Đề Xuất 3/2023 # Thiết Lập Vườn Trồng Rau Hữu Cơ Theo Bộ Tiêu Chuẩn Pgs (Phần 1) # Top 10 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Thiết Lập Vườn Trồng Rau Hữu Cơ Theo Bộ Tiêu Chuẩn Pgs (Phần 1) # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thiết Lập Vườn Trồng Rau Hữu Cơ Theo Bộ Tiêu Chuẩn Pgs (Phần 1) mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ là gì?: Nông nghiệp hữu cơ là phương thức canh tác không sử dụng phân bón được sản xuất từ hoá chất hoặc phân người. Không dùng thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu nguy hiểm còn dư lại trong đất trồng trong một thời gian dài và những tích luỹ trong cơ thể động vật.

Để nuôi dưỡng đất đai canh tác nông nghiệp hữu cơ cần sử dụng: Luân canh cây trồng; trồng cây họ đậu; trồng và sử dụng cây phân xanh; sử dụng phân động vật và phế thải cây trồng được ủ và tái chế; canh tác đất đúng cách, đúng thời điểm, sự mất cân bằng của đất trồng được giữ ở mức tối thiểu; tủ gốc để bảo vệ bề mặt của đất trồng.

2. Vì sao phải canh tác nông nghiệp hữu cơ

Canh tác thông thường làm đất trồng trở lên cằn cỗi, sâu bệnh ngày càng khó kiểm soát, sông hồ bị ô nhiễm bởi chất hoá học và dinh dưỡng màu bị rửa trôi khỏi đất; động vật nuôi trong điều kiện không tự nhiên đang dẫn đến những vấn đề nguy hại cho sức khoẻ của chúng và sức khoẻ của loài người.

Canh tác hữu cơ bảo vệ cho đất trồng tương lai, làm cho đất đai trở lên màu mỡ hơn. Con người có những cách kiểm soát sâu bệnh mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ, nguồn nước được bảo vệ. Như vậy nông nghiệp hữu cơ bảo vệ môi trường và đồng thời sản xuất ra các thực phẩm giàu dinh dưỡng, thức ăn gia súc và lương thực chất lượng cao để bán với giá tốt.

Canh tác hữu cơ là làm việc với tự nhiên trở về với phương pháp truyền thống như vậy không có nghĩa là sử dụng phương pháp lỗi thời. Để trở thành một nông dân hữu cơ thành công người nông dân cần sử dụng một số kỹ thuật để quản lý sâu bệnh, cỏ dại và các biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất.

3. Các nguyên tắc cơ bản sản xuất rau theo nông nghiệp hữu cơ

Sản xuất thực phẩm có chất lượng dinh dưỡng cao, đủ số lượng.

Phối hợp một cách xây dựng và theo hướng củng cố cuộc sống giữa tất cả các chu kỳ và hệ thống tự nhiên.

Khuyến khích và thúc đẩy chu trình sinh học trong hệ thống canh tác, bao gồm vi sinh vật, quần thể động thực vật trong đất, cây trồng và vật nuôi.

Duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất trồng về mặt dài hạn.

Sử dụng càng nhiều càng tốt các nguồn tái sinh trong hệ thống nông nghiệp có tổ chức ở địa phương.

Làm việc càng nhiều càng tốt trong một hệ thống khép kín đối với các yếu tố dinh dưỡng và chất hữu cơ.

Làm việc càng nhiều càng tốt với các nguyên vật liệu, các chất có thể tái sử dụng hoặc tái sinh, hoặc ở trong trang trại hoặc là ở nơi khác.

Cung cấp cho tất cả các con vật nuôi trong trang trại những điều kiện cho phép chúng thực hiện những bản năng bẩm sinh của chúng.

Giảm đến mức tối thiểu các loại ô nhiễm do kết quả của sản xuất nông nghiệp gây ra.

Duy trì sự đa dạng hóa gen trong hệ thống nông nghiệp hữu cơ và khu vực xung quanh nó, bao gồm cả việc bảo vệ thực vật và nơi cư ngụ của cuộc sống thiên nhiên hoang dã.

Cho phép người sản xuất nông nghiệp có một cuộc sống theo Công ước Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, trang trải được những nhu cầu cơ bản của họ, có được một khoản thu nhập thích đáng và sự hài lòng từ công việc của họ, bao gồm cả môi trường làm việc an toàn.

Quan tâm đến tác động sinh thái và xã hội rộng hơn của hệ thống canh tác hữu cơ.

