Top 15 # Xem Nhiều Nhất Cách Chăm Sóc Cây Ăn Trái Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Chăm Sóc Cây Ăn Trái Trồng Chậu

Hiện nay người dân thành phố có phong trào trồng cây ăn trái trồng chậu, thường lúc mua cây ăn trái có sẳn trong chậu đang ra hoa ra trái, nhưng sau đợt trái đó thì cây hầu như không cho trái nữa, vậy làm thế nào để chăm sóc cây ăn trái trồng chậu lại tiếp tục ra hoa ra trái.

Để cây ăn trái trồng chậu dễ dàng ra hoa kết trái cần lưu ý các yếu tố sau

1. Cây ăn trái được tưới đủ nước và thoát nước tốt

Cây ăn trái trồng chậu bị giới hạn bởi kích thước của chậu nên phải tưới nước đảm bảo đủ ẩm và ngày phải tưới 2 lần sáng và chiều mát.Tuy nhiên cây trong chậu dễ bị ứ đọng do nước không thoát ra ngoài, cần phải kê đáy chậu, tạo khoảng hở giúp tiêu thoát nước tốt thì bộ rễ cây ăn trái sẽ phát triển tốt.

2. Cần có chế độ bón phân định kỳ và luân phiên phù hợp

Cây ăn trái cần nhiều dinh dưỡng để cây cho nhiều lá nhiều cành mới, từ đó cây mới có sức để ra trái.

Bón phân định kỳ luân phiên là bón phân cho cây ăn trái theo hàng tháng 2 lần, một lần phân vô cơ và một lần phân hữu cơ với liều lượng theo khuyến cáo nhà cung cấp.

Các loại phân bón tham khảo bao gồm: Phân vô cơ như DAP, NPK, Super Lân, Ure, KNO3…Phân hữu cơ gồm phân bò hoai, phân trùn quế, phân Dynamic lifter, bánh dầu, phân dơi….

Ngoài ra cần cho thêm lớp đất trồng dầy 2-3 cm vào bề mặt chậu cây hàng tháng để rễ cây ăn trái có thêm chất dinh dưỡng

3.Ánh sáng cho cây ăn trái trồng chậu

Yếu tố ánh sáng rất cần thiết để giúp cây ăn trái quang hợp tạo nhiều sinh khối và chuyển sang giai đoạn ra hoa. Thời gian chiếu sáng cần thiết cho cây ăn trái trong một ngày là từ 5-6 giờ .

4. Bón thêm phân vi lượng, vitamin giúp hoa mau kết trái, giúp trái không bị rụng:

Ngoài bón phân như nêu trên, khi cây bắt đầu ra hoa nên sử dụng thêm phân bón lá có chứa vi lượng, khoáng để tăng khả năng đậu trái cho cây đồng thời chống rụng trái non.

5. Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

Cây ăn trái trồng chậu thường bị rệp muội rệp sáp tấn công và các loài nấm đen nấm bồ hóng cũng tham gia làm cho ngọn lá cây ăn trái bị teo, lá vàng.

Nếu trồng chỉ có vài cây ăn trái thì dùng vòi nước mạnh phun rửa ổ rệp và cắt bỏ ngọn lá bị vàng. Sau một tuần cây lại cho ra lớp lá mới.

Trường hợp cây ăn trái trồng chậu với số lượng nhiều nên tham khảo tại các cửa hàng chuyên về thuốc BVTV để có hướng dẫn cụ thể.

Chỉ cần quan tâm chăm sóc các chậu cây ăn trái trồng chậu hàng ngày theo các lưu ý trên thì cây sẽ cho trái như ý muốn.

Theo Ngọc Hân

Chăm Sóc Cây Ăn Trái Sau Thu Hoạch

Tỉa cành tạo tán sau thu hoạch là một giải pháp kỹ thuật không thể thiếu nếu muốn có năng suất và sản lượng vụ sau.

(Diễn giả: chúng tôi Trần Văn Hậu, ĐH Cần Thơ, TS. Nguyễn Văn Hòa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, KS. Ngô Ngọc Mỹ, Cty CP Phân bón Bình Điền).

