Đề Xuất 3/2023 # Top 40 Loại Lan Kiếm Trắng Đẹp Nhất Nên Sưu Tầm # Top 9 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Top 40 Loại Lan Kiếm Trắng Đẹp Nhất Nên Sưu Tầm # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Top 40 Loại Lan Kiếm Trắng Đẹp Nhất Nên Sưu Tầm mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lan kiếm trắng tuyết ngọc

Cây kiếm ban đầu được anh Vũ Tuấn Anh lấy ở đất Minh Tân, Thủy Nguyên, Hải Phòng từ năm 2012. Mặt hoa trắng tinh khôi, cánh thủy tiên (giọt lệ), lưỡi đầy đặn bo tròn, bông giữ khuôn. Xét tổng thể lan kiếm trắng Tuyết Ngọc nhỏ nhắn xinh xắn. Nhìn cân đối gọn gàng khi trổ hoa (lá nhỏ, củ mẩy tròn, cần hoa ngắn, dày hoa). Cây dễ trồng, đẻ rất khỏe (đẻ từ cả măng tơ), nhanh hoa. Một cây lan kiếm lô hội đột biến đẹp, tên đẹp và có giá đẹp cho các ACE kiếm thủ sưu tầm. Cây đã lan tỏa đến mọi miền đất nước, do đó có thể coi Tuyết Ngọc là cây lan kiếm lô hội trắng Quốc Dân trong làng kiếm.

Lan Kiếm Trắng Điện Biên

Cây kiếm này còn có tên gọi khac là Trắng Bùi Việt. Ban đầu được anh Đào Quốc Cường, Tuyên Chu khai thác từ Điện Biên. Thân lá to khủng bậc nhất dòng kiếm lô hội không thua gì xanh Huế. Cần hoa to như chiếc đũa, dài hơn 1m, dày bông, vai ngang, lưỡi cong không quặn. Cây của Thầy Phan Trí trong Sài Gòn từ nguồn Bùi Việt Buôn Trấp, Đăk Lăk chính là cây Trắng Điện Biên.

Lan Kiếm Trắng Minh Tuyết

Tuyên Chu khai thác từ Điện Biên. Nhiều người cho rằng Minh Tuyết chính là Trắng Điện Biên (cùng bụi kiếm Tuyên Chu lấy về, ban đầu gọi Trắng ĐB, năm sau xổ hoa lại chia ae gọi Minh Tuyết). Một số người khác cho rằng 2 cây này khác nhau: Trắng ĐB lá chữ V, dựng, xanh thẫm; còn Minh Tuyết lá phẳng, võng, xanh lá mạ; so kỹ hơn bản lá Trắng ĐB (đạt 4cm đổ lại) nhỏ hơn chút so với Minh Tuyết (đạt trên 4cm một chút); phân hoa trên cần của Trắng ĐB dầy hơn chút so với Minh Tuyết.

Phạm Xuân Cảnh mua ở chợ Hà Đông khoảng 10 năm trước. Bông trắng tinh khôi, khuôn bông khá to. Cánh bầu chỉnh chu nhìn rất sang (liên tưởng đến ‘lụa trắng Hà Đông’ của các bậc quyền quí xưa), cánh dầy bậc nhất trong dòng lô. Lưỡi còn vương chút đường kẻ ánh hồng/tím. Củ to như tiên vũ, lá hơi mềm. Hơi khó trồng, đẻ ít hơn các cây lô khác (nhất là trồng thiếu nắng, thừa ẩm). Ngoài ra cây còn có tên gọi khác là Bạch Liên kiếm.

Lan Kiếm Trắng Cánh Bầu Thái Nguyên

Đặng Thế Anh tìm ra năm 2012 tại Thái Nguyên. Một cây thuộc top đầu dòng lô, thân thủ khủng như tiên vũ, lá dài võng. Cần hoa to, dài khoảng 60-80cm. Cánh hoa bầu bĩnh, đặc biệt đầu lưỡi hoa tròn đẹp không thay đổi.

Lan Kiếm Trắng Ánh Tím Thái Nguyên

Bạn Thái Nguyên Lan Rừng mua của 1 người dân ở Phú Lương – Thái Nguyên. Cây cho hoa lần đầu vào năm 2014-2015. Đặc điểm của cây là củ to, lá thon dài, bản lá tầm trung. Hoa khá to, vai ngang, cánh bầu, cánh hơi ngả vàng, lưỡi phớt tím. Chính vì thế cây còn được gọi là Kiếm Vàng Ánh Tím Thái Nguyên

Lan Kiếm Trắng Lưỡi Ánh Hồng Thái Nguyên

Bạn Đỗ Hoàng Dũng ở Thái Nguyên lấy năm 2015, chủ cũ có từ 2010. Nguồn gốc cây thực ra không rõ Thái Nguyên hay Bắc Kạn. Thân lá dài cả mét. Cánh và lưỡi phớt hồng, cánh hơi rủ.

Lan Kiếm Trắng Thái Nguyên

Đặng Thế Anh tìm ra năm 2012 tại Thái Nguyên. Cây kiếm này thường có cánh gầy, có ánh phớt hồng. Ngoài ra Thái Nguyên còn một số cây kiếm lô hội trắng từ vùng núi đá vôi Võ Nhai, Định Hóa. Các cây có thể kể đến như: Trắng Tiểu Tuyết, Trắng Tiểu Hồng, Trắng ánh tím cánh gầy thái nguyên, Trắng Thái nguyên 2017… Những mặt hoa này mình có liệt kê bên dưới.

Lan Kiếm Trắng Tiểu Tuyết: Tuấn Thành Đàm Nguyễn mua của người đi rừng ở Thái Nguyên năm 2015, hoa trắng, bông nhỏ chút, rất xinh xắn, cần hoa khoảng 40-45cm, phân hoa hài hòa, bản lá nhỏ.

