Top 9 # Xem Nhiều Nhất Cách Chăm Sóc Cây Trà Phúc Kiến Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Bưởi Phúc Kiến – Cách Trồng Và Chăm Sóc Bưởi Phúc Kiến

THÔNG TIN CHI TIẾT

Với vẻ ngoài bắt mắt đi đôi cùng chất lượng, bưởi Phúc Kiến tuy chỉ mới nhập khẩu vào Việt Nam cách đây không lâu, nhưng hiện nay đang trở thành loại trái cây được săn đón số 1 tại thị trường hoa quả. Bưởi Phúc Kiến có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng nhiều tài tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc, chính vì vậy tên gọi của giống bưởi này cũng bắt đầu từ đây.

Đặc điểm của giống bưởi Phúc Kiến

Đặc điểm sinh trưởng bưởi Phúc Kiến

Bưởi Phúc Kiến thuộc dòng bưởi mật kim cát rất nổi tiếng tại vùng Phúc Kiến. Giống bưởi Phúc Kiến được chia làm 2 loại, một loại có vỏ màu đỏ còn được gọi là mật tam hồng và một loại có vỏ màu vàng đậm. Giống bưởi này thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao, tuổi thọ trung bình của cây khá cao khoảng 10 – 15 năm. Cây cho quả có chất lượng cao, năng suất lớn chính vì vậy nhiều vùng ở Việt Nam đang áp dụng canh tác dòng bưởi Phúc Kiến này.

Bưởi Phúc Kiến ra quả thành từng chùm, mỗi chùm có từ 2 – 3 quả, mỗi quả có trọng lượng trung bình khoảng 1,5 – 2 kg. Vỏ bưởi Phúc Kiến khi chín chuyển từ màu xanh đậm sang màu đỏ hoặc màu vàng tùy theo giống của bưởi, da bưởi căng bóng, là đặc điểm để dễ dàng nhận biết bưởi Phúc Kiến nhất. Múi bưởi Phúc Kiến rất to và dài, tép bưởi mọng nước, đặc biệt rất ít hạt. Giống bưởi Phúc Kiến có hương vị thơm ngon, đặc biệt là vị ngọt đặc trưng nên rất được ưa chuộng trong thị trường hoa quả hiện nay.

Lợi ích của bưởi Phúc Kiến

Giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe

Bưởi Phúc Kiến có hàm lượng dinh dưỡng rất cao nên rất tốt cho sức khỏe, đồng thời bữa Phúc Kiến còn có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác như: cảm, sốt do thời tiết, các bệnh về đường hô hấp, dạ dày, tim mạch,…

Tinh dầu trong vỏ bưởi không những có tác dụng làm đẹp mà còn giúp cải thiện giấc ngủ của  người dùng, điều trị dứt điểm các chứng mất ngủ, giúp giấc ngủ sâu hơn.

Giống bưởi Phúc Kiến có năng suất và chất lượng cao nên có giá trị kinh tế rất cao. Với vẻ bắt mắt cùng với nhiều giá trị dinh dưỡng bưởi Phúc Kiến rất được săn đón trên thị trường, giúp nhà vườn có nguồn kinh tế cao từ giống cây này. Ngoài ra, giống bưởi này cũng được xuất khẩu ra nhiều thị trường thế giới, nên có nguồn tiêu thụ dồi dào.

Cách trồng và chăm sóc bưởi Phúc Kiến

Cách trồng bười Phúc Kiến

Chọn đất

Bưởi Phúc Kiến sẽ phát triển và sinh trưởng nhanh nếu được trồng môi trường tự nhiên thích hợp, vì vậy yếu tố đất trồng là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của cây. Nên lựa chọn những loại đất có độ dinh dưỡng, độ cẩm và chế độ thoát nước tốt, đất thịt hoặc đất pha cát là 2 loại đất thích hợp nhất. Đối với những loại đất chua cần cân bằng độ pH trong đất bằng 5 – 6 độ pH.

Chọn giống

Giống như những giống bưởi khác, bưởi Phúc Kiến thường được nhân giống theo 2 cách chiết cành hoặc ghép cành.

