Top 5 # Xem Nhiều Nhất Bệnh Thối Lá Trên Lan Đai Châu Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Phòng Bệnh Thối Nhũn Trên Lan Đai Châu (Ngọc Điểm)

Một số đặc điểm bạn cần lưu ý về cây lan Ngọc điểm: Lan Ngọc điểm chịu hạn khá tốt, nhưng nó thích ẩm. Độ ẩm càng cao, rễ càng mọc nhanh và phát triển rất tốt, ẩm độ lý tưởng 40 – 70%. Tuy nhiên nên nhớ rằng giá thể trồng lan Ngọc điểm là phải thật thoáng.

Nhu cầu nước cho cây Ngọc Điểm:

Nhu cầu ánh sáng và nắng đối với lan ngọc điểm: Ngọc điểm là loại Lan ưa sáng 60%, ánh sáng trực tiếp dễ làm cây bị bỏng lá, cường độ ánh sáng thay đổi từ 15.000 – 20.000 1m/m2. Tuy nhiên, nếu cây Lan được trồng trong điều kiện quá rợp, cây tăng trưởng chậm và yếu ớt, bộ rễ phát triển kém, cây khó ra hoa. Nhưng sự ra hoa của Lan Ngọc điểm không phải do ánh sáng nhiều hay ít, nắng hay rợp, tất cả là do thời gian chiếu của ánh sáng trong ngày. Vì thế cây Lan Ngọc điểm chỉ nở hoa vào dịp tết âm lịch, tức vào thời điểm trong năm có ngày ngắn đêm dài.

Lan ngọc điểm mua từ rừng về nếu là hàng rừng chưa thuần thì các bạn phải qua quá trình cắt tỉa các lá hư thối và rễ cũ, ngâm thuốc kích thích và để vào chỗ râm mát khoảng 15-30 ngày chờ cho lan ra rễ rồi mới đem ghép vào giá thể.

Chú ý bệnh thối nhũn trên lan ngọc điểm

Vào đầu mùa mưa, lan ngọc điểm hay bị thối nhũn, nhất là những lá bên dưới gần gốc. Lá ngọc điểm bị vàng úa, xuất hiện từ trung tâm lá lan dần ra mép lá. Đồng thời xuất hiện nhiều đốm màu đâu viền màu vàng sáng. Vết bệnh ẩm ướt, khi sờ vào thấy ướt tay.

Cách xử lý bệnh thối nhũn trên lan ngọc điểm:

Trước tiên, bạn đem cây ngọc điểm đang bị bệnh này ra nơi khác, điều này sẽ hạn chế đươc bệnh lây lan sang các cây khác. Nơi treo cần khô thoáng, tránh việc tiếp tục tưới nước cho cây làm vết bệnh thêm trầm trọng và lây lan sang lá khác.

Bạn hãy cắt bỏ phần lá bị thối nhũn (dụng cụ cắt cần phải thật bén, nên dùng dao lam). Những lá đã bị vàng hay thối nhiều thì cắt bỏ cách chỗ thối 2cm, nên treo ngược nơi có ánh sáng.

Hạn chế tưới nước trong khoảng 1 tuần lễ. cứ sau 2 ngày có thể nhúng rễ vô nước (không cho ướt thân lá) nhầm giúp cây không bị kiệt sức.

Phòng bệnh thối nhũn trên lan ngọc điểm:

Vào đầu mùa mưa, nếu bạn thấy trên lá ngọc điểm xuất hiện những chấm nhỏ, ngoằn ngoèo, hay những chấm màu đen hay vàng, nâu thì phải bôi vôi tôi hay sơn móng tay (loại sơn bóng không có màu) bôi lên chỗ bị lóm đốm. Phủ cả mặt trên và mặt dưới, làm như vậy làm cho bệnh không lây lan thêm, nằm 1 chổ rồi từ từ sẽ khô lại.

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc điều trị thối nhũn hòa vào chậu nước theo chỉ định trên bao bì, sau đó ngâm toàn bộ cây lan vào khoảng 10-15 phút, vớt ra lại treo ngược lên cho thuốc khô dần. 2-3 ngày sau pha thuốc với liều lượng nhẹ bằng ½ chỉ định phun sương cho lan. Khi thấy cây lan đã bắt đầu cứng cáp, vết bệnh khô thì hòa nước có Vitamin B1 tưới dạng phun sương cho cây lan. Một thời gian sau cây hết bệnh, rễ bắt đầu nhú là ta có thể ghép vào giá thể cho lan.

