--- Bài mới hơn ---
Cây Giống Táo Tầu Nhập Khẩu Đài Loan
Làm Thế Nào Để Trồng Cây Táo Tầu Sai Trĩu Quả Tăng Năng Suất
Kĩ Thuật Trồng Và Cách Chăm Sóc Xương Rồng Ra Hoa
Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả Có Múi (Cam, Chanh, Quýt, Bưởi, …)
Đặc Điểm, Ý Nghĩa, Hướng Dẫn Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Anh Thảo
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG PHI LAO
· Phi lao phù hợp trồng trên các loại đất cát ven biển, đất phù sa đồng bằng, ven sông và đất bồi tụ.
– Dạng lập địa là bãi cát mới bồi tụ ven biển hoặc cách xa biển từ 20 -50m, cát đã ổn định và có cỏ mọc. Dạng lập địa này cho tiến hành trồng toàn diện và ưu tiên trồng trước để tạo thành dãi rừng chắn gió, chắn cát ven biển và phục vụ cho công tác quốc phòng của địa phương.
– Dạng lập địa vùng cát bằng rộng hàng trăm ha, hay các thung lũng cát đã ổn định và có cỏ mọc, tiến hành cho trồng theo băng hoặc lưới ô vuông với mục đích là phòng hộ và cải tạo đất cho sản xuất nông nghiệp.
– Dạng lập địa sát chân các động cát : giáp ranh với đất nông nghiệp, tiến hành trồng theo băng để phòng hộ cho nông nghiệp và chắn cát bay. Tùy theo địa hình đất đai, hướng gió cụ thể các mùa trong năm mà thiết kế băng theo nguyên tắc vuông gốc với hướng gió.
– Dạng lập địa trên các đồi các cao cách xa biển từ 1-3km đã ổn định.
– Dạng lập địa là tập đoàn cát di chuyển theo hướng gió. Đối với dạng lập địa này, áp dụng quy trình trồng rừng Phi lao của Giáo sư Lâm Công Định.
· Phi lao phù hợp với hầu hết những vùng khí hậu ven biển và vùng đồng bằng có ảnh hưởng gió biển, nhưng thích hợp nhất là những vùng nóng ẩm.
2 : Phi lao trồng thuần loại hoặc hỗn giao với các loài cây khác, tuỳ theo mục đích yêu cầu và điều kiện lập địa. Đối với đất cát di động hoặc bán di động, phương thức trồng thuần loại. Đối với đất cát cố định có thể trồng hỗn giao với các loài cây khác .
3 : Thu hái hạt giống Phi Lao trên cây mẹ đạt từ 6 – 10 tuổi trở lên, cây phát triển tốt, thân thẳng, tán đều xum xuê, cân đối, không bị sâu bệnh hại, không rỗng ruột.
· Để đảm bảo về chất lượng, xuất xứ giống, việc thu hái hạt giống cần phải tuân thủ các nguyên tắc : Hạt giống thu hái ở những những cây mẹ được tuyển chọn từ những vườn giống.
4 : Thời vụ thu hái – kỹ thuật thu hái – chế biến bảo quản.
· Thời vụ thu hái: Bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11. Khi quả chín có màu vàng nhạt hoặc cánh dán, mắt quả to, mẩy, nhân hạt chắc, cứng, một số quả nứt để hạt tung ra ngoài.
· Chế biến : Quả đem về phải phân loại, những quả chín được rãi đều trên sàn phơi, những quả chưa chín được ủ lại thành đống từ 2 đến 3 ngày cho quả chín đều, đống ủ không cao quá 50cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo lại một lần. Khi quả chín đem rải đều trên sàn phơi, phơi dưới nắng với thời gian 3 đến 5 nắng , khi hạt đã khô, sàng xảy sạch cho vào bảo quản. Tỷ lệ chế biến: 30-35 kg quả/1kg hạt. Số lượng hạt trong 1kg có từ 100.000 – 120.000 hạt. Hạt giống phải đảm bảo: độ thuần cao, tỷ lệ nảy mầm trên 50%.
· Bảo quản: Bảo quản khô ở nhiệt độ bình thường, cất trữ trong các dụng cụ như: túi nylon, chum vại hoặc thùng gỗ, được cất ở nơi thoáng mát.
· Đất gieo hạt Phi lao phải là đất cát pha thịt nhẹ, đất mùn đập nhỏ, không nên gieo trên đất cát rời, đến thịt nặng hay đến sét, đất úng nước chua phèn.
6 : Xử lý hạt giống – gieo hạt.
– Hạt giống được ngâm vào chậu hay thau nước có nhiệt độ từ 400- 500C và để nguội dần sau 10 – 12 giờ vớt hạt ra đem hong cho ráo rồi cho vào túi vải hay bao tải ủ. Hàng ngày đem hạt ra rửa chua 1 lần bằng nước ấm từ 300C – 400C và ủ lại. Sau 3 – 4 ngày kiểm tra thấy hạt đã nứt nanh thì đem gieo.