Khi sản xuất ra các loại rau hữu cơ theo đúng các nguyên tắc cơ bản trên nông dân trồng rau cần phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn hữu cơ theo PGS (Hệ thống giám sát nội bộ có sự tham gia) như sau:

4. Tiêu chuẩn hữu cơ (PGS cơ bản)

Tiêu chuẩn hữu cơ, PGS là gì?: Các tiêu chuẩn này được chiểu theo:

Các tiêu chuẩn Quốc gia về sản xuất và chế biến các sản phẩm hữu cơ (10TCN 602-2006)

Được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (MARD) ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2006.

– Nguồn nước được sử dụng trong canh tác hữu cơ phải là nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm (theo quy định trong tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn của TCVN 5942-1995)

– Khu vực sản xuất hữu cơ phải được cách ly tốt khỏi các nguồn ô nhiễm như các nhà máy, khu sản xuất công nghiệp, khu vực đang xây dựng, các trục đường giao thông chính…

– Cấm sử dụng tất cả các loại phân bón hóa học trong sản xuất hữu cơ.

– Cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học.

– Cấm sử dụng các chất tổng hợp kích thích sinh trưởng.

– Các thiết bị phun thuốc đã được sử dụng trong canh tác thông thường không được sử dụng trong canh tác hữu cơ

– Các dụng cụ đã dùng trong canh tác thông thường phải được làm sạch trước khi đưa vào sử dụng trong canh tác hữu cơ.

– Nông dân phải duy trì việc ghi chép vào sổ tất cả vật tư đầu vào dùng trong canh tác hữu cơ.

– Không được phép sản xuất song song: Các cây trồng trong ruộng hữu cơ phải khác với các cây được trồng trong ruộng thông thường.

– Nếu ruộng gần kề có sự dụng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ thì ruộng hữu cơ phải có một vùng đệm để ngăn cản sự xâm nhiễm của các chất hóa học từ ruộng bên cạnh. Cây trồng hữu cơ phải trồng cách vùng đệm ít nhất là một mét (01m).

Nếu sự xâm nhiễm xảy ra qua đường không khí thì cần phải có một loại cây được trồng trong vùng đệm để ngăn chặn bụi phun xâm nhiễm. Loại cây trồng trong vùng đệm phải là loại cây khác với loại cây trồng hữu cơ. Nếu việc xâm nhiễm xảy ra qua đường nước thì cần phải có một bờ đất hoặc rãnh thoát nước để tránh bị xâm nhiễm do nước bẩn tràn qua.

– Các loại cây trồng ngắn ngày được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trọn vẹn một vòng đời từ khi làm đất đến khi thu hoạch sau khi thu hoạch có thể được bán như sản phẩm hữu cơ.

– Các loại cây trồng lâu năm được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trọn vẹn một vòng đời từ khi kết thúc thu hoạch vụ trước cho đến khi ra hoa và thu hoạch vụ tiếp theo có thể được bán như sản phẩm hữu cơ.

– Cấm sử dụng tất cả các vật tư đầu vào có chứa sản phẩm biến đổi gen GMOS.

– Nên sử dụng hạt giống và các nguyên liệu trồng hữu cơ sẵn có. Nếu không có sẵn, có thể sử dụng các nguyên liệu gieo trồng thông thường nhưng cấm không được xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trước khi gieo trồng.

– Cấm đốt cành cây và rơm rạ, ngoại trừ phương pháp du canh truyền thống.

– Cấm sử dụng phân người (phân bắc).

– Phân động vật đưa vào từ bên ngoài trang trại phải được ủ nóng trước khi dùng trong canh tác hữu cơ.

– Cấm sử dụng phân ủ được làm từ rác thải đô thị.

– Nông dân phải có các biện pháp phòng ngừa xói mòn và tình trạng nhiễm mặn đất.

– Túi và các vật đựng để vận chuyển và cất giữ sản phẩm hữu cơ đều phải mới hoặc được làm sạch. Không được sử dụng các túi và vật đựng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ.

– Thuốc bảo vệ thực vật bị cấm trong canh tác hữu cơ không được phép sử dụng trong kho cất trữ sản phẩm hữu cơ.

– Chỉ được phép sử dụng các đầu vào nông dân đã có đăng ký với PGS và được PGS chấp thuận.

5. Tìm hiểu vùng đất sản xuất tập trung

Vườn rau hữu cơ có nhiều ý nghĩa đối với hộ nông dân cũng như cộng động dân cư trong vùng. Vì vậy, tùy theo điều kiện cụ thể mà xây dựng đề ra các mục tiêu cho việc xây dựng vườn rau hữu cơ.