TỈA CÀNH TẠO TÁN TÙY LOẠI CÂY, TUỔI CÂY

Tỉa cành tạo tán sau thu hoạch là một giải pháp kỹ thuật không thể thiếu nếu muốn có năng suất và sản lượng vụ sau. Năng suất thực vật nói chung và cây ăn quả nói riêng được hình thành từ bộ lá để tiến hành quang hợp chuyển năng lượng mặt trời thành các vật chất hữu cơ.

Cây muốn có năng suất thì diện tích lá phải lớn và giảm thiểu được việc các lá che lẫn nhau, muốn vậy phải bằng mọi cách kích thích cây ra chồi, lá mới mà tạo cành tỉa tán là cách làm không thể thiếu, tuy nhiên với mỗi loại cây, tuổi cây nên có các cách tỉa cành tạo tán phù hợp.

Những cây mang trái tận cùng cành như nhãn, xoài, chôm chôm… cần phải cắt ngắn cuống sau chùm quả mới thu hoạch, đồng thời tiến hành sửa tán.

Với những cây ra quả ở nách lá như cây có múi (cam, bưởi, quýt…; trừ quýt hồng). Cần cắt hết cành nhỏ, cành bị che khuất, sâu bệnh, đồng thời cắt những cành vươn quá ra ngoài tán để kích thích ra chồi mới.

Với những cây có quả ở thân như dâu da, bòn bon, mít, sầu riêng… thì chỉ cần cắt sửa một ít cành trong tán, một ít cành ngoài tán.

Ngoài ra, việc tỉa cành tạo tán còn tùy thuộc vào tuổi cây, thông thường cứ 3 năm tỉa lại có 1 năm tỉa đau để định hình lại tán làm sao cho tán phù hợp với sự phát triển bộ rễ, nếu cây trồng cách nhau 8 m thì chiều cao cây tối đa cũng không quá 8 m.

Việc tỉa cành, tạo tán còn phụ thuộc vào thời điểm sau thu hoạch, nếu cây thu hoạch vào mùa khô thì việc tỉa cành, tạo tán sẽ dễ hơn vì sau khi cắt tỉa chỉ cần châm phân, tưới nước thì chồi và đọt non sẽ bật ra ngay; còn nếu thu hoạch trễ, vào mùa mưa thì lúc này nhiệt độ không khí và đất đã giảm nên việc đâm cành lá mới khó khăn hơn.

DINH DƯỠNG CHO CÂY SAU THU HOẠCH

Sau một vụ nuôi trái, cây gần như kiệt quệ nên sau khi thu hoạch; cần nhanh chóng giúp cây phục hồi bằng cách bón phân sau khi tỉa cành tạo tán. Mặt khác, cũng như cành lá, sau một thời gian bộ rễ của cây cũng bị già đi, thương tổn và cần có những tác động để kích thích bộ rễ phát triển mới.

Mùn, lân là 2 yếu tố cần thiết cho yêu cầu này, bởi vậy sau khi thu hoạch phải bón phân hữu cơ kết hợp với lân. Ngoài ra vôi (CaO) có tác dụng làm giảm độ chua, phóng thích các dinh dưỡng (nhất là lân) bị keo đất giữ chặt, cải thiện kết cấu của đất nên được sử dụng chung với phân hữu cơ và lân.

Để việc bón phân hữu cơ có hiệu quả, tùy theo điều kiện có thể bón theo rãnh hình vành khăn tán lá nhưng tốt nhất nên bón rộng ra cả vườn. Trước lúc bón cần cuốc lật đất lên, trộn chung cả 3 loại trên, rải đều rồi xới đất lại để vùi phân vào đất. Việc cuốc đất lên sẽ làm cho đất thoáng khí, thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy phân.

Về liều lượng bón. Nếu dùng phân chuồng (đã ủ hoai mục) nên bón từ 10-12 tấn/ha, nếu dùng phân hữu cơ công nghiệp (chất hữu cơ 20%) nên dùng khoảng 2 tấn/ha, lân supe dùng khoảng 1 tấn/ha, vôi 0,5-1 tấn/ha.

