Đề Xuất 3/2023 # Top 15 Mặt Hoa Lan Kiếm Hồng Đẹp Nhất # Top 4 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Top 15 Mặt Hoa Lan Kiếm Hồng Đẹp Nhất # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Top 15 Mặt Hoa Lan Kiếm Hồng Đẹp Nhất mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mỗi cây mình viết vắn tắt vài dòng giới thiệu nơi xuất xứ, năm tìm ra, người sưu tầm và một vài đặc điểm chính của hoa/thân lá. Mỗi cây lan kiếm có ảnh kèm theo, có chú thích tên cây, nguồn ảnh, được đánh số tương ứng với danh sách để các ACE tiện đối chiếu.

Đây là cây lan kiếm có nguồn gốc từ rừng Quảng Nam. Cây được fb Nguyễn Bảo Trân – người đi rừng tìm ra và đặt tên. đẻ nhánh rất khỏe, khi mới nhú mầm ám màu hồng.

Lan Kiếm Hồng Bảo trân có củ tròn, lá xòe, dày và cứng dài 60-65cm, bản lá to nhất 5,2cm. Cánh hoa vàng sáng, 3 cánh đài sạch, 2 cánh tràng còn ám chút nơi gốc cánh. Điểm đặc sắc của cây kiếm này là cái lưỡi vươn tròn có viền màu hồng đậm. Riềm lưỡi trắng, có mảng vàng giữa lưỡi, hai thùy bên lưỡi hồng nhạt. Trụ nhụy vàng sáng, ám gốc. Cần hoa xanh, thẳng cùng với mùi hương thơm dịu nhẹ

Độ ổn định/biến thiên của mặt hoa: Cánh hoa lan kiếm hồng Bảo Trân sẽ quăn và lưỡi cuộn nhẹ sau 3-4 ngày nở (2 ngày đầu lưỡi vẫn khá thẳng). Hoa đã nở lại ổn định tại vườn một số kiếm thủ.

Đây là cây lan kiếm lưỡi hồng rất duyên dáng được đặt tên/ký hiệu là HT18 trong bộ sưu tập kiếm HT của Phan Vĩnh Toàn. Sau đó, Tâm Thanh – chính chủ của cây lan kiếm đã đặt tên lại là Tuyệt Tình kiếm.

Tuyệt Tình Kiếm có thân lá nhìn khá đẹp. Bản lá đạt 4,5-5cm, lá hơi mềm, nuôi ăn nắng sẽ cứng cáp hơn. Măng mầm khi mới mọc nhìn hơi ám. Cánh hoa lúc đầu hơi ánh xanh cốm sau ngả vàng sáng. 3 cánh đài sạch, 2 cánh tràng (cánh vai) ám gốc, khi mới nở cánh hơi bầu. Trụ nhụy sạch, vàng sáng cùng màu với cánh. Lưỡi màu hồng nhạt (hồng cam). Cần hoa có nụ ngả xanh, cần dày và đều bông, mỗi cần có thể đạt 25 bông. Cây lan kiếm hồng này nếu chăm tốt hoa sẽ bung cả cần trong 1-2 ngày. Khi nở có mùi thơm dịu thoang thoảng

Độ ổn định/biến thiên của mặt hoa: Sau khi nở căng vài ngày cánh hoa Lan Kiếm Hồng HT18 sẽ quăn, lưỡi cuộn nhẹ, trụ nhụy chuyển màu rám hồng, lưỡi chuyển màu đậm hơn chút (ánh đỏ nhạt). Cây đã xổ bông ổn định ở cả 3 miền.

Đây là cây lan kiếm thuộc loài kiếm tiên vũ có nguồn gốc từ rừng Hà Tĩnh. Được bạn Phung Huan (FB: Phung Huan) đặt tên.

Lan Kiếm Hồng Hà Tĩnh có thân thủ tầm trung, bản lá đạt 4-4,5cm, măng mầm ám. Cánh hoa vàng sáng, 3 cánh đài hầu như sạch (ám chút xíu ở đầu cánh), 2 cánh tràng ám nhẹ ở gốc và đầu cánh, cánh gầy mỏng manh. Trụ nhụy sạch, vàng ươm. Lưỡi hồng nhạt xinh xắn, ổn định (không chuyển màu khi về tàn). Cần hoa có nụ ngả xanh khá đều bông, đạt 20-22 bông

Độ ổn định/biến thiên của mặt hoa: Bông sau khi nở căng vài ngày cánh quăn nhẹ, lưỡi cuộn, trụ nhụy chuyển màu hơi ám. Cây đã xổ hoa ổn định ở một số địa phương.

Đây là một cây kiếm lưỡi hồng mang tên nữ tính khá đẹp, đến từ núi rừng Quảng Ngãi cây được bạn Nguyên Phốnui (fb: Nguyên Phốnui) phát hiện sau khi tầm được một bụi kiếm trên 50 thân có thân thủ xanh mướt trên một cây cao vào tháng 12/2018 tại vách núi thuộc Km 11 xã Phổ Phong huyện Đức Phổ, Tỉnh Quảng Ngãi.

Lan Kiếm hồng thủy tiên có cánh hoa vàng sáng, 3 cánh đài sạch, 2 cánh tràng ám gốc chút. Hoa nở bung cân đối, trụ nhụy sáng còn vết ám lấm tấm ở gốc. Lưỡi tròn rộng, vệt lưỡi và hai má lưỡi màu hồng tươi tắn. Cần hoa ngả vàng có nụ ban đầu xanh sau chuyển vàng, đều bông, có thể đạt 26 bông/ cần. Khi nở hoa tỏa mùi hương khá dịu.

Độ ổn định/biến thiên của mặt hoa: 1 Bông Lan Kiếm hồng thủy tiên khá giữ khuôn, cánh quăn ít, lưỡi cuộn khi về tàn.

Lan Kiếm Hồng Tam Thành

Đây là cây kiếm có xuất xứ từ Quảng Nam. Tầm năm 2007 Bạn Huỳnh Thanh Hải tầm được bụi kiếm to ở bên hồ Phú Ninh trong một chuyến đi công trình ở mỏ vàng Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam. Hải mang về ghép lên cây mít nhà nội, hàng năm cây vẫn cho hoa đều. Năm 2018 Hải bắt đầu chơi lan kiếm, có tách một số thân tặng anh em, và đem về trồng tại vườn nhà ở Tam Kỳ. Năm 2019 cây lan kiếm xổ lại bông lưỡi hồng tại Tam Kỳ. Lúc này Hải chính thức đặt tên là Tam Thành kiếm để ghi nhận địa danh quê nội đã dung dưỡng cây kiếm trong nhiều năm qua.

Lan Kiếm hồng Tam Thành có thân khá to, bản lá đạt gần 5cm, lá cứng dựng đứng. Hoa nở bung cân đối, 5 cánh còn ám ở đầu và gốc cánh. Trụ nhụy có vết ám nhỏ. Vệt màu ở đầu lưỡi khá đậm, sau đó nhạt dần chuyển sang mảng màu hồng nhạt lan dần vào phía họng lưỡi. cần hoa rất đẹp, đều và dày bông, 1 cần có thể đạt 33 bông. Khi nở hoa có mùi hương khá thơm

Độ ổn định/biến thiên: bông khá giữ khuôn, cánh quăn ít, lưỡi cuộn khi về tàn.

