Top 8 # Xem Nhiều Nhất Cách Chăm Sóc Cây Mai Mới Bứng Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Bứng Và Chăm Sóc Cây Mai Mới Bứng Vào Chậu

Ngày:13/11/2020 lúc 15:15PM

Vào khoảng tháng 10 âm lịch hàng năm được xem là thời gian tốt nhất để bứng mai vàng, vì đây là mùa cây ngừng sinh trưởng. Lúc này bộ lá đã già, cây không còn ra tược non, cũng không phát sinh thêm rễ cám, toàn bộ dinh dưỡng của cây đều được “rút về” dự trữ trong thân.

Thứ hai, vì cây mai vàng phát triển tốt nhất trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, vào thời điểm này cũng đã hết mưa nên rất phù hợp để bứng mai vàng.

Thời gian sau tết, đa số cây mai vàng đều mang bộ lá non, nên phải chờ lúc bộ lá chuyển sang màu xanh đậm hơn và dày hơn thì mới bứng cây được.

Vào các tháng còn lại trong năm vẫn có thể bứng mai vàng được nhưng chế độ chăm sóc phải đặc biệt hơn, chu đáo hơn và tỉ lệ rủi ro cũng cao hơn. Vì vậy mà thời điểm bứng mai vàng tốt nhất là vào khoảng tháng 10 âm lịch.

Trước khi bứng cây cần phải chú ý hướng cây mọc để bứng thuận theo hướng mọc, không làm ảnh hưởng đến vấn đề sinh học của cây. Nếu bứng sai hướng, cây mai sẽ khô héo, có thể dẫn đến tình trạng chết cây.

Sau khi xác định được hưóng cây và dáng thế cây, bạn cần cắt bỏ hết đọt non, lá non trên cây rồi tỉa bớt lá, cắt bỏ cành, nhánh thừa so với dáng thế.

Việc này sẽ giúp ích cho cây giữ đươc lượng nước trong thân không bị mất qua lá, đảm bảo sức khỏe cho cây.

Bên cạnh đó, cắt, tỉa cành lá còn giúp bạn không cần phải bứng bầu quá to, mà vẫn đảm bảo cho sự sống của cây.

Cuối cùng, cắt, tỉa cành lá sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình bứng vá ít tốn chi phí vận chuyển, đồng thời cũng hạn chế được tình trạng bể bầu đất.

Sau khi cắt tỉa, dùng keo liền sẹo bôi vào những chỗ vừa cắt để tránh bị nhiễm khuẩn và mất nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng túi nylong sạch bao lại chỗ vừa cắt để tránh cây bị mất nước và khô da.

Kẻ một vòng tròn xung quanh gốc, đường kính vòng phụ thuộc vào độ to và dáng thế của cây, nếu cây cao 1m – 2m thì đường kính sẽ gấp 4 lần đường kính thân cây tính từ cổ rễ.

Kẻ vòng tròn thứ 2 cách vòng tròn đầu 4cm – 6cm theo hướng ra ngoài, khoảng giữa của 2 vòng tròn là phần đất cần đào để bứng cây.

Dùng dụng cụ đào thật bén và đã được khử trùng. Khi đụng các rễ to, phủi bỏ phần đất xung quanh rễ rồi cắt thật ngọt, sau đó bôi keo vào để khô vết sẹo.

Nếu gặp rễ to chia ra làm 2 hay nhiều rễ nhỏ thì cắt ra ngoài một chút để lấy luôn nơi ngã rẽ, vết cắt sẽ nhỏ hơn, vết cắt càng nhỏ càng giúp rễ đó dễ dàng ra rễ cám.

Cứ như thế bạn đào đất và cắt hết rễ. Cần xác định bộ rễ cái sâu đến đâu, để đào xéo phần đất dưới bầu vào từ từ, cho đến khi còn khoảng 1cm nữa là giáp mí bên kia thì ngưng, để không làm ngã cây mai.

Sau khi keo liền sẹo khô, thì tiến hành bó bầu đất bằng loại bao tải nông nghiệp và dây cao su, cần quấn dây thật chặt để bầu đất không bị vỡ lúc di chuyển.

Nên giữ lại bầu đất nhiều nhưng cũng không quá lớn vì sẽ dễ bị vỡ bầu lúc di chuyển, nếu cây lớn chỉ cần giữ bầu đất xung quanh rễ với bán kính ít nhất là 40 – 50cm.

