Đề Xuất 6/2023 # Tình Hình Cây Cà Phê Cuối Mùa Mưa – Truyền Hình Gia Lai # Top 14 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Tình Hình Cây Cà Phê Cuối Mùa Mưa – Truyền Hình Gia Lai # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tình Hình Cây Cà Phê Cuối Mùa Mưa – Truyền Hình Gia Lai mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mùa mưa là lúc quả cà phê bắt đầu tăng nhanh về kích thước, cùng lúc đó có sự tăng trưởng nhanh của cành, chồi trên cây cà phê và đây cũng là thời điểm cây cà phê dễ nhiễm sâu bệnh.

Từ khoảng một tháng trở lại đây, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh khá lo lắng trước tình trạng cà phê liên tiếp bị rụng trái bởi nhiều nguyên nhân  trong đó có  bệnh nấm hồng. Theo  Chi cục BVTV  tỉnh, vào mùa mưa bệnh nấm hồng lây lan nhanh gây thiệt hại rất lớn cho vườn cây, thậm chí có một số trường hợp phải hủy bỏ cả vườn cây. Nhiều nông dân cho biết mặc dù  đã bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật song  vẫn không hạn chế được tình trạng này.

Ông Phan Quang  Hoàng, thôn Tân Lạc, xã  Bình Giáo, huyện Chưprông  cho biết: “Chúng tôi không hiểu do thời tiết mưa nhiều hay  là vì  nguyên nhân gì mà cà phê nhà tôi rụng quả nhiều, bà con trong vùng cũng vậy . Mặc dù tôi đã chăm sóc tốt  , nhưng cành nhiều quả cũng bị rụng, cành ít quả cũng bị rụng”.

Theo dự báo  của Đài khí tượng thuỷ văn, có khả năng mưa bão lớn sẽ tập trung vào cuối mùa mưa và sẽ  gây  tác  hại lớn đến cây cà phê. Do đó, nông dân trồng cà phê cần áp dụng các biện pháp chăm sóc cà phê để đạt hiệu quả cao nhất. Sau  đây TS Tôn nữ Tuấn Nam  , nguyên cán bộ nghiên cứu Viện khoa học kỹ thuật NLN Tây  Nguyên  sẽ hướng dẫn  bà con  kỹ thuật chăm sóc cà phê  thế nào để đạt  được hiệu quả  cao nhất .

Tiến sĩ Tôn Nữ Tuấn Nam-nguyên cán bộ nghiên cứu Viện khoa học kỹ thuật NLN Tây Nguyên cho biết: “Hiện  cây cà phê đang vào giai đoạn chắc hạt nhưng do tác động của thời tiết nên nhiều vườn cà phê đang đối diện với bệnh hại. Đặc biệt là bệnh nấm hồng  những năm trước  đây rất ít, nhưng xu hướng bây giờ ngày càng gia tăng ….để cây vừa nuôi quả tốt vừa tạo ra bộ khung cành dự trữ khỏe mạnh cho năm tiếp theo.  Bà con nên  chú ý tuân thủ các biện pháp chăm sóc chủ yếu cho vườn cà phê trong mùa mưa như sau. Ngoài việc làm cành chồi ,  tạo độ thông thoáng  cho cây bà con cần chú trọng  đến bổ sung dinh dưỡng , đó là bón phân cho cây” .

Hiện tại diện tích cà phê tỉnh Gia lai đạt trên  76.500  ha. Mặc dù diện tích, năng suất , sản lượng cà phê  hàng năm  của tỉnh không ngừng được nâng lên nhưng trong sản xuất cà phê  của tỉnh còn bộc lộ nhiều bất cập như cây giống chưa được chọn lọc, trồng cà phê độc canh cao, không trồng cây che bóng, đầu tư phân hóa học quá mức để khai thác tối đa năng suất, nhất là những năm cà phê được giá. Công tác phòng trừ sâu bệnh hại còn tùy tiện, còn lạm dụng thuốc BVTV hóa học đã dẫn đến năng suất chất lượng cà phê không ốn định, giá thành cao, môi trường bị suy thoái, hiệu quả kinh tế và xã hội chưa cao. Nếu  người  sản xuất không thay đổi nếp nghĩ, cách làm thì  không những năng suất sản lượng cà phê  ngày càng thấp mà  chất  lượng  cà phê của tỉnh rất khó cạnh tranh trên  thị trường./.

