Cập nhật nội dung chi tiết về Thị Trường Phía Nam Vẫn ‘Nóng’ Tình Trạng Phân Bón Giả, Kém Chất Lượng mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mặc dù các cơ quan chức năng luôn tích cực kiểm tra, xử lý nhưng tình trạng sản xuất, buôn bán phân bón dởm, kém chất lượng vẫn tiếp tục xảy ra trên diện rộng.
Cụ thể, trong tháng 7/2018, Chi cục QLTT tỉnh Long An đã xử lý 8 trường hợp kinh doanh phân bón có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, 4 vụ kinh doanh phân bón giả, 1 vụ kinh doanh phân bón giả nhãn hiệu và 12 vụ vi phạm về nhãn hàng hóa. Trong tháng 8/2018, phát hiện 9 vụ kinh doanh có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng. Cũng trong tháng 8/2018, Thanh tra ngành nông nghiệp tỉnh Long An phát hiện 1 vụ vi phạm về điều kiện kinh doanh, 1 vụ kinh doanh phân bón giả và bị phạt 38 triệu đồng.
Mặc dù cơ quan chức năng mạnh tay kiểm tra, xử lý nhưng tình trạng phân bón giả, kém chất lượng vẫn ‘tung hoành” khắp nơi, gây thiệt hại lớn cho nông dân
TP. Hồ Chí Minh là địa phương có hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất và buôn bán các loại phân bón lớn nhất nước, trong đó có các mặt hàng phân bón dởm. Theo Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, toàn thành phố hiện có gần 500 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón, chiếm gần phân nửa trong số này là hoạt động thương mại.
Trong nửa đầu năm 2018, lực lượng 389 TP. Hồ Chí Minh kiểm tra các hoạt động sản xuất và buôn bán phân bón, phát hiện 28 vụ vi phạm hành chính, 5 vụ vi phạm có dấu hiệu hình sự. Đơn cử, ngày 31/7 vừa rồi, trên sông Soài Rạp, huyện Cần Giờ, Bộ đội Biên phòng TP. Hồ Chí Minh kiểm tra và phát hiện một chiếc sà lan vận chuyển gần 500 tấn phân bón không rõ nguồn gốc, chứng từ mua bán. Ông Phạm Công Bằng, điều khiển sà lan khai nhận vận chuyển lô phân bón này từ TP. Hồ Chí Minh đưa về tỉnh Long An tiêu thụ.
Từ đầu năm đến nay, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh thu giữ 15 lô hàng với hơn 680 tấn phân bón nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. Điển hình như vụ 144 tấn phân bón, trị giá gần 600 triệu đồng của Công ty Cổ phần quốc tế C.S.V nhập khẩu không đạt chất lượng nhập khẩu theo quy định; hơn 100 tấn phân bón hữu cơ, trị giá trên 516 triệu đồng của Công ty TNHH TM Sản xuất V.A nhập khẩu không đạt tiêu tiêu chuẩn, chất lượng. Các công ty nhập khẩu phân bón bị phát hiện sai phạm hầu hết đã đưa ra thị trường tiêu thụ, do đó ngành hải quan thành phố đã chuyển hồ sơ cho cơ quan công an để tiếp tục điều tra và xử lý.
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo 389 TP. Hồ Chí Minh, hoạt động sản xuất phân bón giả, kém chất lượng trên địa bàn TP chủ yếu cung cấp cho các địa phương khu vực Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Nhằm tránh sự kiểm soát của lực lượng thanh kiểm tra, các doanh nghiệp sản xuất phân bón giả, kém chất lượng thường chia nhỏ các công đoạn sản xuất (đấu trộn, đóng gói, dán nhãn…) ở nhiều địa điểm, đặt tại nhiều địa phương. Vì thế lực lượng chức năng chống hàng giả chỉ phát hiện được một vài công đoạn trong dây chuyền sản xuất nên chỉ xử lý hành chính.
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, hiện tại cả nước có trên 1.000 doanh nghiệp sản xuất phân bón, sản lượng đạt khoảng 11 triệu tấn/năm và có thêm 4 triệu tấn phân bón nhập khẩu. Trong số phân bón đã được người nông dân sử dụng hàng năm, tính hiệu quả của cây trồng từ phân bón chỉ đạt 45- 50%, nguyên nhân do phân bón giả và kém chất lượng.