Sau khi bó bầu, chở cây về thì xử lý ngay bằng thuốc kích thích ra rễ như N3M, Bio Root… Phun định kỳ 7 – 10 ngày/ lần.

Với những cây lớn, khi tạo bầu sẽ cắt khá nhiều rễ to, để lại nhiều vết thương, nên để nguyên bầu đất ít nhất 1 – 2 tháng để các vết cắt rễ lành rồi mới xả bầu, trồng vào chậu.

3. Xử lý cây mai vàng mới bứng và trồng vào chậu

Cây mai đem về đặt ở nơi thoáng mát, không tưới nước vào bầu đất, chỉ xịt thân cho mát cây mà thôi.

Để vệ sinh thân cây, bạn dùng vật liệu không thấm nước bọc kính bầu đất lại, xịt nước sạch ướt đều thân cây rồi chà rửa sạch sẽ thân cây, đồng thời loại bỏ các nấm bệnh, và kích thích những mắt ngủ trên cây phát triển.

Sau khi vệ sinh thân cây xong thì xử lý bộ rễ, bạn hạ thấp lớp đất xuống còn nửa rễ, phần trên lưng lộ trên mặt đất, nửa phần rễ còn lại nằm trong đất, chỉ ở 1/3 chiều dày của rễ từ trong thân ra, 2/3 còn lại phải được nằm hoàn toàn dưới đất.

Loại bỏ các rễ dư, rễ nhỏ chồng chéo, sau đó xịt nước cho ướt đều rồi dùng bàn chảy đánh răng chà rửa phần lưng của rễ.

Sau khi thân cây ráo nước, bạn dùng đục bén đã sát trùng đục sửa lại vết cắt cho đẹp, tự nhiên, sau đó dùng thuốc kích thích tái tạo tế bào da và chất chống thấm bôi lên mặt cắt, rồi dùng giấy bạc bọc kín lại để che mát, chống thấm nước và giúp mặt cắt nhanh lành.

Tiếp theo bạn mở dây và bao bó bầu ra, dùng đục bén đục gọn lại vết cắt nơi đầu rễ để đầu rễ dễ dàng ra rễ cám hơn. Khoảng 5 đến 10 giờ sau, đợi đầu rễ thật khô rồi lấy mụn dừa phủ kín bầu đất đến cổ rễ của cây, để giử ẩm cho bầu đất.

Giai đoạn này bạn không tưới nước vào bầu đất mà chỉ phun lên thân cây giúp mát thân thôi. Sau khoảng 7 – 15 ngày thì trồng vào chậu. Nếu bứng cây mai vào mùa mưa thì phải để từ 15 – 30 ngày.

Cây mai cần đất tơi xốp vừa, không quá chặt, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng và sạch mầm bệnh. Để tiện lợi và dễ dàng, bạn có thể sử dụng đất sạch Tribat giàu dinh dưỡng và chuyên biệt cho cây mai.

Đầu tiên bạn lót một lớp viên đất nung (sỏi nhẹ) phía dưới đáy chậu để tránh ngập úng rễ cho cây mai và tăng khả năng thoáng khí.

Sau đó cho vào phân nửa chậu là đất trồng mai. Rồi đặt cây mai vào giữa chậu và tiến hành bỏ tiếp đất trồng mai vào cho đầy chậu. Cuối cùng bạn nén nhẹ để cây đứng vững. Đặt cây nơi thoáng mát, khi cây đã hồi phục thì đưa cây ra nắng từ từ.

Sau khi trồng cây mai vào chậu, bạn dùng 2g thuốc kích rễ + 2ml Vitamin B1 pha với 1 lít nước sạch rồi phun đều và tưới vào gốc cây, vừa tưới vừa nén nhẹ để gốc không lung lay là được. Cứ định kỳ 7 ngày tưới kích rễ 1 lần.

Khoảng 2 – 3 ngày bạn tưới nước một lần. Nước tưới gốc mai mới trồng nên dùng nước sạch, có thể dùng nước mưa, nước ao, hồ trong sạch… Nếu dùng nước máy, bạn nên dùng nước được xả ra trước ít nhất 3 ngày, để chất Clo bay hơi hết.

Đặt chậu mai mới trồng ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp để tránh làm cây mất nước, khô đầu các cành mới cắt và đặc biệt là nóng bộ rễ dẫn đến khô héo không ra rễ con.

Để cây không bị ngã khi thời tiết xấu bạn cần đóng trụ giữ cây cố định, giúp rễ cây mới phát triển ổn định.

