Top 5 # Xem Nhiều Nhất Amophot Là Một Loại Phân Bón Phức Hợp Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Phân Bón Phức Hợp Là Gì

Theo một phương pháp sản xuất tất cả các loại phân bón phức hợp hiện đại được chia thành hỗn hợp, phức tạp và khó trộn. Nhóm thứ hai nhận được thuộc tính như ammophos, kali nitrat, diammonium phosphate. Các chế phẩm này được chuẩn bị bởi các phản ứng hóa học của các thành phần. Các thành phần của vi chất dinh dưỡng phân bón phức hợp lỏng và rắn được giới thiệu, một số thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ.

Bằng cách kết hợp (slozhnosmeshannym) bao gồm phân bón phức tạp mà được chuẩn bị bởi một quá trình duy nhất. hóa chất như vậy trong một hạt duy nhất có chứa hai hoặc ba chất dinh dưỡng quan trọng mà quan trọng cho sự tăng trưởng thực vật, trong các hình thức của hợp chất. Bằng cách kết hợp bao gồm nitrophoska và nitrofos, và nitroammophoska nitroammophos, kali và amoni polyphosphates, karboammofosy, hỗn hợp phức tạp lỏng.

công thức hỗn hợp này được gọi là phân bón đơn giản, mà thu được trong quá trình trộn khô.

hỗn hợp khó trộn và phức tạp của nội dung cao khác nhau của các chất dinh dưỡng, do đó họ rất tiết kiệm để sử dụng.

Mặc dù tất cả các lợi thế của mình, phân bón phức tạp có một nhược điểm lớn – tỷ lệ của nội dung của NPK trong họ khác nhau trong giới hạn tương đối hẹp.

Công tác chuẩn bị phức tạp tỷ lệ phần trăm của các yếu tố cấu thành thường được quan sát chặt chẽ, tuy nhiên, nếu bạn muốn có một số thay đổi, sau đó, thực hiện các phép tính đơn giản, những thay đổi này có thể được thực hiện một cách độc lập. Ví dụ, nếu phân bón phức tạp đối với các loại rau chứa nitơ khan hiếm, sau đó họ có thể thêm một hóa chất đơn giản với hàm lượng nitơ cao, nhưng để giảm hàm lượng của một thành phần chỉ bằng các kỹ thuật nông nghiệp chuyên nghiệp.

Vào thời điểm đào đất vào mùa xuân hoặc mùa thu thời gian cho đất làm giàu hiệu quả khoáng sản có thể sử dụng công thức với nồng độ cao của một chất như canxi cacbonat, đó là cũng làm suy giảm tính axit. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những khu vực trên mà cà chua.

phân bón phức hợp cho cà chua tại cây giống phương pháp phát triển ứng dụng tại cấy để đất. Các lỗ cho các nhà máy, 500 gram mùn trộn với một muỗng canh tro, và một muỗng cà phê phân supe lân. Ăn cây giống cà chua có thể được thực hiện trong thời hạn mười ngày kể từ ngày trồng và rễ.

Cà chua lần đầu tiên được ăn cây thảo bản bông vàng, và phân bón hợp chất có thể được thực hiện đã trong thủ tục này.

Supe đôi và thường là những loại thuốc phổ biến nhất và phổ biến được sử dụng trong trồng cà chua. Thành phần của các hóa chất này bao gồm: phốt pho, canxi, lưu huỳnh, magiê và nitơ. Từng yếu tố có tác dụng có lợi của nó. Ví dụ, canxi có hiệu quả làm giảm độ axit của đất, và magiê là điều bắt buộc các nhà máy Solanaceae cho sự phát triển bình thường và hoạt động. phân bón hợp chất thường ở dạng bột hoặc hạt.

Phân Bón Phức Hợp Dap Đình Vũ

Trong sản xuất trồng trọt phân bón là yếu tố hàng đầu cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để cây trồng sinh trưởng, phát triển và cho ra sản phẩm. Với ý nghĩa ấy, phân vô cơ luôn thể hiện vai trò to lớn trong nền kinh tế nông nghiệp hiện đại của bất kỳ quốc gia nào do có những lợi thế cơ bản về hàm lượng dinh dưỡng cao, khả năng cung ứng lớn và tính tiện dụng, đặc biệt là những loại phân vô cơ được sản xuất bằng công nghệ cao, ít tạp chất. Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trải dài qua nhiều vĩ độ nên mùa vụ canh tác cây trồng cũng rải đều ra quanh năm. Vì thế nhu cầu phân vô cơ liên tục tăng cao qua các năm để đáp ứng việc thâm canh, tăng năng suất trồng trọt. Tuy nhiên, rất cần các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, tiết kiệm chi phí, chống ô nhiễm môi trường, bảo vệ sản xuất nông nghiệp bền vững.

