Cách Chăm Sóc Cây Nguyệt Quế
--- Bài mới hơn ---
Cách Chăm Sóc Cây Nguyệt Quế
Đơn giá trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển
Nhập số lượng:
CÁCH CHĂM SÓC CÂY NGUYỆT QUẾ
THÔNG TIN
Tên cây: cây nguyệt quế
Tên gọi khác: cửu thu hương, cửu thụ hương, thất lý hương, thiên lý hương, cây thạch lạt, quá sơn hương, hoàng kim quê
Tên khoa học: Murraya paniculata (L.) Jack.
Họ thực vật: cỏ vân hương
Cây nguyệt quế có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới châu Á
ĐẶC ĐIỂM
+ Cây nguyệt quế là cây thân gỗ lâu năm chịu nắng tốt và có hoa nở hầu như quanh năm, thân cây chắc khỏe toàn cây được bao phủ bởi mootjmauf xanh lục, dáng cây thanh nhã, cành lá tươi đẹp, hương thơm quyến rũ, có giá trị thưởng thức rất lớn.
+ Nguyệt quế chịu nắng rất tốt, trong môi trường râm mát hoàn toàn cây sẽ không phát triển, bị rụng lá có thể chết. Nguyệt quế phân nhiều chi nhánh um tùm, lá cây hình lông chép dạng kép lẻ hình bầu dục, nhọn ở hai đầu. Lá màu xanh bóng mép nguyên và không có lông. Hoa màu trắng tinh hoặc vàng nhạt, hoa có mùi rất thơm đặc biệt vào ban đêm mùi còn loan tỏa nhiều hơn. Cây nguyệt quế có quả mọng, lúc non màu xanh, khi già chín mà đen, gốc có đài còn lại đầu nhọn, bên trong có hạt
CÁCH CHĂM SÓC
-Ánh sáng: Cây ưa sáng, thích hợp khi đặt cây ở những nơi có đủ ánh sáng.
-Nhiệt độ: cây nguyệt quế ưa ấm áp, không chịu được rét, nhiệt độ sinh trưởng thích hợp từ 20-32 độ C.
-Nước: cây chịu được hạn, nên hạn chế tưới nước, tránh tích nước trong chậu
-Đất: Thích nghi với nhiều loại đất thích hợp nhất là vùng đất cát tơi xốp, màu mỡ và giàu chất mùn
-Phân bón: Cây nguyệt quế ưa bón nhiều phân, nhưng chú ý bón lượt phân mỏng
PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG
Cây nguyệt quế thường được nhân giống từ hạt. thường được thực hiện vào mùa xuân, gieo hạt trộn sẵn với đất đã được bóp nhỏ vào trong chậu được tưới đủ nước và phân bón, dưới lớp đất dày 1,2cm, trên phủ một lớp cỏ và tưới nước đến khi cây mọc mầm. sau khi mầm cây mọc cần nhổ hết lớp cỏ ở trên đi, khi mầm cây cao 15-20cm thì trồng cố định cây.
Ngoài ra còn sử dụng phương pháp cắt lớp: vào mùa mưa, cắt một phần cành bánh tẻ trồng xuống đất, đến cuối thu sau khi cây mọc rễ, nãy mầm thì có thể đem trồng cố định
CÔNG DỤNG
Nguyệt quế thường được đặt ở những nơi thoáng khí và đủ sáng như trên sân thượng, ngoài sân vườn, đủ điều kiện thì cây sẽ phát triển rất nhanh, khỏe mạnh, ra nhiều hoa hơn.
Cả cây điều có thể làm thuốc , trong đó cành và lá có tác dụng điều hòa khí huyết, giảm đau, giảm lưu thông máu. Dạng uống có thể chữa bệnh đau dạ dày, phong tê thấp, dạng bôi ngoài da có thể trị sưng phồng, vết côn trùng hay rắn cắn
Nguyệt quế trồng chậu hay trồng bồn điều được, phổ biến nhất là cây trang trí ngoài nền đất rộng, hoặc trồng dọc theo hàng tạo hàng rào, lố đi, hoặc trồng khóm lớn…Một số cây lâu năm được bố trí trồng như cây bonsai kiểng cổ.
Ý NGHĨA
Cây nguyệt quế mang ý nghĩa sống dũng cảm, mạnh mẽ
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website: http://chohoaonline.com/;
Email: Chohoaonlin[email protected]
Điện thoại: 0977.749.704 – 0902.956.937
--- Bài cũ hơn ---