Trong khoảng một tháng đầu sau khi trồng lại vào chậu, bạn không nên dùng phân bón cho cây, vì cây mới bứng đang bị tổn thương mà lúc này bạn bón phân sẽ bị xót rễ, hư rễ.

– chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.

Cách Chăm Sóc Cây Mai Mới Bứng Vào Chậu Đúng Chuẩn

– Vệ sinh rể cây và vết cắt

Các mẫu Decal hoa mai tại Lala Shop

Cách chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu đúng chuẩn

Trước tiên bạn dùng 1 miếng mủ cao su đậy kính bầu đất lại không cho vô nước, dùng bình xịt, xịt nước sạch ướt đều thân cây lấy bàn chải nylon chà rửa sạch sẽ thân cây, vừa làm cho cây sạch đẹp, vừa loại bỏ các nấm bệnh, vừa kích thích những mắt ngũ trên cây nhiều năm bị rêu che lấp, để có điều kiện quang hợp với ánh sáng để phát triển thành chồi.

Chà rửa trên cây xong, bạn mở tấm cao su ra để xử lý bộ rễ. Hạ thấp lớp đất cho tới nửa rễ, phần trên lưng lộ trên mặt đất, nửa phần rễ còn lại nằm trong đất, chỉ ở 1/3 chiều dày của rễ từ trong thân ra, 2/3 còn lại phải được nằm hoàn toàn dưới đất, xử lý các rễ dương, rễ nhỏ chồng chéo.

Xong bạn xịt nước cho ướt đều rồi dùng bàn chảy đánh răng chà rửa phần lưng của rễ, rửa rễ xong cũng là lúc trên thân cây vừa ráo nước. Dùng đục bén đã sát trùng đục sửa lại vết cắt cho đẹp, tự nhiên. Sau đó dùng thuốc kích thích tái tạo tế bào da và chất chống thấm bôi lên mặt cắt, rồi dùng giấy bạc dán kín lại để vừa che mát vừa chống thấm nước vừa giúp mặt cắt mau lợi da.

Sau khi vệ sinh toàn bộ cây xong, lúc này bạn mở dây và bao bó bầu ra, dùng đục bén đục gọn lại vết cắt nơi đầu rễ. Việc làm này giúp cho đầu rễ dễ dàng ra rễ cám hơn, sau khi đục xong đầu rễ tốt nhất không bôi bất cứ loại thuốc gì hết, để y như vậy khoảng 5 đến 10 giờ sau cho đầu rễ thật khô rồi lấy mụn xơ dừa phủ lên cho kín bầu đất tới cổ rễ của cây, để giữ ẩm cho bầu đất, và không nên tưới nhiều nước mà chỉ vừa đủ ẩm mà thôi.

Trên thân cây, hàng ngày bạn dùng nước sạch xịt lên cây vài 3 lần cho mát thân là được. Cây mai nếu bứng vào mùa thuận thì từ 7 đến 15 ngày là trồng được. Nếu mùa mưa dầm thì phải để lâu hơn nữa từ 15 đến 30 ngày.

Các mẫu Decal hoa mai tại Lala Shop

Tại Lala Shop Decal trang trí Tết có mẫu mã đa dạng như là: hoa mai, hoa đào, mâm ngũ quả, thần tài đón Tết, ông đồ, cành mai và chim én, các bé chúc Tết, múa lân sư rồng, bánh chưng xanh,… mang đậm nét văn hóa người Việt, tạo một không gian Tết đầy màu sắc, tươi vui. Khi dán lên tường như tranh vẽ không phai bạc màu, bền lâu với thời gian.

Decal tại Lala Shop được sản xuất bởi công nghệ hiện đại, chất liệu và màu sắc cải tiến, mẫu mã đa dạng từ những sản phẩm giá rẻ đến những sản phẩm cao cấp. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong ngành tranh và decal trang trí nội thất, đội ngũ thi công chuyên nghiệp của Lala sẽ mang đến cho quý khách sự hài lòng tuyệt đối nhất, giá rẻ và chất lượng an toàn cho người sử dụng và môi trường.

Nhân dịp năm mới xuân Canh Tý 2020 Lala kính chúc quý khách hàng một năm mới có đường công danh thuận lợi, tài vận khả quan, vợ chồng hòa hợp và sức khỏe dồi dào.

