Đề Xuất 5/2023 # Tìm Hiểu Thêm Về Bón Phân Cho Rau, Củ, Quả Trồng Tại Nhà # Top 14 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 5/2023 # Tìm Hiểu Thêm Về Bón Phân Cho Rau, Củ, Quả Trồng Tại Nhà # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tìm Hiểu Thêm Về Bón Phân Cho Rau, Củ, Quả Trồng Tại Nhà mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Để đảm bảo rau sạch và an toàn cho sức khỏe, thì mọi quy trình từ việc chọn giống, đất, dụng cụ trồng rau sạch… đặc biệt việc lựa chọn phân và bón phân đúng cách là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của cây trồng.

Hiện nay, trồng rau sạch trên sân thượng hay ban công không còn xa lạ với mỗi gia đình. Ai cũng muốn sở hữu một vườn rau sạch tại nhà. Tuy nhiên, hiện tại (2015) việc trồng rau cách khoa học tổng hợp như sử dụng: Tháp rau[tooltip url=”http://www.thaprau.com/2015/08/gioi-thieu.html” title=”(?)”]Trồng rau xếp tầng bằng phương pháp thổ canh ủ hữu cơ tự động[/tooltip], thủy canh[tooltip title=”(?)”]Dùng dung dịch dinh dưỡng tổng hợp, không dùng đất[/tooltip], hay Aquaponics[tooltip title=”(?)”]Mô hình vừa nuôi cá vừa trồng rau[/tooltip]… còn chưa phổ biến. Người dân phố thị vẫn cơ bản áp dụng cách trồng thổ canh truyền thống với thùng xốp, chậu nhựa.

Để đảm bảo rau sạch và an toàn cho sức khỏe, thì mọi quy trình từ việc chọn giống, đất, dụng cụ trồng rau sạch… đặc biệt việc lựa chọn phân và bón phân đúng cách là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của cây trồng.

Việc bón phân đúng cách đòi hỏi người trồng phải có sự hiểu biết về các loại phân cũng như liều lượng dùng để cây phát triển an toàn.

1. Kiến thức căn bản

– Người trồng rau cần trang bị chút kiến thức, hiểu biết về cây rau mình canh tác, loại phân bón mình định dùng để từ đó sử dụng phân bón cho cây trồng được hợp lý. Ví dụ như rau ăn lá thì cần hàm lượng đạm (đa lượng) là chính, còn trung, vi lượng như Mg, Mn, Zn, S, K… thì cần ít. Do đó đa phần chỉ cần bón phân hữu cơ là đủ. Ngoài ra để đảm bảo cân đối dinh dưỡng cho cây trồng, chỉ cần bổ sung một chút phân lân và kali. Đối với rau ăn củ, quả như đậu đỗ các loại, cà chua, khoai tây, khoai lang, bầu, bí, mướp… thì ngoài hàm lượng đạm ra, còn cần một lượng lớn lân và đặc biệt là kali.

+ Lân thì cần cho giai đoạn ra hoa, đậu quả, tham gia vào các quá trình quang hợp,…

+ Kali chống rụng quả,…

– Nếu phải sử dụng phân vô cơ thì phải chọn phân có hàm lượng N, P hay K không được thấp dưới mức tối thiểu 5%. Nếu thấp hơn mức này có thể được xếp là các loại phân khoáng. 

– Ưu điểm của phân bón hữu cơ là không làm chai đất, đất ít bị rửa trôi và có chứa nhiều nguồn đạm hữu ích. Nhược điểm là có chi phí cao tính theo hàm lượng đạm. 