Những loại thuốc được sử dụng điều trị thối nhũn là: Physan 20 SL, Starner 20WP, Ridomil Gold 68WG … Ngoài ra còn rất nhiều loại thuốc trị thối nhũn khác nhưng đây là 3 loại thuốc tôi đã sử dụng và thấy tác dụng nhanh, hiệu quả rõ rệt.

Chia sẻ bài viết này!

Comments

Bệnh Thối Rễ Trên Cây Lan

cây hoa lan có rất nhiều các loại bệnh, nấm tấn công gây bệnh cho cây, nhưng có một bệnh thường xuyên mắc phải là bệnh thối rễ trên cây lan, nếu trong quá trình trồng và chăm sóc cây hoa lan mà phát hiện thấy cây không phát triển thì bạn cần xem lại toàn bộ cây, xem bộ rễ của cây còn phát triển hay không.

Bệnh thối rễ trên cây lan-cách phòng trừ Rhizoctonia

Bệnh thối rễ, thối gốc, thối thân trên cây hoa lan thường xuất hiện nhiều nhất vào mùa mưa do độ ẩm cao, mưa nhiều, khi mưa nhiều sẽ có nhiều đạm sẽ làm cho bộ rễ của cây yếu dần đi và tốc độ bệnh lây lan khá nhanh, sẽ dẩn tới bộ rễ yếu đi và gần như không phát triển.

Bệnh nấm và thối rễ trên cây lan chủ yếu là do nấm Rhizoctonia gây ra, khi bộ rễ bị tổn thương thì nấm Rhizoctonia xâm nhập sẽ khiến cho bộ rễ không thể phát triển được, cây bị héo lá, teo tóp nhăn nhwo của giả hành. Nếu để lâu sẽ dẩn tới cây bị khô toàn thân.

– Vết bệnh có mùi rất hôi thối, nồng nặc, khó chịu.

– Thối rễ: rễ bị vàng, bóp vào thấy mềm nhũn, chảy nhớt nước, lá nhăn nheo, rũ xuống, hay vàng lá, rụng dần, thân tóp lại cũng lá những dấu hiệu để kiểm tra lại bộ rễ.

– Thối thân, thối gốc: thân hoặc gốc chuyển sang màu vàng nâu, ủng, rỉ nước, thân mềm yếu.

Nguyên nhân gây bệnh trực tiếp của bệnh thối rễ

Độ ẩm của vườn quá cao và không được thông thoáng, tưới quá nhiều nước có chứa chất đạm.

Cách xử lý khi cây bị bệnh thối rễ

Khi phát hiện thấy cây có hiện tượng dừng phát triển thì đem cây ngay ra khỏi khu vườn và cách ly những cây bị bệnh.

Đối với những cây đã bị hỏng rễ thì ta cần tiến hành thay chậu mới, giá thể mới và sát trùng các vết cắt mới. sử dụng them thuốc phòng trừ nấu và treo ngược cây lên ở nơi có nắng và gió, phun các chất kích thích ra rể, để giúp cây tái tạo bộ rễ mới hơn và ổn định, sau khi cây bắt đầu ra bộ rễ mới thì lúc này mới tiến hành trồng vào chậu với giá thể mới.

LƯU Ý:

– Vào mùa mưa, trên bề mặt chậu, giá thể trồng lan xuất hiện nhiều nấm mảng trắng, rong rêu nhớt, đen hay giá thể đã quá mục sẽ sinh ra nấm bệnh, gây thối rễ, lan dần lên thối gốc, thối thân. Ta cạo sạch hoặc dùng Benkona, Anvil 5SC để đạt hiệu quả hơn.

– Sử dụng giá thể trồng lan đảm bảo độ ẩm, độ thoáng rể, thoát nước nhanh, tránh lót rêu hoặc dớn cho lan vào mùa mưa.

– Không tưới lan vào giữa trưa hoặc chiều muộn. Mùa mưa tưới buổi sáng là đủ, nên có mái che để hạn chế lượng nước do những cơn mưa dai.

– Vườn thoáng gió, độ ẩm vừa phải. Sau vài tháng nên ngâm cả chậu lan trong nước 2-3 tiếng để giảm lượng muối đọng lại.