Một trong những yếu tố lớn nhất làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón là tình trạng rửa trôi gây ra bởi việc bón phân không đúng kỹ thuật. Phân bón khi không được cây trồng sử dụng hết sẽ hòa tan theo nước mặt chảy ra ao, hồ, sông, suối, rửa trôi xuống tầng nước ngầm hoặc bay hơi vào không khí làm ô nhiễm môi trường sống. Giữa đất trồng, cây trồng và phân bón có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Vì thế, bón phân đúng kỹ thuật là phải thực hiện “05 đúng”:

– Đúng chân đất,

– Đúng loại cây,

– Đúng liều lượng,

– Đúng thời điểm

– Đúng cách bón.

Nếu bón phân đúng kỹ thuật sẽ tăng hiệu quả sử dụng, tăng năng suất cây trồng, tiết kiệm được phân bón và nhiều chi phí khác.

Nhiều khảo sát khoa học về kỹ thuật bón phân cho thấy đối với các loại cây ở chân ruộng khô, cây công nghiệp, không chủ động được nguồn nước cần phải bón vùi vào đất. Điều này làm tăng hiệu quả sử dụng phân lên đến trên 80% so với phương pháp thông thường là bón rải bề mặt. Kỹ thuật bón vùi cần đặc biệt chú ý đối với các loại phân lân, trong đó có phân phức hợp DAP – là loại phân lân cao cấp nhất hiện nay. Hầu hết các loại phân lân hiện nay trên thị trường đều không tan trong nước. Cây trồng chỉ sử dụng chất lân (P205) khi phân tiếp xúc với axit xitric là một loại a xit hữu cơ tiết ra từ đầu rễ của cây. Axit này có tác dụng hòa tan, chuyển lân trong phân thành dạng dễ tiêu cho cây trồng hút lấy. Riêng DAP (sản phẩm của công nghệ cao) lại là dạng phân lân có đặc tính tan trong nước, cây trồng rất dễ hấp thu chất lân để cung cấp kịp thời cho nhu cầu trao đổi chất trong cây ngay từ giai đoạn nảy mầm của hạt hoặc sau khi gieo, cấy. Là loại phân phức hợp chứa 2 chất dinh dưỡng có tính chất và vai trò khác nhau, trong công nghệ sản xuất người ta phải tạo sản phẩm dạng viên có vỏ bọc để dễ bảo quản và làm giảm độ rã (tính tan) khi phân tiếp xúc với nước. Đây là vấn đề của công nghệ hiện đại nhằm bảo vệ các chất dinh dưỡng trong phân, giảm tác động của rửa trôi, cung cấp từ từ nhưng kịp thời các chất dinh dưỡng cho cây trồng trong quá trình phát triển. Kỹ thuật này mang lại hiệu quả rõ rệt, do giảm lượng bón, tiết kiệm được chi phí phân bón trong thâm canh cây trồng.

Lân là thành phần dinh dưỡng chính cấu tạo nhân tế bào thực vật, giúp cây tăng cường phát triển bộ rễ, tăng độ cứng, tăng khả năng chống chịu đối với các yếu tố bất lợi do thời tiết, sâu bệnh gây ra. Ở Việt Nam hiện nay chúng ta đang sản xuất nhiều dạng phân lân như: lân nung chảy, supe lân và hiện nay đang tăng cường sản xuất phân lân phức hợp cao cấp DAP tại nhà máy DAP đặt tại khu Kinh tế Đình Vũ, thành phố Hải Phòng.

Các kết quả nghiên cứu và thử nghiệm bón phân bón DAP ĐÌNH VŨ thay cho các dạng phân bón truyền thống khác trên nhiều loại cây trồng, đã được triển khai ở 7 tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng Bắc Bộ, được Viện Khoa học sự sống – Đại học Thái Nguyên tiến hành trong những năm vừa qua cho thấy, việc sử dụng phân phức hợp DAP ĐÌNH VŨ mang lại lợi ích nhiều mặt, hơn hẳn các loại phân đơn khác.