Phân hữu cơ trùn quế

– Ưu điểm phân vô cơ là chi phí sản xuất thấp, cây trồng dễ hấp thụ nhưng lại có nhược điểm là gây tổn thất nhanh, làm nghèo đất và gây ô nhiễm nguồn đất và nước. Riêng phân đạm, loại phân bón khá phổ biến có thể được phân thành 2 loại, một là loại hòa tan nhanh hoặc ngấm nhanh và hai là hòa tan chậm và ngấm chậm. Phân đạm tan nhanh là phân được sản xuất từ các muối vô cơ dễ hòa tan như sunfat amon, nitratamon, phôtphát amon và nitrat amon. Trên thị trường bày bán một số loại phân vô cơ có tên thương hiệu uy tín như: phân DAP, phân Ure, Phân NPK, phân lân…

– Sử dụng phân đạm không hợp lý có thể gây ô nhiễm nguồn đất và nước. Để hạn chế nên bón thành đợt riêng, mỗi đợt cách nhau 2-3 tuần kết hợp với tưới tiêu hợp lý để hạn chế bay hơi hoặc làm nghèo đất. Cần chú ý thời gian cách li để không còn dư lượng đạm trong rau thu hoạch.

2. Chọn loại phân bón  

– Phân bón có thể được phân thành nhóm hữu cơ và vô cơ. Phân hữu cơ thường có gốc từ sản phẩm phụ, xác động thực vật, các cơ cấu sống, còn phân vô cơ là loại phân bón tổng hợp (phân hóa học). Về cơ bản nguồn đạm của 2 loại phân này không khác nhau đối với cây trồng.

– Cách trồng rau truyền thống thường sử dụng cả phân hữu cơ và vô cơ. Một số phân hữu cơ thường dùng là phân cá, phân bò, phân bánh dầu, phân trùn quế,… Đặc điểm chung của các loại phân này là hàm lượng đạm tương đối nhiều nên sử dụng trong trồng rau ăn lá hoặc giai đoạn đầu của các loại cây trồng rất tốt.

Phân đạm (vô cơ)

3. Bón hợp lý, cân đối

– Cần biết tương đối cụ thể từng giai đoạn phát triển của cây để bón phân hợp lý cho cây trồng. Ví dụ như giai đoạn phát triển thân lá thì cây cần gì, giai đoạn ra hoa, đẻ nhánh cây cần gì, giai đoạn dưỡng quả cây cần gì. (Tham khảo các sách khuyến nông, các hướng dẫn kỹ thuật trồng để tìm ra được hàm lượng N P K hợp lý của từng loại cây trồng).

– Để quyết định lượng phân cần bón thì trước tiên phải nắm chắc hàm lượng dưỡng chất của từng loại phân. Ví dụ đối với phân bón NPK nếu ghi 16.16.8 có nghĩa là 16% Nitơ, 16% Phốt pho và 8% Kali.

Phân NPK-S 16-16-8-8 Lâm Thao

– Cần tuân thủ nguyên tắc bón phân 5 đúng: Đúng chủng loại phân; Đúng nhu cầu sinh lý của cây; Đúng nhu cầu sinh thái; Đúng vụ và thời tiết; Đúng phương pháp.

4. Cách bón phân

– Có 3 cách bón chủ yếu: Bón bề mặt, bón cho đất và phun lá. Các phương pháp này áp dụng tùy theo từng loại phân, bề mặt đất, thiết bị bón và dạng cây trồng.

+ Bón bề mặt là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất đối với các loại phân đạm. Nếu là phốt pho thì ít hiệu quả hơn. Có thể dùng tay để rắc đều trên bề mặt. Nếu là phân bón hữu cơ thì nên lấp đất lên hoặc trộn đều với đất bề mặt.

+ Bón cho đất: Đây là phương pháp rất phù hợp cho các loại phân hòa tan, ví dụ như phốt pho và kali. Có thể đưa phân vào các lỗ hoặc rãnh xung quanh cây trồng, sau đó dùng nước tưới để phân ngấm nhanh vào trong đất.

+ Phun lá: Đây là phương pháp rất hiệu quả, nhất là bón phân giàu hàm lượng sắt, kẽm hoặc các nguồn đạm ít quan trọng đối với cây trồng nhưng là phương án rất khó tính toán được chính xác hàm lượng phân mà cây trồng nhận được nhất là phốt pho và kali.