Lan Kiếm Trắng Tiểu Hồng: xuất hiện 2017, anh em Hải Phòng mua từ Thái Nguyên, Orchids Nguyễn Thành đặt tên, mới nở lại 2019, thân già cần hoa đạt 60cm, bông cánh trắng lưỡi hồng khá đẹp. Thân lá khá khủng như tiên vũ.

Lan Kiếm Trắng Ánh Tím Cánh Gầy Thái Nguyên: hoa nhỏ hơn, cụp hơn, cánh gầy hơn, lá dầy cứng và ngắn hơn Ánh Tím Thái Nguyên.

Trắng Thái nguyên 2017: chú Sơn (Chủ nhiệm CLB hoa lan TN) ở Gia sàng – Thái Nguyên tìm thấy tháng 6/2017. Thân to, lá rất to và dài. Bông hơi ánh vàng.

Hồng Thái Nguyên (Hồng Hải Điên): mới xổ 2019, sắc tím mạnh hơn cây ánh tím TN

Lan Kiếm Trắng Tuyết Vân

Vũ Tuấn Anh mua năm 2001 từ một thợ leo núi người Liên Khê lượm được mang ra chợ Hàng bán. Lúc trước gọi là Cánh cong, Cánh tiên. Sau chia ra mọi miền (bà xã) VTA đặt là Tuyết Vân. Cánh cong duyên dáng, điệu đà. Bụi khỏe cánh cũng bầu bĩnh, phom căng. Hoa có mùi hương nhẹ. Cây đạt giải nhất Hội thi kiếm Đà Nẵng 2019.

Lan Kiếm Trắng Ánh Tím Thủy Nguyên.

Gốc vùng núi đá Lưu Kiếm, Thủy Nguyên – Hải Phòng. Bộ thân lá đẹp (củ tròn nhỏ, lá láng dày). Cánh trắng lưỡi ánh sắc tím. Hoa vai ngang, cánh giọt lệ, siêng bông. Một cây lô hội đẹp và khá hiếm.

Lan Kiếm Trắng Tuyết Anh Tử

Vũ Tuấn Anh đặt tên, sưu tầm từ khu Minh Đức, Thuỷ nguyên – Hải Phòng. Rất giống Trắng ánh tím Thủy Nguyên. Nhiều người cho 2 cây là 1. Có ý kiến cho rằng Tuyết Anh Tử lưỡi nhạt tím hơn và cây nhỏ hơn chút so với Trắng ánh tím Thủy Nguyên.

Lan Kiếm Trắng Mai Hương

Cây có nguồn gốc Thủy Nguyên-HP. Bán vào Nam VTA gọi là Mai Hương. Có ý kiến cho rằng khi chia về Quảng Ninh ae gọi cây Mai Hương là Vàng Yên Tử. Nhưng có ý kiến khác cho rằng cây Mai Hương khác cây Vàng Yên Tử. VYT lá trơn láng, củ tròn. Mai Hương củ không tròn và lá thường chuyển sần. Bông Mai Hương nhỏ hơn bông VYT.

Lan Kiếm Mai Tâm kỳ kiếm

Vũ Tuấn Anh lấy năm 2015 ở Lãnh Giang – Hà Nam (chân cầu Yên Lệnh). Hoa khá to, vai ngang, cánh hơi ngả vàng, lưỡi phớt tím. Có ý kiến cho rằng sau ae Thái Nguyên lấy từ vườn Hùng Cường cầu Yên Lệnh về gọi là Ánh tím Thái Nguyên. Lẫn với cây Ánh tím Thái Nguyên của Thái Nguyên lan rừng xổ (cây số 6)

Lan Kiếm Trắng Liên Khê

Vũ Tuấn Anh, xuất xứ Thủy Nguyên – HP, được 1 thày giáo ở Liên Khê nhượng lại 2 thân năm 2012. (Trắng Tuyên Chu và Trắng Liên Khê là một, lấy từ cùng bụi nhà thầy giáo Hảo cùng một ngày). Hoa trắng khá đẹp, sai bông.

Lan Kiếm Trắng vùng Quảng Ninh

Củ tròn đẹp, cần thẳng dài vừa phải. Bông rất trắng, lưỡi phớt ánh tím (biến thiên). Gồm 3 tên cây, thân thủ, mặt bông khá giống nhau. Một số ý kiến cho rằng 3 cây này thực ra là một:

Lan Kiếm Trắng Yên Tử

Lan Kiếm Trắng Trắng Quảng Ninh

Lan Kiếm Trắng Hạ Long

Lan Kiếm Trắng Tuyên Quang

Đặng Việt Thắng tìm ra năm 2015 ở phường Phan Thiết – TP Tuyên Quang. Củ khá to trong dòng lô hội, lá dài, cần hoa dài cả m, bông trắng (ánh vàng), vai ngang, nở đều giữ khuôn. Xứng đáng người đẹp xứ Tuyên.

Lan Kiếm Trắng Quảng Bình

Hằng Nga VT thời đi dạy học ở Quảng Bình năm 2009 được 1 học sinh tặng một nửa khóm. Sau đó cô nhân giống ra chia sẻ cho mọi người. Mới nở kiếm có cánh bầu đẹp. Cánh dài vai ngang, ngửa cánh, giữ khuôn bay tít, cần hoa thẳng dài cả mét, dày bông, siêng đẻ. Thân thủ khá, lá nuôi đạt 60-70 cm, bản lá 1.5-2cm.

cây của bác Hà ở Giáp Nhị (Hoàng Mai-HN), được lấy từ nguồn Hòa Bình cách đây vài năm. Cần hoa dài.