5.1.1. Tài nguyên thiên nhiên

Các yếu tố khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng mưa, số ngày mưa trong tháng. Đối với yếu tố khí hậu cần nắm được các trị số trung bình, trị số tối cao, tối thấp và tần xuất xuất hiện các trị số cực.

Các yếu tố thủy văn: Sông suối, dòng chảy, mưa đá, nước mặt, nước ngầm….

5.1.2. Tài nguyên sinh vật

Các loại rau đã có trong vùng. Tình trạng sinh trưởng, phát triển, năng suất. Các loài cây hoang dại, cỏ dại. Các loài động vật thường gặp. Đặc biệt cần nắm được tình hình phát sinh và phát triển của các loài sinh vật gây hại như sâu, bệnh, chuột….

5.1.3. Tài nguyên đất

Cần nắm được diện tích đất, thành phần cấu tạo của đất, các đặc tính nông hóa, thổ nhưỡng và sinh học của đất. Ngoài ra cần nắm được tình hình, địa thế của khu đất dự định xây dựng vườn trồng rau hữu cơ.

Cần trao đổi kỹ với cán bộ kỹ thuật địa phương, ở các phòng nông nghiệp huyện

5.1.5. Khả năng thu hút lao động và trình độ của đội ngũ lao động trong vườn.

Điều này quan trọng khi người chủ vườn rau hữu cơ không có đủ lao động để tiến hành hết công việc trong quá trình xây dựng vườn trồng rau hữu cơ mới cũng như cải tạo lại hệ thống vườn.

5.2. Quan sát thực địa

Mặc dù tư liệu về địa bàn dự định xây dựng vườn trồng rau hữu cơ có thể thu nhập bằng nhiều cách, nhưng việc quan sát thực địa vẫn rất cần thiết và nhất thiết phải tiến hành. Không chỉ các nhà chuyên môn tiến hành quan sát mà cả người đầu tư xây dựng vườn trồng rau hữu cơ cũng cần quan sát thực địa.

Khảo sát thực địa và trao đổi trực tiếp với dân địa phương, có thể phát hiện ra nhiều vấn đề và tìm thấy nhiều điều mà các tư liệu không nói đến. Khi đi khảo sát thực địa không chỉ giới hạn ở nhìn, sờ, đếm, ngửi…Mà còn phải chú

ý ghi nhận các cảm giác được hình thành, trên thực địa như: nóng, lạnh, luồng gió, ánh nắng….Những điều thấy được, cảm giác được cần đươc ghi chép lại, chụp ảnh, vẽ sơ đồ….

Trong khi đi khảo sát, có thể dừng lại lâu hơn một chút ở những nơi cần thiết để nhận biết chắc chắn hơn và tìm cách giải thích những quá trình đã xảy ra.

Thí dụ: Tại sao cây ở nơi này tốt hơn, hoặc xấu hơn ở nơi khác ?

Tại sao luồng nước lại chảy về hướng này ?

Tại sao gió ở đây lại thổi mạnh hơn ?…

Cần ghi chép được sự chuyển động của mặt trời và cùng với nó hướng tỏa bóng của các hàng cây, các dấu vết súc đi lại, nghỉ ngơi, nơi chúng thường uống nước….

6. Quy hoạch thiết kế vườn rau

6.1. Điều kiện về vùng sản xuất

– Vùng sản xuất có diện tích canh tác tập trung lớn 1 ha trở lên thuộc một đơn vị hành chính thống nhất.

+ Địa hình,

+ Vị trí thuận lợi

+ Tưới tiêu chủ động

+ Giao thông thuận tiện.

– Vùng canh tác rau nằm trong vùng sản xuất nông nghiệp ổn định,

+ Thuộc vùng quy hoạch phát triển rau hữu cơ của Thành phố.

+ Không gần nơi bị ô nhiễm như khu công nghiệp, bệnh viện, khu chứa rác thải, nghĩa trang …

– Đất đai thổ nhưỡng có lý hóa tính chất phù hợp với sự phát triển của cây rau. Đồng ruộng không bị ô nhiễm bởi nguồn nước và các chất thải.

– Đã hình thành chợ đầu mối rau. Một phần sản phẩm rau đã có thương hiệu và bước đầu được tín nhiệm trên thị trường.

6.2. Nội dung quy hoạch vườn rau hữu cơ

Tất cả các loại vườn trồng rau hữu cơ đều phải có quy hoạch để bố trí mặt bằng, tính toán chi phí đầu tư, lập kế hoạch và tổ chức sản xuất đáp ứng mục đích và đạt được hiệu quả cao theo yêu cầu cụ thể của từng loại vườn trồng rau hữu cơ.