Lan Kiếm Hồng Tam Thời Không Huyền Kiếm

Cây lan kiếm này có nguồn gốc tại Quảng Nam. Cách đây 2 năm, chú Ba Thơi mua gần hết nguyên một bụi kiếm hàng ký nguồn rừng Quảng Nam của tiệm lan Ánh Lê ở Tam Kỳ. Sau đó đến giữa năm 2019 anh em hội kiếm ở Tam Kỳ xuống chú Ba Thơi xin chia lại. Anh em Tam Kỳ lúc đầu đặt tên vui vui là Tam Thời Không Huyền kiếm theo cách chơi chữ tên chú Ba Thơi. (Tam là Ba, Thơi là Thời Không Huyền), sau trở thành tên chính thức của cây lan kiếm.

Lan Kiếm Hồng Tam Thời có thân lá vào loại tầm trung. Hoa có mùi thơm dịu. Khi nở 5 cánh còn ám chút ở đầu và gốc cánh, lưỡi đậm sau chuyển màu hồng son. Trụ nhụy vàng sáng sau chuyển đậm. Cần hoa có thể đạt gần 20 bông.

Độ ổn định/biến thiên: Bông lan kiếm hồng biến ảo, mang đặc tính nửa lưỡi hồng nửa splash. Khi mới nở lưỡi đậm, trụ nhụy sạch, sau 2 ngày lưỡi nhạt dần chuyển thành màu hồng, và trụ nhụy đậm màu lên. Bông khá giữ khuôn, cánh quăn, lưỡi cuộn nhẹ sau 2-3 ngày.

Cây lan kiếm có nguồn gốc tại Bình Định. Ban đầu do Bùi Quân mua từ nhà dân, bác chủ nhà nói là lấy trên rừng Suối Đá Bình Định. Đến tháng 12/2018 cây xổ hoa lại và Bùi Quân đặt tên là “Lưỡi hồng Suối Đá” (anh em kiếm thủ còn gọi là “Lưỡi hồng Bình Định). Sau đó cuối 2018 Tuyết Nguyễn mua lại phần lớn bụi này. Cây đã xổ bông ổn định ở Đà Nẵng (vườn Tuyết Nguyễn, Ngô Thanh Nhàn) và Long An (vườn cô Tâm An)

Lan Kiếm Hồng Suối Đá có củ to, bản lá đạt 4cm. Hoa có mùi hương khá thơm. Cánh hoa vàng sáng, 3 cánh đài hầu như sạch (ám mờ đầu cánh), 2 cánh tràng ám gốc, cứng cáp, bền hoa. Các cánh hoa gầy, 2 cánh tràng hơi sẻ. Trụ nhụy sáng, còn ám. Lưỡi hồng tươi. Cần hoa thẳng, dài trên 1m, phân hoa tứ diện, dày hoa, 1 cần có đạt 39 bông. Cần hoa đẹp sai bông là điểm đặc sắc của cây Hồng Suối Đá.

Độ ổn định/biến thiên: cây trồng chế độ nắng cao khi bông mới nở má (2 thùy bên của lưỡi) hồng lưỡi đỏ, sau vài ngày chuyển hồng cả lưỡi.

Cây có nguồn gốc từ rừng Quảng Ngãi. Bạn Vu Nguyen khai thác được bụi kiếm khoảng 15 thân tại xã Trà Sơn, huyện Trà Bông, Quảng Ngãi vào năm 2016. Năm 2018 cây lan kiếm đã xổ bông lưỡi hồng khá đẹp tại nhà, gọi tên tạm là “Lưỡi hồng Trà Bồng”. Đến tháng 11/2019 cây xổ lại lần 2, Vu Nguyen chính thức đặt tên là Khang Hồng kiếm phỏng theo tên cậu quí tử của mình và giới thiệu trên các trang hội kiếm.

Khang Hồng Kiếm là loại lan có thân lá thuộc dạng khá. Bản lá to nhất hiện đạt gần 6cm (lá từ rừng về hơi mềm võng). Hoa có mùi thơm nhẹ. Cánh hoa vàng sáng, 3 cánh đài hầu như sạch, 2 cánh tràng ám chút gốc cánh. Bông mới nở cánh bầu bĩnh, sau quăn cánh gầy. Trụ nhụy sáng vàng óng, sạch tinh tươm tất cả các bông trên cần. Lưỡi có vệt hồng tươi chữ V mỏng ở đầu lưỡi, màu ổn định. Cần hoa khá dày bông.

Độ ổn định/biến thiên: hơi ám đầu trụ nhụy khi tàn hoa.

Cây kiếm có nguồn gốc từ Quảng Ngãi. Bạn Chấn Lâm Lan Uy mua cả bụi tầm 30 thân của dân đi rừng Ba Tơ, Quảng Ngãi vào tháng 4/2019. Cây xổ tại vườn nhà vào cuối 2019. Đến đầu tháng 3/2020 cây tiếp tục xổ lại và được chủ nhân đặt tên là Hồng Việt kiếm. Cây hiện chưa chia sẻ ra ngoài

Kiếm Hồng Việt là loại lan kiếm có thân lá tầm trung, măng mầm khá sạch. Khi nở hoa có mùi thơm thoang thoảng. 3 cánh đài hầu như sạch, 2 cánh tràng ám gốc cánh. Trụ nhụy sáng vàng óng, còn ám gốc. Lưỡi hồng phấn khá đẹp.

Độ ổn định/biến thiên: bông tạm giữ khuôn.

Cây có xuất xứ từ rừng Quảng Nam được người chơi gọi chung là Tinh Vân Kiếm. Cây được bạn Thành Thật Thà mua được khoảng hơn 10 tép kiếm xổ của quán ven đường khi đi chơi khu du lịch sinh thái Lái Thiêu vào đầu năm 2019. Chủ quán cho biết kiếm nguồn gốc rừng Bà Nà. Cây đã xổ hoa 3 lần tại vườn nhà. Đến 1/1/2020 Thành Thật Thà chính thức đặt tên cây là Tinh Vân kiếm và giới thiệu trên trang hội kiếm. Hiện tại cây chưa xổ hoa ở vườn khác.

Lan Kiếm Hồng Tinh Vân mới lấy từ rừng về có bản lá 4,5-5cm, dài 90cm. Khi nở hoa có mùi thơm khá dễ chịu. 5 cánh vàng còn ám chút, cánh hơi bầu. Lưỡi to, mảng hồng đầu lưỡi khá đậm. Trụ nhụy ám. Cần hoa ám có gốc xanh dần về ngọn, đều hoa, 1 cần có thể đạt 26 bông.

Độ ổn định/biến thiên: Trụ nhụy khi mới nở vàng lấm tấm vết ám, sau 2-3 ngày chuyển màu đậm (gần màu lưỡi). Lưỡi cuộn nhẹ sau nở căng.

Cây có nguồn gốc tại Quảng Nam. Bạn Hoa Lan Đá Cuội ở Quảng Nam mua được 4 thân kiếm xổ của người dân đi gỗ ở gần chỗ làm tại đoạn giáp ranh giữa Tây Giang (Quảng Nam) và A Lưới (Huế) vào năm 2019. Đến tháng 2/2020 cây đã xổ hoa lưỡi hồng tại vườn nhà. Cuối tháng 3/2020 Hoa Lan Đá Cuội giới thiệu cây trên trang hội kiếm với tên gọi Hồng Vô Khuyết.

Lan kiếm Hồng Vô Khuyết có thân, lá, mầm khá sạch. Bản lá ở rừng về 3,5cm, thân tơ hiện bản lá đạt gần 4,5cm. Hoa mùi thơm dịu. Khi nở các cánh vàng sáng, 2 cánh tràng còn ám gốc, cánh dày, nở bung cân đối. Trụ nhụy ám. Có mảng hồng tươi đầu lưỡi. Cần hoa có nụ mới màu xanh lơ, sau chuyển ám hồng.