Cây kiếm do chị Châu Pha ở ĐH Thái Nguyên tìm ra năm 2014 trên vách đá quê nội ở bản Lũng Đa-xã Minh Long-Hạ Lang-Cao Bằng. 2 năm sau trổ bông trắng khá đẹp, mang hồn sơn nữ Cao Bằng. Cần hoa dài và nhìn rất đẹp.

Lan Kiếm Trắng Cao Bằng

Một cây kiếm trắng cao bằng khác được bạn Long Van Vu ở TP. Cao Bằng giới thiệu. Ban đầu cây được mua của dân mang ra TP bán cách đây 2 năm. Lá khoảng 70 cm, bản lá đến 3 cm, lá vươn. Cần hoa dài gần mét, hoa bền, khi nở căng cánh khá bay, hoa thơm ngọt nhẹ.

Lan Kiếm Trắng Yên Bái

Đỗ Đức Thịnh tìm ra năm 2005 ở núi Nậm Tộc, xã Yên Thắng, Lục Yên-YB. Cánh hoa to, bông màu trắng pha ánh hồng tím khói. Thân to, lá to dài. Gần đây có chia sẻ cho ae Hội hoa lan Yên Bái, Lan rừng Yên Bái chủ tịch Hội đặt tên là kiếm Khói Hồ Thác. Mục Đích để tôn vinh người tìm ra tại khu vực Hồ Thác Bà – danh thắng của Yên Bái.

Một số cây lan kiếm lô hội trắng Khác

Trắng Yên Bái (1): bạn Ngọc Tuấn khai thác ở xã Minh Chuẩn, Lục Yên-YB năm 2018, đặt tên cây là Thùy Chi. Lá dài cả mét. Cánh trắng có đường chỉ mờ màu vàng, lưỡi phớt ánh tím pha màu vàng, vai hơi rủ.

Lan kiếm Trắng Yên Bái (2): bạn Độc và Lạ YB tầm được ở Lục Yên – YB vào tháng 7/2019, cây chưa có tên. Lá dài tầm 70cm. Cánh trắng phớt vàng, vai ngang, lưỡi ánh tím, cần hoa to dài khoảng 50cm, bền hoa.

Lan kiếm Trắng Ngọc Khánh

Cây thuộc sở hữu của bạn Thế Giới Ảo ở Thái Nguyên, cây nguồn Na Rì – Bắc Cạn. Thân lá khá to khủng. Lưỡi phớt hồng nhẹ (hoa khá giống Trắng lưỡi hồng Thái Nguyên, thân lá nhỏ hơn). Hoa thơm nhẹ.

Lan kiếm Trắng Thanh Vân Vô Ưu

Bạn Hung Cao sưu tầm cây kiếm lô hội trắng này từ dân ở quê nhà Thanh Vân, Thanh Ba – Phú Thọ. Năm 2019 có chia cho Đoàn Hà lúc đó chưa có tên nên đặt là Vô Ưu, sau gọi gộp lại là Thanh Vân Vô Ưu. Cánh cuộn sau khi nở, là điểm khác biệt với các bông lô hội khác. Lưỡi phẳng.

Lan kiếm trắn Bạch Vân kiếm

Nguyễn Duy Khánh sưu tầm và đặt tên từ 2015. Xuất xứ Ninh Thuận. Cây thân bi hoa lô. Hoa rất thơm (rất đặc biệt trong dòng lô). Hoa mới nở cánh bầu, lưỡi tròn phẳng khá đẹp.

Lan Kiếm Trắng Hoàng Mai

Cây thuộc sở hữu của 3 bạn Phan Thiện, Nguyễn Trung Dũng, Minh Nghĩa. Ban đầu cả 3 người mua cả bụi của dân ở Gia Lai năm 2018. Thân nở mập, tròn đều khá khủng (thân bi hoa lô, nhìn chung lô Tây Nguyên thân lá to), lá dày. Cánh giọt lệ, bông trắng cân đối, giữ khuôn, lưỡi ko quá cuộn. Cần hoa dài.

Trần Đại Orchid xổ hoa lại, nguồn mua ở Gia Lai. Lưỡi to, cánh bầu (cách phân bố hoa khá giống Tuyết Ngọc).

Vườn lan Bảo Huy lấy từ rừng ĐL về cách đây 5-6 năm, mới xổ tháng 3/2019, trắng tinh khôi.

Lan Kiếm trắng Âu Cơ

Nguồn cây từ Nghệ An. Tuấn Thành Đàm Nguyễn xổ tháng 5/2019, đặt tên Âu Cơ. Hoakiếm lô hội splash thuộc loại cực hiếm. Lưỡi trắng rộng, cánh màu ngà gần sạch, vai ngang (thực ra thuộc dòng cánh mầu, không xếp vào dòng Lô Trắng?). Cần hoa cực phê.

Lan kiếm trắng Lạc Sơn kiếm

cây mới toanh, xổ hoa cuối 2019, Thái Học lấy nguồn Hòa Bình từ nhà dân mấy năm trước. Thân thủ đẹp, hoa vai ngang tắp, cánh thủy tiên, lưỡi tròn đầy đặn, cần hoa dày và đều bông.

Lan Kiếm trắng Mỹ Nhân kiếm

Đây là một bông kiếm trắng mới, khá đẹp. Cánh bay cong, lưỡi hồng (lưỡi hơi khác Tuyết Vân). Nguyễn Hồng Quân đang cầm, ko rõ nguồn gốc.

Lan Kiếm Trắng Splash Bảo Ngọc

Bạn Tuananh Ho ở Hà Nội có duyên với cây này. Ban đầu bạn mua lại từ ông anh ở Hải Dương cách đây 2 năm. Ông anh lấy từ dân khai thác gỗ ở Hà Tĩnh từ 6-7 năm trước. Hoa khá giống Tuyết Ngọc, nhưng thân lá hơn Tuyết Ngọc. Cây sai hoa, đẻ khỏe.