Nhà máy DAP Đình Vũ của CÔNG TY CỔ PHẦN DAP – VINACHEM (thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) là nhà máy sản xuất phân bón phức hợp DAP đầu tiên của Việt Nam. Với dây chuyền thiết bị hiện đại, bản quyền công nghệ của Mỹ và Châu Âu, nhà máy đã sản xuất được phân DAP [chữ viết tắt của chất hóa học có tên Diamonium phosphate, công thức hóa học là (NH4)2HPO4] từ nguồn nguyên liệu chính là quặng Apatite Lào Cai. DAP Đình vũ có hàm lượng dinh dưỡng tổng số ở mức ≥ 61% trong đó có 16% là Nitơ và 45% P2O5 là lân nguyên chất.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, trong năm qua, nhà máy đã nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ, điều kiện trang thiết bị… để sản xuất thành công trên quy mô công nghiệp và chính thức đưa ra thị trường phân bón DAP chất lượng cao ngang trình độ thế giới. Tính theo một cách khác ta thấy: mỗi 01 kg DAP ĐÌNH VŨ tương đương 2,8 kg supe lân + 0,34 kg đạm Urê. Như vậy, với công nghệ hiện đại, toàn bộ bã thạch cao (CaSO4. 2H2O) có đặc tính làm chai cứng đất và các loại hợp chất khó tiêu khác trong quặng Apatite đã bị loại bỏ. Điều này cải thiện được các đặc tính cơ lý của phân như góp phần làm tăng độ rã…. Trong khi đó, việc sản xuất các loại phân lân cũ không có quá trình này. Đây là thành quả của việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ thế giới trong sản xuất phân bón ở nước ta.

Trong gần 3 năm (6/2012 – 12/2014), Viện Khoa học Sự sống – Đại học Thái nguyên đã khảo nghiệm liên tục tác dụng của DAP Đình Vũ trên nhiều loại cây trồng ở địa bàn 7 tỉnh miền Bắc, qua đó khẳng định một số điểm nổi trội và lưu ý khi dùng phân DAP Đình Vũ như sau:

– Đặc tính tự nhiên và cũng là ưu thế đặc biệt của phân DAP Đình Vũ là đặc tính dễ tiêu và có độ rã chậm (chậm tan). Nhờ cải tiến công nghệ hiện đại mà độ rã của phân tăng lên, nhờ đó mà khi bón lót trong gieo trồng ngũ cốc, hạt nảy mầm là có lân “ăn” ngay. Phân tan tới đâu, cây “ăn” tới đó, phù hợp với tốc độ hấp thụ của bộ rễ và quá trình sinh trưởng của cây trồng. Tính chậm tan cũng hạn chế được thất thoát phân do rửa trôi bề mặt và tầng sâu. Nếu bón phân đúng cách hiệu quả sử dụng lên đến trên 80% ngay trong mùa vụ đầu tiên. Độ chậm tan của DAP có lợi là nó làm tăng rõ rệt lượng lân dễ tiêu trong đất, có tác dụng kích thích hoạt động của hệ sinh vật đất, để lại lân cho cây trồng ở vụ sau tiếp tục được hưởng thụ. Tuy nhiên, có một hiệu ứng tâm lý xảy ra là khi bón phân DAP cho cây trồng ở những chân đất cao, không chủ động nước tưới, khi bới đất lên vẫn còn lớp vỏ bọc hạt phân tồn trong đất, dễ bị hiểu là phân không được cây ăn hết.

– Ngoài cung cấp 02 thành phần dinh dưỡng đa lượng chính là Nitơ (16%) và P2O5 (45%), phân DAP Đình Vũ còn cung cấp một số yếu tố trung, vi lượng ở dạng hoạt hóa rất hữu ích với cây trồng như: S, Mg, Fe, Mn, Si, Ca, F… Các thành phần trung, vi lượng bổ sung này có vai trò quyết định đến quá trình hình thành chất diệp lục, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và năng lượng của thực vật, góp phần tăng chất lượng nông sản, đặc biệt có hiệu quả rõ nét đối với các cây lấy củ, quả, lá, hạt.