Cách phòng bệnh bằng cách cắt to toàn bộ rễ cũ và thay giá thể mới và sử dụng một số loại thuốc đặc trị như sau:

– Topsin M (hoạt chất Thiophanate-Methyl)

– Anvil 5SC (Hoạt chất Hexaconazole 50g/L)

– Rovral 50 WP, 500WG, 750WG (Hoạt chất Iprodione (min 96 %))

Tượng tự như thối lá, để phòng thối nhũn thân, gốc có thể dùng những loại như Ridomil, Poner, Starner, Dithane, Aliette, Physan.

– Aliette của Bayer, thuốc lưu dẫn 2 chiều, chữa bệnh pha 3g/ lít nước, phun phòng bệnh pha 2g/ lít nước.

– Starner hoạt chất Axit Oxolinic 20% ,pha 1,5-2g/ lít nước, phun ướt đều cây.

– Ridomil Gold pha 6-7g/ lít nước phun ướt đều cây hoặc quét trực tiếp lên vết bệnh.

– Dithane M-45 pha 1g/ lít nước, có thể bôi trực tiếp thuốc vào vết thối nhũn.

– Poner hoạt chất Streptomycin sunfat 40%, dạng viên sủi, 1 viên pha vừa đủ cho 16-20 lít nước.

– Physan 20SL (nếu có thể tìm mua, dùng hàng Mỹ sẽ hiệu quả nhanh hơn) chứa Amoni bậc 4 đặc trị thối nhũn, pha 2ml/ lít nước.

Phòng Trừ Sâu Bệnh Hai Lan Đai Châu (Ngọc Điểm)

Câu hỏi Phòng trừ Sâu bệnh hai lan đai châu (ngọc điểm): Em cũng là một tên nghiện đai châu đó, trước em cũng từng có một cột tai châu tuyệt cú mèo, nhưng năm ngoái do đi công tác nhiều, em không chăm được nên bị nấm toi mất rùi, cột đó em trồng được 4 năm.

hỏi anh luôn trong trường hợp gặp lại thằng nấm này: nó có vỏ mầu nâu như vỏ của hạt vừng, nhỏ như đầu que tăm và có chất trắng ở bên trong, em dùng thuốc chống nấm đủ kiểu mà không ăn thua, nó cứ làm lá vàng dần, nó phát triển cực nhanh như kiểu nhân đôi vậy, anh có cách nào chữa không.

Phòng trừ Sâu bệnh hai lan đai châu (ngọc điểm)

Trả lời: – Minh có cây cát cũ cũng bị bệnh này. Mình hay chữa thủ công bằng cách lấy móng tay cạo hết những con rệp này ra khỏi lá và gốc cây. Lau lại lá bằng nước sạch có thể pha chút cồn thấy cây không còn bệnh.

– NAM thân mến có lẽ bao giờ chú nên chức”sát thủ bày đàn” thì mới không bị nhầm giữa nấm và rệp, anh cũng từng bị mấy ngọn như vậy chúng bám dày đặc vào mặt lá hút hết nhựa làm lá khô lại vàng dần rồi chết.

Đặc trị công hiệu nhất hiện nay là thuốc trừ muỗi loại chuyên dùng phun tường và ngâm màn (không phải loại xịt … xịt đâu nhé) em pha theo đúng tỷ lệ ghi trên nhãn mác phun tất cả giò lan đang bị bệnh và những giò xung quanh (vì bọn này theo gió lây lan rất nhanh) -1 tuần 1 lần, liên tục trong 3 tuần.

Sau đó khoảng 2 tuần nếu em không phải nhận nhiệm vụ đi “sát thủ” ai thì lấy móng tay cạo nhè nhẹ cho nó rơi hết ra đỡ làm xấu lá, còn nếu bận phấn đấu “lên chức” thì cứ để vậy không sao, sau này tưới nhiều nó cũng trôi đi hết.

LƯU Ý: Cách trên áp dụng với cả Cattleya, Dendrobium và các loại địa lan …

– Kinh nghiệm của các bác ở vùng này không chắc thành công ở vùng khác, ở thời điểm khí hậu khác, các nhà nông học cũng không là ngoại lệ … đúng hôm nay nhưng có thể sai về sau vì vậy mới liên tục có phát minh, cải tiến … chưa kể không phải tất cả những điều viết thành sách và rao giảng trên giảng đường đại học là chân lý.