Lan kiếm Trắng Thu Hà

Bạn Trương Chuẩn ở Hưng Yên đặt tên, cây được 1 người bạn ở Hà Tây cũ tặng cách đây 4 năm, ko rõ nguồn gốc, hoa xổ 2018. Bông trắng tinh khôi, lưỡi hơi vẹo. Hoa chùm một, cần hoa khoảng 50-60cm. Thân thủ khá (kiểu như Trắng/Vàng Tuyên Quang).

Hàm Long kiếm

Bạn Tien Nguyen Cong sưu tầm ở hòn Rồng, Cam Ranh, Khánh Hòa từ năm 2017 và đặt tên cây là Hàm Long. Củ tròn mẩy, lá dài nhất tầm 60cm, bản lá to nhất 3cm. Vòi hoa dầy. Cánh hơi ánh vàng, lưỡi ánh tím, vai ngang. Bông mới nở lưỡi chụm nhìn khá duyên.

Lan Kiếm Trắng Nha Trang

Cây do bạn Nguyễn Tấn Phước sưu tầm ở vùng núi giáp ranh Khánh Hòa và Đăk Lăk cách đây mấy năm. Nở lại vườn nhà bông ngả vàng (chắc do thời tiết), vai rủ. Ở Khánh Hòa còn có cây lô ánh vàng, lưỡi rộng, vai rủ tương tự của bạn Duong Tran, ae gọi là Vân Phong kiếm.

Lan Kiếm Trắng Sơn La

Cây được bạn Nguyễn Hưng lấy trên rừng SL về năm 2018. Hoa xổ còn yếu, chưa căng (chưa chia cho ai).

Lan Kiếm Trắng Ninh Thuận

Bạn Huan Ho Chi Huan ở Quảng Nam mua được một chậu nhỏ đang hoa cách đây 3 tháng, người bán ở Ninh Thuận, nói rằng cây nguồn gốc Ninh Thuận (?). Cây chờ xổ lại.

Lan Kiếm Hồng Hỷ

Bạn Tuan Bui Minh ở Thái Bình sưu tầm được cách đây hơn chục năm (không rõ xuất xứ), có chia cho Vườn Lan Thiên Hậu, từ đó chia vào Nam cho Trần Thông Vịnh Xuân và một số kiếm thủ khác. Bông lô hội splash, gần giống Âu Cơ, đẹp duyên dáng, thân thủ nhỏ hơn Âu Cơ chút, hiện tại mới nở lại hoa bói.

Tạm đến đây đã. Chắc còn thiếu nhiều tên cây lan kiếm Lô hội Trắng nữa. Bao gồm cả những cây có thể gọi là Trắng hoặc Vàng cũng là nó. (do thời tiết, ăn nắng nhiều ngả vàng nhiều hơn, mới nở trắng sau dần ngả vàng. Và còn phụ thuộc thời điểm chụp/cách chụp…). Không tính những cây kiếm lô hội thuần Vàng, lô hội cánh mầu. Có thể nhiều cây chỉ để chơi, hoặc đang ít giống, hoặc không rõ nguồn gốc nên ACE chủ cây chưa công bố.

Ví dụ có cây lô hội bạn Thanh Phungngoc cho biết có từ năm 2014, hoa trắng sáng tinh khôi, chưa có tên (tạm gọi là “Thanh Ngọc kiếm”) và không nhớ rõ nguồn gốc (nguồn Hải Phòng/Quảng Ninh gì đó?).

Hoàng Xuân Thành

7 Loài Lan Rừng Đẹp Nên Trồng Và Sưu Tầm

Điều gì kiến bạn luôn nghĩ mình phải sở hữu vài loài lan quý hiếm cho khu vườn của mình

Có rất nhiều thông tin nói về những chủ đề tương tự như thế này và những chủ đề như trồng lan rừng như thế nào, nhân giống lan rừng làm sao hay cách trồng các loại lan rừng để phát triển tốt rõ ràng là rất nhiều. Và chúng tôi cũng đã chia sẻ cho bạn đọc một số cách trồng các loại lan rừng Việt Nam và đây chính là lý do bạn nên sưu tầm những loài lan này cho khu vườn của mình.

7 loài Lan Rừng đẹp nên trồng và sưu tầm

Ngược lại nếu bạn không thích lan Rừng Việt Nam mà chỉ thích trồng những loài lan công nghiệp như Lan Vũ Nữ, Lan Kim Điệp, Lan Dendro, Vanda cũng chẳng sao. Vì mỗi người mỗi sở thích chúng ta chẳng thể nào nói mạnh hay ép ai được. Tùy vào sở thích của mỗi người và mỗi nhà thôi.

Trong một thế giới hoàn hảo mỗi người mỗi đam mê bạn sẽ tìm gặp được những người có cùng sở thích và niềm đam mê giống bạn, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm để có thêm kiến thức về trồng hoa cũng đem lại rất nhiều niềm vui có khi còn kinh doanh từ chúng cũng nên.

Chúng ta cùng xem 7 loài lan Rừng đẹp nên trồng và sưu tầm: Một cây lan tuyệt vời được nhiều nghệ nhân trồng lan yêu thích, chúng sống được cả ở vùng nóng và vùng lạnh, ở vùng lạnh những khu vực như Tây Nguyên, Bảo Lộc – Lâm Đồng bạn sẽ bắt gặp loài lan Long tu ra hoa vào mùa xuân rất đẹp. Đặc biệt ở Lâm Đồng lan Long tu xuân cao nguyên Di Linh lại được nhiều người chuộng hơn và vì vậy nó cũng có giá cao hơn hẳn các cây ở rừng Lộc Bắc…..