– Là phân phức hợp N-P lại có chất lượng cao ngang thế giới, DAP Đình Vũ cung cấp cân đối và kịp thời dinh dưỡng cho cây, làm cây khỏe, tăng chống chịu nên giảm áp lực phun thuốc BVTV. Điều này đáp ứng tốt cho nhu cầu sử dụng phân bón trong sản xuất nông sản an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP hiện nay, nhất là khi Chính phủ đã chủ trương khai thác thế mạnh của kinh tế Việt Nam là sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại.

– Với đặc điểm là chất trung tính, phân DAP Đình Vũ không hại cho da tay người lao động và được dùng để bón trên mọi chân đất mọi loại cây trồng ở Việt Nam.

– Phân DAP Đình Vũ đặc biệt hiệu quả trong việc dùng để bón lót, vì nó cung cấp Nitơ và Phospho cho cây trồng ngay khi cây nảy mầm hoặc đâm chồi, giúp cây sinh trưởng kịp thời và tăng sức đề kháng chống lạnh. Lúa vụ xuân ở miền Bắc khi bón DAP Đình Vũ ít bị chết rét so với bón lót bằng phân lân khác. Với cây chè ở miền núi phía Bắc, bón phân DAP làm nâng cao kết quả thâm canh cây chè vụ rét trong điều kiện có đủ nước tưới.

– Do đặc thù về công nghệ, trong quá trình sản xuất toàn bộ những tạp chất có hại, gây chai cứng đất trồng, đặc biệt là thạch cao (CaSO4.2H2O) đã bị loại bỏ nên việc sử dụng DAP Đình Vũ sẽ giảm được lượng bón, công vận chuyển, công bón phân cũng như loại trừ về cơ bản những yếu tố gây hại với môi trường.

– Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại, lại có hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO, có phòng kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm đạt chuẩn VILAS -17025… Toàn bộ các khâu từ chuẩn bị nguyên liệu đầu vào, kiểm soát quy trình sản xuất cho đến khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng đều được kiểm soát nghiêm ngặt. Chất lượng sản phẩm phân bón DAP Đình Vũ vì thế, luôn ổn định.

– Khi bón DAP cho những vùng đất bị nhiễm phèn cần chú ý bón thêm vôi để nâng cao hiệu quả, tưới đủ nước để phân tan chậm nhưng tan hết, giảm tổn thất do bay hơi.

Tuy nhiên, để có căn cứ đầy đủ có tính thuyết phục cao, rất cần sự đầu tư nghiên cứu sâu hơn để cải thiện độ rã của phân, xác định mức bón, cách bón và những tác động qua lại giữa bón DAP với thay đổi tính chất đất cũng như chất lượng nông sản./.

Nguồn: chúng tôi

Phân Bón Hóa Học Là Gì Tổng Hợp Các Loại Phân Bón Hóa Học

Thực tế hiện nay trong trồng trọt phân bón là thành phần không thể thiếu cho cây, để cây đạt năng suất cao và nhanh thì bà con thường sử dụng cho mình phân bón hóa học bởi những hiệu quả mà nó đem lại. Tuy nhiên thì không phải ai cũng biết rõ về loại phân này, kể cả những người sử dụng cũng có thể chưa hoàn toàn hiểu hết được. Vậy phân bón hóa học là gì ? tác dụng của phân hóa học ra sao ? bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết các thắc mắc của mình.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Phân bón hóa học là gì

2. Các loại phân hóa học 

2.1 Phân đạm

2.2 Phân lân

2.3 Phân kali

2.4 Các loại phân khác

3. Ưu nhược điểm phân bón hóa học

Phân bón hóa học hay còn được gọi là phân vô cơ là các hóa chất chứa những chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng được sử dụng để bón cho cây nhằm tăng năng suất.

Phân hóa học gồm các nguyên tố cần thiết để cung cấp dinh dưỡng cho cây như : N,K,Ca,Zn,Mg… Từ các nguyên tố dinh dưỡng riêng biệt này phân vô cơ được chia thành 3 loại khác nhau là phân đạm, phân lân và phân kali, để hiểu rõ hơn về điều này thì mời các bạn cùng theo dõi tiếp.