Cây có nguồn gốc ở Quảng Ngãi. Bạn Trà Xuân Lan Rừng tầm được một bụi kiếm đang hoa lưỡi hồng sắp tàn tại dãy núi Răng Cưa, Trà Hiệp, Trà Bồng, Quảng Ngãi vào tháng 10/2019. Sau khi livestream trực tiếp từ chỗ khai thác, bụi kiếm được chia sẻ cho một số kiếm thủ, trong đó có bạn Lan Kiem Thien An. Đến tháng 3/2020 cây đã xổ hoa lại tại vườn Lan Kiếm Thiên An, được chủ nhân đặt tên là Hồng Kim Duyên và giới thiệu trên các trang hội kiếm (với sự ủy quyền của Trà Xuân Lan Rừng).

Hồng Kim Duyên là cây lan kiếm có thân thủ khá đẹp. Lá dày cứng chỉ thiên, bản lá hiện đạt 4cm, măng mầm ám chút. Hoa khá thơm. Khi nở 5 cánh vàng sáng, còn ám chút ở đầu và gốc cánh. Cánh dài không bầu (cánh chuồn chuồn kim) nở bay, trụ nhụy vàng ám ở đầu. Lưỡi hồng tươi, hai thùy bên phối màu hồng và vàng khá bắt mắt. Toàn bộ phần dưới lưỡi màu vàng tươi – đây là một điểm đặc sắc của bông Hồng Kim Duyên. Cần hoa thẳng dày và đều hoa.

Độ ổn định/biến thiên: lưỡi cuộn sau nở căng.

Cây lan có nguồn gốc rừng Thanh Hóa. Bạn Lê Ngọc Sang mua 1 thân già 1 mầm của bạn Phong Lan Tiến Phúc từ tháng 10/2018. Được biết xuất xứ cây kiếm là ở khu vực chùa Tiên, núi Nga Sơn,Thanh Hóa (giáp Ninh Bình). Đến tháng 3/2020 cây đã xổ bông lưỡi hồng khá đẹp, Lê Ngọc Sang đặt tên kiếm là Hồng Phúc kiếm để ghi nhớ người sở hữu ban đầu, đồng thời gửi gắm cây kiếm mang lại may mắn cho ai có được cây kiếm.

Hồng Phúc là loại lan kiếm hồng có củ to tròn (như cổ tay), lá dài khoảng 50cm, bản lá đạt 5,5cm. Hoa nở khá thơm. Mặt hoa to, cánh vàng sáng, 3 cánh đài hầu như sạch, 2 cánh tràng ám chút gốc cánh, bản cánh khá to. Lưỡi hồng tươi. Trụ nhụy vàng, ám gốc. Cần hoa thẳng, ám, khi nở cần ngả vàng.

Độ ổn định/biến thiên mặt hoa: Bông giữ khuôn đến gần tàn, bông đầu cần cuối cần gần như nhau, cánh không bị quăn, lưỡi cong nhẹ khi nở cả cần.

Lan kiếm Hồng Nam Đông

Cây có nguồn gốc tại Huế. Bạn Nguyễn Phước Bảo Thành sưu tầm được giống kiếm từ một người tại rừng Nam Đông, Phú Thương, Phú Vang, Huế từ tháng 11/2019. Đến tháng 3/2020 cây đã xổ hoa lưỡi hồng tại vườn nhà, Nguyễn Phước BảoThành đặt tên cây là Hồng Nam Đông và giới thiệu đến các kiếm thủ.

Lan Kiếm Hồng Nam Đông có thân thủ tầm trung. Lá kiếm cứng cáp vươn thẳng, bản lá được hơn 4cm. Ho nở thơm nhẹ thoang thoảng mùi dừa. 5 cánh hoa vàng còn ám, trụ nhụy vàng còn ám chút, lưỡi hồng tươi. Cần hoa phân bố đều.

Độ ổn định/biến thiên: lưỡi cuộn nhẹ sau nở căng.

Cây lan kiếm có nguồn gốc tại Quảng Nam. Bạn Châu Sơn ở Tam Kỳ được một người em cùng cơ quan làm ở huyện Phước Sơn, Quảng Nam lấy từ vườn về tặng một nửa bụi kiếm nhỏ lưỡi hồng đang hoa khá đẹp vào tháng 10/2019. Châu Sơn đặt tên là Hồng Phước Sơn để kỷ niệm nơi xuất xứ của cây kiếm

Lan Kiếm Hồng Phước Sơn có thân thủ khá đẹp. Lá dày cứng, bản lá đạt 4,5cm. Khi nở hoa có mùi thơm nhẹ. 5 cánh hoa ám, cánh gày. Trụ nhụy vàng, sau chuyển đậm dần. Lưỡi hồng đậm không đổi sắc. Cần hoa thẳng, ngả xanh, khá đều hoa

Độ ổn định/biến thiên mặt hoa: cánh quăn nhẹ, lưỡi cuộn khi về tàn.

Theo Hoàng Xuân Thành

Top 40 Loại Lan Kiếm Trắng Đẹp Nhất Nên Sưu Tầm

Lan kiếm trắng tuyết ngọc

Cây kiếm ban đầu được anh Vũ Tuấn Anh lấy ở đất Minh Tân, Thủy Nguyên, Hải Phòng từ năm 2012. Mặt hoa trắng tinh khôi, cánh thủy tiên (giọt lệ), lưỡi đầy đặn bo tròn, bông giữ khuôn. Xét tổng thể lan kiếm trắng Tuyết Ngọc nhỏ nhắn xinh xắn. Nhìn cân đối gọn gàng khi trổ hoa (lá nhỏ, củ mẩy tròn, cần hoa ngắn, dày hoa). Cây dễ trồng, đẻ rất khỏe (đẻ từ cả măng tơ), nhanh hoa. Một cây lan kiếm lô hội đột biến đẹp, tên đẹp và có giá đẹp cho các ACE kiếm thủ sưu tầm. Cây đã lan tỏa đến mọi miền đất nước, do đó có thể coi Tuyết Ngọc là cây lan kiếm lô hội trắng Quốc Dân trong làng kiếm.

Lan Kiếm Trắng Điện Biên

Cây kiếm này còn có tên gọi khac là Trắng Bùi Việt. Ban đầu được anh Đào Quốc Cường, Tuyên Chu khai thác từ Điện Biên. Thân lá to khủng bậc nhất dòng kiếm lô hội không thua gì xanh Huế. Cần hoa to như chiếc đũa, dài hơn 1m, dày bông, vai ngang, lưỡi cong không quặn. Cây của Thầy Phan Trí trong Sài Gòn từ nguồn Bùi Việt Buôn Trấp, Đăk Lăk chính là cây Trắng Điện Biên.

Lan Kiếm Trắng Minh Tuyết

Tuyên Chu khai thác từ Điện Biên. Nhiều người cho rằng Minh Tuyết chính là Trắng Điện Biên (cùng bụi kiếm Tuyên Chu lấy về, ban đầu gọi Trắng ĐB, năm sau xổ hoa lại chia ae gọi Minh Tuyết). Một số người khác cho rằng 2 cây này khác nhau: Trắng ĐB lá chữ V, dựng, xanh thẫm; còn Minh Tuyết lá phẳng, võng, xanh lá mạ; so kỹ hơn bản lá Trắng ĐB (đạt 4cm đổ lại) nhỏ hơn chút so với Minh Tuyết (đạt trên 4cm một chút); phân hoa trên cần của Trắng ĐB dầy hơn chút so với Minh Tuyết.

Phạm Xuân Cảnh mua ở chợ Hà Đông khoảng 10 năm trước. Bông trắng tinh khôi, khuôn bông khá to. Cánh bầu chỉnh chu nhìn rất sang (liên tưởng đến ‘lụa trắng Hà Đông’ của các bậc quyền quí xưa), cánh dầy bậc nhất trong dòng lô. Lưỡi còn vương chút đường kẻ ánh hồng/tím. Củ to như tiên vũ, lá hơi mềm. Hơi khó trồng, đẻ ít hơn các cây lô khác (nhất là trồng thiếu nắng, thừa ẩm). Ngoài ra cây còn có tên gọi khác là Bạch Liên kiếm.

