Top 8 # Xem Nhiều Nhất Cách Chăm Sóc Cây Không Khí Ra Hoa Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cây Không Khí Là Gì? Cách Chăm Sóc Cây Không Khí

Cây không khí còn có tên gọi khác là Tillandsia. Lý do tại sao chúng có tên gọi đặc biệt là “Air Plants” ? Là bởi vì chúng nhận được phần lớn chất dinh dưỡng từ không khí. Giống cây này có một điểm nổi bật là có thể trồng mà không cần đất. Không chỉ đa dạng về hình dáng, chủng loại…, cây không khí còn được ưu ái vì khả năng lọc không khí, làm sạch không gian.

Cây không khí rất đa dạng, có loại cây giống như cây dứa, có loại xoè tròn như cỏ linh chi, có loại rủ dài như rong biển… Tuỳ thuộc vào sở thích hoặc mục đích trang trí bạn có thể chọn cho mình một loại vừa ý nhất hoặc trồng kết hợp nhiều loại với nhau.

Cách chăm sóc cây không khí

Cây không khí có thể trồng trong nhà hay ngoài trời đều được. Loài cây này không cần phải tưới nước hoặc nếu tưới cũng không cần tưới quá nhiều nước.

Có nhiều loại cây không khí, tuỳ theo từng loại, có thể tưới cách ngày hoặc tuần tưới 2 – 3 lần. Đối với cây không khí được trồng gần hồ nước hoặc hồ cá, cây có khả năng hấp thụ hơi nước nên bạn sẽ không cần tưới cây nữa. Đặc biệt, đối với cây Nữ Hoàng, lượng nước bạn tưới sẽ ảnh hưởng đến độ xoăn của lá. Nếu bạn ít tưới, lá cây sẽ xoăn lại, nếu tưới nhiều nước hoặc ở nơi có độ ẩm cao, lá cây sẽ tự nhiên thẳng ra.

Đối với mỗi lần tưới, bạn nên dùng bình xịt nhẹ nhàng lên lá hoặc nhúng cây vào nước rồi lấy ra ngay, không nên để cây bị úng nước. Sau khi tưới, nếu là các cây có lá mọng nước như Kim Yến, Thạch Thảo, bạn có thể dùng giấy ăn thấm nhẹ quanh gốc để tránh bị úng.

Cây không khí cũng không cần có quá nhiều ánh nắng. Chúng có thể sống tốt khi được chiếu sáng vừa phải, ngay cả với ánh sáng từ đèn. Nếu bạn phơi nắng quá lâu mà không chăm sóc, cây không khí sẽ rất dễ chết.

Nếu yêu thích và muốn trang trí cây không khí cây trong nhà, bạn cứ liên hệ ngay HIENSGARDEN để được tư vấn và chọn cho mình những cây không khí ưng ý.

Hiensgarden có cung cấp cây không khí đẹp, chất lượng, cây được làm ngay tại hiensgarden nên bạn có thể yên tâm về chất lượng cây, giá tốt.

THÔNG TIN LIÊN HỆ HIENSGARDEN:

Website: https://hiensgarden.com/

Địa chỉ: 12 Nguyễn Minh Châu, P.Phú Trung, Quận Tân Phú, TP.HCM.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Không Khí

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY KHÔNG KHÍ

Cây không khí có tên khoa học: Tillandsia. Cây không khí là cây lâu năm, hình dáng bên ngoài đa dạng như: hình giống cây dứa, hình giống rong biển…; lá dài, lá nắn, lá nhỏ, lá to…là tùy thuộc vào từng loại và đặc biệt cây không cần mọc thẳng lên phía trên mà vẫn có thể phát triển xanh tốt khi dốc ngược xuống hẳn.

Cây không khí hấp thụ nhiều khí độc, thải ra nhiều khí õi giúp thanh lọc môi trường sống, mang lại bầu không khí trong lành. Cây không khí vừa dùng để trang trí nội thất, vừa trang trí sân vườn, cây nội thất có thể được để ở bất kỳ chỗ nào trong nhà: trên tường, trên bàn, trên cửa, treo thành rèm….