Hiệp hội Phân bón Việt Nam đánh giá, việc sử dụng phân bón giả, kém chất lượng đã trực tiếp gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp Việt Nam mỗi năm tới 2- 2,5 tỷ USD. Chưa hết, lượng phân bón giả, kém chất lượng đã đổ xuống đồng ruộng hàng năm còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đặc biệt là nguồn nước, hệ sinh thái cây trồng và làm cho khả năng tái đầu tư vào sản xuất của người nông dân bị cạn kiệt, dẫn đến đói nghèo.
Đắk Nông: Đoàn kiểm tra 515 xử phạt nhiều cơ sở kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng
Đoàn kiểm tra liên ngành chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực xăng dầu, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Nông (Đoàn kiểm tra 515) vừa tiến hành kiểm tra 17 cơ sở kinh doanh phân bón và lấy 33 mẫu phân bón kiểm tra chất lượng.
Qua kiểm tra, Đoàn đã phát hiện 10 mẫu phân bón giả và kém chất lượng; xử phạt 7 cơ sở kinh doanh phân bón giả và kém chất lượng với số tiền gần 400 triệu đồng, đồng thời tiêu hủy hơn 21 tấn phân bón vi phạm.
Đồng thời, tiến hành các thủ tục để gửi thông báo, đề nghị cơ quan chức năng địa phương xử lý các doanh nghiệp, đơn vị đã sản xuất ra sản phẩm phân bón kém chất lượng.
Hành vi vi phạm của 7 cơ sở nêu trên, bao gồm: Bán phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng; bán phân bón có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
(Nguồn: VietQ.vn)
Hướng Phát Triển Thị Trường Rau Quả Sạch Tại Việt Nam
Mặc dù có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, thị trường nhưng các DN Việt Nam vẫn gặp khó trong đầu tư nên chưa biết đến bao giờ người tiêu dùng trong nước mới có cơ hội sử dụng rau quả sạch đúng nghĩa…
Thiếu thị trường?
Ông Dương Minh Việt, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm sạch Hellomam, cho rằng, Việt Nam vẫn chưa có một thị trường rau quả sạch đúng nghĩa.
“Chúng ta chỉ có thể gọi là thị trường rau quả sạch khi các sản phẩm bán ra được công bố rõ tiêu chuẩn trồng trọt, tiêu chuẩn chế biến, các chứng chỉ được cấp và quan trọng nhất là có thể truy xuất được nguồn gốc. Sản phẩm chỉ sạch khi người tiêu dùng cầm mớ rau có thể biết được do ai trồng, trồng ở đâu, trồng theo tiêu chuẩn gì, thu hoạch vào lúc nào, được sơ chế và đóng gói ở đâu, cơ sở có đạt chứng chỉ an toàn nào hay không, do tổ chức nào cấp…”, ông Dương Minh Việt nói.
Cũng theo ông Việt, nông sản Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài phải tuân thủ các quy định về truy xuất nguồn gốc, nhưng hàng hóa bán trong nước thì chưa tuân thủ điều này một cách chặt chẽ, đặc biệt là tại các chợ tạm, chợ cóc và các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ.
Khả năng truy xuất nguồn gốc là nền tảng cho một thị trường rau quả sạch phát triển nhưng điều này rất khó thực hiện ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
Tuy nhiên, với hơn 20 triệu dân đô thị, trong đó tầng lớp trung lưu và gia đình trẻ đang tăng mạnh cùng với thói quen tiêu dùng hiện đại đang hình thành, Việt Nam chắc chắn là thị trường hấp dẫn không thua kém bất cứ thị trường nào trên thế giới về thực phẩm sạch.
Theo phân tích của ông Việt, hiện tại, các “đại gia” như Vingroup, Hoà Phát, Hoàng Anh Gia Lai đang đầu tư rất mạnh vào nông nghiệp và đó sẽ là những cú hích làm thay đổi thị trường.
Và khi TPP được ký kết thì nông sản sạch nước ngoài sẽ vào Việt Nam dễ dàng và giá thành rẻ; và tất nhiên nông sản “bẩn” sẽ không thể cạnh tranh.
Cùng nhận định này, ông Huỳnh Quang Đấu, Chủ tịch Công ty CP Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco), cho rằng, thị trường rau quả sạch trong nước đang rất phát triển.
Đó là lý do khiến Antesco quay về thị trường nội địa và hiện hàng phục vụ trong nước chiếm tỷ trọng đến 30%.