Sử dụng phân bón lá để bổ sung kịp thời chất dinh dưỡng

– Tưới nước: Tưới tiêu hợp lý ngay sau khi bón phân là phương pháp tốt nhất để bảo vệ phân và giúp cây trồng tiếp cận nhanh nguồn phân bón. Tuy nhiên nếu tưới quá nhiều nước bề mặt sẽ làm rửa trôi phân bón và gây ô nhiễm nguồn đất và nước.

+ Đạm thì cần cho quá trình phát triển thân lá, nhất là từ giai đoạn cây con đến khi ra hoa.

Tìm Hiểu Về Phân Bón Hóa Học

Phân hóa học là loại phân bón chủ lực, cung cấp các chất dinh dưỡng đa lượng: Đạm (N), Lân (P2O5), Kali (K2O) cho cây trồng, là những yếu tố quyết định tới năng suất và chất lượng nông phẩm. Phân hóa học đang lưu thông trên thị trường gồm hai nhóm chính là:

I. Phân hoá học đơn chất là nhóm phân bón chứa một loại dưỡng chất đa lượng chủ yếu, gồm có ba loại chính là:

1. Phân chứa đạm: có URÊ chứa 46% nitơ (N), Sun-phat A-môn (S.A) chứa 20-21% N các loại phân này chủ yếu là nhập khẩu. Lượng sản xuất trong nước chỉ vào khoảng 900.000 tấn Urê/năm)

2. Phân chứa lân: gồm Supe lân và Lân nung chảy, chứa từ 15,5%-16% Ô-xít Phốt-pho (P2O5 hữu hiệu), chủ yếu được sản xuất trong nước từ nguyên liệu là quặng A-pa-tit do 4 nhà máy sản xuất là Su-pe phốt phát và hoá chất Lâm Thao, Long Thành, Phân lân nung chảy Văn Điển và Phân lân nung chảy Ninh Bình.

3. Phân chứa Kali: gồm phân Clo-rua Ka-li (MOP, KCl) chứa 60% Ô-xít Ka-li (K2O) và Sun-phat Ka-li (SOP, K2SO4) chứa 50% Ô-xít Ka-li (K2O).

II. Phân hỗn hợp là nhóm phân bón có chứa từ 2 yếu tố dinh dưỡng đa lượng trở lên, ngoài ra còn có thể có chứa một số chất dinh dưỡng, nguyên tố trung, vi lượng khác gồm các loại sau:

1. Phân chứa Đạm và Lân, có các loại như Mô-nô A-mô-ni-um Phốt-phát (MAP) chứa từ 10-11% Ni-tơ và 49-50% Ô-xít Phốt-pho (P2O5 hữu hiệu) và Di A-mô-ni-um Phốt-phát (DAP) chứa 16-18% Ni-tơ và 44-46% Ô-xít Phốt-pho (P2O5 hữu hiệu), chủ yếu phải nhập khẩu. Hiện nay, nước ta mới có nhà máy DAP Đình Vũ với công suất khoảng 300.000 tấn/năm vừa mới đi vào hoạt động và đang trong quá trình sản xuất thử.

2. Phân chứa Đạm và Ka-li có tên gọi chung là phân hỗn hợp KNS, NKS, NK, chủ yếu sản xuất trong nước từ nguyên liệu là 2 loại phân đơn S.A và MOP có trộn thêm một số phụ gia khác như phẩm màu, bột sét đỏ nhưng được chia ra nhiều loại khác nhau do tỷ lệ thành phần 2 dưỡng chất khác nhau và tên gọi thương mại khác nhau tuỳ theo từng cơ sở sản xuất.

3. Phân chứa Đạm, Lân và Ka-li, có tên gọi chung là phân hỗn hợp NPK, gồm hàng ngàn loại khác nhau do tỷ lệ thành phần các dưỡng chất khác nhau và tên gọi thương mại khác nhau của cơ sở sản xuất

Tìm Hiểu Về Phân Hữu Cơ

Phân hữu cơ là gì? Tác dụng của nó ra sao đối với đất và cây trồng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết một số thông tin hữu ích về loại phân này.

