tỉa tạo dáng cho tùng tháp là việc quan trọng. Vừa tạo thế, dáng cho cây đẹp mà còn để cây nhận được ánh sáng tốt cũng như làm giảm đi sâu bệnh hại cho cây. Mua bán cây mít cổ thụ

Tùng tháp hiện đang được rất nhiều người yêu thích. Bởi cây mang đến không gian cho căn nhà, biệt thự hoặc các khu tập thể, vui chơi màu xanh tươi mới và nét đẹp cảnh quan. Không những thế, cây còn mang lại giá trị kinh tế, giá trị thẩm mỹ và gá trị y học, điều đặc biệt hơn nữa là cây thanh lọc không khí rất tốt. Vậy nếu quý khách đang tìm chọn trồng cây cảnh, thì cây tùng tháp là một sự lựa chọn rất phù hợp.

Cây Tùng Kim Để Bàn

Cây Tùng Kim để bàn giá 215K

Đặc điểm bên ngoài của cây Tùng Kim:

Cây Tùng Kim, thuộc họ Thông, lá kim. Có nguồn gốc từ vùng California (Mỹ). Cây mọc thẳng đứng màu xanh lá, cao từ 30 – 40 cm. Có nhiều cành và lá nhỏ, nhọn mọc bao quanh thân từ gốc đến ngọn. Nhánh lá Tùng Kim có cấu trúc như nhánh cây Phượng, mọc như hình xương cá. Những lá kim tuy nhọn nhưng không gây khó chịu khi tiếp xúc. Lá kim mọc theo chiều nhất định, màu xanh nhạt dần ở ngọn mỗi nhánh lá. Thân cây chắc khỏe, dẻo dai. Cây mang vẻ đẹp mềm dẻo mà chắc chắn.

Công dụng mà cây mang lại:

Cây Tùng Kim chủ yếu dùng để bàn, kệ sách,… trang trí văn phòng, nhà ở,… Với hình dáng đẹp, độc lạ có tính thẩm mỹ cao. Trồng cây để tạo không gian sống sinh động, mới mẻ. Với màu xanh đẹp mắt, cây là mẫu hình lí tưởng cho không gian xanh mát, dễ chịu. Khác với sự nổi trội vì màu sắc nổi bật của những bông hoa sặc sỡ.

Cũng như khả năng lọc, điều hòa không khí, trả lại cảm giác trong lành, giảm căng thẳng, lo âu vì công việc hay cuộc sống. Vì theo nhiều nghiên cứu thì những người làm việc trong môi trường có cây xanh có năng suất, hiệu quả cao hơn so với những căn phòng đầy máy móc, giấy tờ.

Những ý nghĩa phong thủy của cây Tùng Kim:

Cây Tùng Kim không những có ích trong cuộc sống mà còn mang trên mình những ý nghĩa tốt đẹp trong phong thủy. Cây mang ý nghĩa đem đến sự may mắn, thịnh vượng và phát đạt trong sự nghiệp. Ngoài ra còn là biểu tượng của trường thọ về sức khỏe. Nên cây thích hợp làm quà mừng thọ ở cho người lớn tuổi đấy. Nhiều người cho rằng, trồng cây Tùng Kim có thể hóa giải tà khí, vận đen đeo bám. Là biểu trưng của sự bền bỉ, tinh tế và khéo léo.

Dáng hình gai góc nhắc nhở chúng ta sống mạnh mẽ, có ý chí. Nên việc tặng quà là cây Tùng Kim đã thay lời muốn nói giúp người tặng. Vì mong muốn khích lệ tinh thần cho đối phương, hi vọng họ sống tốt. Điều mà nhiều món quà đắt giá về vật chất không thể làm được.

Cách chăm sóc cho cây Tùng Kim:

Nhiệt độ tốt nhất khoảng 20 – 30 0 C. Tuy cây thích nghi tốt với điều kiện văn phòng, nhưng vẫn nên cho cây tiếp xúc với nắng buổi sáng thường xuyên. Bằng cách dành chút thời gian cho cây hứng ánh sáng mặt trời buổi sáng thường xuyên. Điều này giúp cây khỏe mạnh, quang hợp tốt, hạn chế bị nấm mốc.

Cây có thể bị mốc trắng ở rễ, nếu thấy vậy, hãy cạo bỏ lớp đất đó, bôi thuốc diệt nấm, đồng thời đặt cây ở nơi đủ ánh sáng. Hoặc cắt tỉa bỏ phần rễ bị úng nếu cây bị úng nhẹ. Khi đặt cây ở nơi thoáng mát, không để đất ẩm ướt quá mức là cách phòng ngừa những bệnh này.