Nội dung quy hoạch vườn trồng rau hữu cơ gồm có:

– Vườn trồng rau truyền thống:

+ Vườn trồng có khu vườn ươm, khu vườn trồng được trồng ở ngoài trời. – Vườn trồng rau trong nhà lưới:

+ Vườn trồng rau trong nhà lưới chủ yếu áp dụng đối với sản xuất rau ăn lá, rau ăn quả cho phép sản xuất nhiều vụ trong năm.

+ Yêu cầu đối với mô hình này là phải có đầu tư đồng bộ từ cải tạo xây dựng :

– Mặt bằng sản xuất,

– Đầu tư nhà lưới có mái che (để hạn chế tác hại của các yếu tố bất thường của thời tiết và sâu bệnh),

– Xây dựng nguồn nước tưới sạch cả về lý hoá và vi sinh vật.

– Cây giống đưa vào là cây sạch bệnh theo quy trình thâm canh cao.

– Giám sát dịch hại theo chương trình quản lý dịch hại tổng hợp để sản xuất ra sản phẩm sạch, năng suất cao, giải pháp kỹ thuật cao đã có từ lâu trong lĩnh vực trồng trọt. Sử dụng nhà lưới mang lại nhiều lợi ích so với phương pháp truyền thống.

6.3. Thiết kế các khu sản xuất

– Khu đất sản xuất: Chia ra làm các lô: + Ươm hạt (vườn ươm)

+ Lô sản xuất, hình dáng, kích cỡ các khu thích hợp nhất là hình chữ nhật.

– Khu đất để xây dựng: Thường được chia ra làm:

+ Các khu hoặc các hạng mục nhỏ như khu xây dựng nhà ở, kho chứa, đường sá đi lại, vận chuyển, hệ thống bể, giếng, ống dẫn, mương máng tưới tiêu và hàng rào bảo vệ.

+ Vị trí, hình dáng, kích cỡ các khu này tùy thuộc vào chức năng của từng khu để bố trí thích hợp như khu nhà, kho sơ chế và bảo quản sản phẩm

+ Diện tích đất xây dựng, không sản xuất được tính toán theo quy mô vườn và phải tiết kiện đất

6.3.1. Thiết kế vườn trồng rau hữu cơ

6.3.1.1. Thiết kế vườn rau truyền thống

Vườn trồng rau có thể chia thành các khu vực nhỏ, có luống trồng rau.

Việc lựa chọn các loại rau phù hợp từng mùa vụ trong năm.

– Xây dựng hệ thống cấp nước tập trung đạt tiêu chuẩn với các yêu cầu:

+ Nước ngầm qua xử lý an toàn, có đầu mối trạm bơm, bể lắng lọc, bể chứa và hệ thống ống dẫn, các họng cấp nước bố trí trải đều trên toàn vùng để người dân có thể tưới phun theo mọi nhu cầu thời vụ và tuỳ thời kỳ sinh trưởng của cây trồng.

+ Nguồn cấp lấy từ nguồn nước ngầm qua hệ thống giếng khoan công suất lớn và hệ thống lọc công nghiệp. Hệ thống nước tưới đề xuất bao gồm:

– Tưới đại trà toàn vùng : dùng tưới phun trải đều trên diện tích tưới trong vùng. Hệ thống tưới là hệ thống đường ống ngầm chôn sâu cách mặt đất 50-90cm. Ống dùng ống thép mạ kẽm có các hầm van điều tiết nước. Các họng cấp nước trải đều trên toàn bộ vùng rau hữu cơ theo mạng ô vuông cạnh 6-7m.

– Tưới nhỏ giọt: Tưới nhỏ giọt là hình thức đưa nước trực tiếp vào đất dưới dạng các giọt nước nhỏ ra đều đều nhờ các thiết bị tạo giọt đặt tại một số điểm trên mặt đất đến vùng gốc cây.

Đây là phương pháp tưới hiện đại, tiết kiệm được khối lượng lớn nước. Các ưu điểm của phương pháp tưới nhỏ giọt như: Đảm bảo phân bố độ ẩm đều trong tầng đất canh tác, tiết kiệm nước tối đa (theo tính toán tưới nhỏ giọt tiết kiệm được 60% lượng nước so với tưới thông thường), không gây xói mòn đất, không tạo nên váng đất trên mặt và không phá vỡ cấu tượng đất, hạn chế nhiếm mặn. Ngoài ra tưới nhỏ giọt còn góp phần ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại quanh gốc cây và sâu bệnh, vì nước tưới chỉ làm ẩm quanh gốc cây.