Thân thòng dài từ 50 – 80 cm, nhiều nghệ nhân trồng và chăm sóc bài bản cây lan có thể dài trên 100cm.

Lan Long Tu ở các vùng khác thì thường ra hoa vào mùa Hè như lan Long Tu Gia Lai, hay Lan Long Tu Lào, hình dáng bên ngoài chẳng khác nào loài Long Tu nở xuân nhưng thực chất chúng lại cho hoa vào hè. Nếu bạn trồng loại cho hoa vào mùa xuân trong vườn lan của gia đình mình chỉ cần chăm sóc tốt đến tết cây sẽ nở hoa và treo trong nhà bảo đảm nhìn ngôi nhà bạn sẽ sang trọng hơn rất nhiều và còn được thưởng thức mùi hương nữa. Giá loài lan rừng này cũng tương đối mềm dễ chơi.

Lan Thủy Tiên

Miền Nam gọi là Thủy Tiên, còn miền Trung miền Bắc gọi là Kiều, Kiều cũng có nhiều loại, nhiều mặt bông và nhiều màu sắc khác nhau. Lan Thủy Tiên ở vùng nào không biết nhưng những người bạn của chúng tôi hay săn lan Rừng chia sẽ thì ở khu vực Lâm Đồng có loài Thủy Tiên nở xuân.

Chúng ta thường gặp một vài loại là thủy tiên tím, Thủy tiên mỡ gà và Thủy Tiên vuông. Do sinh sống ở các khu vực địa lý khác nhau nên Thủy Tiên có loại ra hoa vào mùa hè và có loại ra hoa vào mùa xuân. Vì là một trong bảy loài nhất định đã trồng lan là bạn phải sưu tầm một hài bụi nên cố gắng tìm loại ra hoa vào mùa xuân mà trồng, tết có cái mà chơi.

Lan Ngọc Điểm (Nghinh Xuân) Nghinh Xuân hay còn gọi với một cái tên dân dã khác là lan Ngọc Điểm, loài này chắc chắn ra hoa vào mùa xuân rồi, còn ra đúng vào mấy ngày mùng nữa là khác nên trồng loài này thì bạn yên tâm rồi. Mấy năm trở lại đây lan mô Thái Lan, Đài Loan du nhập vào nước ta nước rất nhiều vì vậy bạn chịu khó tìm loài Ngọc Điểm rừng mà trồng cho có ý nghĩa.

Ngọc Điểm cũng tương đối dễ trồng không kén khí hậu sau khi ra hoa tết bạn có thể chăm sóc và qua năm chơi tiếp. Nếu chăm sóc tốt cây phát triển khỏe mạnh một cây sẽ ra nhiều bông rất là đẹp. Hoa thì đặc biệt có hương thơm nồng nàng chẳng chê vào được rồi.

Hoàng Thảo Kèn

Giả Hạc kiêu sa Kèn quyễn rũ chơi lan mà trong vườn không có đôi ba giò kèn thì thật uổng công trồng lan rồi. Hoàng Thảo Kèn dễ trồng, hoa nở nhiều bông to, lâu tàn, hoa nở từ cuối mùa đông đến mùa xuân. Nói dễ trồng nhưng cũng tùy vào thời tiết của từng vùng miền, có vùng trồng hoài mà cây chẳng phát triển được, còn thối thân, chết úng.

Nhưng dù sao cũng phải cố gắng sưu tầm vài giò về trồng chứ với tốc độ khai thác rừng như hiện nay khoảng vài năm nữa mấy anh em trồng hoa lan như chúng ta đừng nói đến chơi lan rừng mà chuyển qua trồng hết lan mô lan nhập cũng nên.

Giả Hạc Nói qua Hoàng Thảo Kèn rồi mà không nói đến lan Giả hạc thì thật là vô lễ chẳng ai trồng lan mà lại không nghe đến cái tên dân dã này, Phi Điệp với Giả Hạc cũng là một, Giả hạc sống rải rác tất cả các vùng, hoa cũng đa dạng. Cây dễ trồng dễ chăm sóc, chịu lạnh giỏi và đẻ con rất nhanh. Nếu bạn muốn nhân giống loài này trồng với số lượng lớn cũng không mất nhiều thời gian lắm đâu. Nếu bạn đang có nhu cầu trồng những và nghiên cứu sâu hơn về loài lan này có thể theo dõi thêm tại đây. Hạc vỹ lan thân thòng, dài nhìn xa cũng giống với Giả Hạc nhưng đến gần bạn sẽ thấy chúng khác nhau nhiều, thân nhỏ nhắn, lá nhỏ hơn Giả hạc và nhìn có vẻ mảnh mai hơn. Điểm khác biệt của loài lan hoàng thảo Hạc Vỹ chắc là lúc ra hoa, môi có lông mịn, hoa nhỏ và có hương thơm, hoa nhanh tàn.

Điểm Mặt Top 30+ Mặt Lan Hài Quý Hiếm Nhìn Cực Dị Nên Sưu Tầm

Đôi chút về lan Hài

Lan Hài là một chi nhỏ trong Họ Lan, có tên khoa học Paphiopedilum. Chi lan Hài vô cùng đa dạng phong phú là tập hợp của hàng trăm loài Hài độc đáo khác lạ, với hàng ngàn loại khác nhau.

Hài lan được xem là loài hoa biểu tượng của sự quý tộc, cực kỳ đắt giá, ẩn chứa nhiều nghĩa sâu sắc bên trong.

Hài ở đây không có nghĩa là hài hước buồn cười. Sở dĩ người ta gọi nó như vậy bởi môi hoa có hình túi, nhìn rất giống chiếc Hài (chiếc giày) mà người phụ nữ thời xưa thường đeo.

Các loài quý hiếm trên thế giới

Đối với những người yêu hoa, yêu thiên nhiên, khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những mặt lan này thì thực sự không khỏi khao khát một lần được sở hữu trong đời.