Lan Kiếm Trắng Cánh Bầu Thái Nguyên

Đặng Thế Anh tìm ra năm 2012 tại Thái Nguyên. Một cây thuộc top đầu dòng lô, thân thủ khủng như tiên vũ, lá dài võng. Cần hoa to, dài khoảng 60-80cm. Cánh hoa bầu bĩnh, đặc biệt đầu lưỡi hoa tròn đẹp không thay đổi.

Lan Kiếm Trắng Ánh Tím Thái Nguyên

Bạn Thái Nguyên Lan Rừng mua của 1 người dân ở Phú Lương – Thái Nguyên. Cây cho hoa lần đầu vào năm 2014-2015. Đặc điểm của cây là củ to, lá thon dài, bản lá tầm trung. Hoa khá to, vai ngang, cánh bầu, cánh hơi ngả vàng, lưỡi phớt tím. Chính vì thế cây còn được gọi là Kiếm Vàng Ánh Tím Thái Nguyên

Lan Kiếm Trắng Lưỡi Ánh Hồng Thái Nguyên

Bạn Đỗ Hoàng Dũng ở Thái Nguyên lấy năm 2015, chủ cũ có từ 2010. Nguồn gốc cây thực ra không rõ Thái Nguyên hay Bắc Kạn. Thân lá dài cả mét. Cánh và lưỡi phớt hồng, cánh hơi rủ.

Lan Kiếm Trắng Thái Nguyên

Đặng Thế Anh tìm ra năm 2012 tại Thái Nguyên. Cây kiếm này thường có cánh gầy, có ánh phớt hồng. Ngoài ra Thái Nguyên còn một số cây kiếm lô hội trắng từ vùng núi đá vôi Võ Nhai, Định Hóa. Các cây có thể kể đến như: Trắng Tiểu Tuyết, Trắng Tiểu Hồng, Trắng ánh tím cánh gầy thái nguyên, Trắng Thái nguyên 2017… Những mặt hoa này mình có liệt kê bên dưới.

Lan Kiếm Trắng Tiểu Tuyết: Tuấn Thành Đàm Nguyễn mua của người đi rừng ở Thái Nguyên năm 2015, hoa trắng, bông nhỏ chút, rất xinh xắn, cần hoa khoảng 40-45cm, phân hoa hài hòa, bản lá nhỏ.

Lan Kiếm Trắng Tiểu Hồng: xuất hiện 2017, anh em Hải Phòng mua từ Thái Nguyên, Orchids Nguyễn Thành đặt tên, mới nở lại 2019, thân già cần hoa đạt 60cm, bông cánh trắng lưỡi hồng khá đẹp. Thân lá khá khủng như tiên vũ.

Lan Kiếm Trắng Ánh Tím Cánh Gầy Thái Nguyên: hoa nhỏ hơn, cụp hơn, cánh gầy hơn, lá dầy cứng và ngắn hơn Ánh Tím Thái Nguyên.

Trắng Thái nguyên 2017: chú Sơn (Chủ nhiệm CLB hoa lan TN) ở Gia sàng – Thái Nguyên tìm thấy tháng 6/2017. Thân to, lá rất to và dài. Bông hơi ánh vàng.

Hồng Thái Nguyên (Hồng Hải Điên): mới xổ 2019, sắc tím mạnh hơn cây ánh tím TN

Lan Kiếm Trắng Tuyết Vân

Vũ Tuấn Anh mua năm 2001 từ một thợ leo núi người Liên Khê lượm được mang ra chợ Hàng bán. Lúc trước gọi là Cánh cong, Cánh tiên. Sau chia ra mọi miền (bà xã) VTA đặt là Tuyết Vân. Cánh cong duyên dáng, điệu đà. Bụi khỏe cánh cũng bầu bĩnh, phom căng. Hoa có mùi hương nhẹ. Cây đạt giải nhất Hội thi kiếm Đà Nẵng 2019.

Lan Kiếm Trắng Ánh Tím Thủy Nguyên.

Gốc vùng núi đá Lưu Kiếm, Thủy Nguyên – Hải Phòng. Bộ thân lá đẹp (củ tròn nhỏ, lá láng dày). Cánh trắng lưỡi ánh sắc tím. Hoa vai ngang, cánh giọt lệ, siêng bông. Một cây lô hội đẹp và khá hiếm.

Lan Kiếm Trắng Tuyết Anh Tử

Vũ Tuấn Anh đặt tên, sưu tầm từ khu Minh Đức, Thuỷ nguyên – Hải Phòng. Rất giống Trắng ánh tím Thủy Nguyên. Nhiều người cho 2 cây là 1. Có ý kiến cho rằng Tuyết Anh Tử lưỡi nhạt tím hơn và cây nhỏ hơn chút so với Trắng ánh tím Thủy Nguyên.

Lan Kiếm Trắng Mai Hương

Cây có nguồn gốc Thủy Nguyên-HP. Bán vào Nam VTA gọi là Mai Hương. Có ý kiến cho rằng khi chia về Quảng Ninh ae gọi cây Mai Hương là Vàng Yên Tử. Nhưng có ý kiến khác cho rằng cây Mai Hương khác cây Vàng Yên Tử. VYT lá trơn láng, củ tròn. Mai Hương củ không tròn và lá thường chuyển sần. Bông Mai Hương nhỏ hơn bông VYT.

Lan Kiếm Mai Tâm kỳ kiếm

Vũ Tuấn Anh lấy năm 2015 ở Lãnh Giang – Hà Nam (chân cầu Yên Lệnh). Hoa khá to, vai ngang, cánh hơi ngả vàng, lưỡi phớt tím. Có ý kiến cho rằng sau ae Thái Nguyên lấy từ vườn Hùng Cường cầu Yên Lệnh về gọi là Ánh tím Thái Nguyên. Lẫn với cây Ánh tím Thái Nguyên của Thái Nguyên lan rừng xổ (cây số 6)

Lan Kiếm Trắng Liên Khê

Vũ Tuấn Anh, xuất xứ Thủy Nguyên – HP, được 1 thày giáo ở Liên Khê nhượng lại 2 thân năm 2012. (Trắng Tuyên Chu và Trắng Liên Khê là một, lấy từ cùng bụi nhà thầy giáo Hảo cùng một ngày). Hoa trắng khá đẹp, sai bông.

Lan Kiếm Trắng vùng Quảng Ninh

Củ tròn đẹp, cần thẳng dài vừa phải. Bông rất trắng, lưỡi phớt ánh tím (biến thiên). Gồm 3 tên cây, thân thủ, mặt bông khá giống nhau. Một số ý kiến cho rằng 3 cây này thực ra là một:

Lan Kiếm Trắng Yên Tử

Lan Kiếm Trắng Trắng Quảng Ninh

Lan Kiếm Trắng Hạ Long

Lan Kiếm Trắng Tuyên Quang

Đặng Việt Thắng tìm ra năm 2015 ở phường Phan Thiết – TP Tuyên Quang. Củ khá to trong dòng lô hội, lá dài, cần hoa dài cả m, bông trắng (ánh vàng), vai ngang, nở đều giữ khuôn. Xứng đáng người đẹp xứ Tuyên.