Cụ thể, rau sạch và một số loại khác từ doanh thu 3 – 5 tỷ đồng/năm trước đây đã nâng lên 50 tỷ đồng/năm vào thời điểm hiện nay. Hiện nay, các nhà hàng Việt Nam, Nhật, Hàn Quốc… đang ngày càng tăng số lượng đặt hàng với Antesco.
Trong năm 2015, Antesco đã có một lượng đơn hàng lớn từ đối tác Hàn Quốc về trái xoài cấp đông.
Để có nguồn nguyên liệu, DN này phải liên kết với nông dân, đặt hàng trồng xoài đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap.
Cũng như các DN khác trong nước, hiện Hellomam đang đầu tư và hợp tác đầu tư sản xuất 30ha rau sạch tại Ba Vì, Mộc Châu và một số khu vực quanh Hà Nội.
Ông Việt cho biết, Hellomam không chỉ hợp tác với nông dân để phát triển các vùng sản xuất, mà còn tập trung nguồn lực để xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Cam kết của Hellomam là mọi sản phẩm đến tay người tiêu dùng đều an toàn (thông qua khâu kiểm soát chất lượng bằng phòng thí nghiệm của công ty, đảm bảo không tồn dư các chất có hại như hóa chất, dư lượng kháng sinh, nitrat, thuốc bảo vệ thực vật, vi khuẩn có hại…), minh bạch (người tiêu dùng biết rõ sản phẩm được nuôi trồng và sơ chế chế biến theo phương pháp, tiêu chuẩn gì) và có thể truy xuất được nguồn gốc.
“Chúng tôi cũng đang hợp tác với các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng bảng dinh dưỡng tiêu chuẩn và phần mềm tính toán dinh dưỡng cho người tiêu dùng”, ông Việt chia sẻ.
Ngay như dự án phát triển VietGap của Metro cho nông dân đã cho thấy tiềm năng của ngành này. Hiện nay, mỗi ngày, hệ thống 19 trung tâm Metro đã thu mua 35 tấn rau củ cho nông dân Lâm Đồng và các tỉnh miền Tây.
Thôn Suối Thông 2, xã Đà Ròn, huyện Đơn Dương có 500 hộ chuyên canh về rau quả, trong đó có 11 hộ tập hợp thành một tổ hợp phân công nhau sản xuất theo đơn đặt hàng cung ứng rau quả theo tiêu chuẩn VietGap cho Metro kể từ năm 2008.
Từ đó đến nay, cuộc sống người dân của tổ hợp này rất phát triển, một số hộ đã tự sắm xe vận chuyển rau quả, làm nhà dàn lớn…
Ngoài rau củ quả, là một trong 6 đối tác phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Metro đã xây dựng chuỗi cung ứng thủy hải sản chất lượng cao theo các tiêu chuẩn quốc tế về VSATTP cho thị trường nội địa bằng việc đầu tư xây dựng Trạm trung chuyển cá tại Cần Thơ.
Sau hơn 3 năm triển khai, Trạm trung chuyển này đã mua hơn 7.000 tấn thủy sản cho nông dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Năm 2014, đã có 82 container tôm đông lạnh, cá tra… được Metro xuất khẩu đến 19 quốc gia với tổng giá trị hơn 7 triệu USD.
Nhiều rào cản
Theo ông Đinh Thanh Minh Tùng, một đại lý cung cấp giống qua của quả sạch tại Đà Lạt, hiện khu vực này có khoảng 40 DN quy hoạch trồng rau củ theo tiêu chuẩn VietGap, trong đó có 3 DN lớn quy là Kim Bằng (liên doanh Anh quốc), Đà Lạt Gap và Công ty TNHH Liên doanh organik Đà Lạt.
Các giống rau củ quả được các DN này trồng hầu hết đều nhập khẩu từ Mỹ, Nhật, Hà Lan.
Theo ông Minh Tùng, cái khó của các DN trồng rau sạch hiện nay là đầu ra và sản lượng chưa ổn định. Mùa mưa thì sản lượng thấp, không đủ cung ứng, mùa nắng thì không cạnh tranh lại với rau củ trồng đại trà.
Thế nên, cho đến nay, hầu hết rau sạch chủ yếu cung cấp các hệ thống nhà hàng, các siêu thị, khu dân cư cao cấp, và bán trong hệ thống cửa hàng do DN phát triển.
Vì những lý do đó mà nguồn giống cung ứng có đầu ra, nhưng không tăng nhiều trong 2 năm trở lại đây.