Biết đâu trong tương lai gần, Lan Hài sẽ trở thành loài thế chân lan Đột Biến thì sao nhỉ ?__?

1. Lan Hài Rothschild

Tên quốc tế: Serapias stenopetala

Phân bố chủ yếu: Algeria và Tunisia (Bắc Phi)

Tình trạng loài: Số lượng cực ít, nằm trong danh sách bảo tồn khẩn cấp

Được mệnh danh là “vàng” của vùng núi Kinabalu. Lan hài Rothschild với hữu những bông hoa to và lá màu xanh thẫm, 15 năm mới cho hoa một lần, cực kỳ cực kỳ quý hiếm.

2. Lan Hài Thành Thị

Loại lan này nổi bật với những chi tiết đối xứng màu xanh đậm tại phần lá Bắc (chiếc lá hướng lên trên). Tổng thể mặt bông cực kỳ to, đường kính phải từ 5 – 10 cm. Trên mỗi cánh tràng (cánh hai bên) xuất hiện nhiều đốm đen đậm.

3. Lan Hài Liêm

Hài Liêm xuất hiện ở Indonesia vào năm 1971, môi trường sống lý tưởng của chúng nằm ở những vùng khí hậu bán nhiệt đới, nhiệt đới, vùng đất thấp ẩm.

Liêm thực tế kể ra là một loài lan khá sơ khai (xuất hiện từ rất lâu rồi) nên vô cùng nhiều người biết đến. Tuy nhiên, cũng chính sự nổi tiếng ấy đã đẩy loài hoa tuyệt đẹp đến bờ vực của sự tuyệt chủng.

4. Lan Hài Sang

Lan Hài Sang còn được mệnh danh là “Kẻ Nhàn Tản”. Chúng xuất hiện lần đầu tại Châu Âu trong bộ sưu tập những cây mẫu ra hoa mùa xuân năm 1987.

Với những đặc điểm vô cùng kỳ dị như lá có khảm, chỉ một hoa trên một vòi hoa, phần cuối của môi dưới có tai, và lá đài kép nhỏ hơn lá đài sau. Lan Hài Sang được xếp vào hàng những loại lan quý hiếm nhất thế giới cần bảo tồn gấp.

5. Lan Hài Fairrie

Khác với những loại lan quý hiếm bên trên, loài lan này sở hữu những mặt bông rất nhỏ chỉ khoảng 4cm. Với hai cánh đài đầu nhọn dáng cong xuống nhìn vô cùng đặc biệt.

Lan Hài Fairrie

Top các loại Hài đẹp nhất Việt Nam

Việt nam là quốc gia có sự đa dạng về lan Hài lớn nhất thế giới. Chưa tính đến những cá thể chưa được khám phá, thì nước ta phải có ít nhất 10 loài lan Hài, mỗi loài có hàng trăm cá thể.

1. Lan Hài Xanh

Đặc điểm nhận biết:

Hài Xanh là giống loài cây cảnh quý. Chúng sở hữu những bông hoa to đẹp mang mùi thơm dịu, cùng màu xanh lục nhạt rất hiếm gặp.

Trên cánh hoa, Hài Xanh mang những mạng gân mảnh như mạng nhện khá rõ nét, nhìn cực kỳ độc đáo. Đây cũng là đặc điểm để phân biệt chúng với những cá thể Hài khác cùng loài.

2. Lan Hài Vàng

Đặc điểm nhận biết:

Hài vàng là giống cây sống khá lâu năm, có 4 – 5 lá mọc chụm. Lá hình dải, dài từ 14 – 42 cm x rộng từ 2,5 – 4 cm, màu lục ở mặt trên, lục nhạt ở mặt dưới, gốc nhiều chấm màu nâu tíu.

Thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Hài Vàng cánh môi độc đáo với màu vàng lục hơi nâu, mép màu vàng nâu và thuỳ hoa cuộn vào, khiến chúng khác biệt với anh em cùng tộc.

3. Hài Vân Nam

Đặc điểm nhận biết:

Hài Vân Nam mọc ở độ cao 6-800m so với mực nước biển được tìm thấy trong những nền rừng nhiều sương. Chúng là loại lan hài dễ trồng, dễ cho hoa, thích nghi đa khí hậu.

Hoa Hài Vân Nam nở vào mùa xuân, hoa không to lắm và không mấy bắt mắt về màu sắc.

Xong nói về đặc điểm nổi trội thì là phần Lá Bắc của cây, lá này hướng lên trên với những đường gân màu hồng đối xứng khá đẹp – lạ.

4. Lan Hài Hồng

Đặc điểm nhận biết:

Lan Hài Hồng được tìm thấy lần đầu tiên năm 2010 tại núi Hòn Bà thuộc tỉnh Khánh Hoà gần ranh giới Lâm Đồng.

Đây là một loài thực vật đặc hữu Việt Nam (chỉ có ở Việt Nam), với cánh hoa gần tròn màu trong màu hồng nhạt, mặt ngoài có những chấm màu hung đỏ, lông thưa ngắn ở cả hai mặt.

5. Lan Hài Táo

Đặc điểm nhận biết:

Là một trong ba loài lan Hài đẹp của vùng cao nguyên Nam Trung Bộ, đại diện cho mảnh đất Kon Tum.

Appleton mọc thành bụi nhỏ trên đất mùn, hoa không to lắm. Màu sắc cánh đài nghiêng về đỏ hồng, có chấm đen tại cuống. Màu sắc lá Bắc mang màu xanh nhạt.

6. Lan Hài Vệ Nữ

Đặc điểm nhận biết:

Hài Lông được tìm thấy trong những lớp mùn giày cạnh các thân cây. Chúng là một một trong số những loài thực vật có giá trị về nguồn gen quý Của Vịnh Hạ Long.