– Xây dựng 01 nhà thu gom, sơ chế, đóng gói, giao dịch và giới thiệu sản phẩm rau hữu cơ. Khu nhà thu gom, sơ chế và đóng gói sản phẩm bao gồm 1 nhà xây chính, bể rửa 15-30m3, sân hè tập kết rau. Các lối ra vào cho phương tiện chuyên chở.

– Hệ thống tiêu gồm đường tiêu nước rửa lọc và các kênh tiêu nước mặt chung. Đường tiêu nước rửa lọc được xây kiên cố và nắp kín. Các mương tiêu chung được lát mái và bờ mương kết hợp làm đường giao thông.

Việc tiêu nước cho vùng rau hữu cơ gồm tiêu nước mưa trên mặt ruộng, tiêu nước thừa do tưới thừa nước, tiêu nước khi rửa lọc và tiêu nước ngầm. Tiêu nước mưa thường diễn ra nhiều nhất trong các tháng 7, 8, 9 và vào tháng 10 khi trồng rau giáp vụ. Tiêu nước thừa do tưới lãng phí hoặc tưới không đúng kỹ thuật. Nước thừa cần được tiêu ngay vì nếu không tiêu kịp dễ làm ảnh hưởng đến chất lượng rau do sũng nước.

6.3.1.2. Thiết kế vườn trong nhà lưới

Nhà lưới để sản xuất rau hữu cơ có ưu điểm:

– Tránh cho cây rau bị giập nát khi có mưa, gió.

– Trồng trong nhà lưới còn làm giảm lượng phân bón.

– Hạn chế bốc hơi nên tiết kiệm nước.

– Có nhà lưới sẽ tạo điều kiện thuận lợi để chủ động sản xuất rau ăn lá trái vụ, canh tác các bộ giống rau mới, rau đặc sản khác theo yêu cầu của thị trường.

Loại nhà lưới kín: Là loại nhà lưới được phủ hoàn toàn bằng lưới cả trên mái cũng như xung quanh, có cửa ra vào cũng được phủ kín bằng lưới. Được sử dụng để che chắn ngăn ngừa côn trùng thâm nhập (chủ yếu là các loại bướm, bọ cánh cứng, nhóm côn trùng bay được).

+ Về thiết kế với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên.

+ Khung nhà được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít. Độ cao chỉ từ 2,0 – 3,9 m.

+ Quy mô diện tích: từ 500 – 1.000 m2 theo từng hộ gia đình sử dụng canh tác.

+ Vật liệu lưới che: loại lưới mùng màu trắng hoặc xanh lá cây sản xuất bằng vật liệu trong nước bằng kỹ thuật dệt lưới đơn giản. lưới hoàn toàn không được xử lý để tăng khả năng chống chịu tia tử ngoại, nắng, gió… nên độ bền không cao, chỉ sử dụng tốt từ 6 – 8 tháng là rách, hư hỏng.

+ Loại nhà lưới này có ưu điểm:

– Ngăn ngừa được côn trùng phá hoại nên giảm được tối đa lượng thuốc trừ sâu sử dụng, sản phẩm rau hữu cơ hơn.

– Tăng được số vòng quay thời vụ cho rau ăn lá do trồng được cả mùa mưa mà chất lượng mẫu mã rau vẫn đảm bảo.

– Do diện tích ít, người trồng rau tập trung đầu tư thâm canh nên năng suất vẫn đảm bảo, thậm chí năng suất rau mùa mưa còn cao hơn so với trồng ngoài đồng ruộng.

– Tuy nhiên về mùa nắng do không được thông gió, nhiệt độ trong nhà lưới cao hơn ở ngoài 1- 2oC làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây rau.

– Do việc thâm canh tăng vụ liên tục trên một diện tích nhỏ hẹp nên phát sinh một số loại bệnh trên rau nhiều: héo rũ, thối cổ rễ… hoặc một số loại côn trùng sống trong đất như bọ nhảy… có thể phát sinh mật độ cao.

– Lưới che chất lượng không đảm bảo, mau hư rách dẫn đến côn trùng dễ dàng thâm nhập vào nhà lưới nếu không bảo dưỡng thường xuyên.

Nhà lưới kín

Loại nhà lưới hở: là loại “ nhà lưới ” chỉ được che chủ yếu trên mái hoặc một phần bao xung quanh.

Mục đích sử dụng:

– Chủ yếu để giảm bớt tác hại của mưa và gió giúp cho cây rau trồng được cả vào mùa mưa. Không có tác dụng ngăn ngừa côn trùng.

– Thiết kế rất đơn giản với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên.

– Về khung nhà: được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít.