Làm luống, đào hố

Nên đào hố bưởi theo hình vuông, tùy thuộc vào kích thước của bộ rễ mà chọn kích thước hố phù hợp. Mật độ mỗi cây nên cách nhau từ 5 – 6m để tạo sự thông thoáng cho rễ và tán cây phát triển. Đồng thời quanh vườn nên xây dựng thêm một hệ thống mương rộng từ 0,5 – 1,2m, để dễ dàng cung cấp nước vào mùa khô, thoát kịp nước tù đọng vào mùa mưa.

Tiến hành trồng cây giống

Đầu tiên, cần tiến hành cắt tỉa bớt lá và cành của giống đi, sau đó đặt nhẹ nhàng cây giống xuống hố đã đào trước. Cuối cùng vun đất lại và nén chặt đất cho cây không bị lung lay, bám chặt vào đất, tưới đẫm nước cho giống nhanh hồi phục. Để cây phát triển, tốt nhất bạn nên trồng giống vào mùa mưa cây sẽ có đủ độ ẩm để phát triển trong giai đoạn bén rễ.

Tưới nước

Giống bưởi Phúc Kiến là loài rất ưa ẩm, vì vậy cần cung cấp nước thường xuyên cho cây, đặc biệt trong giai đoạn cây mới bắt đầu phát triển cần rất nhiều nước để sinh trưởng. Trong mùa khô cần tiến hành tưới liên tục vào buổi sáng và chiều mát, vào cuối tuần nên dùng hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây, mùa mưa có thể giảm lượng tưới xuống thay vào đó nên thực hiện các biện pháp thoát nước.

Bón phân

Khi mới trồng cây, cần tiến hành bón lót bằng phân chuồng hoai mục kết hợp với phân NPK cho cây theo tỉ lệ 1:0,05:0,5. Sau đó tùy thuộc vào tốc độ sinh trưởng của mà tiến hành điều chỉnh lượng phân bón hợp lý. Giai đoạn cây từ 1 – 3 năm tuổi nên bón phân NPK kết hợp với phân lân theo tỉ lệ 3:1, hòa tan cùng nước sau đó tưới vào gốc cây. Từ 3 năm tuổi trở lên cần cung cấp phân KCL và phân xanh để thúc đẩy năng suất của quả.

Thường xuyên vệ sinh vườn

Cần thường xuyên vệ sinh làm cỏ vườn, đặc biệt là xung quanh gốc bưởi, giúp cây có sự thông thoáng để phát triển và còn có thể ngăn ngừa được các mầm mống sâu bệnh.

Đồng thời, cũng cần thường xuyên cắt tỉa những cành bị chết khô, nhỏ, sâu bệnh để cây không bị phân tán chất dinh dưỡng, cũng như tạo tán để tăng năng suất cho cây.

Phòng trừ sâu bệnh

Cần thường xuyên thăm và kiểm tra tình trạng sức khỏe của vườn để có thể phát hiện kịp thời và có những biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả trước khi chúng phát triển mạnh hơn.

Một số bệnh thường mắc phải ở bưởi Phúc Kiến

Sâu đục thân cành

Khi bị mắc bệnh, thân cây thược bị sâu đục rỗng dẫn đến chảy mủ, về sau cây, cành khô và chết dần.

Để phòng trừ loại bệnh này cần tiến hành cắt bỏ những cành đã bị sâu đục hại nặng nề, đối với những thân, cành vừa mới bị đục có thể chích thuốc trừ sâu hoặc sử dụng basundin vào lỗ đục để tiêu diệt sâu, có thể sử dụng móc sắt để bắt sâu.

Bệnh chảy mủ trên quả bưởi

Loại bệnh này do bấm Phytophthorasp gây ra, bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, đất tù đọng nhiều nước. Khi mắc bệnh này, thân cây xuất hiện những đốm nâu sậm màu, để lâu thân cây nứt ra và làm chảy nhựa vàng, khiến lá cũng dần bị ngả vàng rồi rụng dần, quả bưởi sau đó bị ra mũ, những đốm nâu dần loang ra khắp bề mặt quả khiến quả bị thối.