Hài Lông có lá dài 30-45cm, rộng 3-4 cm, mặt trên màu xanh sẫm hơn mặt dưới, đài hoa mang hình chiếc giày ballet xinh xắn. Hầu hết phát hoa cho hoa vào Đông và Xuân.

Hiện nay, Hài Lông tự nhiên là loài lan được liệt kê trong sách đỏ Việt Nam – danh sách những loài thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo tồn gấp.

7. Hài Mốc Hồng

Đặc điểm nhận biết:

Mốc Hồng là loài Hài của vùng biên giới phía Bắc. Từ hoa đến thân lá đều nhỏ xíu, màu hoa sặc sỡ, hài hoa to cánh hoa lại nhỏ khiến chúng nhìn lúc nào cũng nổi bật

Dạo gần đây Mốc Hồng rất được yêu thích trong bộ tộc Hài bởi vẻ đẹp xinh xẻo mà em nó sở hữu.

8. Hài Bạch Hạc

Đặc điểm nhận biết:

Bạch Hạc có hoa màu trắng muốt, với hai cánh hoa nở hai bên và vòi hoa chính ở giữa.

Cái tên Bạch Hạc khiến người ta liên tưởng đến những chú chim và quả thật là nhìn 2 cái cánh đài của nó không khác gì chim Hạc thiệt.

Tuy nhiên tại sao Bạch Hạc đẹp thế mà lại ít phổ biến? Bởi vì nó không “dễ ăn” một chút nào, kỹ thuật trồng cực khó.

Để ra được những bông hoa sở hữu vẻ ngoài tao nhã, nhẹ nhàng, uyển chuyển như kia, thì thực tế ẩn phía sau cả một bầu trời kỹ thuật của những chủ nhà vườn.

9. Hài Cocci

Đặc điểm nhận biết:

Hài Cocci có 4 – 6 lá khi trưởng thành, lá cây có màu xanh đậm. Cocci sở hữu mặt hoa vô cùng đặc biệt, lá bắc nhìn như con cá đuối, cánh tràng hai bên thì vểnh vểnh như tua bạch tuộc.

11. Lan Hài Râu

Đặc điểm nhận biết:

Hài Râu thuộc top những loài Hài có vóc dáng to lớn , vạm vỡ nhất Việt nam.

Lá của chúng bản to – dày – màu xanh thẫm. Hoa của chúng thì có thể nói là khó mà nhẫm lẫn với những loài khác được. Hai cánh đài dưới hài hoa dính thành lòng thuyền. Hai cánh tràng hai bên thì lại dài, xoắn lại, rũ xuống như râu.

12. Lan Hài Hằng

Đặc điểm nhận biết:

Hài Hằng là loài Hài rất quý có hoa to, màu vàng sặc sỡ, rất đẹp, rất thơm mùi quế, được ưa chuộng cực kỳ ở thị trường Lan nước ngoài.

Tuy nhiên Hài Hằng không mấy phổ thông ở Việt Nam, vì điều kiện khí hậu lạnh lẽo chỉ trồng ở phía Bắc và Đà Lạt mới cho ra hoa.

13. Lan hài Henry

Đặc điểm nhận biết:

Mùa xuân năm 2001, Hài Henry được Leonid Averyanov và D. Harder tìm thấy tại khu bảo tồn Phong Quang tỉnh Hà Giang

Henry sở hữu lá Bắc màu xanh lá với những đốm cực kỳ đậm, hài hoa màu hồng tươi, nhìn như một bộ đầm dự tiệc sặc sỡ.

Từ những mặt hoa quý hiếm trên thế giới đến những loài Hài đầy ấn tượng ở Việt Nam, ta có thể thấy vẻ đẹp của chúng thực sự rất độc dị lại đa dạng.

Không biết chừng một ngày nào nào đó, Hài thực sự sẽ trở thành trào lưu mới trong giới yêu lan <3

8 Loại Giáng Hương Việt Nam Phải Sưu Tầm Ngay

Người mới chập chững trồng lan hay tưởng lầm loại lan Giáng hương với lan Ngọc Điểm vì mới nhìn sơ qua hai cây này từ cách cấu tạo từ rễ, thân, lá và màu hoa tương tự nhau vì cùng một họ Vandeae

Giáng Hương ví như Thúy Kiều với bộ rễ mọc dài theo thân nảy ra từ cuống của những chiếc lá, thon, nhọn ẻo lả và những chùm hoa dài mang những đóa hoa màu trắng, màu hồng và tím lạt đổ xuống như những giòng thác nhỏ, hoa không những lâu tàn còn được trời ban tặng cho mùi hương quyến rũ mặn mà, còn cây ngọc điểm lá to bản và ngắn hơn.

8 LOẠI CÂY AERIDES MỌC Ở VIỆT NAM

* Aerides crassifolia lá dày (giáng xuân), đặc điểm lá dày, cứng và xòe sang hai bên, hoa nở vào mùa xuân, rất lâu tàn mầu hồng tím và tím đậm. Lan mọc ở Trung và Nam bộ: Đà lạt, Blao, Đắc lắc…

Hoa mọc từng chùm dài 15-30 cm, hoa to khoảng 3-4 cm, lâu tàn có hương thơm và nở vào mùa Xuân đến mùa Hạ.

Từ Sơn La của vùng cao nguyên miền Bắc, chạy dài theo những tỉnh Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đà Lạt của cao nguyên miền Trung kéo dài đến Tây Ninh của miền Đông Nam Phần có Giáng Xuân hay Giáng Hương quế (Aerides falcata var. maurandii) dài khoảng 50-70 cm, lá màu xanh đậm có sọc, mặt dưới của lá hơi tím đỏ. Chùm hoa dài 30-50 cm với khoảng 15-30 hoa to từ 2,5-3 cm, có hương thơm và nở vào mùa Xuân qua mùa Hạ.