Sau khi bón phân hữu cơ khoảng 10 ngày đến 2 tuần, cần bón phân khoáng NPK để cây hấp thu phục vụ cho việc đâm tược mới. Công thức phân NPK lúc này cần hàm lượng đạm và lân cao. Cty Phân bón Bình Điền đã SX nên loại phân NPK chuyên dùng cho giai đoạn này có tên gọi là AT 1.

Cần đọc kỹ hướng dẫn cách bón và liều lượng bón được in ngoài bao phân. Hoặc cũng có thể sử dụng loại phân bón mới NPK 16.16.16 + TE. Đây là sản phẩm hợp tác giữa Bình Điền với một hãng phân bón của Nga, kết hợp với phân đơn, cụ thể: 40 kg NPK 16.16.16+TE+30 kg urê+30 kg DAP. Nên sử dụng urê hạt vàng Đầu trâu có bọc Agrotain để chống việc thất thoát, một bao urê hạt vàng Đầu trâu 35 kg có giá trị bằng 50 kg urê thông thường.

BẢO VỆ THỰC VẬT

Công việc đầu tiên sau thu hoạch là phải vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom các tàn dư thực vật và nông sản ra khỏi vườn và chôn vào hố để sau này có thể sử dụng bón lại cho vườn cây.

Khi vườn cây hồi phục, nhú chồi mới cũng là lúc lứa sâu bệnh mới tấn công vườn. Với sâu hại có 2 nhóm, nhóm hại ban ngày (rầy mềm, rệp sáp, sâu ăn lá, đục lá) và nhóm ban đêm và “tàn bạo” nhất là loại bọ côn trùng bay được vì chúng có tập tính bầy đàn hàng vạn, triệu con, có thể vặt trụi lá non chỉ trong vòng 1-2 giờ. Bởi vậy sau khi nhú đọt non cần kiểm tra vườn thường xuyên, khi phát hiện ra sâu hại ban đêm thì có thể sử dụng thuốc BVTV sinh học như dầu khoáng, hoặc thuốc có khả năng lưu dẫn, phun vào lúc khoảng 3-4 giờ chiều.

Sau khi bón phân hữu cơ, tưới nước thì một số bệnh rễ cũng có nguy cơ bộc phát. Đáng chú ý là bệnh vàng lá thối rễ do nấm phytopthora và fusarium solani, bệnh thán thư.

Kinh Nghiệm Chăm Sóc Cây Ăn Trái Trong Mùa Khô

1. Giữ ẩm cho đất trong mùa khô

Mùa khô hay mùa hạn thường xảy ra tình trạng thiếu nước trầm trọng, cây trồng thiếu nước sẽ phát triển kém, héo úa và có thể chết khô. Do đó, cần phải đảm bảo đủ lượng nước cung cấp cho cây trong suốt mùa.

Để đủ nước cho cây, cần phải giữ ẩm cho đất. Có 2 việc cần làm để giữ ẩm cho đất:

Thứ nhất: Cải thiện kết cấu đất

Để đất có thể giữ được 1 lượng nước nhất định bên trong, đất cần phải có một kết cấu tơi xốp, thông thoáng, giàu mùn hữu cơ. Phải như là một miếng bọt biển hút và giữ nước lại bên trong. Bởi nếu đất có kết cấu nén chặt, nhiều sét, chai cứng, thiếu hữu cơ thì lượng nước tưới vào sẽ chỉ thấm được một lượng rất nhỏ, còn lại sẽ chảy tràn trên bề mặt và bốc hơi.

Để cải thiện kết cấu đất, người làm vườn cần thực hiện các biện pháp như: Tăng cường bón các loại phân hữu cơ cho đất như phân chuồng, phân xanh, phân trùn,… và các chất hữu cơ khác.

Trồng các loại cỏ, cây họ đậu, cây bụi trong vườn để lấy sinh khối hữu cơ, làm phân ủ.