Biện pháp phòng trừ hiệu quả loại bệnh này chính là thường xuyên vệ sinh xung quanh cây, cắt, tỉa bớt vành lá gần đất. Có thể dùng vôi để quét lên thân cây vào đầu mùa mưa để ngăn ngừa các loại nấm tấn công.

Qua những chia sẻ trên về giống bưởi Phúc Kiến, hy vọng bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích cần thiết về giống cây ăn quả đặc biệt này.

Nguồn bài viết: https://hoadepviet.com/cay-an-qua/

Rate this post

Cây Bưởi Đỏ Phúc Kiến:

Cây Bưởi Đỏ Phúc Kiến – Trung Tâm Cây Giống Đại Học Nông Nghiệp

Cây Bưởi Đỏ Phúc Kiến:

Previous

Next

Một vài hình ảnh về Cây Bưởi Đỏ Phúc Kiến

1 – Giới Thiệu:

Cây Giống Bưởi đỏ phúc kiến là một giống bưởi mới do một nông dân trung quốc tự lai tạo cánh đây gần chục năm. Bên ngoài trái bưởi phúc kiến vỏ có mầu đỏ hồng nhưng bên trong thì có mầu đỏ sẫm rất đẹp. Múi bưởi đỏ phúc kiến to, đều, không hạt, tép căng mọng ăn rất giòn và thơm. Tất cả các cây giống S1 đều được nhập chính ngạch và có tem chứng nhận nguồn gốc sản phẩm của đơn vị cung cấp cây giống. Đồng thời chúng tôi cũng đã nhân giống thành công giống bưởi này để cung cấp cây giống cho bà con với giá thành rẻ hơn. Quả bưởi đỏ phúc kiến ra từng chùm, trọng lượng trung bình 1.6-2.0kg cho năng xuất và hiệu quả kinh tế rất cao. Hiện nay trung tâm phát triển giống cây trồng mới chúng tôi đang nhập khẩu giống bưởi đỏ Phúc Kiến này để trồng thực nghiệm và cung cấp cây giống cho bà con.

2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Để có những sản phẩm bưởi chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, nhà nông cần chú ý tới xuất xứ và chất lượng giống. Cây bưởi chiết: Đường kính từ 1 – 1,5cm, cao khoảng 60 – 80cm, có 2-3 cành cấp 1 được ươm trong bầu, có rễ thứ cấp mới được đem đi trồng. Cây bưởi ghép: Đường kính gốc ghép từ 0,8 – 1cm, cành cao khoảng 25 – 30cm, khỏe mạnh sạch sâu bệnh.

3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Bưởi trồng thích hợp nhất vào 2 vụ mùa trong năm đó là:: – Vụ Xuân: tháng 2, 3, 4 – Vụ thu đông: tháng 8, 9 ,10 – Đối với loại đất thịt tơi xốt thì khoảng cách phù hợp giữa 2 cây trồng là 5x5m (400 cây/ha) tương đương 15 cây trên 1 sào bắc bộ. – Còn đối với loại đất đồi chắc, cằn thì khoảng cách là 4,5×4,5m (500 cây/ha) tương đương 18 cây trên 1 sào bắc bộ.

4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

– Làm đất cày bừa kĩ, nhặt sạch cỏ – Lên luống cách nhau 5m có hình mui luyện, rãnh rộng 30 – 40cm, sâu 20cm, tâm luống cao 30 – 40cm so với đáy rãnh. – Đào hố đắp ụ: + Đào hố nơi đất xấu có kích thước: 80x80x60cm(rộng,dài,sâu) + Đào hố nơi đất tốt: 60x60x50cm Nơi chân đất thấp thì phải đắp ụ, ụ cao từ 50 – 60cm, đường kính ụ rộng từ 0,8 – 1m

5 – Phân Bón Lót:

– Phân chuồng hoai mục: 20-30kg(40kg) – Super lân: 1kg – Vôi bột: Tùy theo pH của đất để xác định lượng vôi bột cần bón. Bà con nên xác định pH trước khi quyết định bón vôi. Thông thường nếu pH<5 hoặc 5,5 thì bón 20-25kg vôi bột/sào Bắc bộ, bón trước hoặc sau các loại phân bón khác khoảng 15-20 ngày.

