Top 5 # Xem Nhiều Nhất Cách Chăm Sóc Cây Quất Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Chăm Sóc Cây Quất Sau Tết

Sau dịp Tết, nhiều gia đình thường vứt cây Quất đi chứ không tiếp tục trồng mà không biết rằng nếu được chăm sóc theo đúng kỹ thuật thì chúng có thể sinh trưởng, ra hoa đậu quả phục vụ cho Tết năm sau. Với bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn Cách Chăm Sóc Cây Quất Sau Tết.

Sau Tết, khi đã cắt hết quả bạn không nên mang cây Quất ra ngoài vườn trồng ngay. Đầu tiên dùng các sản phẩm kích thích ra rễ như A-H502, Orgamin hay nước tăng trưởng vườn sinh thái,… hòa với nước theo hướng dẫn rồi phun ướt đẫm lá và gốc cây. Sau khoảng 10 ngày, các rễ non của cây được hình thành. Trước khi mang cây ra trồng ngoài vườn, dùng tay vặt bớt 1/2 đến 1/3 số lá trên cây rồi tiến hành trồng và tưới ẩm như quất giống bình thường.

Bạn nên lựa chọn đất có pha cát, sét và có độ pH 5 – 6 để đảm bảo được độ thông thoáng và đủ độ ẩm giúp cây phát triển tốt. Nên trồng ở những nơi cao ráo, thoát nước tốt tránh bị ngập úng khiến cây chậm phát triển và chết.

Sau khi trồng được 5 -7 ngày bạn cần xới tơi đất vùng xung quanh và cách gốc khoảng 30cm. Tiếp theo là tưới nước và bón phân (phân NPK hoặc phân nước có thể mua ở các cửa hàng bán cây cảnh) vào vùng đất đã xới để cung cấp thêm chất dinh dưỡng nuôi cây. Cây phát triển mạnh khỏe sẽ giảm được sâu bệnh.

Chậu Quất tươi tốt sau khi được chăm sóc một cách kĩ càng

Theo chu kỳ 15 – 20 ngày bạn tưới phân bón cho cây đều đặn. Bạn có thể sử dụng phân vi lượng PTS 9 và dung dịch tăng trưởng vườn sinh thái giúp cây phát triển tốt, lá xanh và dày hơn, quả to tròn hơn.

Tỷ lệ pha phân bón cho cây như sau:Khi lá non nhiều: nồng độ 5ml/15 lít nướcKhi lá bánh tẻ, lá già: nồng độ 5ml/10 lít nước.

Khi cành, lá cây Quất đã phát triển tốt bạn có thể thực hiện các kỹ thuật tạo thế, tạo tán cho cây. Nếu cành lá vẫn phát triển theo thế cũ đẹp rồi bạn chỉ cần tỉa bớt chúng thôi. Khi cắt tỉa, bạn cần sử dụng những dụng cụ dao, kéo sắc chuyên nghiệp để tránh làm hỏng cành. Công việc cắt tỉa cành lá cần làm theo định kỳ 7 – 10 ngày một lần.

Với những thông tin hữu ích về Cách Chăm Sóc Cây Quất Sau Tết , bạn đã tích lũy cho mình kinh nghiệm chưa nhỉ?

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Quất

Tắc được trồng quanh năm nhưng muốn trồng mới, cụ thể là chiết cành thì tốt nhất nên thực hiện vào đầu mùa mưa.

Đất trồng: Thường đất vườn, đất pha cát, sét, bảo đảm được độ thông thoáng và độ ẩm. Độ pH thích hợp là từ 5-6.

Bón phân : Trồng tắc kiểng chú ý bón phân cho cân đối. Tắc cần bón lót, bón thúc cho hợp lý thì mới phát triển tốt và cho bông trái nhiều. + Bón lót : Trung bình một gốc cần 20-25 kg phân chuồng hoai, ráo mục. + Bón thúc : Dùng phân N-P-K ( 16-16-8) mỗi gốc trung bình từ 0,3-0,5 kg một năm, chia làm 2 lần bón cách nhau 40 ngày. Khi cây chuẩn bị ra hoa, cần bón thêm phân KCl ( 100 g / gốc ) để tăng cường đậu trái và trái ít bị rụng. Ngòai ra, để cây phát triển mạnh, cành lá xanh mướt, cần phun thêm phân bón lá, cứ 15 ngày phun một lần.

Chú ý : thường xuyên thăm vườn cây để phát hiện và loại bỏ cây bị vàng lá, kể cả cây thuộc họ cam quýt để tránh lây lan bệnh này. Nấu tắc đã bị bệnh vàng lá ( greening ) thì không thể dùng làm tắc kiểng được vì việc xử lý ra hoa trái khó thực hiện được.