– Một số nhà lưới do dân tự làm chỉ làm khung bằng cây gỗ chống và căng dây kẽm, dây cáp để giữ lưới.

– Quy mô diện tích từ 500 m2 - 1,0 ha theo từng hộ hoặc nhóm hộ liên kết cùng nhau sử dụng cho việc trồng rau. Độ cao từ 2,0 – 2,5 m.

– Loại nhà lưới này có ưu điểm:

+ Do chỉ làm mái che phần trên nên thông thoáng,

+ Có thể trồng rau quanh năm cả về mùa mưa.

+ Vòng quay các vụ rau cao đối với rau ăn lá.

+ Thiết kế đơn giản, chỉ có cột chống, căng dây kẽm và kéo lưới nên chi

phí giá thành nhà lưới thấp hơn nhiều so với nhà lưới kín, giảm hơn 50% chi phí.

+ Quy mô diện tích có thể mở rộng, nhiều hộ liên kết lại với nhau, thuận tiện cho việc canh tác và phân công lao động.

Nhà lưới hở

Nguồn: Giáo trình nghề trồng rau hữu cơ – Bộ NN&PT NT

Kỹ Thuật Trồng Rau Xen Canh Theo Tiêu Chuẩn Hữu Cơ

Kỹ thuật trồng rau xen canh theo tiêu chuẩn hữu cơ

Xen canh không chỉ là một trong số các phương pháp phối kết hợp luôn được áp dụng trong sản xuất rau hữu cơ mà nó luôn được khuyến cáo trong mọi phương pháp sản xuất bền vững.

Xen canh là trồng các cây có đặc điểm khác nhau trên cùng một diện tích. Tạo mối tương hỗ giữa các loại cây trồng khác nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Phân tán nguy cơ tập trung sâu bệnh hại, hạn chế cỏ dại. Lại tạo thêm nguồn thu nhập phụ cho nông dân trong khi chờ cây trồng chính sinh trưởng phát triển.

Có nhiều cách xen khác nhau: xen theo luống (Bed), xen hàng (row) hoặc xen hỗn hợp (mix). Tuỳ mục đích để cân nhắc lựa chọn cây trồng xen đảm bảo không cùng họ, không tranh chấp ánh sáng và dinh dưỡng. Tóm lại là các cây xen dù là cách xen nào cũng có tác động tốt lẫn nhau.

Nguyên tắc xen canh

Trong các vườn rau hữu cơ PGS, nông dân áp dụng xen cây trồng ngắn ngày với cây dài ngày có chiều cao cây khác nhau để vừa che phủ đất, hạn chế cỏ dại trong khi chờ cây trồng chính giao tán, lại sớm cho thu hoạch. Xen cây có khả năng xua đuổi sâu hỗn hợp với loại cây mẫn cảm với loại sâu đó. Xen cây chịu bóng có bộ rễ phân bố ở các tầng đất khác nhau.

Với kỹ thuật xen canh tốt, thay vì một hoặc hai loại rau được trồng, đa dạng cây trồng giúp làm giảm nguy cơ tập trung sâu bệnh phá hại. Đất luôn mát và ẩm bởi được cây trồng che phủ. Đất khi được bồi bổ bằng nguồn phân hữu cơ hệ vi sinh vật sẽ có một môi trường sống tốt và nguồn thức ăn dồi dào tiếp tục phân giải các chất hữu cơ thành dinh dưỡng cho cây trồng. Đó là một vòng khép kín lý tưởng mà Nông nghiệp hữu cơ đang khuyến khích thực hiện.

Một số hình ảnh nông dân PGS áp dụng xen canh trong trồng rau hữu cơ.

Tham gia Khóa học “Nghệ thuật sử dụng vi sinh” để giải quyết tận gốc tất cả vấn đề mà cây trồng đang gặp phải.

BẤM VÀO LINK ĐĂNG KÝ NGAY 👉 Khóa học “Nghệ Thuật Sử Dụng Vi Sinh

Vân Hồng

Trồng Rau Sạch Theo Tiêu Chuẩn Gap

Chọn đất:

Đất để trồng rau phải là đất cao, thoát nước tốt, thích hợp với quá trình sinh trưởng, phát triển của rau. Tốt nhất là chọn đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình có tầng canh tác dày 20-30cm. Vùng trồng rau phải cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp nặng và bệnh viện ít nhất 2km, với chất thải sinh hoạt của thành phố ít nhất 200m. Đất có thể chứa một lượng nhỏ kim loại nhưng không được tồn dư hoá chất độc hại.