Các chuyên gia cho rằng, nói đến rau quả sạch, tối thiểu phải đề cập đến 2 khâu là nuôi trồng và sơ chế – chế biến. Nhưng hiện nay có rất nhiều tiêu chí đánh giá về việc này.
Cụ thể, trồng theo phương pháp Bio: tự nhiên không kiểm soát, con người hầu như không can thiệp vào quá trình sản xuất, trồng trên môi trường không ô nhiễm.
Trồng theo phương pháp hữu cơ (organic): không sử dụng phân bón hóa học, kháng sinh, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu và các loại hóa chất, trồng trên môi trường không ô nhiễm.
Nông sản sạch còn phải được sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, có các tiêu chuẩn như GAP, HACCP, ISO 22000… với những quy định rất cụ thể.
Hiện nay, các loại rau quả sạch của Việt Nam xuất khẩu chất lượng rất tốt, được đánh giá cao trên thế giới và Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất sạch, sơ chế chế biến sạch.
“Vấn đề lớn nhất là các cơ quan chức năng chưa kiểm soát được chất lượng hàng hóa và để hàng hóa kém chất lượng, độc hại, không rõ nguồn gốc lưu thông trên thị trường. Việt Nam cũng thiếu các chứng chỉ đủ uy tín để người tiêu dùng có thể tin cậy được”, ông Việt chia sẻ.
Một trong những rào cản nữa là nhận thức của người dân chưa theo kịp thực tế.
Đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng mà nông dân nên chú ý. “Do chưa ý thức được điều này nên dù rau quả có đẹp mắt, ngon miệng cũng không xuất khẩu được. Công nghệ chế biến rau quả rất quan trọng nhưng điều này chưa quan trọng bằng việc người nông dân ý thức được việc làm sao để đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Với máy móc hiện đại các nước nhập khẩu dễ dàng kiểm tra ra được những hoạt chất độc hại trong rau củ quả”, ông Quang Đấu cho biết.
Không chỉ vậy, đầu tư sản xuất rau quả sạch rất tốn kém dù đầu ra đang phát triển.
Bà Phạm Thị Thu Cúc, Giám đốc Công ty TNHH Rừng hoa Bạch Cúc, cho biết, với 1.000m2 trồng xà lách thủy canh bà đã tốn đến hơn 800 triệu đồng chỉ cho khoản thiết bị công nghệ, chưa kể các chi phí về nhân công, giống…
Hiện lứa xà lách lolo tím mới được trồng nhưng chúng tôi đã được Metro đặt hàng bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Big C cũng đặt vấn đề này nhưng năng lực có hạn nên chưa dám nhận.
Thế Nhựt (Theo DNSGOL)
Thông tin khác:
Điểm Tin Thị Trường Hàng Hóa
Gần 900 triệu đồng một cây hồng đá cổ thụ chơi Tết
Cây hồng đá cổ thụ có đường kính thân 70 cm, cao 2,5 m ở Lào Cai vừa được chuyển giao cho một khách hàng từ Thượng Hải.
Cận cảnh cặp khế ‘đầu voi đuôi chuột’ giá 12 tỷ của đại gia Tây Ninh
Cặp khế 300 tuổi này của ông Võ Phi Sơn (nghệ nhân Ba Hùng, quê Tây Ninh) được rao bán với giá 12 tỷ đồng hồi đầu năm 2017.
Ngắm bộ cây sanh Tam Đa Phúc – Lộc – Thọ giá 30 tỷ đồng ở Hà Nội
Tại triển lãm sinh vật cảnh Hà Nội diễn ra ở Quốc Oai, bộ cây sanh Tam Đa có giá 30 tỷ đồng đang được nhiều người chú ý bởi vẻ đẹp và giá trị của nó.
Cặp khế 300 tuổi giá 15 tỷ: Lưu danh dân chơi đất Việt
Dành nhiều thời gian và công sức, các nghệ nhân đã “thổi hồn” cho những cây khế vốn chỉ là loài cây thường trong vườn quê thành những cây cảnh có giá trị lớn và được trả mức giá “không tưởng”.
Cặp khế ‘vợ chồng’ 400 năm tuổi của vua Gia Long về tay Toàn ‘đô la’
Cặp khế trên 400 năm tuổi do đích thân vua Gia Long trồng và chăm sóc, hiện được đánh giá là cặp khế cổ nhất Việt Nam.
