Đề Xuất 6/2023 # Thêm Chế Tài Để Xử Phạt Nạn Phân Bón Giả # Top 13 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Thêm Chế Tài Để Xử Phạt Nạn Phân Bón Giả # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thêm Chế Tài Để Xử Phạt Nạn Phân Bón Giả mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn đang soạn thảo dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trồng trọt và lấy ý kiến đóng góp từ doanh nghiệp, cộng đồng trước khi trình Chính phủ ban hành. Trong đó, Bộ đề xuất xử phạt lên đến 200 triệu đồng đối với vi phạm về buôn bán phân bón.

Theo đó, hành vi vi phạm về buôn bán phân bón không có trong quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc phân bón hết hạn sử dụng được đề xuất mức phạt như sau: phạt cảnh cáo đối với trường hợp phân bón có giá trị dưới 1 triệu đồng; phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 80 triệu đồng tùy giá trị lô phân bón từ 1 đến dưới 200 triệu đồng.

Dự thảo cũng nêu rõ, đối với hành vi buôn bán phân bón không có quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì phạt tiền từ 90-100 triệu đồng. Số tiền xử phạt trên được áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Tổ chức vi phạm bị xử phạt gấp 2 lần cá nhân.

Như vậy buôn bán phân bón giả không chỉ bị phạt nặng về hành chính mà còn có thể phải chịu xử lý trách nhiệm hình sự.

Phân bón không đạt chất lượng hay phân bón giả không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vấn đề đảm bảo an ninh lương thực, không chỉ làm đất đai bạc màu, mà còn tác động xấu đến môi trường, mỗi năm phân bón giả gây thiệt hại cho nền kinh tế của đất nước hàng tỷ USD. Đồng Nai là địa phương có thế mạnh về nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trái, rau quả nhưng thời gian qua, người nông dân không ít phen lao đao vì sử dụng phải phân bón giả. Người nông dân không phân biệt được đâu là phân bón thật, đâu là phân bón giả và cuối cùng thiệt hại kinh tế lại do người nông dân gánh chịu.

Bảo vệ người nông dân cũng chính là bảo vệ cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững. Thế nhưng, vì lợi nhuận, các gian thương đã không màng đến những thiệt hại mà người nông dân gánh chịu, hệ lụy lâu dài do phân bón giả do họ cung cấp gây ra. Hơn lúc nào hết, bây giờ cần phải có một chế tài mạnh mẽ. Thậm chí, mức xử phạt có thể cần phải cao hơn cả mức mà Bộ đang đề xuất.

Văn Gia

Xử Phạt Kinh Doanh Phân Bón Giả – Tư Vấn Luật

Hits: 502

Xử phạt kinh doanh phân bón giả

Hiện nay, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 11 triệu tấn phân bón.[1] Phân bón là yếu tố quyết định năng suất cây trồng, rất quan trọng đối với nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Người nông dân mỗi năm đều bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để mua phân bón thậm chí còn phải mua nợ. Tuy nhiên lại vỡ lẽ khi sau một thời gian mới biết đó là phân bón giả. Điều đó đã gây ra nhiều sự bức xúc không nhỏ trong đối với người nông dân, các doanh nghiệp và cả cộng đồng. Đối với nhiều người nông dân khi đã mua nhầm phân bón giả chỉ biết ngậm ngùi. Vì sao?. Chính là vì họ không biết làm cách nào để chứng minh rằng mình đã mua phân bón tại Đại lý nơi phân phối. Và sau khi mua phân bón thì đã dùng hết và khó có thể thu hồi để chứng minh.