Mai Loan, Mạnh Hà

Lượt xem: 524

Lượt xem: 524

Chăm Sóc Cà Phê Tháng Cuối Mùa Khô, Đầu Mùa Mưa

Vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa là giai đoạn cây cà phê phân hóa mầm hoa, hình thành hoa và nở hoa, đậu quả, quả non phát triển, là giai đoạn ảnh hưởng quan trọng đến năng suất, chất lượng của cà phê. Để vườn cà phê sinh trưởng, phát triển tốt, có năng suất – chất lượng cao, Khuyến nông Việt Nam xin giới thiệu đến bà con nông dân một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc đối với vườn cà phê trong những tháng cuối mùa khô, đầu mùa mưa như sau:

Rệp vẩy xanh và rệp sáp thường phát triển rất mạnh trong những tháng mùa khô và sau đó giảm dần trong những tháng mùa mưa khi thiên địch (các loại côn trùng ăn thịt rệp) xuất hiện nhiều. Rệp chích hút nhựa ở trên những đoạn thân, cành non làm cho cây bị suy yếu. Rệp phát triển luôn kèm theo sự có mặt của kiến và bệnh muội đen. Bệnh muội đen bao phủ lên bề mặt lá làm cho cây không quang hợp được.

Trong những tháng mùa khô, bà con nông dân thường xuyên kiểm tra vườn cây để kịp thời có biện pháp phòng trừ rệp. Chỉ phun thuốc cho những cây có rệp trên những vườn bị rệp, không phun thuốc phòng cho những cây không bị rệp và vườn chưa bị rệp để bảo vệ các loài thiên địch. Bà con có thể sử dụng một trong các loại thuốc như Supracide, Sumithion, Ofatox…

Ngoài phun thuốc diệt rệp, cần diệt trừ các ổ kiến để ngăn ngừa sự lây lan của rệp. Kiến không những bảo vệ rệp khỏi sự tấn công của các loài thiên địch mà còn mang rệp đi lây lan sang các cây khác trên vườn. Riêng đối với rệp sáp, để tăng hiệu lực của thuốc nên hòa thêm 1% dầu hỏa vào thuốc trước khi phun.

Chỉ bón phân sau khi đã có một vài trận mưa lớn, đất đủ ẩm.

Đối với phân lân nên bón một lần vào đầu mùa mưa với lượng từ 500 – 800kg/ha, bằng cách rải đều trên mặt đất.

Đối với phân đạm và phân kali có thể trộn chung để bón. Trước khi bón đào rãnh xung quanh mép tán lá rộng khoảng 20 cm, sâu 10cm, sau đó rải phân đều xung quanh rãnh rồi lấp đất trở lại. Ở đợt bón đầu nên sử dụng phân đạm là loại phân SA (sulphate amonium), các lần sau có thể dùng phân đạm là phân urê.

Điều kiện ở Tây Nguyên do mưa lớn và tập trung trong một số tháng nên để hạn chế sự rửa trôi, đồng thời tiết kiệm được công lao động, bà con nên sử dụng các loại phân bón viên tổng hợp chuyên dùng cho cà phê như NPK 16-8-16-13S; NPK 16-8-18 +7S+ B2O3 +TE … với lượng khoảng từ 1.500 – 1.800kg/ha, bón 3- 4 lần trong những tháng mùa mưa.

3. Đánh bỏ chồi vượt và rong tỉa cây che bóng

Sau những đợt tưới nước trong những tháng mùa khô, chồi vượt bắt đầu phát triển rất mạnh, vì vậy phải kịp thời đánh bỏ để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi những cành mang quả.

Khi mùa mưa bắt đầu được khoảng một tháng, tiến hành rong tỉa các cây che bóng trong vườn sao cho cành thấp nhất của cây che bóng cách tán lá cà phê khoảng 3 m, làm cho vườn cây thông thoáng, hạn chế được sâu bệnh hại và tạo điều kiện tốt cho cây quang hợp.

TS. Hoàng Thanh Tiệm – TTKNQG

Bình Luận

Powered by Facebook Comments

Sử Dụng Phân Bón Phú Mỹ Cho Cà Phê Kinh Doanh Thời Điểm Cuối Mùa Mưa

Bà con ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đang bước vào đợt bón phân cuối mùa mưa cho cây cà phê. Đợt chăm bón cuối này rất quan trọng, do năm nay, mưa lớn kéo dài nên phần lớn diện tích cà phê đã không bón được đợt giữa mùa mưa. Vì vậy, trong đợt này bà con cần lưu ý:

– Đối với vườn trái nhiều: cần tăng lượng bón lên 25% so với cùng kỳ để tập trung nuôi nhân.