Lan Kiếm Trắng Quảng Bình

Hằng Nga VT thời đi dạy học ở Quảng Bình năm 2009 được 1 học sinh tặng một nửa khóm. Sau đó cô nhân giống ra chia sẻ cho mọi người. Mới nở kiếm có cánh bầu đẹp. Cánh dài vai ngang, ngửa cánh, giữ khuôn bay tít, cần hoa thẳng dài cả mét, dày bông, siêng đẻ. Thân thủ khá, lá nuôi đạt 60-70 cm, bản lá 1.5-2cm.

cây của bác Hà ở Giáp Nhị (Hoàng Mai-HN), được lấy từ nguồn Hòa Bình cách đây vài năm. Cần hoa dài.

Cây kiếm do chị Châu Pha ở ĐH Thái Nguyên tìm ra năm 2014 trên vách đá quê nội ở bản Lũng Đa-xã Minh Long-Hạ Lang-Cao Bằng. 2 năm sau trổ bông trắng khá đẹp, mang hồn sơn nữ Cao Bằng. Cần hoa dài và nhìn rất đẹp.

Lan Kiếm Trắng Cao Bằng

Một cây kiếm trắng cao bằng khác được bạn Long Van Vu ở TP. Cao Bằng giới thiệu. Ban đầu cây được mua của dân mang ra TP bán cách đây 2 năm. Lá khoảng 70 cm, bản lá đến 3 cm, lá vươn. Cần hoa dài gần mét, hoa bền, khi nở căng cánh khá bay, hoa thơm ngọt nhẹ.

Lan Kiếm Trắng Yên Bái

Đỗ Đức Thịnh tìm ra năm 2005 ở núi Nậm Tộc, xã Yên Thắng, Lục Yên-YB. Cánh hoa to, bông màu trắng pha ánh hồng tím khói. Thân to, lá to dài. Gần đây có chia sẻ cho ae Hội hoa lan Yên Bái, Lan rừng Yên Bái chủ tịch Hội đặt tên là kiếm Khói Hồ Thác. Mục Đích để tôn vinh người tìm ra tại khu vực Hồ Thác Bà – danh thắng của Yên Bái.

Một số cây lan kiếm lô hội trắng Khác

Trắng Yên Bái (1): bạn Ngọc Tuấn khai thác ở xã Minh Chuẩn, Lục Yên-YB năm 2018, đặt tên cây là Thùy Chi. Lá dài cả mét. Cánh trắng có đường chỉ mờ màu vàng, lưỡi phớt ánh tím pha màu vàng, vai hơi rủ.

Lan kiếm Trắng Yên Bái (2): bạn Độc và Lạ YB tầm được ở Lục Yên – YB vào tháng 7/2019, cây chưa có tên. Lá dài tầm 70cm. Cánh trắng phớt vàng, vai ngang, lưỡi ánh tím, cần hoa to dài khoảng 50cm, bền hoa.

Lan kiếm Trắng Ngọc Khánh

Cây thuộc sở hữu của bạn Thế Giới Ảo ở Thái Nguyên, cây nguồn Na Rì – Bắc Cạn. Thân lá khá to khủng. Lưỡi phớt hồng nhẹ (hoa khá giống Trắng lưỡi hồng Thái Nguyên, thân lá nhỏ hơn). Hoa thơm nhẹ.

Lan kiếm Trắng Thanh Vân Vô Ưu

Bạn Hung Cao sưu tầm cây kiếm lô hội trắng này từ dân ở quê nhà Thanh Vân, Thanh Ba – Phú Thọ. Năm 2019 có chia cho Đoàn Hà lúc đó chưa có tên nên đặt là Vô Ưu, sau gọi gộp lại là Thanh Vân Vô Ưu. Cánh cuộn sau khi nở, là điểm khác biệt với các bông lô hội khác. Lưỡi phẳng.

Lan kiếm trắn Bạch Vân kiếm

Nguyễn Duy Khánh sưu tầm và đặt tên từ 2015. Xuất xứ Ninh Thuận. Cây thân bi hoa lô. Hoa rất thơm (rất đặc biệt trong dòng lô). Hoa mới nở cánh bầu, lưỡi tròn phẳng khá đẹp.

Lan Kiếm Trắng Hoàng Mai

Cây thuộc sở hữu của 3 bạn Phan Thiện, Nguyễn Trung Dũng, Minh Nghĩa. Ban đầu cả 3 người mua cả bụi của dân ở Gia Lai năm 2018. Thân nở mập, tròn đều khá khủng (thân bi hoa lô, nhìn chung lô Tây Nguyên thân lá to), lá dày. Cánh giọt lệ, bông trắng cân đối, giữ khuôn, lưỡi ko quá cuộn. Cần hoa dài.

Trần Đại Orchid xổ hoa lại, nguồn mua ở Gia Lai. Lưỡi to, cánh bầu (cách phân bố hoa khá giống Tuyết Ngọc).

Vườn lan Bảo Huy lấy từ rừng ĐL về cách đây 5-6 năm, mới xổ tháng 3/2019, trắng tinh khôi.

Lan Kiếm trắng Âu Cơ

Nguồn cây từ Nghệ An. Tuấn Thành Đàm Nguyễn xổ tháng 5/2019, đặt tên Âu Cơ. Hoakiếm lô hội splash thuộc loại cực hiếm. Lưỡi trắng rộng, cánh màu ngà gần sạch, vai ngang (thực ra thuộc dòng cánh mầu, không xếp vào dòng Lô Trắng?). Cần hoa cực phê.

Lan kiếm trắng Lạc Sơn kiếm

cây mới toanh, xổ hoa cuối 2019, Thái Học lấy nguồn Hòa Bình từ nhà dân mấy năm trước. Thân thủ đẹp, hoa vai ngang tắp, cánh thủy tiên, lưỡi tròn đầy đặn, cần hoa dày và đều bông.

Lan Kiếm trắng Mỹ Nhân kiếm

Đây là một bông kiếm trắng mới, khá đẹp. Cánh bay cong, lưỡi hồng (lưỡi hơi khác Tuyết Vân). Nguyễn Hồng Quân đang cầm, ko rõ nguồn gốc.

Lan Kiếm Trắng Splash Bảo Ngọc

Bạn Tuananh Ho ở Hà Nội có duyên với cây này. Ban đầu bạn mua lại từ ông anh ở Hải Dương cách đây 2 năm. Ông anh lấy từ dân khai thác gỗ ở Hà Tĩnh từ 6-7 năm trước. Hoa khá giống Tuyết Ngọc, nhưng thân lá hơn Tuyết Ngọc. Cây sai hoa, đẻ khỏe.

Lan kiếm Trắng Thu Hà

Bạn Trương Chuẩn ở Hưng Yên đặt tên, cây được 1 người bạn ở Hà Tây cũ tặng cách đây 4 năm, ko rõ nguồn gốc, hoa xổ 2018. Bông trắng tinh khôi, lưỡi hơi vẹo. Hoa chùm một, cần hoa khoảng 50-60cm. Thân thủ khá (kiểu như Trắng/Vàng Tuyên Quang).

Hàm Long kiếm

Bạn Tien Nguyen Cong sưu tầm ở hòn Rồng, Cam Ranh, Khánh Hòa từ năm 2017 và đặt tên cây là Hàm Long. Củ tròn mẩy, lá dài nhất tầm 60cm, bản lá to nhất 3cm. Vòi hoa dầy. Cánh hơi ánh vàng, lưỡi ánh tím, vai ngang. Bông mới nở lưỡi chụm nhìn khá duyên.

Lan Kiếm Trắng Nha Trang

Cây do bạn Nguyễn Tấn Phước sưu tầm ở vùng núi giáp ranh Khánh Hòa và Đăk Lăk cách đây mấy năm. Nở lại vườn nhà bông ngả vàng (chắc do thời tiết), vai rủ. Ở Khánh Hòa còn có cây lô ánh vàng, lưỡi rộng, vai rủ tương tự của bạn Duong Tran, ae gọi là Vân Phong kiếm.