Thực trạng

Như Nghị định 84/2019/NĐ-CP về quản lý phân bón có đưa ra điểm mới về điều khoản phân bón giả. Tại Nghị định có quy định về khái niệm phân bón giả như sau: Phân bón giả về chất lượng là phân bón có một hoặc nhiều chỉ tiêu chất lượng chính chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức đăng ký trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (trừ chỉ tiêu chất lượng chính là vi sinh vật).[2] Ví dụ: Đối với phân NPK, thì hàm lượng chính là N (Đạm), P (Lân), K (Kali) và nguyên tố dinh dưỡng trung lượng. Trong trường hợp N, P đạt chỉ tiêu chất lượng nhưng chỉ có K không đạt mức như quy định thì được xem là phân bón giả. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định cụ thể nào giải quyết được những bất cập về nạn phân bón giả như hiện nay.

Có nhiều cách lý giải “Vì sao phân bón giả lại tràn lan như vậy?”

– Nhiều tổ chức, cá nhân đăng kí các chủng loại phân bón quá nhiều khiến việc quản lý khó khăn.

– Rất khó để phân biệt phân bón nào là giả bằng mắt thường. Thông thường, khi người dân mua và phải dùng một khoảng thời gian thì mới biết là hàng kém chất lượng. Và việc thu hồi rất khó thực hiện.

– Các đại lý phân phối là những nguyên do chính khiến các sản phẩm phân bón kém chất lượng trôi nổi mọi miền nông thôn. Các doanh nghiệp làm ăn gian dối thường đưa các mức chiết khấu cao, nhiều ưu đãi hấp dẫn để thu hút nhà phân phối. Từ đó, các đại lý sẽ ưu tiên giới thiệu các sản phẩm phân bón này cho người mua.

Hậu quả mà phân bón giả mang lại rất lớn. Phân bón giả đang làm cho nông sản của người nông dân, của các doanh nghiệp bị giảm uy tín, từ đó làm giảm tính cạnh tranh. Ngoài ra, còn tác động rất lớn đến đời sống kinh tế người nông dân do đất bị bạc màu, thiếu chất dinh dưỡng. Phải mất thời gian, tiền của để tái tạo lại. Đặc biệt hơn là gây ô nhiễm môi trường nước, đất và nguy hại đến sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam.

Xử lý vi phạm

Căn cứ Luật Trồng trọt, có quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón đó là thu hồi, xử lý phân bón không đảm bảo chất lượng và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật[3]. Bên cạnh đó cũng quy định nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón là bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật[4]

Nghị định 55/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón. Mức phạt tiền tối đa cho hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng.

Document

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả[5] cũng được quy định tại Bộ luật Hình sự. Theo đó, có các mức xử phạt tương ứng như: phạt tù, phạt tiền đối với từng trường hợp. Ngoài ra, còn có các hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc cấm kinh doanh; cấm làm một công việc hoặc hoạt động trong một lĩnh vực nhất định; tịch thu tài sản. Cho thấy mức xử phạt mạnh tay và mang tính chất răn đe rất cao; mục đích để bảo vệ sức khỏe, tài sản người tiêu dùng và các doanh nghiệp chân chính.

Hành vi Mức xử phạt

Cá nhân Pháp nhân thương mại

Hàng giả tương đương với số lượng hàng thật

Phạt từ 100.000.000 – 1.000.000.000 đồng

Phạt tù từ 01 – 05 năm

Phạt từ 1.000.000.000 – 3.000.000.000 đồng

Hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá

Từ 30.000.000 – dưới 1.000.000.000 đồng

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính tại các Điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 196 và 200 (BLHS)

Kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

Dưới 30.000.000 đồng

Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 – dưới 500.000 đồng

Thu lợi bất chính từ 50.000.000 – dưới 100.000.000 đồng.