Cách trồng cây không khí:

Có thể trồng cây không khí ở bất kỳ đâu và bằng bất kì dụng cụ nào như: cây mục, cành khô, chậu hoặc bình thủy tinh không kín, treo bằng dây, đặt trên lò xo bằng inox, đặt trên đá, để trong vỏ ốc…

Kỹ thuật nhân giống

Cây không khí được nhân giống bằng cách tách chồi. Trong khoảng thời gian nở hoa , nhánh hoặc chồi sẽ bắt đầu phát triển tại các nách lá của thân cây. Chồi non của Tillandsia là có hình dáng là phiên bản thu nhỏ của cây Không khí mẹ. Những chồi non này có thể được tách ra bằng cách nhẹ nhàng kéo chúng ra xa khỏi cây cha mẹ.

Sau khi được tách riêng, các cây Không khí con đã sẵn sàng để bắt đầu chu kỳ sinh trưởng của chúng một cách độc lập.

Giai đoạn đầu sau khi tách ra từ cây mẹ, cần chú ý đến việc chăm sóc các cây không khí con. Quan tâm đến nhu cầu nước của cây con, ngâm Không khí con từ 20-30 phút trong một bát nước ở nhiệt độ phòng sau đó nhẹ nhàng lắc nước còn đọng trên lá và nách lá. Chu kỳ thực hiện việc ngâm cây Không khí con phải được lặp đi lặp lại 2-3 lần mỗi tháng.

Cách chăm sóc cây không khí:

Lọai cây này có thể tồn tại được ở nhiệt độ từ âm 10 đến trên 35 độ C, nhưng phù hợp nhất vẫn là những vùng khí hậu nóng ẩm. Nếu trồng chúng ở trong nhà thì sự phát triển sẽ chậm hơn do thiếu ánh sáng để quang hợp.

Nhưng lưu ý treo cây ở khu vực có ánh nắng – có độ ẩm cao – tránh ánh nắng trực tiếp buổi trưa và xế chiều. Tưới nước (phun sương) tùy vào điều kiện về hơi nước xung quanh.từ 2 đến 7 ngày / lần. Trồng phía trên bể cá thì không cần phải tưới nước nhiều.

Sưu tầm và biên soạn.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Tiểu Hồng Môn Lọc Không Khí

1. Vài nét về cây tiểu hồng môn lọc không khí

_ Cây tiểu hồng môn còn được gọi là cây hồng môn, vĩ hoa đỏ, buồm đỏ,.. chiều cao khoảng 20-60cm. Tiểu hồng môn xuất xứ từ Nam Mỹ.

_ Tiểu hồng môn thuộc loại cây thân thảo mọc thành bụi nhỏ, sống lâu năm. Lá tiểu hồng môn màu xanh thẫm, hình trái tim, Hoa hồng môn cũng có hình tim với nhiều màu rực rỡ: đỏ, hồng, trắng,….

_ Cây tiểu hồng môn ngoài tác dụng trang trí còn có khả năng thanh lọc không khí hiệu quả. Những chiếc lá dầy, to bản có khả năng hấp thụ xylen, benzene, formandehit là những chất độc có thể gây ra nhiều bệnh cho con người đặc biệt là hô hấp, thậm chí cả ung thư

2. Cách trồng cây tiểu hồng môn lọc không khí

_ Có thể trồng cây từ gieo hạt, tách chiết cây con từ cây mẹ hoặc nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô từ lá.

_ Với các cây con tách từ cây mẹ phải trồng từ tháng thứ 4 trở lên và phải có ít nhất 3 – 4 lá. Dùng dao sắc nhẹ nhàng tách cây con sát gốc, lấy rễ bèo tây bó lại ươm thêm một thời gian cho ra rễ rồi mới trồng vào chậu.

đất phù sa tơi xốp, phân chuồng hoặc phân hữu cơ đã được ủ hoai mục, trấu hun, xơ dừa… thành phần giá thể cho hoa hồng môn trồng chậu là 1/2 xơ dừa + 1/4 trấu hun + 1/4 phân chuồng hoai mục là phù hợp nhất.

Đặt cây vào giữa chậu, lấp kín giá thể đến ngang phần cổ rễ và nén chặt cho rễ tiếp xúc tốt, xếp chậu vào chỗ râm mát hoặc trong nhà lưới có mái che để cây khỏi bị héo do ánh nắng trực tiếp

3. Cách chăm sóc cây tiểu hồng môn lọc không khí

Nếu để chậu bị khô cây sẽ cho màu lá nhạt, ngược lại nếu tưới dư nước cây dễ bị thối do nhiễm bệnh.