– 112 Nguyễn Súy, Tân Quý, Tân Phú, HCM

– Tầng trệt D27, Chung cư Belleza, Phạm Hữu Lầu, Phú Mỹ, Quận 7, HCM

– Hẻm 1/7 Lữ Gia, Phường 9, TP. Đà Lạt

– Mở cửa các ngày thứ 2 – 7 từ 8h-21h, chủ nhật từ 9h – 18h

– Miễn phí giao hàng tại nội thành HCM, nhận hàng sau 2-3 ngày

– Hỗ trợ phí giao hàng cho đơn hàng tỉnh và ngoại thành, nhận hàng sau 4 – 7 ngày

– Hotline: (028) 66873579, 0907160184

– Nhận giao hàng toàn quốc và thanh toán sau khi nhận hàng

【Hot】Cách Chăm Sóc Cây Mai Mới Bứng Vào Chậu Như Thế Nào Là Đúng?

Chọn giống cây

Chọn giống mai cũng là một khâu khá quan trọng đối với người trồng, nên chọn giống mai phù hợp với thời tiết và nhu cầu của người trồng. Có hai kiểu nhân giống mai chính là: nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính.

Chọn thời điểm trồng mai

Đối với cây mai thời điểm thích hợp để trồng chính là vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa, nhất là từ tháng 10 âm lịch đến tháng 2 âm lịch .

Vì trong mùa khô cây mai rơi vào giai đoạn rụng lá ngủ nghỉ hay còn gọi là mùa ngừng sinh trưởng, mùa ngừng sinh trưởng là mùa mà cây không ra tược non.

Kèm theo đó khí hậu giai đoạn này cũng rất tốt với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây.

Tuy nhiên, vào các tháng khác trong năm bạn vẫn có thể bứng mai vàng được nhưng chế độ chăm sóc phải đặc biệt hơn, chu đáo hơn vì tỉ lệ sinh trưởng và phát triển của cây sẽ rất thấp.

Nên chọn loại đất nào để trồng mai

Cây mai không quá kén đất trồng. các loại đất thịt, đất cát pha, đất đỏ bazan, đất sét pha và đất phù sa đều trồng có thể trồng mai được.

Nhưng nếu muốn cây phát triển tốt nhất nên chọn loại đất có thể thoát nước được, bởi hoa mai không chịu được ngập úng.

Địa điểm trồng mai như thế nào mới phù hợp

Chuẩn bị cho cây mai trước khi trồng vào chậu

Vị trí đặt cây

Cây mai sau khi bứng nên đặt trong khu vực râm mát. Bạn không nên vội tưới nước cho cây mà chỉ nên xịt nước qua phần thân và lá để cây giảm nhiệt độ, vệ sinh thân cây.

Bước 1: Che kín bầu đất trước khi vệ sinh, đảm nước nước không nhiễm vào.

Bước 2: Xịt nước sạch ướt đều thân cây

Bước 3: Lấy bàn chải chà rửa sạch sẽ thân cây. Giúp cây sạch đẹp và loại bỏ nấm bệnh để tạo điều kiện cây mai quang hợp với ánh sáng nhiều hơn và thúc đẩy phát triển thành chồi.

Vệ sinh rễ và vết cắt

Sau khi vệ sinh thân cây sạch sẽ, tiếp tục vệ sinh bộ rễ.

Bước 1: Hạ thấp lớp đất cho tới nửa rễ, lộ phần lưng trên lên mặt đất, nửa phần rễ còn lại nằm trong đất, theo tỉ lệ ⅓.

Bước 2: Tiếp tục, xịt nước cho ướt đều rồi dùng bàn chải đánh răng chà rửa phần lưng của rễ.

Bước 3: Khi phần thân trên khô dùng đục bén đã sát trùng đục sửa lại vết cắt cho đẹp, tự nhiên.

Bước 4: Dùng thuốc kích thích tái tạo tế bào da và chất chống thấm bôi lên mặt cắt, rồi dùng giấy bạc dán kín lại để vừa che mát vừa chống thấm nước vừa giúp mặt cắt mau lợi da.

Trồng mai vào chậu

Mở dây và bao bó bầu, dùng đục bén đục gọn vết cắt nơi đầu rễ nhằm giúp đầu rễ dễ ra rễ cấm hơn. Sau khi cắt để trong khoảng từ 5 – 10 giờ đến khi đầu rễ thật khô thì lấy mụn dừa phủ kín bầu đất đến cổ rễ của cây và giữ ẩm cho bầu đất.