6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Bưởi Đỏ Phúc Kiến:

Hố phải đào trước khi trồng khoảng 1 tháng, Trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15 – 20 cm. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất cho chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây chết cây. Sau đó dùng mùn rác, cỏ khô phủ kín gốc rồi tưới đẫm nước cho cây tối thiểu 1lần/1ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới (đặc biệt chú ý trong 30 ngày đầu tiên sau trồng).

7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Bưởi Đỏ Phúc Kiến:

7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

+ Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ chưa mang quả: Việc cắt tỉa được tiến hành ngay từ khi trồng. Để có được dạng hình hợp lý, cần thực hiện theo các bước sau: – Tạo cành cấp 1: Khi cây con đạt chiều cao 45 – 50 cm, cần bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Chỉ để lại 3 – 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng. Các cành cấp 1 này thường chọn cành khoẻ, ít cong queo, cách nhau 7 – 10 cm trên thân chính và tạo với thân chính một góc xấp xỉ 45 – 60độ để khung tán đều và thoáng. – Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài 25 – 30 cm, ta bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Thông thường trên cành cấp 1 chỉ giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về góc độ và hướng. – Tạo cành cấp 3: Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho những năm sau. Các cành này phải khống chế để chúng không giao nhau và sắp xếp theo các hướng khác nhau giúp cây quang hợp được tốt. + Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ mang quả – Cắt tỉa sau thu hoạch: Được tiến hành sau khi thu hoạch quả. Cắt tỉa tất cả các cành sâu bệnh, cành chết, cành vượt, những cành quá dày, cắt tỉa bớt cành cấp 1(nếu số cành cấp 1/cây quá dày) sao cho cây có bộ khung tán cân đối. – Cắt tỉa vụ xuân: Được tiến hành vào giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 hàng năm: Cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán, những chùm hoa nhỏ, dầy, dị hình. – Cắt tỉa vụ hè: được tiến hành từ tháng 4 đến hết tháng 6: Cắt bỏ những cành hè mọc quá dày hoặc yếu, cành sâu bệnh, tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình.

7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Bưởi Đỏ Phúc Kiến:

Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm: + Bón cơ bản (tháng 8 – tháng 11): Phân hữu cơ + lân Super + vôi. + Bón đón hoa, cành xuân từ 15/1 – 15/3: Đạm urê + kali. + Bón thúc tăng trọng quả vào tháng 5 – tháng7: Đạm urê + kali Ngoài ra bón cho cây sau khi thu hoạch làm cây chóng phục hồi, lượng bón thúc như sau: + Ure: 0,1 – 0,2 kg/cây + Super lân: 0,2 – 0,5 kg/cây + Kali: 0,1 – 0,3kg/cây. Các năm sau lượng phân tăng theo tuổi cây, năng suất quả và tuỳ thuộc loại đất. Cách bón: Bón phân hữu cơ: đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 30 – 40 cm, sâu 20 – 25 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Hoặc có thể đào 3 rãnh theo hình vành khăn xung quanh tán để bón, năm sau bón tiếp phần còn lại. Bón phân vô cơ: khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu của tán cách xa gốc 20 – 30 cm, sau đó tưới nước để hoà tan phân. Khi trời khô hạn cần hoà tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước. + Lần 1 (sau khi thu hoạch): bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Các loại phân trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm. + Bón thúc vào lần 2 và 3: trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, xới đất sâu 4-5cm vùi đất lấp kín, tủ rơm rác giữ ẩm. Bón phân xong tưới nước đều đặn, vừa phải cho phân tan để cây hấp thụ từ từ. Chú ý không nên tưới quá nhiều nước cho cây vì nếu thừa nước cây sẽ ra đọt non ảnh hưởng đến việc xử lý ra hoa.