* Nhiệt độ thấp (dưới 15oC) cây sinh trưởng kém

* Nhiệt độ cao (trên 30oC) cây bị vàng lá, cháy lá, thậm chí chết cây.

Trong thời gian đầu nên tưới vừa đủ ẩm 1 – 2 ngày/lần, khi cây lớn và nhất là thời kỳ ra hoa có thể tưới 1 – 2 lần/ngày tùy theo điều kiện thời tiết nhưng không để chậu cây bị úng nước dễ sinh bệnh, chết cây.

Tưới nước cho tiểu hồng môn là nước không clo, không bị mặn, không vôi, không phèn. Nếu dùng nước máy thì nên để khoảng 2-3 ngày để clo bay hơi

* Nếu trồng trong bình thủy sinh thì sử dụng nước máy là tốt nhất.

* Nếu trồng bình thủy sinh thì thay nước đồng thời bón phân luôn 7 ngày/lần.

cây tiểu hồng môn thích ánh sáng bán phần, không chịu được ánh sáng trực tiếp vì sẽ khiến cây bị cháy lá.

* Ánh sáng phù hợp với tiểu hồng môn là khoảng 50% hoặc thấp hơn, nên cây thích hợp trồng trong nhà, nơi gần cửa sổ, cửa kính để sắc lá, sắc hoa đậm đà hơn.

* Khi cây trồng trong nhà hàng tuần đưa cây ra ngoài trời quang hợp 1-2 lần, mỗi lần 1 buổi sáng.

Cách bón phân cho cây hồng môn : Bón phân tổng hợp NPK 16-16-8 cho cây khi thấy có biểu hiện vàng lá, kém phát triển. Ngoài ra bà con có thể phun thêm các chế phẩm như phân đầu trâu (tỷ lệ: 20-20-15 +TE), Atonik, B1…

Phòng trừ sâu bệnh cho cây hồng môn : Thường xuyên kiểm tra và có các biện pháp phun phòng trừ các đối tượng dịch hại như nhện đỏ, sâu ăn lá, tuyến trùng, bệnh thối củ, thối gốc, thối thân…

_ Cắt tỉa bớt lá già, làm sạch cỏ trong chậu để tạo độ thông thoáng, duy trì độ ẩm và ánh sáng thích hợp nhằm hạn chế nấm bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.

Hãy tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây tiểu hồng môn lọc không khí và mang thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà của bạn

Cách Trồng Cây Không Khí Làm Sạch Không Gian Sống

Cây không khí gần đây đang nhận được sự quan tâm của nhiều người. Không chỉ bởi vì cái tên độc đáo, mà còn vì đây là loài cây đa dụng, có tính thẩm mỹ và dễ chăm sóc.

Nếu bạn là một người bận rộn nhưng vẫn muốn trang trí một vài cây cảnh thì cây không khí là lựa chọn hoàn hảo.

Tại sao lại như vậy?

Cây không khí là gì?

Cây không khí còn được gọi là Air plant, là tên gọi không của một loại cây nào, mà là tổng hợp hơn 600 loài thuộc chi Dứa râu, còn có tên khoa học là Tillandsia.

Loài cây này có nguồn gốc từ Nam Mỹ và Trung Mỹ, sau đó du nhập vào các nước khác. Cây không khí bắt đầu phổ biến tại Việt Nam vào khoảng năm 2012, chủ yếu là các loại cây ưa khí hậu nhiệt đới như không khí tóc tiên, cây không khí sao mai, cây không khí hồng hạnh…

Vì thuộc chi Dứa râu nên vẻ ngoài của cây không khí nhìn giống như một cây dứa phiên bản mini vậy. Cây có bộ rễ nhỏ, chủ yếu dùng để bám vào vật chủ để cố định vị trí cây. Các lá nhọn, mọc chĩa và tỏa ra xung quanh đẹp mắt.

Là loại cây khí sinh, cây có khả năng hấp thụ hơi nước và tổng hợp dưỡng chất từ không khí, sau đó lấy làm nguồn dinh dưỡng thông qua lá. Nhờ vậy mà cây có thể sinh sống và phát triển mà không cần đất.