Cây Vạn Niên Tùng – Cách Chăm Sóc Cây Vạn Niên Tùng

Một số chú ý trong việc trồng và chăm sóc giống cây vạn niên tùng

Cây vạn niên tùng (hay còn có tên gọi là cây tùng La Hán, cây La Hán tùng) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Là loại cây thân gỗ sống lâu năm, vạn niên tùng có tuổi đời cao lên đến vài trăm năm tuổi. Lá cây xanh quanh năm, hình thon dài, mọc đối xứng hoặc xen kẽ. Gốc cây vạn niên tùng đẹp, càng nhiều tuổi, gốc cây càng xù xì, cổ kính

Việc trồng cây cảnh trong sân vườn nhà không chỉ là thú chơi của nhiều người mà còn giúp không gian sống được phủ thêm màu xanh giúp không khí trong lành và giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống. Chính vì thế những loại cây cảnh có hình dáng đẹp, tán lá nhỏ nhắn và hoa đẹp luôn được ưa ái chọn lựa trồng trong nhà phố, trên ban cong hoặc trong không gian nh.ỏ

Một trong những loại cây hội tụ đầy đủ những ưu điểm như hình dáng đẹp, thân dễ uống tỉa phù hợp trồng trong nhiều không gian sống đó là cây vạn niên tùng. Một loại cây thân gỗ có thể trồng ngoài trời và làm cây bonsai trồng trong nhà cực kì hợp.

Cây vạn niên tùng là gì?

Cây vạn niên tùng là loại cây cảnh có hình dáng đẹp, sống lâu năm. Cây xanh tốt lâu năm nên rất thích hợp làm cây cảnh trang trí nhà cửa và sân vườn, ngoài ra theo phong thủy, cây vạn niên tùng là loại cây mang đến sức khỏe, thịnh vượng, rất tốt cho gia chủ.

Đặc điểm cây vạn niên tùng

Trong giới cây cảnh bonsai thì cây vạn niên tùng luôn được xem là loại cây cao qus đứng đầu bảng. Đây còn là loại cây đứng đầu bảng trong bộ tứ quý TÙNG – CÚC – TRÚC – MAI.

Thời xưa chỉ có những gia đình giàu có và giới quý tộc mới có điều kiện trồng loại cây này. Không chỉ đẹp, sức sống mãnh liệt mà vạn niên tùng còn mang trong mình nhiều ý nghĩa tốt đẹp và cao quý.

Theo tìm hiểu của nhiều chuyên gia thì cây vạn niên tùng còn có tên gọi khác là cây Tùng La Hán, cây La Hán Tùng. Chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc được du nhập ra khắp Châu Á và đến nước ta từ khá lâu. Hiện nay không chỉ có những nhà có điều kiện mới trồng mà chúng dần dần được nhiều người biết tới và hiện nay hầu như không ai còn xa lạ với loại cây này. Cây vạn niên tùng được tìm thấy có nhiều loại khác nhau tùy vào nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên ở nước ta thường có 2 loại nổi bật là cây vạn niên tùng Đài Loan và cây vạn niên tùng la hán.

Vạn niên tùng là loại cây thân gỗ sống lâu năm có tuổi đời rất cao. Nhiều cây trong tự nhiên lên đến hơn 100 tuổi và có tán khá cao nếu mọc tự nhiên. Ở nước ta chúng được phân bổ ở cả hai miền Nam Bắc và ở đâu chúng cũng sống được. Cây có dạng hình lá kim thuôn dài và lá mọc thưa đối xứng hoặc xen kẽ khá đẹp. Lá cây vạn niên tùng có màu xanh quanh năm khi còn non có màu xanh nhạt và khi già sẽ chuyển sang màu xanh đậm khá đẹp.

Thân cây vạn niên tùng khá chắc khỏe và vững chắc theo thời gian cộng với tán lá dày và xanh tốt đã tạo nên sự cổ thụ huyền bí cho loài cây này.  Chính sự gân guốc và xù xì của gốc mà giới chơi cây bonsai cực kì ưa thích để tái tạo thành cây cổ thụ nhỏ.

Ý nghĩa cây vạn niên tùng theo phong thủy

Theo phong thủy loại cây này mang ý nghĩa cầu chúc sức khỏe và trường thọ như chính sức sống của loại cây này mang lại. Chúng được trồng nhiều ở sân vườn, trong nhà hoặc được sử dụng làm quà biếu những chậu bonsai cho người lớn bạn bè vứi lời chúc sức khỏe may mắn trường thọ rất hợp lý.