Nếu trồng kiểng thì cần phải phun ngừa theo định kì cứ 7-15 ngày phun thuốc trừ bệnh Aliette, Benlate C, Sulfat đồng để ngừa các bệnh về nấm. Đối với các loại sâu, côn trùng phá hoại bệnh như sâu vẽ bùa hại lá non, sâu xanh bướm phượng, rầy mềm, rệp sáp, rệp nhảy, rệp vảy ốc, sâu đục thân…..Cần sử dụng các loại thuốc Sevin, Padan, Trebon, Applaud, Bi58…để phòng trị. Tuỳ theo mức độ phá hoại của côn trùng có thể phun thuốc thoe định kì từ 7-10 ngày / lần theo liều lượng ghi trên bao bì.

Tùy theo kích thước cây tắc kiểng mà ta chọn chậu to hay nhỏ cho phù hợp, nếu nhà có đất vườn có thể trồng thẳng xuống đất. Cây tắc là cây ưa sáng, thích đất tơi xốp, thoát nước, trong thành phần đất dùng để thay chậu cây tắc cần một ít đất pha cát và phân hữu cơ hoai mục.

2. Cách chăm sóc cây tắc kiểng Cây tắc kiểng sau một thời gian vô chậu, trong năm cây có thể nở hoa 3-4 lần. Để cây tắc kiểng trong chậu cho nhiều quả, cần chú ý những vấn đề sau :

– Tỉa thưa hợp lý: Sau Tết, nhiệt độ lên cao, cây tắc mọc nhanh, phải tiến hành tỉa thưa, chọn 3-4 cành chính để lại, còn lại cần phải tỉa bớt. Khoảng 2 tháng sau cành mới mọc đồng loạt, để khống chế việc cành mọc quá nhanh, ta tỉa cành lần thứ 2. Về sau cành mới mọc 8-10 lá thì hái ngọn, cho đến kỳ ra hoa kết quả.

– Bón phân, tưới nước hợp lý Sau mỗi lần tỉa cành phải bón phân hữu cơ ( phân xanh, phân cá, phân chuồng hoai mục), sau đó cứ 10 ngày bón bổ sung một lần, bón đủ phân, cây tắc ra nhiều ngọn. Khi hái cành non, phải bón phân NPK có tỉ lệ P cao để xúc tiến hình thành hoa. Việc tưới nước ảnh hưởng nhiều đến việc phân hóa chồi hoa, sang thời kỳ cây tắc bắt đầu ra hoa, ta cần để cây “khô hạn” tạm thời, chỉ để lá hơi héo, nhưng không được để cây quá héo, sáng sớm và chiều tối nên tưới một ít. Khi chồi chính chuẩn bị phình lên, xanh đến trắng, là lúc sự phân hóa chồi đỉnh đã hoàn thành, lúc này cần khôi phục việc tưới nước, bón phân, không lâu sau chúng sẽ ra hoa.

– Giữ hoa và quả Cây tắc thường có hiện tượng rụng hoa, rụng quả. Nếu kỳ ra hoa, bón không đủ phân, không đủ nắng, hoặc gặp mưa bão cây tắc dễ bị rụng hoa quả. Khi cây tắc ra hoa, nên để hoa thưa vừa phải để tiết kiệm dinh dưỡng, Khi quả hình thành, nên phun phân bón qua lá kết hợp với bón gốc để bảo vệ quả. Nên hái bỏ bớt quả, mỗi cành chỉ nên để 2-3 quả. Trong cùng nách lá có đến 2-3 quả non, chỉ để 1 quả. Bằng việc khống chế hoa quả, cây tắc chúng ta có đủ dinh dưỡng để cho nhiều đợt quả trong năm.

Sưu tầm và biên soạn.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Quất Hồng Bì

Cây quất hồng bì phát triển khỏe, rất ít sâu bệnh, sớm cho quả. Do đó, việc trồng cây quất hồng bì mang lại hiệu quả rất cao cho người dùng.

Cây quất hồng bì được ươm sẵn trong các túi bầu nên thuận tiện cho việc vận chuyển cây giống và đảm bảo cây giống sống 100%.

Đào hố trồng cây: Đào hố với khoảng cách 60 – 60 -60cm, lấy lớp đất ặt, băm nhỏ, trộn lẫn với 5kg phân chuồng đã ủ hoai mục, 1kg phân NPK cho xuống dưới cùng của hố, lấp đất thêm tầng 5cm, để rễ cây tránh tiếp xúc trực tiếp với phân khi rễ còn yếu.