Tìm hiểu về phân hữu cơ

Như ta biết, cây trồng muốn phát triển được thì đều phải được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ từ đất hoặc từ dung dịch thuỷ canh hoặc khí canh. Nếu trong đất không có đủ chất dinh dưỡng thì cây sẽ kiệt quệ, phát triển kém. Do đó, sau mỗi vụ thu hoạch cây trồng thì người nông dân phải tiến hành bón phân cho đất để trồng tiếp vụ sau.

Trên thị trường hiện nay có hai loại phân bón chính là phân bón hữu cơ và phân vô cơ. Phân vô cơ được biết đến với các thành phần chính: đạm (urê), lân và kali.

Phân hữu cơ thì có các thành phần chính như: phân gà, phân bò, phân chim, phân rơi hoai mục, ngoài ra còn một số phế phẩm như vỏ cà phê, xác động thực vật phân huỷ…

Đặc điểm chung của chúng là đều cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng cả đa, trung và vi lượng. Phân vô cơ thì ngoài tác dụng cung cấp dưỡng chất cho cây trồng thì thường làm cho đất bị cằn, không có tác dụng cải tạo đất. Ngược lại, phân hữu cơ ngoài tác dụng cung cấp dưỡng chất cho cây trồng còn có tác dụng cải tạo đất đáng kể. Vậy trong phân hữu cơ có gì?

Thành phần chung nhất của các loại phân bón hữu cơ chính là hàm lượng các chất hữu cơ

Ngoài ra tuỳ thuộc vào từng loại phân bón mà nhà sản xuất thường bổ sung các loại đạm, lân hay kali và các chất trung, vi lượng và vi sinh giúp tơi xốp đất tạo môi trường thuận lợi cho bộ rễ của cây phát triển. Bón phân hữu cơ thì đất sẽ có khả năng giữ nước, giữ phân bón tốt hơn, giảm sự thất thoát do bay hơi hoặc rửa trôi. Sau một thời gian, các chất hữu cơ sẽ chuyển hoá thành mùn, tạo độ phì nhiêu cho đất.

Ngoài ra còn có một số loại phân bón hữu cơ cao cấp còn cung cấp một lượng lớn vi sinh vật có ích, có tác dụng cải tạo đất bạc màu, đất nghèo dinh dưỡng, đất cằn cỗi thành đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng như phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, phân hữu cơ Nhật Thiên Kim, phân rơi Úc,… Để chuyển hoá các chất hữu cơ trong phân thành mùn thì cần một lượng lớn các chủng vi sinh vật.

Các chủng vi sinh vật này rất đa dạng như chủng vi sinh vật lên men (phân giải tinh bột, phân giải đường, phân huỷ chuyển hoá xenlulôzơ…), cố định đạm, phân giải lân, phân giải kali. Do đó, bón phân hữu cơ chính là biện pháp góp phần làm cho đất tơi xốp, cung cấp kịp thời chất dinh dưỡng cho đất, nâng cao năng xuất cây trồng.

Qua các phân tích trên ta thấy phân hữu cơ có tác dụng rất tốt đối với đất và cây trồng. Tuy nhiên bón như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất lại là vấn đề mà người nông dân quan tâm nhất. Theo kinh nghiệm thì để đạt hiệu quả cao nhất, đối với cây trồng ngắn ngày, phân hữu cơ nên dùng để bón lót nhằm kích thích cây trồng phát triển tốt nhất giai đoạn cây con, nhất là giai đoạn phát triển thân, lá.

Còn các cây trồng lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều hay cây ăn quả nói chung nên bón lót vào lúc cây còn nhỏ và các thời điểm trước mùa mua, trước khi ra hoa. Lượng bón thì tuỳ theo thời điểm, tăng dần khi cây lớn dần. Nói chung phân hữu cơ tốt và ít hại đến cây trồng nên có thể bón lượng lớn và bón nhiều lần giúp cây trồng phát triển tốt nhất.