– Thời vụ gieo hạt phải căn cứ vào mùa vụ trồng rừng và tuổi cây trồng, tiêu chuẩn cây trồng mà bố trí lượng hạt và lịch gieo ươm thích hợp. Thông thường:
Phía Nam: từ tháng 1 đến tháng 2.
Phía Bắc: từ tháng 3 đến tháng 4.
– Trước khi gieo cần tưới nước luống gieo, với lượng nước 9lít/m2. Nén nhẹ mặt luống để không cho hạt xuống quá sâu.
– Kỹ thuật gieo: Trộn hạt với phân chuồng hoai mịn, tỷ lệ 1 kg hạt 3 kg phân, vãi đều hạt trên mặt luống, lượng hạt 1kg cho 60 – 100m2. Sau khi gieo xong dùng đất mịn tơi rắc đều phủ kín hạt. Sau đó tủ một lớp rơm mỏng che kín mặt luống, lượng rơm tủ 1kg/m2. Tủ xong tưới nước 9lít/m2, bằng thùng tưới. Khi cây mọc đều, bỏ vật che tủ, làm dàn tủ 40% – 50% cho tới lúc cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn.
· Tưới nước: Sau khi gieo hạt hàng ngày tưới nước 2 lần, vào lúc sáng và chiều lượng nước tưới mối lần 6lít/m2. Sau 3 – 4 ngày bắt đầu mở bỏ rơm , mở làm 2 – 3 lần để tránh nắng đột ngột làm cây mạ chết. Sau 15 ngày giảm lượng nước tưới còn 1 lần một ngày, lượng nước tưới 9lít/m2, vào lúc chiều.
· Khi cây nhú lá, tiến hàng sàng hỗn hợp đất, phân ( 50% đất thịt nhẹ, 40% đất cát, 10% phân chuồng hoai) để phủ mặt luống, liều lượng hỗn hợp 1kg/m2. Khi phát hiện đất luống gieo bị xói mòn, lộ chân rể cây mầm, phải tiến hành sàng hỗn hợp lấp ngay tránh cho cây mầm bị nghiêng ngã. Định kỳ 10 – 15 ngày có thể sàng hỗn hợp 1 lần.
· Trường hợp phát hiện nấm hại hoặc côn trùng phá hoại ở vườn gieo tiến hành bắt giết và phun thuốc phòng trừ với nồng độ thích hợp, phun 2 lần mỗi lần cách nhau 5 ngày, phun vào buổi chiều mát. Sau khi phun thuốc phải phun lại bằng nước lã để rữa thuốc trên lá của cây con.
· Tạo bầu: Vỏ bầu bằng chất dẻo PE có đục lỗ tròn đường kính 6mm ở bên hong, số lỗ đục từ 8 – 10 lỗ. Quy cách túi bầu: (13 x 18) cm, hoặc (15 x 20)cm.
– Nơi vườn ươm có nền đất thịt: – Đất thịt nhẹ 60%.
– Phân hỗn hợp 10% (bao gồm 95% phân chuồng hoai và 5% lân + kali).
– Nơi vườn ươm có nền đất cát pha: – Đất cát pha 60%
– Phân hỗn hợp 10% (bao gồm 95% phân chuồng hoai và 5% lân + kali)
· Làm luống để xếp bầu theo quy cách dài 10 – 15m, rộng 1m, rãnh luống rộng 0,4m(Luống nỗi hoặc luống bằng). Mật độ xếp bầu 100 bầu/m2 . Sau khi xếp bầu phải chèn bầu và mặt luống phải bằng phẳng.
· Vị trí vườn ươm phải thoáng ráo, không bị ngập úng về mùa mưa, mặt vườn tương đối bằng phẳng. Đất vườn ươm phải tiến hành xử lý các mầm móng sâu bệnh hại.
· Bầu trước khi cấy cần được tưới nước trước 4 – 5 giờ, lượng nước tưới 40lít/m2. Cấy vào buổi sáng, nếu trời râm mát có thể cấy cả ngày.
Phía Nam: từ tháng 3 đến tháng 4.
Phía Bắc: từ tháng 5 đến tháng 6.
· Bứng cây mầm: Chọn những cây đạt tiêu chuẩn (như điều 10), cấy vào bầu, lượng cây bứng mỗi lần đủ cấy khoảng 1 giờ, sau đó lại bứng tiếp, tránh làm gẫy ngọn, dập nát thân cây và đứt rễ. Trước khi bứng cần tưới đẫm luống gieo, lượng nước tưới 15lít/m2.
· Cấy cây: Mỗi bầu cấy 1 cây mầm. Dùng que chọc lỗ, đường kính 1.5cm ở mặt bầu để cấy cây ở độ sâu sát lá mầm, dùng đất hai bên thành bầu ém nhẹ, giữ cho cây không bị nghiệng ngã, tạo điều kiện cho rễ cây tiếp xúc với đất, cây cấy phải đứng thẳng giữa tâm bầu. Cấy cây vào buổi chiều. Khi cấy xong tưới lại lượng nước 10 lít/m2, tưới nhẹ để rửa lá mầm và tự lấp các chỗ trống khi cấy.