– Đối với vườn sâu bệnh hại tấn công, năng suất dự kiến giảm: bón cân đối hàm lượng đạm – lân – kali để vừa nuôi nhân, vừa phát triển cành dự trữ, phục hồi bộ rễ để tạo tiền để tăng năng suất vụ sau;

– Chú ý các biện pháp phòng trừ bệnh hại nhằm duy trì ổn định năng suất đến cuối vụ.

Lượng phân bón khuyến cáo cho 1 ha cà phê giai đoạn kinh doanh (ước năng suất trên 3 tấn nhân/ha):

Sử dụng phân đơn (Đạm Phú Mỹ, Kali Phú Mỹ, DAP Phú Mỹ)

– Đạm Phú Mỹ: 200-250 kg;

– Kali Phú Mỹ: 200-250 kg;

– Có thể bổ sung thêm 50 – 100 kg DAP Phú Mỹ để phục hồi bộ rễ.

Sử dụng phân NPK Phú Mỹ – bà con chọn công thức phân bón có hàm lượng đạm và kali cao như:

– NPK Phú Mỹ 16-8-16+TE : 600-800 kg.

– hoặc NPK Phú Mỹ 16-8-17+TE: 600-800 kg.

– hoặc NPK Phú Mỹ 18-6-18+TE : 600-800 kg.

– hoặc NPK Phú MỸ 18-8-18+5S (SOP): 600-800 kg.

– hoặc NPK Phú Mỹ 15-15-15+TE: 600-800kg.

– hoặc NPK Phú Mỹ 16-9-20+TE : 550-700 kg.

– Hoặc NPK Phú Mỹ 19-9-19+TE: 550-700 kg.

Một số lưu ý:

– Tùy theo loại đất, độ tuổi của cây, tình hình sinh trưởng và năng suất thu hoạch của năm trước để xác định liều lượng bón cho thích hợp.

– Bón khi đất đủ ẩm (không nên bón phân đón mưa cũng như không bón phân khi trời mưa quá to dễ làm thất thoát phân). Khi bón rải đều xung quanh tán, từ mép tán lùi vào 20-25cm.

Chúc bà con có vườn cà phê xanh tốt hiệu quả.

Phân bón Phú Mỹ – Cho mùa bội thu

Chăm Sóc Cây Cà Phê Giữa Mùa Mưa

Với cây cà phê, thời điểm giữa mùa mưa này là rất quan trọng bởi đây là thời kỳ cây cần nhiều dinh dưỡng nhất nuôi trái lớn nhanh, đồng thời còn tạo nên cành lá mới…

Đặc điểm mùa mùa mưa năm nay ở Tây Nguyên

Do đất SX ngày một ít nên đã có nhiều diện tích cây cà phê ở Đăk Lăk, Gia Lai, Đăk Nông, Lâm Đồng được trồng trên chân đất không đáp ứng yêu cầu như độ dốc quá cao, tầng đất mặt mỏng, thiếu nước tưới và thiếu cây che bóng; thậm chí một số được trồng trên đất đá phiến nên cây còi cọc, tốn rất nhiều phân nhưng hiệu quả kém.

Đăk Lăk nói riêng và Tây Nguyên nói chung đang chịu sự biến đổi khôn lường của khí hậu nên thời tiết trở nên thất thường, mùa mưa thường ngắn hơn, kết thúc sớm và giảm lượng mưa.

Với cây cà phê, thời điểm giữa mùa mưa này là rất quan trọng bởi đây là thời kỳ cây cần nhiều dinh dưỡng nhất nuôi trái lớn nhanh, đồng thời còn tạo nên cành lá mới – đây là bộ cành lá dự trữ cho năm sau, nếu thiếu thì năng suất của vụ này cũng sẽ giảm ngay và giảm mạnh vào năm sau.

Mùa mưa có ẩm độ cao, nắng mưa xen kẽ là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. Có nhiều bệnh hại trên cây cà phê cùng tấn công một lúc như nấm hồng, thán thư, rệp… Điều đặc biệt trong mùa mưa là nấm bệnh không những tấn công cành lá mà ngay cả quả nên làm giảm chất lượng đáng kể.