Thứ 2: Che phủ đất

Che phủ đất là một biện pháp bắt buộc để giúp cây trồng vượt qua mùa khô hạn. Việc che phủ đất sẽ giúp hạn chế nước trong đất bốc hơi nhanh dưới ánh mặt trời. Cũng như giúp nước mưa, nước tưới thấm sâu vào đất, tránh chảy tràn trên mặt gây lãng phí nước.

Có 2 cách che phủ đất là che phủ bằng thảm thực vật xanh và che phủ bằng tàn dư cây trồng.

Đối với các vườn trồng cây lâu năm thì che phủ bằng thảm thực vật là cách làm hiệu quả nhất. Bởi, ngoài việc giúp đất duy trì độ ẩm, hạn chế thoát hơi nước thì rễ cây cỏ còn giúp cải thiện cấu trúc đất.

Một số loại cây cỏ nên giữ và trồng trong vườn để che phủ đất như: Cỏ bản địa, cỏ xuyến chi, cỏ vetiver, các loại cây cỏ họ đậu,…

Hoặc nhà vườn có thể sử dụng rơm rạ, bèo, lá khô hay tàn dư cây hoa màu vụ trước,… để phủ xung quanh gốc.

2. Bón phân và cắt tỉa cành trong mùa khô

* Bón phân

Mùa khô là thời điểm các loại cây ăn trái tích lũy dinh dưỡng để ra hoa kết trái. Do đó cây đòi hỏi một lượng nước và dinh dưỡng đủ cho cây sử dụng.

Để cung cấp dinh dưỡng cho cây, người làm vườn nên bón các loại phân hữu cơ, phân vi sinh. Lưu ý, phân hữu cơ như phân chuồng nên được ủ hoai với nấm Trichoderma; Không bón những loại phân chứa nhiều đạm.

Bên cạnh đó, có thể phun thêm các loại phân bón lá dạng amino để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây mà không cần trải qua quá trình chuyển hóa.

Đối với những vùng đất nhiễm mặn vào mùa khô có thể phun phân bón lá có chứa Kali, Canxi, Magiê,… giúp cây tăng đề kháng, tăng khả năng chịu hạn, chống chọi với nhiễm mặn, cứng cây, không đổ ngã.

Đối với vườn cây đang đậu quả non hoặc quả đang trong giai đoạn phát triển nên phun phân bón lá có chứa Ca, Cu, B, Zn để tránh hiện tượng nứt quả.

* Cắt tỉa

Trong giai đoạn này, việc cắt tỉa cành sẽ giảm thoát hơi nước qua lá và nhu cầu cần nước của cây; Cũng như giúp cây thông thoáng, tăng khả năng quang hợp. Nhà vườn nên cắt tỉa những cành vô hiệu, cành bên trong tán, cành ốm yếu, bị sâu bệnh.

Lưu ý: Nên cắt tỉa sớm, tránh tỉa cành vào những ngày nắng nóng.

3. Phòng trừ sâu bệnh trong mùa khô

Với các vườn cây ăn trái, trong mùa khô sẽ xuất hiện một số loại sâu bệnh hại phổ biến như bọ xít muỗi, bọ trĩ, nhện đỏ, rầy, rệp sáp, sâu vẽ bùa, sâu đục trái,… và các bệnh do nấm xuất phát từ vết chích của côn trùng.

Để phòng trừ bệnh cho các loại cây ăn trái trong mùa nắng, người làm vườn cần:

Thường xuyên thăm kiểm tra vườn để phát hiện sâu bệnh kịp thời.

Chủ động phun phòng sâu, côn trùng định kỳ bằng các biện pháp sinh học.

Bảo vệ và phát triển các loài thiên địch trong vườn như kiến vàng, ong, bọ rùa, bọ ngựa,…

Ngoài ra, nhà vườn cần đề phòng những cơn mưa trái mùa trong thời gian này.