– Đây là nguyên nhân có những người mà ta phải gọi là nghệ nhân khi phần lớn trong số họ chưa một lần bước chân vào giảng đường đại học.

– Bạn Hongphi mặc dù là người mới chơi nhưng có cách dùng kem đánh răng đã thành công theo em là một phương pháp hay cần được áp dụng rộng rãi vì có khả năng trong kem đánh răng có hàm lượng Clo cao hoặc chất sát trùng tốt …

– Phương pháp dùng ridomin khô của bạn Tuấn Anh Gia Lâm đang áp dụng cũng thành công bước đầu và bản thân em và raika cũng đang theo cách này … tất cả là mắt thấy, tai nghe …

– Tất cả các cách thành công hiện nay là đều dùng cách chữa trị khô, không pha nước để tưới, bởi vì như em đã nói năm ngoái bác Nghĩa đã thất bại thảm hại vì dùng cách pha với nước … chắc nhiều bác nghĩ rằng em cố chấp, thích nổi tiếng nên dẫn chứng bài học đau xót của bác Nghĩa ra để bảo vệ quan điểm của mình, muốn mọi người theo em …

xin thưa là: Tất cả điều đó là vớ vẩn, sở dĩ nhiều người theo em bởi vì họ thấy em làm như vậy, thậm chí họ còn e ngại chỉ dám làm với 1-2 cây còn em chơi luôn một lúc 5-10 cây … cùng thành công hay thất bại với họ…

– Đến đây chúng ta lại bàn về vấn đề tại sao các bác áp dụng thành công còn bọn em lại không thể trong thời điểm hiện tại, vấn đề này lại rất đơn giản với những người chơi lâu năm còn một số bạn mới chơi như raika cũng từng hỏi em một vấn đề liên quan đến chuyện này nhưng em chưa trả lời mà sẽ nói rõ nguyên nhân tại đây để các bạn khác cùng tham khảo.

Tại sao Cat của anh lại không bị mặc dù chúng chịu nước kém hơn đai châu

– Câu trả lời là Cat, hoàng thảo … và một số loại thân mọc trùm khác chúng chứa nước chủ yếu ở giả hành chứ không phải ở lá, nên chúng có thể bị cháy đen lá với những chấm đen và hay thối rễ và giả hành khi bị thừa nước … ít khi bị chấm vàng ở lá (mà có nước ở trong) … không phải trường hợp bị cháy lá do bác Nhât Anh dẫn chứng vì bị như vậy ít khi có nước đọng ở trong.

– Ngược lại đai châu cũng như một số loài đơn thân khác lá lại chứa nước nhiều hơn thân lên gặp thời tiết rét đậm, nhiệt độ xuống thấp lượng nước trong lá bị cô đọng lại (các bác không tin có thể để chai dầu nhớt ra ngoài trời sẽ rõ) hầu như không thể trao đổi chất được cộng thêm quang hợp kém trong những ngày mưa phùn giá rét nên dẫn đến tình trạng trên.

– Các bác ở nơi khác có nhiệt độ cao khi tưới thuốc bằng nước thì chỉ 1-2h sau lá đã khô và chỉ còn thuốc đọng lại trên lá nên công dụng rất cao,ngược lại ngoài Hà nội và các tỉnh phía bắc lá không hấp thụ được nước,quang hợp kém dẫn đến tình trạng ngược lại vi khuẩn theo đường nước tưới lây lan ra nhanh hơn(Không khác dùng phân là mấy)

-Đây là nguyên nhân vườn Bác Nghĩa năm ngoái càng tưới càng bị,sau khi dừng thì khỏi.

Mình có một thắc mắc mà suy nghĩ hoài chưa biết giải thích thế nào cho đúng:

Cũng là cây Ngọc điểm đưa từ rừng về trồng. Trong cùng điều kiện ẩm và đọng nước kéo dài như thế (mà trong rừng thì độ ẩm chắc chắn khủng khiếp hơn môi trường của chúng ta trồng lan nhiều).

Thế tại sao Ngọc điểm trong rừng không bị mà trồng ngoài môi trường của mình tạo ra lại bị thối nhũn?

Vì nếu cùng điều kiện sinh bệnh thì tất cả sẽ cùng bị bệnh. Cây trong rừng chết sạch thì lấy đâu mình chơi các bác nhỉ? Chậc, nghĩ chưa ra!