Phân đạm là tên gọi chung của những loại phân hóa học cung cấp đạm cho cây.

Đạm là chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Đạm là nguyên tố góp phần tham gia vô thành phần chính của prôtit, các axit amin, clorophin, các enzym và các loại vitamin trong cây giúp thúc đẩy quá trình phát triển cho cây như phân cành, ra nhiều lá có kích thước to và xanh, lá tăng khả năng quang hợp từ đó góp phần tăng năng suất.

Các loại phân đạm được dùng phổ biến gồm :

Phân Urê

Phân amoni nitrat

Phân amoni sunphat

Phân amoni clorua

Phân Xianamit canxi

Phân amoni photphat

Khi sử dụng phân đạm cần lưu ý rằng 

– Phân phải được bảo quản trong túi nilông. Nơi để phân phải thoáng mát, khô ráo, không để chung với các loại phân khác

– Bón đúng với nhu cầu và đặc tính của từng loại cây trồng. Bởi không phải cây trồng nào cũng có nhu cầu phân bón giống nhau, nếu không kiểm soát được điều này có thể khiến cây bị phản tác dụng

– Bón đúng với đặc điểm của đất trồng. Với các loại cây cạn như mía, ngô… sử dụng bón đạm nitrat là phù hợp tuy nhiên riêng lúa nước thì lại nên dùng đạm clorua. Đối với những cây họ đậu thì nên bón đạm sớm trước khi các nốt sần sùi hình thành ở rễ cây, còn khi các vết sần sùi đã hình thành thì không nên bón đạm vì sẽ ngăn cản hoạt động có định đạm đến từ không khí của những loại vi khuẩn nốt sần.

Phân lân là loại phân vô cơ rất phổ biến hiện nay có thành phần chính là photpho. Lân tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin giúp kích thích sự phát triển rễ cây, làm cho rễ cây ăn sâu và lan rộng vào đất, từ đó giúp cây thêm vững chắc hơn. 

Phân lân góp phần thúc đẩy quá trình đẻ nhánh, đâm chồi, giúp cây ra hoa kết trái sớm, phân lân có đặc tính là yếu tố giúp tăng tính chống chịu cho cây trồng như chống rét, hạn hán, chịu được độ chua của đất…

Các loại phân lân được sử dụng phổ biến như :

Phôtphat nội địa

Phân apatit

Supe lân

Tecmô phôtphat 

Phân lân kết tủa

Phân kali có vai trò cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng trong giai đoạn phát triển của cây. Kali hỗ trợ cho cây trong quá trình chuyển hóa năng lượng, đồng hóa dinh dưỡng để tạo chất lượng và năng suất cho cây.

Kali tham gia quá trình quang hợp giúp tổng hợp đường, protein và tinh bột giúp tăng năng suất cây, tăng thêm khả năng hút nước cho phần rễ.

Các loại phân kali phổ biến :

Phân kali clorua

Phân kali sunphat

Phân kali – magie sunphat

Phân hỗn hợp

Đây là loại phân vô cơ có chứa cả 3 nguyên tố N, P, K thường được gọi phổ biến là phân NPK. 

Phân phức hợp

Đây là phân phức hợp từ các chất được tổng hợp trực tiếp bằng những tương tác hóa học với nhau.

Phân vi lượng

Đây là loại phân hóa học có chứa một lượng nhỏ thành phần của các nguyên tố : kẽm, mangan, bo, … dưới dạng hợp chất.

3.1 Ưu điểm

Tăng năng suất cây trồng

Góp phần tăng độ phì nhiêu cho đất

Kích thích cây phát triển giúp nhanh chóng ra rễ, hoa

Tổng hợp Protein giúp cây phát triển ổn định

3.2 Nhược điểm

Bón trong thời gian dài với số lượng lớn sẽ khiến đất bị chai cứng, tích tụ một số các kim loại trong đất khiến mất cân bằng sinh học

Phân bón hóa học rất dễ hòa tan trong nước cho nên đối với những nơi gần ao hồ, sông suối nếu phân ngấm xuống nước sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.