Sau bước này, để trồng mai vào chậu bạn phải đợi ít nhất từ khoảng 7 – 15 ngày. Còn đối với những cây mai được bứng vào mùa mưa thì phải để từ 15 – 30 ngày. Giai đoạn này chỉ nên xịt nước mát cho thân cây nhưng không được thấm nước vào rễ.

Khi đủ thời gian, tiến hành trồng mai vào chậu. Đầu tiên, lót một lớp viên đất nung phía dưới đáy chậu để tránh ngập úng rễ mai và tăng khả năng thoáng khí. Sau đó, cho vào phân nửa chậu là đất trồng mai, rồi đặt mai vào giữa chậu tiếp tục lấp đất trồng mai lên cho đầy chậu.

Cuối cùng nén nhẹ đất để cây có thể đứng vững, rồi mang chậu cây mai đặt nơi thoáng mai, khi cây thật sự có sức sống trở lại thì đưa từ từ ra nắng để cây thích nghi.

Chăm sóc mai khi mới bứng vào chậu

Mai khi bứng vào chậu sẽ rất yếu vì thế phải cần chăm sóc thật kỹ càng mới có thể đảm bảo được sự sinh trưởng và phát triển tốt cho cây. Bạn cần phải lưu ý các vấn đề chăm sóc mai khi mới bứng vào chậu, như sau:

Dùng 2g thuốc kích rễ + 2ml Vitamin B1 pha với 1 lít nước sạch rồi phun đều và tưới vào gốc cây, vừa tưới vừa nén nhẹ để gốc không lung lay. Đ ịnh kỳ 7 ngày tưới kích rễ 1 lần.

Tưới nước

Cách khoảng từ 2 – 3 ngày tưới nước 1 lần. Đối với mai mới trồng nên dùng nước sạch để tưới như nước mưa, nước ao, hồ trong sạch… Riêng khi sử dụng nước máy, nên dùng nước đã được xả ra trước ít nhất 3 ngày, để chất Clo bay hơi hết.

Không gian đặt chậu mai

Nên đặt chậu mai ở khu vực thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp để ngăn chặn tác động làm cây mất nước, khô đầu các cành mới cắt và đặc biệt là nóng bộ rễ dẫn đến khô héo không ra rễ con.

Lưu ý:

Hạn chế tối đa trường hợp cây bị ngã khi gặp gió to hoặc thời tiết xấu, nên đóng trụ giữ cây cố định giúp rễ cây phát triển ổn định.

Tuyệt đối không nên dùng phân bón cho cây trong một tháng đầu khi vừa trồng vào chậu. Vì phân bón có thể làm xót rễ và hư rễ.

Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Lộc Vừng Mới Bứng Và Chăm Sóc

1.1. Chú ý hướng mọc của cây

Đầu tiên, trước khi cách bứng cây lộc vừng, bạn nên chú ý đến hướng cây mọc.

Mặt nào, nhánh nào ở hướng Đông, nhánh nào ở hướng Tây thì khi di chuyển đến vị trí mới cần phải đặt đúng hướng đấy.

Do cây lộc vừng có lực từ trường tự nhiên rất mạnh nên nếu không giữ đúng hướng thì cây rất khó thích nghi ở môi trường mới.

1.2. Loại bỏ cành lá non và các cành thừa

Để dễ dàng di chuyển cây sang một vị trí mới cũng như tập trung các dưỡng chất cho cây thì bạn nên cắt bỏ các cành non, đọt non.

Nhặt bỏ ⅔ lá trên cây, cắt các cành tăm, cành khuất tán, cành nửa già nửa non.

Nếu bạn không loại bỏ chúng thì khi bứng cây lên và trồng ở vị trí mới, những cành lá này cũng sẽ bị héo và chết. Điều này sẽ gây lãng phí chất dinh dưỡng của cây.

1.3. Cắt tỉa phần rễ cây

Đây là phần lưu ý khá quan trọng mà bạn nên quan tâm đặc biệt.

Rễ của lộc vừng thuộc loại rễ chùm nhưng vẫn có rễ chính nên bạn cần tiến hành tỉa bớt những phần rễ xung quanh của cây cho gọn.

Bạn cần tỉa dứt khoát để không làm trầy xước rễ sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng bám đất của cây.

Đồng thời, bạn tuyệt đối không được cắt những chiếc rễ nhỏ li ti. Lý do là bởi chúng có khả năng bám đất rất nhanh, nhờ vậy mà sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.