* Aerides falcata lindl (tam bảo sắc), Giáng hương quế, hoa nở vào tháng 5-6 mầu hồng nhạt với những vệt tím hồng, mọc ở các tỉnh miền Trung dọc theo dãy núi Trường sơn.

* Aerides flabellata Rolfe, Giáng hương môi quạt: hoa nở vào mùa xuân, mầu nâu tươi môi có gai vàng cong ra phía trước, mọc ở miền Bắc.

Chỉ mọc trên cao nguyên miền Bắc ở hai tỉnh Lai Châu và Sơn La, Giáng Xuân quạt hay Giáng Hương quạt (Aerides flabellata), có lá xòe ra hai bên như chiếc quạt dài từ 15-16 cm, chiều ngang từ 2-3 cm. Chùm hoa thưa chứ không dày như những loại Giáng Hương khác, dài rũ xuống khoảng 10-25 cm, màu hoa cũng khác có 5 cánh lớn màu xanh vàng chấm nâu và lưỡi màu hồng tím, hoa lớn khoảng 2 cm, thơm và nở vào mùa xuân.

* Aerides houlletiana, Giáng hương quế nâu: hoa nở vào mùa hè mầu vàng nâu, hay vàng chanh, môi tím mọc ở miền Nam: Đà Lạt, Tây ninh.

Ở hai tỉnh Kontum, Đắc Lắc của cao nguyên miền Trung, tỉnh Tây Ninh của miền Đông Nam Phần và ở đảo Phú Quốc có Giáng Hương quế nâu hay là Họa Mi (Aerides houlettiana hay Aer falcata, Aer picotianum, Aer platychilum) thân dài từ 50-70 cm, lá xanh ngắt dài từ 30-40 cm, chiều ngang từ 2-3 cm. Chùm hoa rũ xuống dài từ 30-40 cm, hoa dày từ 20-30 chiếc, to khoảng 2,5 cm, có nhiều màu vàng lạt hay xanh lá cây lạt hơn là màu hồng hay tím, thơm ngát như mùi chanh hay cam và nở vào mùa Xuân và mùa Hạ.

* Aerides multiflora Roxbury (giáng hương Sóc Lào): Giáng hương nhiều hoa, lá dài và cong, hoa nhiều mọc sát với nhau, hoa nở vào mùa hè, mầu hồng nhạt có chấm và đỉnh mầu tím, mọc ở Thủ đầu một, Bì đúp, Tân Uyên, Đắc Lắc.

* Aerides odorata (Quế lan hương): Giáng hương thơm, thân dài đến 1 thước, lá dài chừng 30 phân, hoa nở vào mùa hè, cánh hoa trắng hồng viền tím,môi cuộn tròn lại. Lan mọc ở khắp Bắc, Trung và Nam.

Aerides odorata gồm nhiều nhánh nhỏ:

1/ Aerides odorata : Giáng hương quế hay còn gọi là Quế lan hương

Dòng này thì tương đối phổ biến và cũng dễ phân biệt do có mùi thơm của quế

2/ Aerides odorata var alba : Giáng hương Bạch nhạn

Thân tròn, nhỏ, dài trung bình, lá dài từ 10 đến 20 cm,nhỏ hơn cỡ 2 cm, lá xếp đều hai bên thân, dựng và hơi khum vào phía trong, mầu xanh nhạt hơn, khoảng cách giữa các lá thưa hơn. Vòi bông đam ra từ nách lá, có trung bình 10 đến 15 bông trên một vòi hoa nếu cây phát triển tốt và già cây thì vòi hoa có thể lên tới trên 30 bông trên một vòi. Hoa mầu trắng , nở muộn hơn Hồng sắc trong khoảng tháng 6 , 7 mùi thơm nhẹ.

3/ Aerides odorata var micholitzii hay Aerides odorata var rosea (còn gọi là hồng nhạn)

* Aerides rosea Loddiges (Đuôi cáo, đuôi chồn): Giáng hương hồng, hoa mầu hồng tím rất đẹp, nở vào mùa xuân. Lan mọc ở cao Bằng, Lạng sơn.

Trên cao nguyên Bắc phần từ những tỉnh Sơn La, Hòa Bình đến tỉnh Kontum, Bù Đốp, Đắc Lắc của cao nguyên Trung phần và ở Nam Cát Tiên National Park có Giáng Hương nhiều hoa, hay gọi nôm na là Đuôi Cáo, Sóc lào (Aerides multiflora hay Aer affinis, Aer godefroyana) thân ngắn, lá có chừng 12 chiếc, cứng và ngắn hơn chùm hoa. Chùm hoa Đuôi Cáo này dài từ 30-40 cm hoa rất nhiều khoảng 30-50 chiếc to khoảng 2,5 cm mọc sát vào nhau, cánh dầy, hoa thơm nở vào mùa Xuân và mùa Hạ, loại Giáng Hương này rất có rất nhiều người nhầm lẫn là Ngọc Điểm (Rhynchostylis).

* Aerides rubescens (Giáng thu): cây nhỏ hoa nở vào cuối xuân, đầu hạ mầu hồng tím mọc ở Lâm Đồng, Phan Rang.

Các nhà khoa học vừa công bố loài lan mới tên giáng hương ở Ninh Thuận. Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia Việt Nam và Nga. Loài mới được đặt tên lan giáng hương phong Aerides phongii, nhằm vinh danh ông Nguyễn Phong, người đã phát hiện và thu mẫu loài hoa lan này ở Việt Nam.

(Tổng Hợp)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Top 40 Loại Lan Kiếm Trắng Đẹp Nhất Nên Sưu Tầm trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!