Tìm Hiểu Chi Tiết Về Phân Bón Hoá Học Lớp 11

Cây trồng muốn sinh trưởng và phát triển tốt, ngoài điều kiện nguồn nước và ánh sáng thì cần cung cấp thêm phân bón hoá học cho cây. Vậy phân bón hoá học là gì và vì sao trong nông nghiệp luôn sử dụng chúng, ta cùng tìm hiểu bài Phân bón hoá học lớp 11.

Phân bón hoá học là những hoá chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây trồng nhằm nâng cao năng suất mùa màng.

I. Phân bón hoá học lớp 11: PHÂN ĐẠM

– Nguyên tố dinh dưỡng: Ni tơ

– Tác dụng: Tăng cường quá trình sinh trưởng của cây trồng.

Tỉ lệ protêin thực vật tăng.

Cây phát triển mạnh, tăng sản lượng, củ quả có nhiều dinh dưỡng.

Phân đạm có tác dụng rất lớn đối với cây trồng và thực vật nói chung, đặc biệt là cây lấy lá như rau.

– Độ dinh dưỡng: đánh giá thông quá % Nitơ có trong phân.

– Để phân loại phân đạm ta dựa vào thành phần hoá học: phân đạm amoni, phân đạm nitrat, phân đạm urê.

1. Phân đạm Amoni:

– Trong thành phần phải chứa gốc amoni NH 4+, ví dụ như NH 4Cl (amoni clorua), (NH 4) 2SO 4 (amoni sunfat), NH 4NO 3 (amoni nitrat)

– Điều chế: Cho amoniac tác dụng với axit tương ứng.

Ví dụ:

– Tính chất: vì thành phần chứa muối tan nên dễ tan trong nước, dễ chảy rửa, do đó cây dễ dàng hấp thu nhung cũng dễ bị rửa trôi.

– Phân đạm amoni sử dụng cho đất ít chua.

Giải thích: Trong thành phần của phân amoni có chứa gốc bazo yếu là NH 4+, bị thuỷ phân trong nước tạo môi trường có tính axit, làm tăng độ chua cho đất.

– Những nơi đất chua sử dụng vôi bột khử chua thì không dùng phân amoni vì:

2. Phân đạm Nitrat:

– Trong thành phần phải chứa gốc nitrat NO 3-, ví dụ như NaNO 3 (natri nitrat), Ca(NO 3) 2 (canxi nitrat),…

Ví dụ:

– Tính chất: vì thành phần chứa muối tan nên dễ tan trong nước, dễ chảy rửa, do đó cây dễ dàng hấp thu nhung cũng dễ bị rửa trôi, tương tự phân amoni.

3. Phân đạm Urê:

– Điều chế:

– Ion cây trồng đồng hoá: NH 4+

+ Bị phân huỷ dưới tác dụng của vi sinh vật sinh ra amoniac.

+ Tác dụng với nước tạo ra muối cacbonat:

– Tính chất: là chất rắn màu trắng, tan tốt trong nước, chứa 46, 67% N.

– Trong 3 loại phân đạm trên, hàm lượng N trong phân urê là cao nhất nên là loại phân đạm tốt nhất nên được sử dụng nhiều.

– Không dùng phân này cho đất kiềm vì:

NH 3 không phải là dạng cây trồng hấp thu.

Amoni

Muối amoni NH 4Cl, (NH 4) 2SO 4, NH 4NO 3

Tan tốt trong nước, dễ chảy rửa.

Cho amoniac tác dụng với axit tương ứng

Nitrat

Muối nitrat NaNO 3 , Ca(NO 3) 2 ,…

NO 3–

Tan tốt trong nước, dễ chảy rửa.

Urê

NH 4+

Chất rắn màu trắng, tan tốt trong nước

Hàm lượng N cao nhất.

II. Phân bón hoá học lớp 11: PHÂN LÂN

– Nguyên tố dinh dưỡng: photpho.

– Dạng ion: ion photphat (PO 43-).

– Tác dụng: ở thời kì sinh trưởng, thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng của thực vật. Được bón phân lân giúp cành lá xum xuê, hạt chắc, quả củ to.