8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Bưởi Đỏ Phúc Kiến:

Bưởi thường bị một số loại sâu bệnh phá hoại như : Bệnh nấm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, cành, nhện đỏ, nhện trắng, ruồi đục quả, bệnh chảy gôm, bệnh khô cành, quả ám khói… – Bệnh nấm : Trên lá có đốm màu gỉ sắt, thân có các đốm đen. Sử dụng thuốc SCORE hoặc Sun phát đồng 1% phun 3 ngày một lần cho tới khi khỏi bệnh. – Bệnh sâu đục thân, cành : Quét vôi vào gốc cây và thân cây, dung xilanh tiêm phun trực tiếp vào lỗ sâu đục bằng thuốc Supracide 0,2%. – Sâu vẽ bùa : Dùng Selecron phun lên lá. Thuốc này có tác dụng với cả sâu ăn lá, nhện đỏ và các loại sâu khác. – Rệp : Khi phát hiện có rệp, phun ngay Selecron ba ngày liên tục. – Ruồi đục quả hút dịch làm quả thối, thời gian xuất hiện vào tháng 7-10. Dùng bả Naled 5% + Metyl Eugnol 95% cho 100m2. – Bọ xít các loại : Phun Sherpa 0,2% hoặc Dipterex 0,3%. Ngoài ra nếu thấy các loại côn trùng ít có thể bắt bằng tay và tiêu diệt. – Bệnh muội đen thân, cành, lá, quả. Thời gian xuất hiện từ tháng 2-10. Phun Boocdo 1% hoặc Sun phát đồng 1% kết hợp với cắt tỉa cho thưa tán lá, cành. – Bệnh chảy mủ gôm : Thời gian gây hại từ tháng 4, 5, 9, 10. Phun Aliette 0,3% lên thân, cành tuần 1 lần cho tới khi khỏi v.v…

9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:

Nên thu hoạch vào lúc trời mát và nhẹ tay, tránh lúc trời nắng gắt làm các tế bào tinh dầu căng dễ vỡ, không nên thu hái quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ. Dụng cụ thu hoạch như kéo cắt liền giỏ để thu hoạch trái, không được để rơi trái xuống đất. Khi thu hoạch nên mang bao tay vải tránh móng tay làm vết thương trái và dùng giỏ nhựa loại 20kg. Kéo cắt nên làm sạch khuẩn bằng Natri Hypocloric Sodium (NaOCl) trước khi dùng. Tất cả dụng cụ sau khi thu hoạch phải lau chùi sạch sẽ để vào chỗ ngăn nắp. Nên bao trái bằng lưới polostirenhặc giấy báo mềm tránh va chạm khi vận chuyển làm hỏng trái trước khi đóng gói bằng thùng carton. Bảo quản bưởi ở nhiệt độ 100C ±10C, ẩm độ 90 ÷ 95%.

10 – Kinh nghiệm và Thị Trường:

 CHÚC QUÝ KHÁCH CÓ MỘT VƯỜN CÂY CHO NĂNG SUẤT CAO!

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Giống Cây Bưởi Vàng Phúc Kiến

là một giống bưởi mới do một nông dân Trung Quốc tự lai tạo cánh đây gần chục năm. Bên ngoài trái bưởi vàng phúc kiến vỏ có màu vàng nhưng bên trong thì có mầu đỏ sẫm rất đẹp. Múi bưởi vàng phúc kiến ít hạt, ăn giòn và đặc biệt là rất ngọt.

Bưởi vàng Phúc Kiến có nguồn gốc từ Đài Loan. Sau khi du nhập về Phúc Kiến (Trung Quốc) được người dân nơi đây trồng nhiều, nên nhiều người quen gọi là bưởi vàng Phúc Kiến.

Cách trồng và chăm sóc giống cây bưởi vàng phúc kiến

Cây bưởi vàng phúc kiến là giống bưởi ngon tuyệt nó được lai tạo trong một thời gian khá dài bởi một người nông dân thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Giống bưởi vàng phúc kiến không chỉ có vị rất thơm ngon mà hình thức của nó cũng rất đẹp bắt mắt nữa.