Không phải cây trong rừng không bị và cũng không phải tất cả đều bị đâu bác Nhật Anh, trong vườn của em để cùng một chỗ mà có ngọn bị, ngọn không thậm chí cạnh nhau kể cả rừng lẫn công nghiệp … em cũng thắc mắc và chưa hiểu hết như bác nên chỉ tạm đưa ra vài nguyên nhân sau đây thôi …

– Khi một số ngọn bị rồi em phát hiện sớm và phòng trừ nên chúng chưa kịp lây lan ra.

– Cũng như người bệnh mà em nói ở trên tùy từng cây mà bản năng sinh tồn của chúng cao hay thấp, chất kháng thể trong cây nhiều hay ít.

– Ngay ở trong rừng có thể tỷ lệ ít nhiều tùy từng vùng nhưng em không tin là không có cây bị như vậy, ý của bác hỏi là tại sao khi lấy ở rừng về không thấy ngọn nào bị đốm vàng sẵn như vậy và đã lây lan thì có thể lây hết cả cánh rừng.

– Theo em hiểu thì lấy ví dụ ở nước ta một số vùng phía Nam có ngọc điểm phát triển mạnh chưa khi nào có cả mưa,rét và sương….kết hợp cùng một lúc như vừa qua ở Hà nội và thỉnh thoảng cũng bị 1-2 ngày trong năm.

– Ở Tây bắc và Lào khi mùa đông đến lại thường ít mưa nên ngay cả u-lồi cũng phát triển tốt không cứ ngọc điểm.

– Tại rừng Trường sơn thì chắc bác Lém trả lời là chính xác nhất nhưng theo em đoán cũng khó kết hợp cả 3 yếu tố trên.

Có việc đau đầu nhờ anh Như giúp đây, em có mua một mớ lan Ngọc điểm rừng bán ngoài đường về trồng, cây ra rễ bình thường nhưng sau một thời gian trồng có vài cây bị vàng lá, vàng từ lá gốc lên dần dần, cuối cùng còn mỗi cái thân rồi die, mặc dù trước đó lá xanh, căng cứng, không có dấu hiệu bệnh gì hết.

Em không dùng phân vô cơ, 1 tuần tưới 1 lần phân hữu cơ, trồng trên khúc gỗ, sân thượng khí hậu khá nóng, gió thông thóang, sáng từ 8-12g 1 lớp lứoi che khỏang 80% nắng , từ 12g đến chiều là 2 lớp lưới che, khỏang 30% nắng.

Nước tưới ngày 2 lần, trong khi các cây Ngọc điểm treo kế bên vẫn không sao. Anh Như và các cao thủ về ngọc điểm chỉ giúp em nhé.Cám ơn rất nhiều.

Vàng lá cũng có 2 kiểu vàng bạn chưa nói rõ, đó là vàng do khô lá dần dần hay là vàng do bị thối … nguyên tắc ngọc điểm mùa này chỉ tưới B1, rễ ra tầm 2cm mới tưới hữu cơ một tháng chỉ 1-2 lần, nếu là 5-1-1 chỉ dùng 50-60% liều hướng dẫn, nếu là nước ốc ngâm đặc thì pha một chén với 20 lít tường đương 1cc 1 lít (cái này phải tự điều chỉnh), phân hữu cơ mà bạn dùng như vậy với cây như vậy là quá nhiều, lá mới chưa lên được, lá cũ ở rừng không thể hấp thụ hết lượng phân hữu cơ như vậy.

– Còn một nguyên nhân nữa là dùng phân hữu cơ rất nhiều rệp sáp, không biết bạn có để ý không, chính rệp sáp bám trên lá cây chích hút nhựa của lá cũng là nguyên nhân làm cho lá vàng rất nhanh.

– Một nguyên nhân nữa là cây lúc mua về trong năm không cắt hết hoa khi cây chưa có rễ nên xuống sức rất nhanh.