Lan Kiếm Trắng Sơn La

Cây được bạn Nguyễn Hưng lấy trên rừng SL về năm 2018. Hoa xổ còn yếu, chưa căng (chưa chia cho ai).

Lan Kiếm Trắng Ninh Thuận

Bạn Huan Ho Chi Huan ở Quảng Nam mua được một chậu nhỏ đang hoa cách đây 3 tháng, người bán ở Ninh Thuận, nói rằng cây nguồn gốc Ninh Thuận (?). Cây chờ xổ lại.

Lan Kiếm Hồng Hỷ

Bạn Tuan Bui Minh ở Thái Bình sưu tầm được cách đây hơn chục năm (không rõ xuất xứ), có chia cho Vườn Lan Thiên Hậu, từ đó chia vào Nam cho Trần Thông Vịnh Xuân và một số kiếm thủ khác. Bông lô hội splash, gần giống Âu Cơ, đẹp duyên dáng, thân thủ nhỏ hơn Âu Cơ chút, hiện tại mới nở lại hoa bói.

Tạm đến đây đã. Chắc còn thiếu nhiều tên cây lan kiếm Lô hội Trắng nữa. Bao gồm cả những cây có thể gọi là Trắng hoặc Vàng cũng là nó. (do thời tiết, ăn nắng nhiều ngả vàng nhiều hơn, mới nở trắng sau dần ngả vàng. Và còn phụ thuộc thời điểm chụp/cách chụp…). Không tính những cây kiếm lô hội thuần Vàng, lô hội cánh mầu. Có thể nhiều cây chỉ để chơi, hoặc đang ít giống, hoặc không rõ nguồn gốc nên ACE chủ cây chưa công bố.

Ví dụ có cây lô hội bạn Thanh Phungngoc cho biết có từ năm 2014, hoa trắng sáng tinh khôi, chưa có tên (tạm gọi là “Thanh Ngọc kiếm”) và không nhớ rõ nguồn gốc (nguồn Hải Phòng/Quảng Ninh gì đó?).

Hoàng Xuân Thành

Tên Các Mặt Hoa Lan Kiếm Update

Vận kiếm đang lên, trăm hoa đua nở. Có biết bao nhiêu cây kiếm được đặt tên theo địa danh, nguồn gốc, ý nghĩa, kỷ niệm, nhân vật… Người vì niềm vui khai sinh cho cây kiếm mình tầm được, chăm sóc và nở hoa, kẻ vì muốn cây kiếm có danh phận để ngược xuôi trên thương trường.

Dụng công chắt lọc trong các trang viết về lan kiếm, mình tạm tổng hợp được một danh sách hơn 100 cái tên Việt về kiếm tiên vũ được liệt kê dưới đây, xếp theo vần ABC để các ACE tiện tham khảo. Chắc chắn là chưa đủ, mong các kiếm thủ cho thông tin chỉnh lý, bổ sung:

– An Điềm kiếm, Ân Sơn kiếm, Bảo Duy kiếm, Bảo Hân kiếm, Bảo Khang kiếm, Bảo Lan kiếm, Bảo Như kiếm, Bảo Trân kiếm, Bầu Đá kiếm, Bích Huyết kiếm, Bình Định kiếm, Champa xanh kiếm, Châu Đinh kiếm, Châu Giang kiếm, Châu Sa kiếm, (Vàng) Củ Chi kiếm, (bầu) Cửu Long kiếm, Đại Nhân kiếm, Đại Việt kiếm, Đan Thư kiếm, Đao Khách kiếm, Đoạn Tuyệt kiếm, Đồng Tâm kiếm, Hiệp Thành kiếm, Hoa Sắc kiếm, Hòa Bắc kiếm, Hoàng Anh kiếm, Hoàng Hạnh kiếm, Hoàng kiếm, Hoàng Kim bảo kiếm, Hoàng Liên kỳ kiếm, Hoàng Long kiếm (Phan Trí, Sư phụ, HPS, Mai Hoa, Vàng Gia Lai), Hỏa Long kiếm, Hồng Hoàng kiếm, Hồng Kim Long kiếm, Hồng Ngọc Hương kiếm, Hồng Nhật Minh kiếm, Hồng Thủy Tiên kiếm, Huyền Thiết trọng kiếm, Hương Quảng kiếm (lưỡi hồng), Huế xưa kiếm, Huyết Long kiếm, Huyết Mai kiếm, Huỳnh Trang kiếm, Khai Sơn kiếm, Khoa Mai kiếm, Kim Long kiếm, Lâm Hà kiếm, Linh Sơn kiếm, Mai Anh kiếm, Mai hoa kiếm khách, Mai hoa Tiên vũ kiếm, Mai Ngọc kiếm, Minh Long kiếm, Môi Hồng Hà Tĩnh kiếm, Mộng kiếm, Nam Giang Tiên Vũ kiếm, Nga My kiếm, Ngọc Bích kiếm, Ngự Bình kiếm, Ngự Sơn kiếm, (bầu) Nguyễn An kiếm, Nhất Mai kiếm, Như Quỳnh kiếm, Phú Khang kiếm, Phúc Hậu kiếm, Phúc Lâm kiếm, Phúc Lộc kiếm (xuất thân rừng Cambodia), Phước Thạch kiếm, Phương Hằng kiếm, Quỳ Hoa kiếm, Quỷ kiếm, Sen Hồng kiếm, Sơn Hà kiếm, Song An kiếm, Song Hỷ kiếm, Sông Hinh kiếm, Sông Hương kiếm, Sông Vi kiếm, Tami kiếm, (Vàng) Tây Ninh kiếm, Thanh Long kiếm, Thất tịch Đại lộc kiếm, Thiên kiếm-sh, Thiên Cầm kiếm, Thiên Ma kiếm, Thiện Nhân kiếm, Thiên Thanh kiếm, Thục Nữ kiếm, Tiên Dung kiếm, Tiên Sơn kiếm, Tiểu Song Thư kiếm, Tịnh Tâm kiếm, (Đỏ) Trà Bồng kiếm, Trấn Sơn kiếm, Tuệ Nghi kiếm, Tuyệt Tình kiếm, Tuyết Vũ kiếm, Vạn Bảo kiếm, Việt Phong kiếm, Vân Canh kiếm (bầu), Vị Hoàng kiếm (Thùy trơn, Hoàng Bào, vàng chanh), Vô Ảnh kiếm, Vô Thường kiếm, Vô Tình kiếm (xuất thân rừng Cambodia), Vu Lan kiếm, Xanh Huế kiếm (Tứ Quảng Huệ, Tứ thời, Xanh Quảng bình, Hoàng Kim Thiên mụ), Ý Lan kiếm…

Nhiều tên là vậy, nhưng trong danh sách này không có những pho kiếm pháp hay thanh bảo kiếm danh trấn võ lâm, như Tịch Tà kiếm (hix), Vô Cực kiếm, Ỷ thiên kiếm hay Kim xà kiếm. Có Thục nữ kiếm mà chưa thấy Quân tử kiếm, Cô cô đây rồi Quá nhi nơi đâu… hehe. Phàm ở đời, luyện kiếm cũng như việc khác, có đôi uyên ương Song kiếm Hợp bích như Tiểu Long Nữ và Dương Quá thì công lực sẽ lên đến độ phi phàm…

Xin đừng vội trách chê chuyện “loạn tên kiếm”, ai sinh con cũng có quyền đặt tên. Một cái tên để gọi. Một cái tên để phân biệt. Một cái tên gửi gắm niềm riêng của mỗi người, hoặc là tự hào của một nhóm anh em chơi chung. Đặt tên kiếm cho hay, độc đáo, có ý nghĩa chẳng dễ chút nào.