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Buôn bán qua biên giới;

Phạt tù từ 05 – 10 năm

Phạt từ 3.000.000.000 – 6.000.000.000 đồng

(tại các điểm a, b, c, e, g, h, i)

g) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng

Từ 150.000.000 – dưới 500.000.000 đồng

h) Gây thiệt hại về tài sản

Từ 500.000.000 – dưới 1.500.000.000 đồng

i) Thu lợi bất chính

Từ 100.000.000 – dưới 500.000.000 đồng

Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng

500.000.000 đồng trở lên

Phạt tù từ 10 – 15 năm

Phạt từ 6.000.000.000 – 9.000.000.000 đồng

Gây thiệt hại về tài sản

Từ 1.500.000.000 – 3.000.000 đồng

Thu lợi bất chính

Từ 500.000.000 – dưới 2.000.000.000 đồng

Gây thiệt hại về tài sản

3.000.000.000 đồng trở lên

Phạt tù từ 15 – 20 năm

Phạt từ 9.000.000.000 – 15.000.000.000 đồng

Hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm

Thu lợi bất chính

2.000.000.000 đồng trở lên

Gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người

Gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra

Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Ngoài ra còn có Hình phạt bổ sung:

– Cá nhân còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 – 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.[7]

– Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 – 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.[8]

3) Cách đề phòng

Thứ hai, không mua phân vón cục, chảy nước, bao bì không ghi rõ thành phần, không có nhãn mác. Đó dường như là những đặc điểm bên ngoài bằng mắt thường có thể nhận biết. Còn chất lượng bên trong ta vẫn không thể đánh giá được trừ phi sử dụng. Ngoài ra, người dân nên lựa chọn những đại lý vật tư nông nghiệp uy tín, lâu năm trong kinh doanh, hoặc mua những đại lý dám cam kết chất lượng phân bón đảm bảo kết quả thu hoạch tốt mới thanh toán tiền; không mua những nơi tự phát và không rõ ràng.

Thứ ba, người dân nên giữ lại bao bì phân bón làm “vật chứng” nếu có xảy ra việc gì để có thể yêu cầu bồi thường. Vì trên bao bì sẽ ghi rõ thành phần; tên, địa chỉ, số điện thoại của cơ sở sản xuất,…

Những cách đề phòng trên chỉ là tạm thời không thể có tác dụng lâu dài. Vẫn cần phải đòi hỏi sự can thiệp của các địa phương, cơ quan chức năng trong công tác kiểm soát, kiểm tra điều kiện buôn bán, sản xuất và chất lượng phân bón.

Thực tế, vấn nạn về phân bón giả vẫn chưa có cách giải quyết hợp lí và hiệu quả. Mặc dù Nghị định 84/2019/NĐ-CP về quản lý phân bón mới có hiệu lực đầu năm 2020, nhưng Nghị định chủ yếu tập trung giảm bớt thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp.

Luật Nghiệp Thành mong rằng sẽ có giải pháp loại bỏ các sản phẩm phân bón kém chất lượng ra khỏi thị trường hiệu quả. Mang lại sự tin tưởng cho người nông dân tiếp tục an tâm sản xuất.

Sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng.

Hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn, bao bì hàng hóa.

Kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Biên tập: Nguyễn Linh Chi.

Luật sư hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Thuận.

[1] Thống kê của Bộ Công Thương

[2] ĐIỀU 2.8 NĐ 84/2019

[3] ĐIỀU 50.2.d Luật Trồng trọt 2018

[4] ĐIỀU 51.2.e Luật Trồng trọt 2018

[5] ĐIỀU 192 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[6] ĐIỀU 195 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[7] ĐIỀU 195.5 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[8] ĐIỂU 195.6.e BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Document

Nhức Nhối Nạn Sản Xuất Phân Bón Giả

Tại Hội thảo về “Lập lại trật tự thị trường phân bón Việt Nam” ngày 26/9, ông Nguyễn Hạc Thúy – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội phân bón Việt Nam cho biết, qua con số điều tra chưa đầy đủ, hiện cả nước có khoảng 63 công ty, tổ hợp sản xuất kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng.

Giật mình với vi phạm

Sản phẩm phân bón giả, phân bón kém chất lượng của 63 công ty, tổ hợp sản xuất kinh doanh trên tiêu thụ chủ yếu tại 48 tỉnh, thành. Điển hình, Công ty TNHH Việt Thái đăng ký chất lượng dinh dưỡng trên giấy phép và bao bì NPK hàm lượng dinh dưỡng 53% nhưng kiểm định tổng hàm lượng dinh dưỡng chỉ có 7,2%. Trong khi đó lực lượng chức năng sau nhiều lần đấu tranh mới tiến hành kiểm tra được Công ty CP Quốc tế Đông Trung. Mặc dù đăng ký hàm lượng dinh dưỡng trên giấy phép và bao bì NPK 53%, nhưng khi kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng chỉ có gần 3%.