Nếu dinh dưỡng không cân đối, hoặc dinh dưỡng bị thiếu hụt nhất thời không bổ sung kịp cùng với các tác nhân khác đã gây nên hiện tượng rụng trái non hàng loạt gây giảm năng suất trầm trọng.

Bao phân Đầu trâu NPK tăng trưởng, chắc hạt

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THỪA THIẾU DINH DƯỠNG

Cũng như các cây trồng khác, dinh dưỡng cho cây cà phê chủ yếu là các nguyên tố đạm, lân, kali và một số trung vi lượng.

Đạm: Là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất. Khi thiếu đạm thì cây sẽ bị còi cọc, nhiều lá vàng và các lá non mới đều mỏng. Tuy nhiên nếu bón dư đạm thì cây sẽ dễ bị bệnh tấn công và làm ô nhiễm môi trường, nguồn nước.

Đạm thường dùng ở 2 dạng, đạm sun phát và đạm urê, việc sử dụng đạm sun phát có lợi là trong đạm sun phát có thêm nguyên tố lưu huỳnh rất cần thiết cho cây trồng cạn, nhất là cây có hương vị như cà phê.

Tuy nhiên qua khảo sát mới đây thấy việc bón phân SA (hoặc phân NPK nhưng thành phần đạm trong đó là từ SA) liên tục trong nhiều năm đã gây nên hiện tượng dư thừa lưu huỳnh trong đất và gây độc cho cây, bởi vậy việc dùng phân urê hiện nay là giải pháp thích hợp.

Lân: Cần thiết cho sự phát triển của bộ rễ, qua đó mà cây có được bộ tàn lá tốt. Thiếu lân cây sinh trưởng kém nhưng nếu thừa lân cũng không tốt cho cây và thường gây nên hiện tượng thiếu kẽm

Kali: Với cà phê kinh doanh, kali là nguyên tố cần nhiều sau đạm. Thiếu kali thì cà phê không chắc, hay rụng quả nhưng nếu thừa kali thì cũng tai hại bởi chúng sẽ ức chế cây hấp thu phân đạm, cây phát triển chậm. Ngoài ra còn gây hiện tượng thiếu can xi, ma giê.

Liều lượng 3 nguyên tố đa lượng này cân đối cho cà phê kinh doanh là NPK: 2-1-2. Chia làm 3 lần bón, đầu cuối và giữa mùa mưa. Lần bón đầu nên tăng 10% đạm, lần bón giữa và cuối nên tăng 10% kali.

Ngoài ra, cà phê còn cần nhiều nguyên tố trung vi lượng, nhất là borax và kẽm. Khi thiếu 2 nguyên tố này thì cây thụ phấn kém, rất dễ bị rụng quả non.

PHÂN CHUYÊN DÙNG CHO CÀ PHÊ

Hiện có nhiều Cty SXphân chuyên dùng cho cà phê có nhiều công thức khác nhau xung quanh công thức chuẩn NPK 2-1-2 nên nhà nông cần lựa chọn cho vườn nhà mình loại phân nào mang lại hiệu quả nhất.

Chú ý nên dùng sản phẩm của các nhà máy lớn, có thương hiệu mạnh, được cung ứng bởi các đại lý lớn, vì như vậy mới yên tâm không bị hàng giả, hàng kém chất lượng.

Phân NPK chuyên dùng cho cà phê của Cty CP Phân bón Bình Điền có 2 loại: Đầu trâu tăng trưởng và Đầu trâu chắc hạt. Công thức của NPK Đầu trâu tăng trưởng là 19-12-6 +TE được khuyến cáo bón đợt 1 đầu mùa mưa. Công thức của NPK Đầu trâu chắc hạt là 16-6-19 + TE được khuyến cáo bón giữa và cuối mùa mưa.

Điều đặc biệt của 2 loại phân này là được SX theo công nghệ urê hóa lỏng, công nghệ này cho phép SX ra hàm lượng đạm SA chỉ chiếm 5% trong tổng lượng đạm nên sẽ tốt hơn cho cây, nhất là những vườn trước đây liên tục bón SA hoặc phân chuyên dùng cho cà phê nhưng có hàm lượng SA cao khiến cho việc tích lũy lượng lưu huỳnh cao gây độc cho cây. Công nghệ SX NPK urê hóa lỏng ở VN mới chỉ có Cty Bình Điền làm được. Liều lượng bón từ 500 – 600 gr/cây/lần.

Quang Ngọc

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tình Hình Cây Cà Phê Cuối Mùa Mưa – Truyền Hình Gia Lai trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!