Nhưng “có danh” thì vẫn dễ hơn “thành danh” rất nhiều. Trong danh sách tên kiếm (không đầy đủ) ở trên, chỉ nghe tên kiếm mà nhớ được mặt hoa, mô tả được cái đặc sắc của kiếm phỏng được mấy người? Một thanh kiếm có tên chắc gì đã thực sự khác biệt, đẹp hơn, hay bán được giá cao hơn nhiều thanh kiếm không tên khác?

Vậy nên chăng, các kiếm thủ trước khi đặt tên cho cây kiếm của mình, có sự so sánh, soi xét kỹ lưỡng hơn những cái tên trước. Và nếu kiếm thủ nào thấy bí, có thể học hỏi một số cách đặt tên tếu tếu vui vui của các kiếm thủ khác, đại loại như: Bờ rào kiếm, Góc vườn kiếm, Vô danh kiếm, Bình thường kiếm, Thị phi kiếm, Cùn kiếm, Cùi kiếm, Gái quê kiếm, Mắm quê kiếm, Bố vợ kiếm, Bình dân kiếm, Quê mùa kiếm, Hack 2 phát kiếm, Thánh kiếm, Cổ kiếm. Tiểu lộ kiếm, Tiên Mắm kiếm, Vàng Gì Gì kiếm, Bất chợt kiếm, Chổi lông gà kiếm… (Ảnh fb Nămchau Phonglan – Đừng đùa với Bờ rào kiếm).

Top 30 Giống Hoa Hồng Nhật Đẹp Nhất Hiện Nay

Bạn muốn sở hữu những giống hoa hồng Nhật tuyệt đẹp mà bao người mơ ước? Bạn muốn biết những bí quyết để có một vườn hoa hồng cực đẹp mà bất cứ dân chơi hồng nào không thể bỏ lỡ? Tất tần tật sẽ được Trang chia sẻ trong bài viết Top 30 giống hoa hồng Nhật đẹp nhất hiện nay!

Thứ 1: Hoa hồng Nhật

Solbepeshblanc rose

Thứ 2: Hoa hồng ngoại Ramukan Rose

Ramukan rose là giống hoa hồng Nhật Bản với đặc điểm là có thân bụi cao khoảng 1m. Giống hồng này được lai tạo bởi nhà nghiên cứu người Nhật Hiroshi Ogawa vào khoảng trước năm 2013.

Hoa hồng Nhật Ramukan gây ấn tưởng với sắc hồng đậm quyến rũ nên được đánh giá có vẻ đẹp tựa thiên thần. Bên cạnh đó, hương thơm nhẹ nhàng của nó cũng khiến người ra cảm thấy thoải mái, dễ chịu và thư giãn hơn rất nhiều.

Thứ 3: 

Hoa hồng Nhật

Retowaru rose

Hoa hồng Retowaru rose được ưa thích bởi tông màu hồng cam cá hồi rực rỡ và nổi bần bật. Luôn sắc nét bất chấp thời tiết. Chỉ cần một bông hồng Nhật này thôi cũng đủ để làm bừng sáng cả ban công hoặc sân vườn nhà bạn rồi.

Thứ 4: Hoa hồng ngoại Corail Gelee rose

Corail Gelee Rose là giống hồng được lai tạo bởi Giáo sư Junko Kawamoto người Nhật Bản vào năm 2011. Đây cũng là một trong những loai hoa vinh dự được xếp vào TOP những giống hoa hồng Nhật có màu cam đẹp nhất. 

Vẻ đẹp của giống hoa này được so sánh như một nữ thần. Những cánh hoa xếp chồng lên nhau một cách đều đặn, tỉ mỉ cùng sác cam rực rỡ tạo nên sự thu hút hấp dẫn. Thêm vào đó, loài hoa này giữ được rất thời gian dài và lâu tàn. Do đó đây chính là sự lựa chọn tuyệt vời nhất cho những ai thích màu sắc tươi mới cùng với vẻ đẹp tuyệt vời của Corail Gelee.

Thứ 5: 

Hoa hồng Nhật

Bel Canto rose

Người ta mê mẩn màu sắc của cô nàng này 1 thì mê mẩn với cỡ bông to của ả này 10. Với cỡ bông khủng, Bel Canto nổi bần bật ở mọi lúc, mọi nơi.

Thứ 6:

Hoa hồng Nhật

Autumn Rouge rose

Không chỉ đẹp bất chấp thời tiết mà việc sở hữu tông màu đỏ tím rực rỡ cũng đủ để chinh phục mọi tín đồ của hoa hồng ngoại. Được cái là không nhạt nhẽo như các loại hoa hồng loại gam màu nhạt, màu của Autumn Rouge rose được đánh giá là rất dễ phối màu với không gian nhà bạn.

Thứ 7:

Hoa hồng Nhật

Jardin Parfume rose

Chat ngay với chuyên gia

Thứ 8:

Hoa hồng Nhật

Sheherazad rose

Một khi đã trồng hoa hồng Nhật Sheherazad rose bạn sẽ chẳng bao giờ còn lo không có hoa để ngắm. Bất kể mùa đông hay mùa hè, bạn vẫn bắt gặp những bông Sheherazad rose tuyệt đẹp. Càng ngắm lại càng mê mẩn

Thứ 9:

Hoa hồng Nhật

Jane Green rose

Thử nghiệm hơn 200 giống hoa hồng khác nhau ở Việt Nam, thì Trang thấy Jane Green rose vẫn là loại hoa hồng ngoại dễ chăm nhất. Nhờ khả năng thích nghi tốt với khí hậu ở Việt Nam mà giống hoa hồng này không đỏng đảnh như các loại bạn đang trồng và không cần phun thuốc quá nhiều. Dù bạn có kinh nghiệm hay không thì Jane Green rose vẫn rất dễ dàng với bạn.

Thứ 10:

Hoa hồng Nhật

Blue Storm rose

Nếu bạn hỏi Trang, thích điều gì nhất ở giống hoa hồng Nhật Blue Storm rose này thì đó là mùi thơm của ả. Không phải thứ hương thơm nhạt nhoà của các loại hoa hồng khác mà là một mùi hương rất dễ chịu của hoa oải hương. Thứ mùi hương có thể khiến con người ta cứ muốn tiến lại gần và hít hà mãi không thôi.

Thứ 11:

Hoa hồng Nhật Lapis Lazuli rose

Trong tất cả các tông màu của hoa hồng ngoại thì tím khói được đánh giá là “ma mị” nhất. Thứ màu sắc đặc biệt có sức cuốn hút đến lạ lùng khiến ai đã từng được chiêm ngưỡng một lần cứ bị ám ảnh và ấn tượng mãi không thôi. Bạn cũng thấy vẻ đẹp này quyến rũ nhưng lại khó diễn tả bằng lời đúng không?

Chat ngay với chuyên gia

Thứ 12: Hoa hồng Nhật Kaikyo rose

May mắn được trời phú cho bộ cánh màu vàng chanh tươi roi tói, hoa hồng Kaikyo rose luôn làm hài lòng bất kỳ ai yêu hoa hồng cho dù là người khó tính nhất. Bông hoa hồng Kaikyo rose màu vàng chanh này được đánh giá là rất Tây và sang, có thể phối cảnh dễ dàng trong sân vườn nhà bạn.

Thứ 13: Hoa hồng Nhật Femme Fatale rose

Đỏ rực rỡ, đẹp bất chấp thời tiết là những đặc tính nổi trội của cô nàng này. Mùa đông lạnh lẽo đến mấy chỉ cần được ngắm hoa hồng Femme Fatale rose bạn cũng đủ thấy ấm lòng

Thứ 14: Hoa hồng Nhật Eve Fragrant Gar rose

Tạo hoá đúng là khéo thiên vị, đã cho Eve Fragrant Gar rose màu tím lộng lẫy, cách xếp cánh hoàn mỹ rồi lại còn thêm mùi hương hảo hạng làm say đắm lòng khiến bao loài hoa phải ghen tị.