Một số ưu điểm nổi bật của cây vạn niên tùng

Cây có sức sống mạnh mẽ và thích nghi tốt với nhiều điều kiện đất cũng như khí hậu khác nhau nên bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để chăm sóc. Cây có bộ tán lá và thân cổ thụ rất đẹp lại dễ uốn nên được người chơi cây cảnh bonsai cực kì ưa thích. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của vạn niên tùng khá nhanh và mọc khỏe.

Cách trồng và chăm sóc cây vạn niên tùng

Kĩ thuật gieo trồng cây

Để chăm sóc chúng được tốt cần phải am hiểu kĩ thuật gieo trồng của loại cây này. Vạn niên tùng được sử dụng 2 cách trồng đó là trồng theo kiểu bonsai và trồng theo kiểu dạng cây kiểng, cây công trình. Để nhân giống loại cây này hiện nay thường được thực hiện bằng cách giân cành để cây phát triển thành cây non rồi sau đó mới đánh trồng ở nơi đất mới. Khi cây con đạt chiều cao khoảng 70cm thì có thể chuyển sang chậu hoặc nơi ở mới.

Một số chú ý trong việc trồng và chăm sóc giống cây vạn niên tùng

Chế độ nước: Cây vạn niên tùng có chế độ nước ở mức trung bình. Một tuần chỉ cần nước nước khoảng 2 lần.

Chế độ sáng: Cây cũng ưa ở nơi có ánh sáng trung bình không quá gay gắt. Ở những nơi trồng thiếu sáng mỗi ngày bạn nên bê chậu cây ra sáng tối thiểu 60 phút để cây hấp thụ ánh sáng giúp cây xanh tốt hơn.

Đất trồng cây phải là loại đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Nếu cây trồng trong chậu thì nên định kì bón thêm phân bón cho cây để cung cấp chất dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt nhất.

Một lưu ý là cây vạn niên tùng ra lá non trước sau đó mới mọc rễ nên khi cây còn non không nên bứng cây khi cây đang ra chồi và lá non.

Giá cây vạn niên tùng có đắt không?

Bạn đang tìm hiểu về cây vạn niên tùng và muốn mua làm quà tặng? Bạn muốn mua cây vạn niên tùng để làm cảnh? Liệu rằng giá cây vạn niên tùng có đắt không?

Cây vạn niên tùng rất dễ trồng, có thể trồng bằng phương pháp giâm cành. Tuy nhiên, để tạo được cây vạn niên tùng giá trị, cần phải tốn thời gian và công sức chăm sóc. Thông thường, giá trị của cây vạn niên tùng phụ thuộc vào các yếu tố như:

Tuổi đời của cây vạn niên tùng

Thân cây vạn niên tùng càng lâu năm thì vỏ cây càng xù xì, càng cổ kính. Đây chính là vẻ đẹp đặc trưng của loại cây cảnh này. Do đó, giá trị của cây vạn niên tùng dựa vào số năm tuổi của nó để định giá.

Đối với những cây vạn niên tùng có tuổi đời từ 50 năm – vài trăm năm, giá trị thực sự không nhỏ, có thể lên đến vài tỷ đồng.

Đối với những cây vạn niên tùng chỉ mới có tuổi đời vài tháng đến vài năm thì giá khá rẻ, chỉ khoảng vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng/ cây.

Thế, dáng của cây vạn niên tùng

Cây vạn niên tùng bonsai được khá nhiều người chơi cây cảnh yêu thích. Mỗi loại dáng, thế cây vạn niên tùng bonsai lại có giá trị khác nhau. Tuỳ vào mắt thẩm mỹ và định giá của người bán và người mua. Do đó, rất khó để nói chính xác mức giá của cây vạn niên tùng bonsai.

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, nếu bạn muốn mua cây vạn niên tùng bonsai sẽ phải bỏ ra số tiền lớn để đầu tư. Bởi, giá của cây vạn niên tùng bonsai từ vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng/ chậu.

Địa chỉ bán cây vạn niên tùng

Mỗi một cửa hàng, công ty bán cây cảnh lại có mức giá khác nhau cho cây vạn niên tùng. Bởi thế, khi muốn mua cây vạn niên tùng, bạn nên khảo sát giá trước khi mua.

Như vậy, bạn vừa nắm được mức giá cây cảnh, vừa có thể đưa ra phân tích rằng địa chỉ nào giá tốt hơn, dịch vụ tốt hơn để chọn lựa. Bạn là khách hàng, bạn bỏ tiền mua cây cảnh nên bạn có quyền quyết định địa chỉ cung cấp cây cảnh uy tín, chính hãng.