11 : Chăm sóc cây con – tưới nước
· Hãm cây trước khi trồng 30 ngày bằng cách giảm lượng nước tưới, 2 ngày tưới 1 lần liều lượng mỗi lần 5 lít/m2, đồng thời đão bầu để tiến hành phân loại cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn và tạo hệ rễ non phát triển
– Ba tháng đầu cứ 15 ngày làm cỏ kết hợp phá váng một lần.
– Từ tháng thứ 4 trở đi làm 1 tháng nhổ cỏ 1 lần kết hợp phá váng.
12 : Tiêu chuẩn cây xuất vườn
· Trường hợp phát hiện nấm hại hoặc côn trùng phá hoại ở vườn ươm tiến hành bắt giết và phun thuốc phòng trừ với nồng độ thích hợp, phun 2 lần mỗi lần cách nhau 5 ngày, phun vào buổi chiều mát.
14 : Chuẩn bị đất trồng rừng
-Tùy theo mức độ thực bì mà tiến hành xử lý bằng phương pháp phát đốt dọn toàn diện, phát đốt dọn theo băng hay không cần xử lý. Xử lý thực bì cần phải hoàn tất trước khi trồng 1 tháng.
– Căn cứ vào điều kiện đất đai và mức độ thâm canh, tình hình xói mòn để lựa chọn cách làm đất thích hợp. Tuy nhiên đối với trồng rừng Phi lao ven biển Bình Thuận, thì phương pháp làm đất là xử lý cục bộ.
Sau khi làm đất xong tiến hành cuốc hố theo quy cách (60 x 60 x 60) cm. Khi đào hố phải để phần đất mặt 1 bên 3 phần đất đáy hố để một bên. Có thể cuốc hố trước hoặc vừa cuốc vừa trồng.
-Căn cứ vào điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi mà tiến hành trồng. Tuy nhiên thông thường:
17 : Phương thức trồng rừng : trồng thuần loại hoặc hỗn giao.
18 : Bứng và vận chuyển cây con :
· Cho một lớp đất mặt xuống đáy hố. Cây trồng phải đặt ngay giữa hố sau đó từ từ xé bỏ vỏ bầu PE, lấp đất và dẫm chặt xung quanh gốc. Chú ý không lấp đầy hố mà lấp đất cách miệng hố từ 3 – 5cm để cây trồng tận dụng lượng nước mưa và mùn.
· Để đảm bảo tỷ lệ sống cao và cây phát triển đồng đều, khi dặm phải tuyển chọn cây con có tiêu chuẩn tốt nhất và trồng vào những ngày có thời tiết thuận lợi nhất.
21 : Chăm sóc – bảo vệ phòng chống cháy sau khi trồng và các năm tiếp theo
– Chăm sóc trước khi nghiệm thu: Từ 2-3 tháng tiến hành chăm sóc rừng. Thao tác kỹ thuật: dãy cỏ xới vun gốc đường kính 1m, đồng thời tiến hành trồng dặm và sửa cây đổ ngã. Cày giữa hai hàng cây, cày ranh bao ngạn, ranh lô (Tuỳ điều kiện lập địa từng khu vực mà áp dụng biện pháp kỹ thuật cày hay không cày). Tùy theo mức độ thực bì có thể áp dụng biện pháp kỹ thuật phát dọn thực bì trước khi cày. Bảo vệ chống cháy, chống trâu bò, người vào phá hoại.
– Dãy cỏ xới vun gốc đường kính 1m, đồng thời tiến hành trồng dặm và sửa cây đổ ngã. Cày giữa hai hàng cây, cày ranh bao ngạn, ranh lô (Tuỳ điều kiện lập địa từng khu vực mà áp dụng biện pháp kỹ thuật cày hay không cày). Bảo vệ chống cháy, chống trâu bò, người vào phá hoại.
– Tùy theo mức độ thực bì có thể áp dụng biện pháp kỹ thuật phát dọn thực bì trước khi cày, đồng thời thực hiện một hoặc hai lần trong năm.
· Ngoài ra rừng trồng phải được niêm yết bản cấm trâu, bò, người vào phá hoại, phải cử người bảo vệ. Rừng trồng phải có thiết kế băng cản lửa bề rộng 1-5m tổ chức lực lượng phòng chống cháy rừng .
KỸ THUẬT ƯƠM TRỒNG CÂY PHI LAO
KỸ THUẬT ƯƠM TRỒNG CÂY PHI LAO
--- Bài cũ hơn ---
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Trúc Quân Tử
Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Trúc Quân Tử Chuẩn Nhất
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mai Trong Chậu Ra Hoa Đẹp
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Mía Đạt Hiệu Quả Cao
Kỹ Thuật Và Kinh Nghiệm Bứng Cây Mai Vàng