Nước tưới:

Vì trong rau xanh nước chứa trên 90% nên việc tưới nước có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nếu không có nước giếng cần dùng nước sông, ao, hồ không bị ô nhiễm. Nước sạch còn dùng để pha các loại phân bón lá, thuốc BVTV…. Đối với các loại rau ăn quả giai đoạn đầu có thể sử dụng nước từ mương, sông, hồ để tưới rãnh.

Giống:

Chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con khoẻ mạnh, không có mầm bệnh. Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống. Hạt giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật. Trước khi gieo trồng hạt giống phải được xử lý hoá chất hoặc nhiệt. Trước khi trồng cây con xuống ruộng cần xử lý Sherpa 0,1% để phòng và trừ sâu hại sau này.

Phân bón:

Mỗi loại cây có chế độ bón và lượng bón khác nhau. Trung bình để bón lót dùng 15 tấn phân chuồng và 300kg lân hữu cơ vi sinh cho 1ha. Tuyệt đối không dùng phân chuồng tươi để loại trừ các vi sinh vật gây bệnh, tránh nóng cho rễ cây và để tránh sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng và các nhóm vi sinh vật. Tuyệt đối không dùng phân tươi và nước phân chuồng pha loãng tưới cho rau.

Bảo vệ thực vật:

Không sử dụng thuốc hoá học BVTV thuộc nhóm độc I và II, khi thật cần thiết có thể sử dụng nhóm III và IV. Nên chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với ký sinh thiên địch. Kết thúc phun thuốc hoá học trước khi thu hoạch ít nhất 5 đến 10 ngày. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học như Bt, hạt củ đậu, các chế phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên địch để phòng bệnh. Áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để phòng trừ tổng hợp IPM như: luân canh cây trồng hợp lý, sử dụng giống tốt không bệnh, chăm sóc cây theo yêu cầu sinh lý…

Thu hoạch, đóng gói:

Rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ các lá già, héo, quả bị sâu, dị dạng. Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, để ráo cho vào bao, túi sạch trước khi mang đi tiêu thụ tại các cửa hàng. Trên bao bì phải có phiếu bảo hành ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

Theo Nông nghiệp Việt Nam, 20/03/2006

Trồng rau an toàn theo hướng GAP

Trước thềm hội nhập WTO thì sản xuất an toàn theo hướng GAP là yếu tố rất cần thiết trong sự phát triển nông nghiệp VN. Sản xuất rau an toàn theo hướng GAP có thể được hiểu là sản phẩm khi đưa ra phải đảm bảo 3 yêu cầu: An toàn cho môi trường, an toàn cho người sản xuất và an toàn cho người tiêu dùng.

Chương trình “Huấn luyện nông dân sản xuất và xây dựng mô hình rau an toàn theo hướng GAP” do Cục BVTV, Cty CP BVTV An Giang, Chi cục BVTV TP. HCM phối hợp thực hiện từ tháng 5/2006 đến tháng 5/2008. Mục đích nhằm chuyển tải những quy trình kỹ thuật, cách quản lý dịch hại tổng hợp đến tận tay bà con nông dân, những người trồng rau an toàn có thể hiểu một cách tối thiểu về GAP từ đó tự xây dựng cho riêng mình một quy trình và quản lý dịch hại theo quy trình đó.

Chương trình được thực hiện chủ yếu ở 22 tỉnh thành phía Nam (từ Ninh Thuận trở vào) và 6 tỉnh phía Bắc. Quy trình sản xuất theo hướng ASEAN GAP bao gồm 7 nội dung cơ bản: Lịch sử địa điểm sản xuất; vật liệu gieo trồng; phân bón và chất phụ gia cho đất; tưới tiêu; bảo vệ thực vật; thu hoạch và xử lý rau quả; quản lý trang trại.

Đối với Việt Nam khi sản xuất rau an toàn theo hướng GAP có yêu cầu cao hơn, bên cạnh việc đảm bảo sản phẩm rau được an toàn, có chất lượng thì các yếu tố khác trong quá trình sản xuất cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình và phải có sổ sách ghi chép hoặc các lô hàng xuất ra ngoài cũng phải có đóng dấu để có thể truy nguyên lại nguồn gốc.

Mỗi tỉnh sẽ được cấp 2 đĩa CD (1 đĩa dành cho cán bộ kỹ thuật, 1 đĩa cho nông dân) bà con có thể đến Chi cục BVTV xin copy đem về nhà xem và học hỏi thêm. Yêu cầu đối với việc sản xuất rau an toàn theo hướng GAP này phải có số lượng lớn do đó phải sản xuất tập thể. Khi sản phẩm làm ra có giấy chứng nhận tất sẽ có được sự tín nhiệm của người tiêu dùng.