– Nguyên nhân cuối cùng và theo tôi đoán là dễ xảy ra nhất, là không đủ độ ẩm, nếu trồng trên sân thượng với cây như vậy phải để thật thấp dưới đó tạo môi trường có độ ẩm cao như chậu nước hoặc chậu cây có đất luc nào cũng ướt (có nhiều nước) … nếu không tạo được vùng tiểu khí hậu mát như vậy thì bạn tưới ngày 4 lần vẫn chưa đủ đừng nói là 2 … dẫn đến tình trạng lúc thì vừa tưới xong khoảng 1h sau giá thể (gỗ) đã khô hoặc tưới nhiều quá vào đúng ngày trời mưa hoặc tưới muộn quá vào khoảng 5h chiều trở đi cũng có tác hại như nhau cả.

– Theo nguyên tắc khi nào rễ dài ôm chậu hoặc giá thể mà bạn ký (ghép) vào, ít nhất một cái lá ở ngọn (lá mới) đang có đà vươn lên thì mới treo cao hơn và tưới phân nhiều hơn (hữu cơ vẫn là không quá 2 lần trong một tháng, còn vô cơ thì 30-10-10 một tuần một lần tỷ lệ 50% trong 3 tháng liên tục).

Chỉ một lý do duy nhất là cây chưa thích nghi môi trường sống; cây bản địa xung mãn nhưng về người trồng ko cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng, bên cánh đó do môi trường không thuận lợi lên cây không thích nghi hấp thụ dinh dưỡng được; nhiều khi bạn muốn mau ra rễ, mầm lá mới mà tưới kích thích ép cho ra rễ, lá mới cũng là nguyên nhân làm lá khô và chết.

Cho tôi hỏi những cây chết đã ra rễ chưa? nếu rồi thì đã bám vào giá thể chưa?

Tôi có một bài học đau đớn: tưới dầu vào gỗ rồi đốt cho gỗ cháy thành than, buộc cây gì vào là chết cây đó.

Có 2 vấn đề ở đây:

thứ nhất là hoá chất ở giá thể (dầu hoặc…),

thứ 2 là một khúc gỗ đã cháy thành than có tác dụng ngược là quá khô, phải ngâm vài ngày cho ngậm no nước rồi mới trồng, nếu không nó sẽ hút ngược nước của cây làm cây lúc nào cũng thiếu nước dẫn đến khô héo rồi chết.

To Loithuongtin: nếu như bác nói là phơi nắng mà lá non không có chấm đen nào thì chắc bao nhiêu phần % cho ngọn ĐAI CHÂU trắng tuyền, em có một ngọn đã ra hoa, vì vị trí đặt cây, thì cây đó ở vị trí hơi nhiều nắng (không chỉ là một tuần mà là 8 tháng) nhưng lá non và lá cũ không hề có chấm đen, hoa nó cũng ra đợt Tết rùi, đã được kiểm chứng, mặt sau của các cánh hoa thì một màu hồng, còn mặt trước thì không có chấm tím nào, hòan toàn trắng đục, còn lưỡi thì vẫn có màu tím. cánh khít nhưng không chồng lên nhau.

Bệnh Thối Nhũn Trên Hoa Lan, Cách Phòng Bệnh Và Điều Trị

Bệnh thối nhũn trên hoa lan là bệnh phổ biến mà bất cứ người trồng lan nào cũng gặp phải. Đây là căn bệnh gây thiệt hại rất lớn đến giò lan cũng như cả vườn lan nếu không được chữa trị kịp thời.

1. Triệu chứng bệnh thối nhũn trên Lan

Các triệu chứng ban đầu của bệnh thối nhũn thường xuất hiện những chấm nhỏ trên lá hoặc trên chồi non trông giống như bị bỏng nước lúc này lá lan bị phồng lên màu nâu. Những chỗ bệnh này động vào sẽ cảm thấy nhớt nhớt và có mùi rất khó chịu. Nếu không được xử lý ngay thì vết bệnh sẽ lan ra một cách nhanh chóng đặc biệt là vào mùa mưa với thời tiết nóng và độ ẩm cao. Căn bệnh thối nhũn rất phổ biến ở những cây lan có lá mọng nước, nhất là trên các cây hồ điệp công nghiệp hoặc lan đai châu,…

2. Nguyên nhân gây bệnh thối nhũn trên Lan

– Nguyên nhân đầu tiên có thể thấy thời tiết năm nay, nóng hơn , khắc nghiệt hơn năm ngoái rất nhiều. Làm cây giảm sức đề kháng, đồng thời tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.