Thứ 15: Hoa hồng Nhật

Glamis Castle rose

Khả năng kháng bệnh tốt và thích nghi được mọi vùng miền của Việt Nam giúp giống hoa hồng Nhật này cực khỏe và ít bệnh tật. Bởi vậy, ngay cả khi không có nhiều thời gian chăm sóc thì giống hoa hồng Nhật này vẫn cho bạn những chùm hoa đẹp lung linh.

Thứ 16:

Hoa hồng Nhật Yu – Zen rose

Chắc chắn đây sẽ là bông hồng đẹp nhất bạn từng trồng. Ngay cả vào mùa hè thì vẻ đẹp của Yu-Zen rose cũng hiếm có giống hồng nào sánh nổi còn sang mùa đông thì cô gái Nhật này khiến hàng vạn bông hồng khác phải hổ thẹn.

Thứ 17: Hoa hồng Nhật Masora rose

Trong tất cả các tông màu của hoa hồng ngoại thì màu vàng mơ của Masora rose là màu được rất nhiều người ưa chuộng. Không kiểu quê quê như các giống màu hồng, hay phổ thông như các giống màu đỏ và trắng mà đây được xem là tông màu riêng có của hoa hồng ngoại. Kiểu màu rất Tây và sang khiến khu vườn nhỏ xinh của bạn lúc nào cũng mới lạ.

Thứ 18: Hoa hồng Nhật Hector rose

Hoa hồng Hector rose được ưa thích bởi tông màu tím hồng rực rỡ, đậm đà và nổi bần bật. Luôn sắc nét bất chấp thời tiết. Màu tím hồng này rất phù hợp để phối cùng các tông màu khác của hoa hồng nên bạn có thể thoả sức sáng tạo để trang trí sân vườn nhà mình.

Thứ 19: Hoa hồng Nhật Rose Royale rose

Nếu bạn là người yêu thích các giống hồng màu độc lạ thì Rose Royale rose nhất định phải có trong bộ sưu tập. Màu của giống hoa hồng Nhật này thay đổi từ đỏ sang tím đỏ phụ thuộc vào nhiệt độ và thời tiết. Mặc dù chỉ mùa đông mới xuất hiện màu tím thôi nhưng người ta sẵn sàng chờ đợi cả năm để ngắm bông hoa hồng tím do chính bàn tay mình chăm sóc này.

Chat ngay với chuyên gia

Thứ 20: Hoa hồng Nhật Shinoburedo rose

Thứ 21: Hoa hồng Nhật Pas De Deux rose

Nếu có một giống hoa hồng nào hội tụ hết vẻ đẹp của muôn loài thì đó chính là cô gái Nhật Pas De Deux rose này. Hoàn hảo từ màu sắc, form cánh, mùi hương đến khả năng sinh trưởng mà hiếm có giống hồng ngoại nào về Việt Nam được như vậy. Có lẽ đó là lý do nhiều người không chỉ có một mà có nhiều cây hoa hồng Pas De Deux trong vườn nhà.

Thứ 22: Hoa hồng Nhật New Wave rose

Ấn tượng đầu tiên nhớ về cô nàng New Wave rose này là màu tím khói rất ma mị và huyền bí. Thứ màu hiếm gặp nhất của hoa hồng ngoại. Có lẽ do khó lai tạo hơn nên các giống hồng màu tím khói đều đắt hơn và hiếm gặp hơn hẳn màu thường.

Thứ 23: Hoa hồng Nhật M-Nostalgic Romance rose

Đa số các giống hoa hồng chỉ đẹp vào mùa đông còn mùa hè thì cực ít cánh, nhanh tàn và form cánh dị tật nhưng giống hoa hồng Nhật M-Nostalgic Romance rose thì đẳng cấp hơn hẳn. Ngay cả với thời tiết khắc nhiệt của mùa hè thì giống hoa hồng này vẫn cho bông to, đẹp và khum khum. Sang đến mùa đông thì đẹp chẳng thể nào diễn tả được. Cỡ bông mùa hè cũng phải đạt tầm 8cm tầm 4 – 5 ngày mới tàn, sang đông thì bông to bự chảng 10 – 11cm bền 7 – 10 ngày mà lại cực thơm.

Thứ 24: Hoa hồng Nhật Misaki rose

Đúng là vượt qua sự tưởng tượng của con người ta về vẻ đẹp của hoa hồng! Misaki rose nổi tiếng với cách xếp cánh cầu kì đến từng đường kim mũi chỉ, mà chỉ có bàn tay của tạo hoá mới có thể dùng hơn 41 cánh hoa mềm mịn ấy để ghép thành thành một bức hoạ có 1 – 0 – 2 như thế!

Thứ 25: Hoa hồng Nhật Lady Candle rose

Hoàn hảo từ màu sắc, cách xếp cánh, độ sai bông và dễ chăm sóc, phải nói là Lady Candle rose là giống hồng Nhật bạn không thể bở lỡ.

Thứ 26: Hoa hồng Nhật Iori rose

Hoa hồng Iori rose là món quà mà tạo hoá dành riêng cho những người thích hoa hồng bông nhỏ và siêu chùm. Mỗi một chùm hoa hồng Iori rose có thể lên tới 25 – 30 bông xinh đẹp, kích thước bông đạt 3-5cm. Ngay cả các cây tầm 30cm đã có thể cho những chùm hoa tuyệt đẹp.

Thứ 27: Hoa hồng Nhật Eclair rose

Hoa hồng màu xanh là biểu tượng cho sự bất tử và trường tồn. Hoa hồng màu xanh lá rất hiếm, đó là lý do nhiều người muốn sở hữu giống hoa hồng xanh Eclair rose này dù chỉ một lần. Đây được xem là số ít giống hồng có thể lên được chuẩn màu với khí hậu và thổ nhưỡng ở Việt Nam.

Chat ngay với chuyên gia

Thứ 28: Hoa hồng Nhật Boule De Parfum rose

Giống hồng này được nhiều người khuyên trồng dành cho những người mới chơi hoặc bận rộn không nhiều thời gian bởi nó quá dễ chăm. Chỉ cần tưới nước hàng ngày là  bạn đã có hoa để ngắm rồi

Thứ 29: Hoa hồng Nhật Aoi rose

Người ta mê mẩn với màu tím vỏ đỗ của cô ả này suốt ngày suốt đêm mà không thấy chán. Cứ chốc chốc lại phải ra ngắm ngía rồi hít hà những chùm khủng của cô ả này đem tới. Ngoài ra, Aoi rose còn vô cùng dễ chăm, lặp nhanh, cứ 4 – 6 tuần lại có lứa mới để chơi.

Thứ 30: Hoa hồng Mon Coeur rose Nhật

Hoa hồng Nhật nổi tiếng với thứ mùi thơm bí ẩn của thảo mộc và hồng leo Mon Coeur rose là một trong số đó. Được trời phú cho hương xạ hương đậm tới mức có khả năng đánh thức mọi giác quan. Dù hoa vẫn ở trên cây hay được cắt cắm lọ đặt trong phòng khách thì mùi hoa hồng Mon Coeur rose đều khiến người ta bị mê hoặc. Chỉ cần tiến gần bông hoa hồng leo Nhật này thôi là bạn sẽ thấy tinh thần sảng thoái và phấn chấn hơn rất nhiều.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Top 15 Mặt Hoa Lan Kiếm Hồng Đẹp Nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!