Toàn cảnh buổi họp báo

Đặc biệt, Công ty Tân Trường Sinh (Hải Dương) mặc dù bị lực lượng công an bắt quả tang sản xuất phân bón giả, quyết định khởi tố, Viện Kiểm sát Nhân dân lập chuyên án hình sự để điều tra, chuyển về công an tỉnh Hải Dương nhưng vụ án lại có dấu hiệu chìm xuống, đến nay vẫn chưa được xử lý…

Chế tài xử lý nhẹ

Thanh tra Bộ NN&PTNT cũng công bố báo cáo kết luận số 235 kiểm tra 11 trung tâm khảo nghiệm, kiểm định. 100% đơn vị đều vi phạm các nghị định, thông tư về quản lý khảo nghiệm phân bón. Theo đó, 11 trung tâm này đã cấp khống, cấp sai hàng chục ngàn mẫu phân bón cho hàng trăm doanh nghiệp, Bộ Công an đã khởi tố một số vụ và Bộ NN&PTNT đã kỷ luật một số vụ.

Các đại biểu tham gia trả lời trong buổi họp báo Giải pháp nào để hạn chế?

Chia sẻ về những bất cập trước tình trạng phân bón giả đang hoành hành hiện nay, ông Phạm Ngọc Hùng – Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Chống hàng giả cho hay, các nước trên thế giới chỉ có khoảng 300 sản phẩm phân bón, trong khi đó ở Việt Nam con số này lên tới 7.000 sản phẩm. Tuy nhiên, trong vấn đề quản lý cũng phân công chưa rõ, hiện Bộ NN&PTNT quản lý phân vô cơ, Bộ Công thương quản lý phân hữu cơ. Do đó, khi xảy ra vụ việc, phát hiện một công ty sản xuất cả hai loại phân bón giả thì không biết trách nhiệm thuộc về ai. Ông Hùng cho biết thêm, buôn bán phân bón giả ở Việt Nam thường bị xử phạt hành chính là chính, rất ít vụ việc bị xử phạt hình sự. Do đó, các DN sản xuất buôn bán phân bón giả, phân bón kém chất lượng sẵn sàng chịu phạt để thu lại khoản lợi nhuận lên đến hàng chục tỷ, thậm chí hàng trăm tỷ đồng. “DN chấp nhận nộp phạt bởi tiền xử phạt quá ít. Nộp phạt xong họ lại tiếp tục làm” – ông Hùng nói.

Trong khi đó, theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Nông nghiệp nhiệt đới, thời gian gần đây, cơ quan chức năng đã bàn bạc rất nhiều để đưa ra những phương án nhằm ngăn chặn tình trạng sản xuất phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Song, ông Nghĩa thẳng thắn chỉ ra rất nhiều cuộc hội thảo, hội nghị chỉ mang tính chất hình thức, đại biểu cứ đến vỗ tay, thậm chí, trong những hội thảo đó có cả thứ trưởng, cục trưởng đến dự nhưng 9 giờ sáng đã về rồi thì rất khó xử lý dứt điểm vấn đề được. “Phân bón giả, kém chất lượng ngày càng lộng hành nên người nông dân gánh chịu. Họ phải mua phân bón giả, kém chất lượng với giá cao, đem về bón lúa đến lúc lúa thu hoạch chỉ có rơm không” – ông Nghĩa bức xúc.