Nếu lạm dụng phân bón hóa học, đặc biệt là đối với phân có chứa đạm (N) khi chuyển hóa sẽ làm bay hơi một số khi như NH3 gây ra ô nhiễm không khí

Với những chia sẻ ở trên hy vọng sẽ giúp cho bạn bổ sung thêm cho minh kiến thức cần thiết về phân bón hóa học để có thể áp dụng vào canh tác hiệu quả. Một điều cần phần phải lưu ý là đặc điểm của phân hóa học khiến đất bị khô cằn và cứng, nếu muốn tiếp tục trồng cây thì sẽ khá khó khăn. Vậy để giải quyết vấn đề này thì chúng tôi khuyên bạn hãy sử dụng máy xới đất, sản phẩm sẽ giúp đất tơi xốp trở lại và lên luống sẵn cho cây rất tiện lợi và nhanh chóng, tham khảo ngay +9 mẫu máy xới đất giá rẻ đang có mặt tại website của Vinafarm. Quý khách có thể đến cửa hàng để trải nghiệm chi tiết sản phẩm hoặc liên hệ đến hotline: 0982.847.502 để được tư vấn bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

Thế Nào Là Bón Phân Hợp Lý

Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật được thực hiện phổ biến, thường mang lại hiệu quả lớn, nhưng cũng chiếm phần khá cao trong chi phí của sản xuất nông nghiệp. Việt Nam là một nước nhập khẩu phân bón. Hàng năm chúng ta đã nhập 90 – 93% lượng phân đạm, 30 – 35% lượng phân lân, 100% lượng phân kali. Tuy vậy, trong sử dụng phân bón nông dân còn dùng rất lãng phí, do thiếu kiến thức, do quan niệm sai lầm, do chưa hiểu hết tác dụng to lớn của bón phân hợp lý. Chính vì vậy mà hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm chỉ đạt ở mức 35 – 40%, phân lân và kali đạt khoảng 50%. Như vậy, nếu chỉ tính riêng phân urê, hàng năm chúng ta bón khoảng 1 triệu tấn, thì đã bị lãng phí khoảng 1,2 – 1,3 triệu tấn. Do vậy, chỉ cần tăng được hệ số sử dụng thêm 5% thì hàng năm chúng ta đã tiết kiệm được ít nhất 100.000 tấn ure.

Thế nào là bón phân hợp lý????? Qua bài viết này chúng tôi mong rằng có thể bổ sung thêm cho bạn đọc một số những kiến thức, nguyên tắc cơ bản trong việc sử dụng phân bón, mục đích cuối cùng giúp bà con hiểu đúng và hiểu rõ đối tượng, và việc bón phân của mình như thế nào để cung cấp đầy đủ, cân đối dinh dưỡng, đúng thời điểm đúng đối tượng mà lại tiết kiệm và tránh lãng phí phân bón.

Bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân bón thích hợp bón cho cây đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu quả tiêu cự lên nông sản và môi trường sinh thái.

Nói một cách ngắn gọn, bón phân hợp lý là thực hiện 5 đúng và một cân đối:

1. Đúng loại phân

– Cây cần phân gì bón đúng loại phân đó. Phân có nhiều loại, mỗi loại có những tác dụng riêng. Bón không đúng loại phân không những phân không phát huy được hiệu quả, mà còn có thể rây ra những hậu quả xấu.

– Bón đúng loại phân không những phải tính cho nhu cầu của cây mà còn phải tính đến đặc điểm và tính chất của đất. Nếu bản chất đất đã chua thì không nên bón các loại phân có tính axit. Ngược lại, nếu bản chất đất đã có tính kiềm thì không nên bón các loại phân có tính kiềm.

2. Bón đúng lúc

– Mỗi loại cây trồng khác nhau, sẽ có nhu cầu sinh dưỡng ở mỗi giai sẽ là khác nhau. Có nhiều giai đoạn sinh trưởng cây cần đạm hơn kali, có nhiều giai đoạn cây cần kali hơn đạm. Hoặc có những thời điểm cây cần đồng thời cả 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng (đạm, lân, kali). Bón phân đúng lúc, sẽ giúp cho cây trồng hấp thu hiệu quả dinh dưỡng đồng thời phân sẽ phát huy tác dụng hiệu quả nhất.