2. Cách trồng cây lộc vừng mới bứng

Cây lộc vừng có thể được trồng trong môi trường ẩm ướt, như ở rìa sông, trong vườn. Căn bản lộc vừng thích nghi khá tốt. Ngoài ra, nó có thể chịu được ánh nắng mặt trời đầy đủ hoặc bóng râm 1 phần.

2.1. Chọn vị trí trồng cây

Lộc vừng phát triển tốt nhất trong một vùng đất màu mỡ, ẩm ướt, thoát nước tốt.

Sau khi đã hoàn thất công đoạn bứng cây lộc vừng, bạn cần tiến hành chọn vị trí để trồng cây. Bạn có thể chọn trồng cây trong chậu hoặc trồng trực tiếp trên đất sân vườn.

2.2. Chuẩn bị đất trồng cây lộc vừng

Đối với những cây lộc vừng trồng trong chậu thì bạn nên chọn chậu có lỗ thoát nước. Dù là loại cây thích các vùng đất ẩm ven sông hồ nhưng nó không thể chịu được úng nước.

Đối với những cây trồng trên đất sân vườn nên tránh chọn những nơi thấp trũng để trồng cây. Khi mùa mưa đến nước không thoát được sẽ khiến cây bị ngập nước gây úng.

Cây lộc vừng phát triển tốt nhất trong một vùng đất màu mỡ, ẩm ướt, thoát nước tốt.

Thích một vị trí trong ánh nắng mặt trời đầy đủ hoặc 1 phần.

Có khả năng chịu hạn khá tốt và rất chịu được các điều kiện nhiễm mặn và gió có muối.

2.3. Tiến hành đặt cây vào nơi trồng

Sau khi đã chọn được không gian, bạn sẽ đặt cây lộc vừng theo chiều thẳng đứng vào hố hoặc chậu cây và từ từ gỡ bầu của cây ra. Bạn phải đảm bảo bầu không bị vỡ vì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của cây.

Bầu cây tại Vườn ươm số 1 với đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi bạn trồng thì chỉ cần đặt vào lô đất mới. Vì rễ vẫn được nằm trong bàu đất cũ nên sẽ không bị lạ đất mà chết. Nâng cao tỷ lệ sống lên nhiều lần.

2.4. Sử dụng trụ đỡ để cố định cây

Sau khi đã trồng cây xuống đất, bạn nên sử dụng các trụ gỗ chống xuất đất nhằm cố định thân cây tránh cây bị lung lay khi có gió lớn. Vì cây mới trồng, rễ chưa bám chắc vào đất nên dễ bị gió mạnh làm nghiêng đổ.

Ở đây bạn nên lưu ý đường kính thân cây một chút để chọn trụ đỡ cho phù hợp.

2.5. Sử dụng thuốc kích thích mọc rễ để cây phát triển

Với cách chăm sóc cây lộc vừng mới bứng, bạn không nên sử dụng phân bón hóa học vì cây chưa cần quá nhiều nguồn dinh dưỡng. Nếu bạn sử dụng sẽ khiến rễ bị thối do rễ không hấp thụ được.

Bạn chỉ cần sử dụng thuốc kích thích mọc rễ để rễ cây phát triển mạnh và bám chắc vào đất.

3. Hướng dẫn cách chăm sóc cây lộc vừng mới bứng

Đặt cây ở nơi có ánh sáng vừa đủ

Đối với những cây mới bứng nên đặt ở vị trí râm mát và tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay quá thiếu sáng.

Khi cây bắt đầu nhú chồi non và ra lá mới thì nên di chuyển cây tới nơi có nhiều nắng hơn để cây phát triển.

Chú ý tưới nước và cấp ẩm cho cây

Đây là hai yếu tố quan trọng giúp cây nhanh chóng ra rễ và nhú chồi non.

Bạn cần tưới lượng nước vừa đủ cho cây mỗi ngày và đảm bảo cây luôn giữ được độ ẩm.

4. Các loại bệnh trên cây lộc vừng

Một số bệnh thường gặp ở lộc vừng là:

Cách làm cây lộc vừng ra hoa đúng mùa đơn giản

Liên hệ

Địa chỉ: Tổ 7, Ấp Bầu Chiên, Xã Tân Lâm, Huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu.

SĐT: 0903.773.993 – 0917.255.877

Email: vuonuomsomot@gmail.com

Hướng dẫn cách chiết cành cây lộc vừng như thế nào

Barringtonia acutangula (Indian Oak) (1)

How to Plant a Tree or Shrub (2)

How to Remove a Tree (3)