Trong khi tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng hoành hành thì việc nhập khẩu phân bón đã khiến cho không ít DN sản xuất trong nước điêu đứng và người nông dân cũng không tiếp cận được sản phẩm chất lượng. Các đại biểu đưa ra dẫn chứng, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam có tổng sản lượng phân bón Ure, DAP, NPK, lân super, lân nung chảy, phân bón khác… chiếm gần 70% trên tổng sản lượng sản xuất cả nước. Trong đó, 7 tháng đầu năm 2016, lượng Ure nhập khẩu tăng gần 500.000 tấn, tăng hơn 4,5 lần so với cùng kỳ năm 2015, khiến nhiều nhà máy giảm công suất như Đạm Ninh Bình, Đình Vũ, Lào Cai, tiêu thụ giảm tại Công ty Lâm Thao… gây thiệt hại nặng nề. Nếu tình trạng này cứ để kéo dài các công ty nhà máy trên dễ có nguy cơ đóng cửa.

Do đó, đa số các đại biểu kiến nghị cần sửa đổi bổ sung Nghị định 202, Thông tư 41, 29 về quản lý sản xuất kinh doanh phân bón, trong đó cần bổ sung các nội dung: “UBND tỉnh thành, huyện, phường, xã… phải có trách nhiệm quản lý lãnh thổ, nếu để tình trạng các tổ chức, cá nhân làm phân bón giả, phân bón kém chất lượng trên địa bàn phải chịu trách nhiệm trước cấp trên. Tổ chức quản lý phân bón cấp nhà nước chỉ cần thống nhất một bộ quản lý. Đồng thời, kiện toàn và tổ chức lại hệ thống trung tâm kiểm nghiệm, kiểm định của hai bộ về vô cơ, hữu cơ có chất lượng, trang bị kỹ thuật các bộ và chuyên môn cao và phân vùng địa bàn hợp lý.

Bên cạnh đó, tăng mức chế tài xử phạt đối với cơ sở, cá nhân sản xuất kinh doanh phân bón, các cá nhân tổ chức, các trung tâm kiểm nghiệm, kiểm định phân bón; Các cá nhân, tổ chức công án, quản lý thị trường, thanh tra nông nghiệp khi tác nghiệp tham gia lợi ích nhóm, bao che, bảo kê, đồng loã gian thương vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, cần tổ chức đợt tổng kiểm tra hệ thống sản xuất kinh doanh phân bón toàn quốc, trong đó làm điểm một số địa bàn như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Nghệ An, cương quyết xoá sổ những đơn vị không đủ điều kiện để có cơ sở hơn góp phần lập lại thị trường phân bón. Thứ ba, đề nghị sửa đổi Luật 71/2014/QH13 cho phù hợp với tình hình thực tế, kịp thời bù đắp sự thiệt thòi của nông dân và giảm thiểu thiệt hại cho DN sản xuất phân bón. Đồng thời là yếu tố quan trọng khuyến khích DN sản xuất phân bón trong nước đầu tư công nghệ mới, sản xuất phân bón chất lượng. Thứ tư, đề nghị Chính phủ cho áp dụng pháp lệnh số 2042 về chính sách tự vệ trong nhập khẩu phân bón và hàng hoá ngoài vào Việt Nam đối với DN bị thiệt hại.

Danh Sách Các Cơ Sở Bị Xử Phạt Vì Kinh Doanh Phân Bón Giả Tại Đồng Tháp

1. Ngày 27/4/2016 Đoàn kiểm tra liên ngành 389 Tỉnh do Đội Quản lý thị trường cơ động Chi cục Quản lý thị trường Đồng Tháp chủ trì, kiểm tra Cửa hàng vật tư nông nghiệp Thật Hiền do ông Nguyễn Văn Thật làm chủ, địa chỉ: Tổ 4, ấp 1, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Đoàn kiểm tra liên ngành đã lấy phân bón cao cấp nhãn hiệu NPK hiệu bồ câu 25-25-5+TE của Công ty TNHH một thành viên sản xuất Việt Liên, địa chỉ số 67, đường DX096, Hiệp An, thành phố Thủ Dầu 1, tỉnh Bình Dương. Kết quả phân bón cao cấp nhãn hiệu NPK hiệu bồ câu 25-25-5+TE tổng các chất 37,5 đạt 68,27%, trong đó: N: 21,07 đạt 84,28%; P2O5: 15 đạt 60%; K2O: 1,48 đạt 29,6% của Công ty TNHH một thành viên sản xuất Việt Liên là phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng, trị giá hàng hóa 14.400.000 đồng. Phạt tiền 30.000.000 đồng và truy thu số lợi bất hợp pháp 14.400.000 đồng.