Chỉ cần một chiếc giá đỡ, chậu nhỏ, móc treo hay thậm chí là một sợi dây buộc vào cũng đủ để cây tiếp tục phát triển. Không những vậy, cây không cần mọc thẳng mà có thể phát triển bình thường khi trồng ngược.

Một loại cây cảnh có đặc điểm và đặc tính thật kỳ lạ đúng không nào.

Công dụng của cây không khí

Nổi bật với khả năng sinh sống mà không cần tới đất trồng, cây không khí là lựa chọn hoàn hảo để làm cây trang trí trong nhà, nhất là những ngôi nhà có ít không gian trống trải.

Kích thước nhỏ bé, không cần đất trồng, bạn có thể đặt cây ở nhiều vị trí khác nhau như bàn làm việc, bàn học, cửa sổ, phòng ngủ, bàn tiếp khách, bàn lễ tân, thậm chí là treo trên tường hay lơ lửng trên trần nhà.

Các vật dụng có thể kết hợp với cây không khí cũng rất đa dạng, từ chậu đá, vỏ ốc, kệ bút, ngay cả một sợi dây hay băng keo dán tường cũng có thể dùng để trồng cây không khí.

Một vài cây không khí đặt ở những vị trí dễ nhìn sẽ là thứ phụ kiện tuyệt vời để tô điểm cho không gian sống của bạn.

Không chỉ là vật trang trí, cây không khí còn có tác dụng thanh lọc không khí hiệu quả. Theo nhiều nghiên cứu, cây không khí có khả năng loại bỏ các chất có hại cho cơ thể, thậm chí gây ung thư như benzopyrenes, florence, khí PAHs…

Một chậu cây không khí nhỏ xinh cũng là một lựa chọn tuyệt vời để làm quà tặng bạn bè, người thân trong các dịp đặc biệt.

Trồng và chăm sóc cây không khí

Sau khi tham khảo qua đặc điểm và đặc tính của cây không khí, chắc hẳn bạn cũng nhận ra việc chăm sóc loại cây này không có gì quá phức tạp.

Trồng cây không khí

Tùy vào mục đích, vị trí trang trí mà bạn cần lựa chọn loại cây cho phù hợp. Nhìn chung vẻ ngoài của những loại cây không khí khá tương đồng nên cách chọn cũng khá đơn giản.

Ví dụ muốn đặt cây trên bàn làm việc, bàn học thì nên chọn các cây dạng tiểu cảnh, còn treo trên tường, gắn cửa sổ thì nên chọn cây dáng dài, có hoa…

Các phụ kiện kết hợp thì bạn có thể tùy biến theo ý thích, chậu thủy tinh, vỏ ốc, đá sỏi, dây câu… đều có thể kết hợp hoàn hảo với cây không khí.

Cách chăm sóc cây không khí

Cây không khí được mệnh danh là loài cây dành cho những người bận rộn, bởi cây có sức sống rất mãnh liệt và không cần chăm sóc quá nhiều.

Tưới nước: cây có thể tự tổng hợp hợp nước trong không khí nên nhu cầu tưới không cao. Nhưng tốt nhất bạn nên phun sương cho cây mỗi tuần 1 lần. Nếu môi trường có độ ẩm cao thì giảm lượng nước tưới, ngược lại nếu thời tiết nắng nóng thì có thể tăng lượng tưới lên một chút.

Ánh sáng: cây không khí ưa sáng, nên đặt cây ở những nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng gián tiếp. Tránh đặt cây trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, sẽ khiến cây dễ bị cháy.

Nhiệt độ: cây phù hợp với điều kiện nhiệt đới, nhiệt độ tốt để cây sinh trưởng giao động ở mức 10 – 30 độ C nên bạn không cần phải bận tâm quá nhiều.

Dinh dưỡng: cây cũng không cần bón phân nhiều, nếu bạn muốn cây sống tốt thì có thể hòa phân vào nước và phun cho cây mỗi 3 tháng 1 lần, như vậy là đủ.

Phòng trừ sâu bệnh: cây không khí thường không bị sâu bệnh, nếu có thì chủ yếu là nấm rầy. Bạn nên thường xuyên quan sát để sớm phát hiện, nếu có thì mua thuốc về phun là được.