– Thứ 2, do một số ace mới chơi được 1, 2 năm kinh nghiệm vẫn chưa nhiều, chưa để ý tới phòng bệnh trên lan. Có thể năm nhất năm hai giá thể còn sạch, vườn chưa có mầm bệnh nên cây không sao, nhưng từ năm 3 sẽ khác.

– Do lũ côn trùng khốn nạn, ngày đêm chui ra phá. Như: Rồi vàng, bọ trĩ, nhện đỏ… chúng châm chích xoạc vào lá vào thân gặp điều kiện ẩm và nhiệt độ thuận lợi vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng.

– Cây non, là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất, do màng tế bào mỏng dễ bị tổn thương.

– Nguyên nhân khác còn có như các yếu tố vật lý, do va chạm, gió tạo ra vết thương hở, người đi qua va chạm, giàn bị rung lắc,…

– Tiểu khí hậu vườn chưa thực sự thông thoáng, bí gió.

Nói chung nguyên nhân thì có nhiều, nhưng cách phòng ngừa ngăn chặn thì cũng chỉ cần một số biện pháp sau:

3. Giải pháp khắc phục bệnh thối nhũn trên Lan

– Ngăn chặn côn trùng: Nếu có điều kiện thì các bác nên làm lưới chống côn trùng, rồi treo các bẫy ruồi vàng trong vườn. Còn k có điều kiện thì nên thường xuyên phun phòng côn trùng muỗi, ruồi vàng, rệp , bọ trĩ, nhện đỏ … Vào mùa nắng nóng này với vườn mở nên phun nửa tháng 1 lần. Có thể sử dụng các loại thuốc như: Fendoda, Movento, Pesieu…

– Tạo màng bảo vệ mầm tơ: Để tạo ra một bước tường thành vững chắc bên ngoài vỏ của cây con, các bác có thể dùng các loại thuốc có thành phần Mancozeb (kẽm và mangan) để phun phòng cho cây, cái này vừa trị được sự tấn công của nấm bệnh và vừa làm cho mầm con cứng săn chắc hơn, có thể dùng 20 ngày 1 lần. Một số loại thuốc như: Dithane M45, Antracol, Redomil.

– Khử trùng, diệt khuẩn trong vườn, trên cây và giá thể. Nhằm giảm bớt số lượng vi khuẩn và nấm bệnh trong vườn các bác có thể dùng một số loại thuốc như: Physan 20, Benkona, Nano đồng, Nano bạc, … Nên phun xen kẽ luôn phiên với mancozeb.

– Tạo cho luồng không khí trong vườn được lưu thông tốt hơn, bằng cách dùng quạt thông gió.

– Nên có mái che mưa cho dòng thân thòng.

– Chăm cây ngoài các lọai phân NPK thì nên bổ sung các trung vi lượng cho cây tháng 1 lần để cây có thể phát triển khoẻ và cân bằng như: CanxiNitrat, MagieSulphat, Vi lượng tổng hợp Cambi308.

Đầu tiên là phải kiêng nước vài hôm, cách ly cây.

Với những cây mà bị thối trên lá hoặc chớm vô thân, thì có thể cắt bỏ phần lá thối. Sau đó pha thuốc sệt sệt chấm trực tiếp lên chỗ thối, hai ngày lần, làm khoảng 2-3 lần. Và Pha thuốc theo hướng dẫn sử dụng để phun cho cây phòng bệnh lan ra rộng hơn.

– Với những mầm bị thối gốc, thì chỉ còn cách cắt bỏ, rồi kiêng nước và trị bằng thuốc cũng giống như trường hợp trên.

Các loại thuốc dùng để trị bệnh thối nhũn trên hoa lan chúng ta nên sử dụng kết hợp một số bộ đôi nấm khuẩn: Dithanem45 + Starner, antracol + #Starner; Kasumin + Antracol; Benkona + Porner; Physan20; DethaneM45 + Marthia, hoặc không có sẵn ở nhà các loại trị bệnh trên thì chạy ra hiệu thuốc tây mua ngay kháng sinh Streptomicyn.

P/s: Có một ảnh miêu tả sự ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự phát triển của vi khuẩn, các bác nhiền vô vùng nhiệt độ nguy hiểm từ 5 độ C tới 60 độ C, tại nhiệt độ này từ 1 con vi khuẩn sau 8 tiếng có phát triển thành trên 8 triệu con vi khuẩn. Với số lượng như vậy thì đừng hỏi vì sao cây nhanh tèo như vậy.