Thú Vui Trồng Cây Ăn Trái

Không phải là không có tiền để mua những loại trái cây bán đầy ở các chợ ở Mỹ, đặc biệt là những loại cây ăn trái nhiệt đới như thanh long, nhãn, xoài, mãng cầu dai, mít, chuối xiêm, hồng giòn, táo Tàu, chùm ruột, vú sữa… Những loại cây ăn trái này từng gắn bó với người Việt Nam bao đời ở quê hương, ngày nay có thể trồng dễ dàng ở Mỹ quốc, và lại trở thành một sở thích của phần lớn người Việt Nam xa xứ. Xoài nhà anh Thái – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông Ông Sáu Hào ở tiểu bang Florida, cứ mỗi lần sang Quận Cam, California, thăm bà con bạn bè, là mỗi dịp ông mang qua cả thùng trái cây. Khi thì nhãn, khi thì xoài… Và mới đây, nhân dịp về Nam Cali dự họp mặt cựu sĩ quan VNCH, ông Sáu mang qua cả thùng mãng cầu dai để biếu cho đại gia đình con cháu ở Cali. Ông còn cho biết thêm, loại mãng cầu dai này trồng rất phổ biến ở Florida. Mà quả tình thật, ăn trái mãng cầu dai ngon y như trái mãng cầu dai ở Việt Nam, lại có thể ăn mạnh miệng vô cùng vì không sợ nhiễm chất độc hóa học như trái cây ở Việt Nam. Chị Hoa ở San Jose trồng sau hè 2 cây hồng giòn, 3 cây táo Tàu ra trái oằn cây. Ăn không thể nào cho hết, nên năm nào chị cũng đóng mấy thùng gởi Xe Đò Hoàng xuống miền Nam cho gia đình chúng tôi và một vài gia đình khác. Táo cũng vậy, đem cho mấy người quen trong nhà thờ vẫn không hết. Đến lúc trái chín rụng đầy gốc, chị lượm rồi rửa sạch phơi khô làm táo khô cả mấy bao. Táo khô để dành nấu sâm bổ lượng, cũng có lúc nấu nước táo uống rồi cho những người cùng sở làm nữa. Chuối trong một khu nhà của người Việt ở Quận Cam – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông Táo nhà anh Bảy ở San Jose – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông Đa số người Việt sống ở tiểu bang Cali ngày nay thích trồng những loại cây ăn trái nhiệt đới, không phải chỉ để gia đình cùng ăn mà còn để biếu người thân bạn bè ăn, tạo thêm sự thân mật. Ngoài ra, họ còn có dịp giới thiệu bà con bạn bè biết, trên xứ người mà “tui cũng trồng được mấy loại trái cây nhiệt đới kiểu Việt Nam”. Anh Phước ở thành phố Riverside đã đến cái tuổi hưu rồi, ngoài việc trông cháu tiếp mấy đứa con, còn thời gian là trồng cây ăn trái. Anh trồng chuối xiêm, trồng bưởi, trồng ổi… mỗi thứ hơn một chục cây. Năm nào cũng cho trái sai quả, chín vàng trên cây. Anh rủ anh em trong nhà thờ về nhà mình chơi, ăn tiệc và thăm vườn trái cây. Nhưng thật ra cũng là một dịp giới thiệu tay nghề của “nông gia thứ thiệt”. Chuối nhà của một người Việt ở Quận Cam – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông Những năm đầu mới qua Mỹ, chúng tôi có dịp quen biết với nhiều người trong nhà thờ. Cứ tới mùa trái cây gì thì trong nhà thờ có loại trái cây đó để ăn. Thông lệ ấy quả là quá hay cho người Việt mình trên xứ Mỹ. Có tuần, mỗi người mang về một bọc lớn cam của anh B. trồng. Tuần khác mỗi người mang về một bọc táo Tàu của anh A. Có tuần thì anh T. gởi mỗi người một bọc hẹ… Anh T. cho biết: “Thay vì sân nhà trồng cỏ phải tưới nước tốn kém, người Việt Nam mình thực tế lắm. Tôi bới đất lên rồi trồng hẹ. Tưới hẹ xanh rì cả sân, ăn không hết, nên mang cho anh em trong nhà thờ ăn tiếp”. Nói vậy chứ ra chợ mua bịch hẹ nhỏ xíu cũng cả 3 Mỹ kim rồi. Nếu nhà có tiệc lớn, mua cả chục bó mới đủ ăn. Nếu nấu canh hẹ còn tốn tiền hơn. Tắc nhà cô Vũ Phương-Dung, phụ trách mục Bếp Hồng Gia Đình trên nhật báo Viễn Đông – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông Chanh – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông Chanh nhà trái to như trái bưởi – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông Chanh trĩu quả – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông Vườn nhà tôi có một cây chanh cho trái to bằng trái bưởi. Có cả trăm trái ăn làm sao hết, mà ăn không hết nó rụng. Nên tôi cũng làm theo các anh chị trong nhà thờ, bỏ vào bọc mỗi người một cặp chanh. Trước là cũng muốn nói với mọi người nhà mình có cây chanh, trái to khổng lồ kiểu Mỹ. Sau là ăn thử cho biết, chua lắm. Có điều cái vỏ hơi dầy, nếu muốn ăn phải bỏ bớt vỏ. Để cả tháng khi mà lớp vỏ nó mềm xuống rồi thì mới vắt được nhiều nước. Một trái chanh vắt được cả chén nước. Mấy chú, mấy anh thấy cặp chanh lớn quá nên muốn xin giống. Và tôi đã bắt tìm hiểu cách để chiết nhánh. Trước đây, tôi cũng có dịp tới nhà một đồng nghiệp. Nhà cô có hai cây tắc thôi, nhưng trái sai vô cùng. Đến Tết, cô hái làm mứt tắc, vừa ăn vừa biếu bạn bè vẫn không hết.