2. Ngày 28/4/2016 Đoàn kiểm tra liên ngành 389 Tỉnh do Đội Quản lý thị trường cơ động Chi cục Quản lý thị trường Đồng Tháp chủ trì, kiểm tra doanh nghiệp tư nhân Kim Hoàng do bà Nguyễn Kim Hoàng chủ doanh nghiệp, địa chỉ: 279, quốc lộ 80, ấp Tân Bình, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Đoàn kiểm tra đã lấy phân bón cao cấp NPK 25-25-5+TE, nguyên liệu ngoại nhập sản phẩm của Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu phân bón Việt Thắng, địa chỉ văn phòng: 440/16 Huỳnh Tấn Phát, Khóm 2, phường Bình Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, sản xuất tại khu công nghiệp Tân Kim, Cần Giuộc, Long An. Kết quả phân bón cao cấp NPK 25-25-5+TE nguyên liệu ngoại nhập, sản phẩm của Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu phân bón Việt Thắng là phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng, trị giá hàng hóa 14.400.000 đồng. Phạt tiền 60.000.000 đồng và truy thu số lợi bất hợp pháp 14.400.000 đồng.

3. Ngày 10/5/2016, Đội Quản lý thị trường số 4 kiểm tra cơ sở kinh doanh Thuận Phát do bà Võ Thị Hạnh làm chủ, địa chỉ: Ấp 3, xã Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp theo kế hoạch. Lấy mẫu phân bón cao cấp NPK + TE 25-25-5+TE của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất Việt Liên, địa chỉ: Số 67, đường ĐX096, Hiệp An, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương gửi kiểm tra chất lượng, số lượng phân bón 39 bao (50kg/bao), trị giá lô hàng 23.400.000 đồng. Kết quả phân bón cao cấp NPK + TE 25-25-5+TE của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất Việt Liên là phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng. Phạt tiền 50.000.000 đồng và truy thu số lợi bất hợp pháp 23.400.000 đồng.

4. Ngày 10/5/2016, Đội Quản lý thị trường số 4 kiểm tra cơ sở kinh doanh Tăng Văn Sơn, địa chỉ: Ấp 1, xã Phong Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp theo kế hoạch. Lấy mẫu phân bón ISO NPK cao cấp 20-20-15+SiO2 của Công ty cổ phần hóa chất và phân bón Phú Mỹ, địa chỉ Công ty: Số 12, Quốc lộ 60, ấp Ba Se A, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh gửi kiểm tra chất lượng, số lượng phân bón 60 bao (50kg/bao) trị giá lô hàng: 26.400.000 đồng. Kết quả phân bón ISO NPK cao cấp 20-20-15+SiO2 của Công ty cổ phần hóa chất và phân bón Phú Mỹ là phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng. Phạt tiền 50.000.000 đồng và truy thu số lợi bất hợp pháp 26.400.000 đồng.

5. Ngày 11/5/2016, Đội Quản lý thị trường số 4 kiểm tra cơ sở kinh doanh Bùi Thị Thùy Trang, địa chỉ: Số 07/D, Nguyễn Thị Minh Khai, Khóm 4, Thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp theo kế hoạch. Lấy mẫu phân bón rễ Kali-S61 của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thống Nhất, địa chỉ Công ty: Số 141/3, đường Nguyễn Huệ, Phường 4, Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre gửi kiểm tra chất lượng, số lượng phân bón 40 bao (50kg/bao), trị giá lô hàng 16.000.000 đồng. Kết quả mẫu phân bón rễ Kali-S61 của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thống Nhất là phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng. Phạt tiền 30.000.000 đồng và truy thu số lợi bất hợp pháp 16.000.000 đồng.