Chuẩn bị đất trồng

Đất cao đào hố ngang mặt đất và đắp vồng để dễ tưới trong mùa nắng, mùa mưa phá vồng để cây khỏi bị úng nước và bị chảy khi úng. Kích thước liếp rộng 5-8m, chiều dài tuỳ theo kích thước vườn nhưng không nên dài quá 30m.

Quanh vườn nên đào mương rộng từ 1,5 – 2m, sâu 1-1,2m và đắp bờ cao; mương nội đồng rộng từ 0,5-1m, sâu 0,8-1m. Khi đào mương nên chú ý không nên đem lớp đất phèn (nếu có) lên mặt liếp, nếu đất chua cần bón vôi để nâng pH = 5,5 – 6.

Nên chú ý đặt cống để điều tiết nước, hàng năm cần sửa sang liếp bằng cách bồi một lớp mỏng bùn và mở rộng mép liếp khi có thể.

Kích thước hố trồng

Hố trồng bưởi đào theo hình vuông, kích thước 0,6×0,6m. Khoảng cách trồng 5x5m. Trong 3, 4 năm đầu, có thể trồng xen những loại cây ngắn ngày.

Trồng cây

Nên trồng vào đầu mùa mưa, khi xuống giống nên tỉa bớt lá. Cây giống khi trồng nên đặt thẳng đối với cây tháp hoặc cây chiết có nhánh phân bố đều. Đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán.

Tìm hiểu thêm: Đặc điểm và kỹ thuật trồng bưởi lùn Tứ Xuyên

Bón phân

Cây mới trồng, bón lót 10kg phân chuồng, 0,5kg phân lân, 0,2kg vôi. Lượng phân bón tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng của cây:

– Cây 1 – 3 năm tuổi, bón 1 – 3kg NPK (16-16- 8), 0,5 – 1kg super lân. – Cây 4 -6 năm tuổíi, bón 4 -7kg NPK (16 – 16 -8), 0,5 – 1kg super lân. – Cây 7 -9 năm tuổi, bón 8 -15kg NPK (16 -16 -8), 0,5 – 1kg super lân.

Cách bón phân như sau:

– Cây từ 1-3 tuổi nên pha vào nước, tưới định kỳ 1 – 2 lần/tháng.

– Cây từ năm thứ 3 trở đi, bón 4 lần/năm, bón theo tán cây với lượng phân bón cho mỗi gốc: lần 1, sau khi thu hoạch, bón 10kg phân chuồng kèm 1/3 lượng phân NPK. Lần 2, trước khi ra hoa 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK. Lần 3, sau khi đậu trái 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK. Lần 4, trước khi thu hoạch 1 – 2 tháng, bón 1 -2kg Kali.

Chăm sóc

Làm sạch cỏ, thăm vườn thường xuyên, tỉa bỏ các cành vượt, cành sâu bệnh. Tưới dặm nếu nắng gắt, thoát nước khi bị úng.

Tỉa bớt hoa quả vào năm chúng ra quá nhiều, làm cho bưởi kiệt sức. Thu hoạch tập trung và tăng cường phân bón vào những năm được mùa.

Phòng trừ sâu bệnh

– Bệnh thối gốc, chảy mủ: Gây chảy mủ trên gốc, thân, cành phần lớn do nấm Phythopthora spp. Đừng để úng nước, phun Aliette 2,5%, Ridomil 2%.

– Bệnh loét: Triệu chứng gây hại là có vết lõm sâu, lan nhanh do sâu vẽ bùa. Phòng trừ bằng cách vệ sinh vườn, trừ sâu vẽ bùa, khi hoa đậu trái phun thành phần vôi 1%, làm 3 lần, cách nhau 10 – 15 ngày.

– Sâu vẽ bùa (Phylloenis citrella): Sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây nên. Phòng trừ bằng cách phun thuốc sớm ngay từ giai đoạn lá còn non.

– Bọ xít xanh hại quả (phynchocoris humeralis): Bọ xít chích hút nước quả, làm quả chai sần và rụng. Nên phòng trừ, cấy các ổ kiến vàng vào thân cây, sử dụng Trebon và Applau – Mip.