-Mật độ khoảng cách

Tuỳ theo từng vùng đất xấu tốt mà bố trí mật độ khác nhau: Khoảng cách trung bình (5 x 6 m), mật độ 333 cây/ha. Có điều kiện thâm canh cao trồng dày khoảng cách (3 x 3,5 m), mật độ 800 – 1.000 cây/ha.

Trồng cây:Hố thường phải đào trước khi trồng 15-30 ngày. Trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15-20 cm. Tách bầu nilong bằng dao sắc tránh hiện tượng làm lung lay bầu quá mạnh. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây.

-Các bệnh thường gặp

Cây quất hồng bì nhân giống cây vô tính cây cho giống khỏe, khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt, cây chịu úng cũng như chịu hạn rất tốt Cây quất hồng bì rất ít bị sâu bệnh hại, cây vừa cho bóng mát với tán rộng lại cho quả vào mùa hè ăn thanh mát nên được nhiều người ưa thích

-Chăm sóc sau khi trồng

+ Tưới nước:

Sau khi trồng xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới 1lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới.

+ Cách bón phân : Đào rãnh hoặc hốc rộng 20 cm, sâu 15-20 cm xung quanh tán cây, rắc phân lấp đất, tưới đẫm nước.

– Phòng trừ sâu bệnh

+ Thường xuyên kiểm tra vườn cây, phát hiện sâu bệnh kịp thời.

+ Sử dụng các biện pháp canh tác (xén tỉa cành lá sâu bệnh…) sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc hoá học ít độc, không dùng thuốc cấm và chú ý sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và chú ý một số loại sâu bệnh…

+ Bệnh loét sẹo, đốm lá thân và cành lớn, thân quả cần phun: Rhidomil MZ 73 WP; Score 250 EC; thuốc gốc đồng…

Ngoài ra có thể dùng Basudin 10 G để trị kiến, mối, bọ cánh cứng: Trộn tỷ lệ 1 thuốc + 10 cát rắc xung quanh gốc và hố.

* Chú ý: Sử dụng thuốc theo nồng độ ghi ở nhãn thuốc.

-Thu hoạch và bảo quản

Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa khi đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả).

Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc.

Lợi ích khi trồng cây quất hồng bì

Cách Trồng, Chăm Sóc Cây Việt Quất Xanh (Blueberry)

Cây việt quất xanh (blueberry) thích hợp vào mùa xuân và hè vì điều kiện thời tiết thuận lợi giúp cây phát triển và sinh trưởng mạnh mẽ. Cây ưa sáng và nhiệt độ thích hợp để trồng cây là từ 26 đến 30 độ.

Bạn có thể trộn than bùn và mùn cưa để làm đất trồng cây việt quất. Hỗn hợp này giúp thoát nước tốt và có độ pH chỉ khoảng 5. Bạn cần mua hạt giống ở các cơ sở uy tín, hạt giống chất lượng. Có hai phương pháp trồng cây đó là: gieo hạt và ghép cành. Thông thường nên ghép cành để không tốn công trồng và chăm sóc cây từ nhỏ, lưu ý chọn cây mẹ cho quả sai để chiết, ghép.

Nếu bạn trồng bằng hạt giống thì nên ngâm vào nước ấm 1 ngày trước khi gieo để hạt dễ này mầm. Gieo mỗi hố 2-3 hạt và tưới nước, khoảng 7 ngày thì hạt nảy mầm.

Khi cây con cao 15 cm và có 9-10 lá thì mang ra đất trồng. Nếu chồng chậu thì nên chọn loại đường kính 50cm, sâu 60cm, bón phân lá, chuồng bị mục hoại và nhồi chặt gốc. Lưu ý cây rất cần nước nên bạn phải tưới đều đặn nhất là vào mùa khô hạn. Mùa mưa thì không cần tưới nhưng chú ý làm lỗ thoát để cây không bị úng nước.

Sau khi cây trồng được 3 tháng thì bạn bón cho cây bằng phân chuồng, phân thực vật bị mục, phân NPK theo chỉ định trên nhãn bao bì.

Khi cây 7 tháng thì nên tỉa cành, bỏ cành sâu bệnh, già để cây phát triển mạnh hơn. Chú ý đào xới làm tơi đất quanh gốc, thậm chí đổ cả đất mới để cho cây thêm nhiều dinh dưỡng, rắc vôi định kỳ để tránh sâu bệnh, kiến,…

Để thu hoạch việt quất, bạn nên chọn ngày thắng và hái nhẹ vì trái rất dễ bi rụng. Trái sau khi hái bảo quản nơi thoáng mát, không rửa bằng nước mà chỉ rửa khi sử dụng.