Những điều kiện để sản xuất rau an toàn:

1. Đất trồng: Phải cao ráo, thoát nước tốt có tầng canh tác dày (20-30 cm). Không chịu ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, khu dân cư đông đúc… Không nhiễm các hoá chất độc hại cho con người và môi trường.

2. Nước tưới: Chỉ dùng nước giếng khoan, nếu nước từ các ao hồ sông rạch thì phải sạch, lưu thông tốt. Không dùng nước thải từ khu công nghiệp, thành phố, bệnh viện, ao tù nước đọng.

3. Phân bón: Chỉ sử dụng phân hữu cơ (phân chuồng, rơm rạ mục,… ) đã ủ hoai mục. Sử dụng hợp lý và cân đối các loại phân hoá học, đảm bảo hàm lượng đạm (N) dưới mức cho phép của Tổ chức Y tế thế giới trên từng loại rau. Ngưng bón phân hoá học trên rau ăn lá từ 7-10 ngày trước khi thu hoạch, trên các loại rau dài ngày phải từ 10-12 ngày. Đối với phân bón lá phải đảm bảo thời gian cách ly từ 5-10 ngày. Hạn chế tối đa việc sử dụng chất kích thích và điều hoà sinh trưởng.

4. Thuốc BVTV: Không sử dụng thuốc bộ cấm sử dụng, có thể sử dụng các loại thuốc sinh học hay vi sinh, nhất thiết phải đảm bảo thời gian cách ly.

NGỌC MẪN – NNVN, 8/9/2006

Quy Trình Sản Xuất Rau Theo Tiêu Chuẩn Vietgap

1.Chọn đất trồng - Đất cao, thoát nước thích hợp với sự sinh trưởng của rau. – Cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nhất 2 km, với chất thải sinh hoạt thành phố ít nhất 200 m. – Đất không được có tồn dư hóa chất độc hại. 2.Nguồn nước tưới – Sử dụng nguồn nước tưới từ sông không bị ô nhiễm hoặc phải qua xử lý. – Sử dụng nước giếng khoan (đối với rau xà lách và các loại rau gia vị). – Dùng nước sạch để pha phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). 3.Giống – Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất giống. Giống nhập nội phải qua kiểm dịch. – Chỉ gieo trồng các loại giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không mang nguồn sâu bệnh. – Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để diệt nguồn sâu bệnh. 4.Phân bón – Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón cho rau. – Tuyệt đối không bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha loãng nước để tưới. – Sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau. Cần kết thúc bón trước khi thu hoạch ít nhất 15 ngày. 5.Phòng trừ sâu bệnh. Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM (integrated Pest Management) – Luân canh cây trồng hợp lý. – Sử dụng giống tốt, chống chịu sâu bệnh và sạch bệnh. – Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe). – Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng. – Sử dụng nhân lực bắt giết sâu. – Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh hợp lý. – Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh. – Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau: * Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau. * Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người. * Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc). * Tùy theo loại thuốc mà thực hiện theo hướng dẫn về sử dụng và thời gian thu hoạch. 6.Sử dụng một số biện pháp khác - Sử dụng nhà lưới, nhà kính để che chắn: nhà lưới, nhà kính có tác dụng hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, sương giá, nắng hạn, rút ngắn thời gian sinh trưởng của rau, ít dùng thuốc bảo vệ thực vật. – Sử dụng màng nilon để phủ đất sẽ hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, tiết kiệm nước tưới, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 7.Thu hoạch – Thu hoạch rau đúng độ chín, đúng theo yêu cầu của từng loại rau, loại bỏ lá già héo, trái bị sâu bệnh và dị dạng. – Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng. 8. Sơ chế và kiểm tra: Sau khi thu hoạch, rau sẽ được chuyển vào phòng sơ chế, Ở đây rau sẽ được phân loại, làm sạch. Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng. 9. Vận chuyển: Sau khi đóng gói, rau sẽ được niêm phong và vận chuyển đến cửa hàng hoặc trực tiếp cho người sử dụng trong vòng 2h để đảm bảo điều kiện vệ sinh và an toàn. 10. Bảo quản và sử dụng: Rau được bảo quản ở cửa hàng ở nhiệt độ 20oC và thời gian lưu trữ không quá 2 ngày. Rau an toàn có thể sử dụng ngay không cần phải ngâm nước muối hay các chất làm sạch khác. Để rau được ngon và tươi, khách hang nên mua vừa đủ và sử dụng trong ngày.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thiết Lập Vườn Trồng Rau Hữu Cơ Theo Bộ Tiêu Chuẩn Pgs (Phần 1) trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!