Bưởi nhà anh Phước ở Riverside – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông

Bưởi nhà anh Cường – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông

Viendongdaily.com và tác giả giữ bản quyền bài và hình trên trang này. Xin đừng trích đăng dưới bất cứ hình thức nào.

Không phải là không có tiền để mua những loại trái cây bán đầy ở các chợ ở Mỹ, đặc biệt là những loại cây ăn trái nhiệt đới như thanh long, nhãn, xoài, mãng cầu dai, mít, chuối xiêm, hồng giòn, táo Tàu, chùm ruột, vú sữa… Những loại cây ăn trái này từng gắn bó với người Việt Nam bao đời ở quê hương, ngày nay có thể trồng dễ dàng ở Mỹ quốc, và lại trở thành một sở thích của phần lớn người Việt Nam xa xứ.Ông Sáu Hào ở tiểu bang Florida, cứ mỗi lần sang Quận Cam, California, thăm bà con bạn bè, là mỗi dịp ông mang qua cả thùng trái cây. Khi thì nhãn, khi thì xoài… Và mới đây, nhân dịp về Nam Cali dự họp mặt cựu sĩ quan VNCH, ông Sáu mang qua cả thùng mãng cầu dai để biếu cho đại gia đình con cháu ở Cali. Ông còn cho biết thêm, loại mãng cầu dai này trồng rất phổ biến ở Florida. Mà quả tình thật, ăn trái mãng cầu dai ngon y như trái mãng cầu dai ở Việt Nam, lại có thể ăn mạnh miệng vô cùng vì không sợ nhiễm chất độc hóa học như trái cây ở Việt Nam.Chị Hoa ở San Jose trồng sau hè 2 cây hồng giòn, 3 cây táo Tàu ra trái oằn cây. Ăn không thể nào cho hết, nên năm nào chị cũng đóng mấy thùng gởi Xe Đò Hoàng xuống miền Nam cho gia đình chúng tôi và một vài gia đình khác. Táo cũng vậy, đem cho mấy người quen trong nhà thờ vẫn không hết. Đến lúc trái chín rụng đầy gốc, chị lượm rồi rửa sạch phơi khô làm táo khô cả mấy bao. Táo khô để dành nấu sâm bổ lượng, cũng có lúc nấu nước táo uống rồi cho những người cùng sở làm nữa.Đa số người Việt sống ở tiểu bang Cali ngày nay thích trồng những loại cây ăn trái nhiệt đới, không phải chỉ để gia đình cùng ăn mà còn để biếu người thân bạn bè ăn, tạo thêm sự thân mật. Ngoài ra, họ còn có dịp giới thiệu bà con bạn bè biết, trên xứ người mà “tui cũng trồng được mấy loại trái cây nhiệt đới kiểu Việt Nam”.Anh Phước ở thành phố Riverside đã đến cái tuổi hưu rồi, ngoài việc trông cháu tiếp mấy đứa con, còn thời gian là trồng cây ăn trái. Anh trồng chuối xiêm, trồng bưởi, trồng ổi… mỗi thứ hơn một