6. Ngày 16/5/2016, Đội Quản lý thị trường số 4 kiểm tra cơ sở kinh doanh phân bón Chiểu do ông Âu Văn Chiểu làm chủ, địa chỉ: 12/D, Nguyễn Thị Minh Khai, Khóm 4, Thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp theo kế hoạch. Lấy mẫu phân bón lá cao cấp VT4 của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại Việt Thôn, địa chỉ: Số 353/7, Tân Sơn Nhì, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh gửi kiểm tra chất lượng, số lượng phân bón 120 chai (01 lít/chai), trị giá lô hàng 12.000.000 đồng. Kết quả phân bón lá cao cấp VT4 của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại Việt Thôn là phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng. Phạt tiền 30.000.000 đồng và truy thu số lợi bất hợp pháp 12.000.000 đồng.

7. Ngày 19/5/2016, Đội Quản lý thị trường số 4 kiểm tra cơ sở kinh doanh Năm Mến do ông Dương Văn Mến làm chủ, địa chỉ: Ấp Mỹ Tây 3, xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp theo kế hoạch. Lấy mẫu phân bón NPK 20-20-15+TE của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngưu, địa chỉ: Số 4A52, Ấp 4, Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng phân bón 68 bao (50kg/bao), trị giá lô hàng 37.400.000 đồng. Kết quả phân bón NPK 20-20-15+TE của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngưu là phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng. Phạt tiền 80.000.000 đồng và truy thu số lợi bất hợp pháp 37.400.000 đồng.

8. Ngày 19/5/2016 Đoàn kiểm tra mặt hàng phân bón vô cơ do Đội Quản lý thị trường số 3 trực thuộc Chi cục Quản lý thị trường chủ trì, kiểm tra cơ sở kinh doanh Lý Văn Lành do ông Lý Quốc Việt làm chủ, địa chỉ: Ấp 2, xã An Bình B, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Lấy mẫu phân bón NPK cao cấp 20-20-15+TE của Công ty trách nhiệm hữu hạn phân bón Đất Việt sản xuất, địa chỉ số 28/16, Đường 32, KP7, phường Linh Đông, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh để kiểm tra chất lượng. Kết quả phân bón NPK cao cấp 20-20-15+TE của Công ty trách nhiệm hữu hạn phân bón Đất Việt nêu trên là phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng, phân bón giả, trị giá hàng hóa vi phạm 9.500.000 đồng. Phạt tiền 15.000.000 đồng và truy thu số lợi bất hợp pháp 9.500.000 đồng.

9. Ngày 24/5/2016 Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Đồng Tháp do Đội Quản lý thị trường cơ động Chi cục Quản lý thị trường Đồng Tháp chủ trì, kiểm tra cửa hàng vật tư nông nghiệp Nguyễn Hoàng Trung (Trung Tâm) do ông Nguyễn Hoàng Trung là chủ cửa hàng, địa chỉ: Ấp An Hòa, xã Tân Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Qua kiểm tra lấy mẫu – Thuốc trừ sâu Billaden 50EC của công ty cổ phần Thanh Xuân, địa chỉ: 48/1E, Nam Thới 1, Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả thuốc bảo vệ thực vật giả không có giá trị sử dụng, công dụng, trị giá hàng hóa vi phạm 37.050.000 đồng. Phạt tiền 80.000.000 đồng và truy thu số lợi bất hợp pháp 37.050.000 đồng.

Ngoài ra Đoàn kiểm tra liên ngành còn phát hiện cơ sở kinh doanh 10 chai phân bón lá hợp chất vi lượng nhãn hiệu TRS 108 Super của Công ty cổ phần Trường Sơn, địa chỉ: Pháp Vân, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội, sản xuất tại Đức Nhuận, Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên quá hạn sử dụng.