Đào tiến vua 10 triệu đồng/ bông, đại gia xếp hàng trước Tết cả tháng
Đào thất thốn vẫn được mệnh danh là “vua của các loài đào”, loại đào này có vẻ đẹp cổ kính, hoa dày và mang mùi thơm đặc trưng.
Xôn xao thương vụ mua bán ‘siêu cây’ 8 tỷ, độc nhất Việt Nam
Cùng với cây “Mâm xôi con gà”, siêu cây “Dấu ấn thời gian” được xem là những cây cảnh có mức giá đắt đỏ bậc nhất trong giới chơi cây.
Hổ phách kiểng tùng la hán 100 tuổi, giá nửa tỷ đồng
Theo anh Bùi Văn Toản, tùng la hán của anh có khoảng trên dưới 100 tuổi và có nhiều đại gia trong làng cây trả giá trên 300 triệu đồng, song anh chưa muốn bán mà đợi khách trả 500 triệu đồng mới xuất vườn.
Vườn cây triệu đô của ‘ông vua phi lao đất Bắc’
Tận mắt chứng kiến vườn phi lao giữa lòng Hà Nội, nhiều người không khỏi choáng ngợp với hàng chục tác phẩm có giá trị kinh tế, nghệ thuật.
Đổi 8 lô đất Hà Nội giá triệu USD lấy cây sanh cổ nhất châu Á
Theo chủ sở hữu cây sanh cổ nhất châu Á, đã phải đổi 8 lô đất trị giá vài triệu đô la theo giá quy đổi hiện tại.
Địa Lan Hoàng Vũ, Hoa Lan Đẹp Và Giá Cả Tốt Nhất Thị Trường Việt Nam
Loại Hoàng Vũ này có xuất xứ thuần hóa từ các nhà vườn Nam Định. Chúng có tính ổn định cao, siêng hoa và thơm, thích nghi tốt với các tiểu khí hậu. Loại cây này có lá phản kiếm ôm thân. Còn thân củ trung bình, cánh đài dài, cong cớn, tam thế, xuôi vai. Đặc biệt cánh hoa lớn, khoe nhụy và có sắc vàng chanh. Một loài Hoàng Vũ khác cũng có xuất xứ từ Yên Tử. Chúng được thuần hóa ở Hải Phòng nhưng rất ít thấy và hiếm. Ngoài ra có loại khác được các nhà vườn Hà Nội sưu tập, cũng rất hiếm.
Người ta cho rằng khi địa lan Hoàng Vũ nở, ngày hướng về hướng ánh sáng và khi Hoàng Vũ phát ngồng vẫn còn giữ nụ, ngồng nụ quay theo hướng ánh sáng trong ngày, người ta gọi là múa. Một số ý kiến khác thì cho rằng, cánh hoa cong và thon như bàn tay vũ công, hoa màu vàng gọi là Hoàng Vũ.
Cách nhận biết địa lan Hoàng Vũ
Những loại địa lan Hoàng Vũ nở vào mùa thu thường mang bộ lá khô xác, giả hành tròn. Lá của chúng thuôn thẳng, ít phản kiếm, sắc hồng pha, chồi cây non tía đỏ. Trắng điểm hoặc trắng tuyền thường biểu hiện bằng chồi non xanh phấn. Đặc biệt những loài này ít thơm, hoặc nếu thơm thường thiếu vị nồng trầm hương đặc trưng.
Còn những loại lan Hoàng Vũ nở vào mùa đông – xuân với bộ lá mỡ mượt, giả hành lộ, dẹt, thi thoảng mới có thân củ tròn hay lá phản kiếm hoặc xõa. Những dòng xanh vàng biểu hiện bằng chồi non xanh hoặc vàng nhạt, mỡ, trong. Những loài nâu, đen, thường pha sắc tía khi ra chồi mới, những loài hồng lan thường có màu đào. Ngoài ra hương vị của địa lan kiếm rất đặc biệt, pha trầm, của hương nồng rêu mốc rừng, thoảng vị quế hồi… Đặc biệt nên mua địa lan Hoàng Vũ ở đâu thì tốt? Loại hoa này có rất nhiều nơi như Nam Định, Hà Nội,…
Như vậy qua bài viết trên các bạn có thể biết thêm được những thông tin về loại địa lan Hoàng Vũ để có thể chọn cho nhà mình loại lan tốt nhất.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thị Trường Phía Nam Vẫn ‘Nóng’ Tình Trạng Phân Bón Giả, Kém Chất Lượng trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!