chục cây. Năm nào cũng cho trái sai quả, chín vàng trên cây. Anh rủ anh em trong nhà thờ về nhà mình chơi, ăn tiệc và thăm vườn trái cây. Nhưng thật ra cũng là một dịp giới thiệu tay nghề của “nông gia thứ thiệt”.Những năm đầu mới qua Mỹ, chúng tôi có dịp quen biết với nhiều người trong nhà thờ. Cứ tới mùa trái cây gì thì trong nhà thờ có loại trái cây đó để ăn. Thông lệ ấy quả là quá hay cho người Việt mình trên xứ Mỹ. Có tuần, mỗi người mang về một bọc lớn cam của anh B. trồng. Tuần khác mỗi người mang về một bọc táo Tàu của anh A. Có tuần thì anh T. gởi mỗi người một bọc hẹ… Anh T. cho biết: “Thay vì sân nhà trồng cỏ phải tưới nước tốn kém, người Việt Nam mình thực tế lắm. Tôi bới đất lên rồi trồng hẹ. Tưới hẹ xanh rì cả sân, ăn không hết, nên mang cho anh em trong nhà thờ ăn tiếp”. Nói vậy chứ ra chợ mua bịch hẹ nhỏ xíu cũng cả 3 Mỹ kim rồi. Nếu nhà có tiệc lớn, mua cả chục bó mới đủ ăn. Nếu nấu canh hẹ còn tốn tiền hơn.Vườn nhà tôi có một cây chanh cho trái to bằng trái bưởi. Có cả trăm trái ăn làm sao hết, mà ăn không hết nó rụng. Nên tôi cũng làm theo các anh chị trong nhà thờ, bỏ vào bọc mỗi người một cặp chanh. Trước là cũng muốn nói với mọi người nhà mình có cây chanh, trái to khổng lồ kiểu Mỹ. Sau là ăn thử cho biết, chua lắm. Có điều cái vỏ hơi dầy, nếu muốn ăn phải bỏ bớt vỏ. Để cả tháng khi mà lớp vỏ nó mềm xuống rồi thì mới vắt được nhiều nước. Một trái chanh vắt được cả chén nước. Mấy chú, mấy anh thấy cặp chanh lớn quá nên muốn xin giống. Và tôi đã bắt tìm hiểu cách để chiết nhánh.Trước đây, tôi cũng có dịp tới nhà một đồng nghiệp. Nhà cô có hai cây tắc thôi, nhưng trái sai vô cùng. Đến Tết, cô hái làm mứt tắc, vừa ăn vừa biếu bạn bè vẫn không hết.Từ việc trồng cây cho vui nhà vui cửa, cho nhớ cảnh quê hương, có trái cây để ăn, để tặng người thân bạn bè, nhưng cây trái ở Mỹ này cho trái nhiều, phẩm chất cao, ăn không hết đành mang ra chợ bán. Vì thế mà trái cây “miệt vườn” của người Việt bán đầy các chợ Việt Nam. Có thể nói, ngày nay ở Mỹ cũng có thể thưởng thức khá đầy đủ những loại trái cây nhiệt đới ngon ngọt. Từ nhãn, chôm chôm, vú sữa, mận, xoài, bưởi, thanh long, chuối cau… còn những loại trái cây khác như sầu riêng, măng cụt, bòn bon… nhập cảng từ Thái Lan… cũng bán đầy các chợ.