10. Ngày 07 tháng 6 năm 2016, Đoàn kiểm tra của Đội Quản lý thị trường số 6 đã kiểm tra tại hộ kinh doanh Đại lý vật tư nông nghiệp Tư Nhi do ông Phạm Trường An làm chủ, địa chỉ: Ấp Phước Tiên, xã Thông Bình, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Đoàn đã tiến hành lấy 01 mẫu phân bón NPK 16-16-8 + TE, ngày sản xuất: 02/11/2015, của Công ty TNHH TM XNK phân bón Việt Thắng, địa chỉ văn phòng: 440/16, Huỳnh Tấn Phát, KP2, phường Bình Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chi Minh, địa chỉ sản xuất: 306, ấp An Hòa, xã An Phú, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Kết quả phân bón NPK 16-16-8 + TE, ngày sản xuất: 02/11/2015, của Công ty TNHH TM XNK phân bón Việt Thắng nêu trên là phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng, phân bón giả, trị giá hàng hóa vi phạm 9.450.000 đồng. Phạt tiền 15.000.000 đồng và truy thu số lợi bất hợp pháp 9.450.000 đồng.

11. Ngày 17/6/2016 Đoàn kiểm tra mặt hàng phân bón vô cơ do Đội Quản lý thị trường số 3 trực thuộc Chi cục Quản lý thị trường Đồng Tháp chủ trì đã kiểm tra cơ sở kinh doanh Phương Trang do ông Lê Nguyễn Phương làm chủ, địa chỉ ấp Thượng, xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Lấy mẫu phân bón cao cấp thế hệ mới NPK 20-20-15+TE+Bo của Công ty trách nhiệm hữu hạn phân bón Việt FARM sản xuất, địa chỉ lô F5-F6, Đường số 3, khu công nghiệp Tân Kim, xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An để kiểm tra chất lượng. Kết quả phân bón cao cấp thế hệ mới NPK 20-20-15+TE+Bo của Công ty trách nhiệm hữu hạn phân bón Việt FARM nêu trên là phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng, số lượng 5.000 kg, trị giá hàng hóa vi phạm 55.000.000 đồng. Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp phạt tiền 80.000.000 đồng và truy thu số lợi bất hợp pháp 55.000.000 đồng.

12. Đội Quản lý thị trường số 4 trực thuộc Chi cục Quản lý thị trường Đồng Tháp phối hợp với ngành chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh phân bón Chí Toàn do ông Nguyễn Chí Toàn làm chủ, địa chỉ: Ấp 2A, xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã lấy mẫu phân bón nhãn hiệu NPK 20-20-15+TE, sản phẩm do Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại Sao Mai Phương Mai sản xuất, địa chỉ: BA5 – 4, Lô S5-2, đường Cảnh Viên, Phường Tân phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng 2.000 kg để kiểm tra chất lượng.

Kết quả phân bón nhãn hiệu NPK 20-20-15+TE, sản phẩm của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại Sao Mai Phương Mai sản xuất, địa chỉ: BA5 – 4, Lô S5-2, đường Cảnh Viên, Phường Tân phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh là phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng. Đội Quản lý thị trường số 4 trực đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc sang cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tháp Mười truy cứu trách nhiệm hình theo quy định. Qua làm việc, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tháp Mười kết luận ông Nguyễn Chí Toàn chưa đủ định lượng để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi buôn bán hàng giả, chuyển trả hồ sơ vụ việc cho Đội Quản lý thị trường số 4 trực Chi cục Quản lý thị trường Đồng Tháp xử lý theo quy định.

Chi cục Quản lý thị trường Đồng Tháp đã xử phạt vi phạm hành chính ông Nguyễn Chí Toàn về hành vi buôn bán hàng (phân bón) giả, với số tiền 50 triệu đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm là 22 triệu đồng, tổng số tiền phải nộp là 72 triệu đồng.

Nguồn: www.dongthap.gov.vn

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thêm Chế Tài Để Xử Phạt Nạn Phân Bón Giả trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!