– Phân lân gồm: supephotphat và phân lân nung chảy,…

1. Supephotphat

– Bao gồm: supephotphat đơn và supephotphat kép

– Thành phần chính: Ca(H 2PO 4) 2 (canxi dihidrophotphat).

a) Supephotphat đơn

– Điều chế: Cho quặng photphorit hoặc quặng apatit tác dụng với axit sunfuric đặc.

– CaSO 4 không tan trong nước, là phần không có ích, làm rắn đất.

b) Supephotphat kép

– Điều chế: Cho quặng photphorit hoặc quặng apatit tác dụng với axit sunfuric đặc theo 2 giai đoạn:

– Vì điều chế theo 2 giai đoạn nên CaSO 4 đã được loại bỏ, hàm lượng P 2O 5 sẽ cao hơn và đất trồng không bị rắn.

2. Phân lân nung chảy

– Nguyên liệu: bột quặng apatit, đá xà vân (thành phần chính gồm magie silicat) và than cốc.

– Quy trình: cho hỗn hợp nguyên liệu vào lò đứng trên 10000C. Sản phẩm nóng chảy từ lò được làm lạnh nhanh bằng nước, sau đó sấy khô và nghiền nát thành bột.

– Thành phần chính: hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magie.

– Hàm lượng: chứa 12-14% P2O5.

– Thích hợp cho đất chua.

Giải thích: Các muối này không tan trong nước, đất chua có tính axit nên có khả năng hoà tan chúng.

Supephotphat đơn

Ca(H 2PO 4) 2 và CaSO 4

14-20%

Supephotphat kép

Ca(H 2PO 4) 2

theo 2 giai đoạn:

40-50%

Lân nung chảy

Hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magie.

Nung hỗn hợp bột quặng apatit, đá xà vân (thành phần chính gồm magie silicat) và than cốc trong lò đứng với nhiệt độ trên 10000C.

12-14%

III. Phân bón hoá học lớp 11: Phân kali

– Nguyên tố dinh dưỡng: kali dưới dạng K+.

– Tác dụng: thúc đẩy quá trình tạo đường, bột, chất xơ, chất dầu; tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và chịu hạn của cây.

– Độ dinh dưỡng được đánh giá qua % K 2 O.

IV. Phân bón hoá học lớp 11: Một số loại phân bón khác

1. Phân hỗn hợp và phân phức hợp:

– Chứa đồng thời một số nguyên tố dinh dưỡng cơ bản.

– Phân hỗn hợp: Chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.

Ví dụ: nitrophotka là hỗn hợp (NH 4) 2HPO 2 và KNO 3.

Khi trộn lẫn các loại phân bón với tỉ lệ N:P:K khác nhau ta thu được phân hỗn hợp, tuỳ theo loại đất và cây trồng.

– Phân phức hợp: hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hoá học các chất.

Ví dụ: amophot là hỗn hợp các muối NH 4H 2PO 2 và (NH 4) 2HPO 2, thu được khi cho amoniac tác dụng với axit photphoric

2. Phân vi lượng

Phân vi lượng cung cấp cho cây các nguyên tố như bo, kẽm mangan, đồng, molipden,… ở dạng hợp chất.

Cây trồng chỉ cần một lượng rất nhỏ loại phân bón này để tăng khả năng kích thích quá trình sinh trưởng và trao đổi chất, tăng hiệu lực quang hợp,…

– Các nguyên tố trên đóng vai trò như những vitamin cho thực vật.

– Phân vi lượng được đưa vào đất cùng với phân bón vô cơ hoặc phân bón hữu cơ.

– Loại phân bón này chỉ có hiệu quả cho từng loại cây và từng loại đất, dùng quá lượng quy định sẽ có hại cho cây.

Từ những kiến thức chi tiết về phân bón hoá học lớp 11 các em đã có thêm kiến thức về phân bón, thành phần dinh dưỡng, cây trồng cần chúng trong những giai đoạn nào từ đó có thể giải thích được các kiến thức thực tế đời sống.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tìm Hiểu Thêm Về Bón Phân Cho Rau, Củ, Quả Trồng Tại Nhà trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!