– Cây trồng cũng như các loại sinh vật khác, có nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng thường xuyên, suốt đời. Vì vậy, để cho cây có thể sử dụng tốt các loại phân bón, tốt nhất là chia ra bón nhiều lần và bón vào lúc cây hoạt động mạnh. Bón tập trung vào một lúc với nồng độ và liều lượng phân bón quá cao, cây không thể sử dụng hết được, lượng phân bị hao hụt nhiều mà phân còn có thể gây ra nhiều tác động xấu đối với cây.

3. Bón đúng đối tượng

– Khi chúng ta cung cấp dinh dưỡng dưới dạng phân bón, thì đối tượng tác động vào không chỉ có cây trồng, tập đoàn vi sinh vật đất, mà còn có cả toàn bộ các thành phần cấu thành nên hệ sinh thái nông nghiệp. Chọn đúng cây trên đúng nền đất, có thể mở ra những tiềm năng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả của phân bón.

Như vậy, đối tượng tác động của phân bón không chỉ có cây trồng, tập đoàn vi sinh vật chất, mà còn có cả toàn bộ các thành tố cấu thành nên hệ sinh thái nông nghiệp. Chọn đúng đối tượng để tác động, có thể mở ra những tiềm năng năng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả của phân bón.

4. Đúng thời tiết, mùa vụ

– Thời tiết có ảnh hưởng đến chiều hướng tác động và hiệu quả của phân bón. Mưa làm rửa trôi phân bón gây lãng phí lớn. Nắng gắt cùng với tác động của các hạt phân bón có thể gây cháy lá, hỏng hoa, quả. Vì vậy xác định đúng thời tiết, mùa vụ bón phân sẽ đạt hiệu quả hơn.

– Trong điều kiện khí hậu, thời tiết và sản xuất của nước ta đối với các loại cây ngắn ngày, mỗi năm có 3 – 4 vụ, thậm chí 8 – 9 vụ sản xuất. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây trồng ở từng vụ có khác nhau, cho nên nhu cầu đối với các nguyên tố dinh dưỡng cũng như phản ứng đối với tác động của từng yếu tố dinh dưỡng cũng khác nhau.

5. Bón đúng cách

– Có nhiều phương pháp bón phân: bón vào hố, bón vào rãnh, bón rải trên mặt đất, hòa vào nước phun lên lá, bón phân kết hợp với tưới nước…

– Có nhiều dạng bón phân: rắc bột, vo viên đút vào gốc, pha thành dung dịch để tưới.

– Có nhiều thời kỳ bón phân: bón lót, bón thúc đẻ nhánh, thúc ra hoa, thúc kết quả, thúc mẩy hạt…

– Lựa chọn đúng cách bón thích hợp cho loại cây trồng, cho vụ sản xuất, cho loại đất… có thể làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón lên gấp nhiều lần.

– Cách bón thích hợp vừa đảm bảo tăng năng suất và cây trồng, tăng hiệu quả phân bón, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng cơ sở sản xuất phù hợp với từng trình độ của người nông dân.

6. Bón phân cân đối

– Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhất định với những tỷ lệ nhất định giữa các chất. Thiếu một chất dinh dưỡng nào đó, cây sinh trưởng và phát triển kém, ngay cả những khi có các chất dinh dưỡng khác ở mức thừa thãi.

– Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động trực tiếp lên cây mà còn có ảnh hưởng qua lại trong việc phát huy hoặc hạn chế tác dụng của nhau.

– Đối với mỗi loại cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đối các yếu tố dinh dưỡng. Tỷ lệ cân đối này cũng thay đổi tùy thuộc vào lượng phân bón được sử dụng. Tỷ lệ cân đối giữa các nguyên tố dinh dượng cũng khác nhau ở các loại đất khác nhau.

– Điều cần lưu ý là không được bón phân một chiều, chỉ sử dụng một loại phân mà không chú ý đến việc sử dụng các loại phân bón khác.

– Bón phân không cân đối không những không phát huy được tác dụng tốt của các loại phân, gây lãng phí mà còn có thể gây ra những tác dụng không tốt đối với năng suất cây trồng và đối với môi trường.

Bón phân cân đối có các tác dụng tốt là:

– Ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của đất. Bảo vệ đất chống rửa trôi, xói mòn.

– Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả của phân bón và của các biện pháp kỹ thuật canh tác khác.

– Tăng phẩm chất nông sản.

– Bảo vệ nguồn nước, hạn chế khí thải độc hại gây ô nhiễm môi trường.