– Sâu đục thân cành: Sâu đục rỗng thân cành gây chảy mủ, cành chết. Sâu đùn mạt cưa ra ngoài miệng hang. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các cành bị hại nặng trước lúc sâu lột xác thành con trưởng thành, chích thuốc trừ sâu vào lỗ đục (có thể rải ít basudin), dùng móc sắt bắt sâu

Cây bưởi vàng phúc kiến có đặc điểm nhận dạng rất dễ là các lộc non khi mới phát triển có lá mầu vàng đặc trưng, do vậy không thể nhầm lẫn với bất kỳ giống bưởi nào khác. Hãy lựa chọn những giống cây tốt nhất trồng và chăm sóc thật tốt để có mùa thu hoạch hiệu quả cao.

Ngoài giống bưởi vàng phúc kiến thì Trung Tâm Giống Cây Trồng Tiên Tiến Chất Lượng Cao còn cung cấp ra thị trường các giống bưởi ngon khác như bưởi da xanh, bưởi diễn, …

TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG TIÊN TIẾN CHẤT LƯỢNG CAO

ĐC: Hợp Tác Xã Giống Cây Trồng Cổ Bi – Đường Cổ Bi – Gia Lâm – Hà Nội Tel: 0973 401 793 – 0916 430 455 Mail: giongcaytrongkinhtecao@gmail.com Web:http://giongcaytrongkinhtecao.com/

Kĩ Thuật Trồng Bưởi Phúc Kiến

Chuẩn bị đất và đào hố trồng cây giống

Nên trồng bưởi Phúc Kiến trên đất có độ pH từ 6-6,5. Đất tơi xốp thoáng khí giàu dinh dưỡng. Bạn cũng nên chọn vị trí nhiều ánh sáng vì bưởi Phúc Kiến ưa sáng. Độ ẩm và ánh sáng đầy đủ cây ra trái sẽ sai và quả ngọt hơn

Chọn cây giống bưởi phúc kiến để phát triển nhanh

Khi chuẩn bị được vị trí trồng bạn tiến hành đào hố khoảng 0,5 m mỗi chiều hình vuông. Cây trồng cách nhau khoảng 3 mét.

Thời điểm thích hợp trồng bưởi Phúc Kiến là mùa mưa. Khi đem cây giống ra trồng nên tỉa bớt lá. Trồng ngay ngắn vào giữ hố và lèn chặt phần đất để giữ cho cây mọc thẳng. Tưới nước đẫm lên bề mặt đất để định hình lớp đất bên dưới.

Bón phân cho bưởi Phúc Kiến

Tùy thuộc vào điều kiện sinh trưởng của cây mà bạn điều chỉnh bón phân cho hợp lý

Khi mới trồng nên bón phân chuồng vôi bột và lân theo tỷ lệ 1: 0,05 : 0,05. Cây từ 1 tuổi trở nên định kì hàng năm bón phân NPK và Super Lân theo tỷ lệ 3:1. Hòa với nước và tưới xuống gốc cho cây

Chế độ chăm sóc tốt cho bưởi phúc kiến năng xuất

Chế độ chăm sóc bưởi Phúc Kiến

Do cây ưa ánh sáng và độ ẩm mà cần phải tưới nước đầy đủ cho cây. 3 ngày 1 lần tưới nước cho cây nếu mùa khô có thể 2 ngày tưới 1 lần. Đảm bảo cây luôn được cung cấp đủ nước tuy nhiên không được gây ngập úng.

Thường xuyên vun xới cỏ dại và cắt tỉa lá già cành già để giúp cây khỏe mạnh. Thời kì ra hoa đậu trái nên chọn cắt tỉa bớt lá và cành yếu để cây có sức nuôi cành khỏe.

Phòng trừ sâu bệnh

Các loại giống bưởi nói chung và bưởi Phúc Kiến nói riêng thường gặp một số loại sâu đục thân, sâu ăn lá và các loại bệnh thối gốc chảy mủ vv. Cần kịp thời phát hiện sớm để có phương pháp xử lý tránh ảnh hưởng đến năng suất quả sau này.