Cập nhật nội dung chi tiết về Thằn Lằn Da Báo Leopard Gecko mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những chú Thằn Lằn Da Báo đã được nhân giống ở Hoa Kỳ từ đầu những năm 1970. Tuy nhiên, mãi đến cuối thập niên 80 thì việc sinh sản mới bắt đầu ở quy mô lớn. Nhiều dòng mang màu sắc mới xuất hiện vào những năm 90.
Tên thường gọi: Thằn lằn da báo, tắc kè da báo, thằn lằn báo đốm.
Tên khoa học: Eublepharis macularius.
Tên tiếng Anh: Leopard Gecko.
Lớp: Bò sát.
Họ: Tắc kè.
2. Đặc điểm của Thằn Lằn Da Báo
2.1. Hình dạng của Thằn Lằn Da Báo
Thằn Lằn Da Báo thường có màu vàng với vô số đốm đen trên khắp cơ thể. Những con được tìm thấy trong tự nhiên thường có màu tối và xỉn hơn so với những con được nuôi nhốt như thú cưng.
Không giống như nhiều loài thằn lằn khác, chúng không có miếng đệm ngón chân để trèo lên bề mặt nhẵn mà thay vào đó có móng vuốt.
Thằn Lằn Da Báo thường có kích thước lớn hơn nhiều loài thằn lằn khác. Chúng có thể đạt chiều dài từ 18 đến 28 cm và sống tới hai mươi năm.
Trong khi hầu hết các loài thằn lằn khác đều không có mí mắt, thì Thằn Lằn Da Báo có mí mắt và có thể di chuyển, chớp mắt, nhắm mắt khi ngủ.
Do cấu trúc trong hệ thống thính giác của Thằn Lằn Da Báo, ánh sáng có thể chiếu thẳng qua đầu chúng từ một phía.
Điểm đặc biệt nữa ở Thằn Lằn Da Báo đó chính là cái đuôi mập mạp, thường sẽ to hơn cả phần bụng của chúng. Da trên phần đuôi xếp thành ngấn. Và cũng như phần lớn loài thằn lằn, đuôi của chúng có thể tự rụng để thoát thân trong tình trạng nguy hiểm. Đuôi sẽ tự mọc lại nhưng sẽ xấu và ngắn hơn đuôi cũ.
2.2. Môi trường sống của Thằn Lằn Da Báo
Môi trường sống của Thằn Lằn Da Báo là sa mạc và những vùng đồng cỏ khô cằn, có nhiều đá. Trong tự nhiên, chúng chủ yếu ở trong hang và bóng râm vào ban ngày, hoạt động mạnh hơn vào lúc bình minh và ban đêm khi nhiệt độ thích hợp.
2.3. Tập tính của Thằn Lằn Da Báo
Thằn Lằn Da Báo là loài sống về đêm, trú ẩn dưới những tảng đá hoặc trong hang vào ban ngày. Chúng không có nhu cầu về tia cực tím (UVB) như một số loài bò sát khác.
Trong thời gian hoạt động, Thằn Lằn Da Báo có xu hướng khá năng động và mặc dù là loài sống trên mặt đất, nhưng móng vuốt cho phép chúng trèo lên đá và cành cây nơi chúng ở.
Cũng như nhiều loài bò sát khác, Thằn Lằn Da Báo lột da định kỳ. Chúng sẽ ăn hết phần da sau khi lột xong.
3. Cách nuôi Thằn Lằn Da Báo
3.1. Chuồng nuôi Thằn Lằn Da Báo
Thằn Lằn Da Báo sẽ phát triển tốt nhất trong môi trường hợp lý, thông thoáng. Chuồng nuôi có thể là một chiếc hộp nhựa, hồ cá hoặc lồng đều được. Kích thước tối thiểu là dài 50 cm, rộng 25 cm và cao 30 cm cho 1 cặp.
Trong chuồng nên trang bị một hang đá hoặc khúc gỗ rỗng để chúng leo trèo và ẩn nấp. Một khay chứa nước giúp tạo độ ẩm cho Thằn Lằn lột da.
Lót chuồng nên sử dụng đất nền, gỗ thông, sỏi, cỏ nhân tạo hoặc đơn giản là giấy báo. Không nên sử dụng cát, mùn cưa hoặc những vật liệu quá nhỏ.
3.2. Ánh sáng và nhiệt độ cho Thằn Lằn Da Báo
Leopard Gecko là bò sát sống về đêm nên chúng không cần đến những loại đèn sưởi chứa tia UV. Nếu khu vực bạn ở vào buổi tối nhiệt độ xuống thấp, thì có thể trang bị thêm một bóng đèn sưởi tối màu để cung cấp nhiệt cho chúng.
Nhiệt độ lý tưởng cho Thằn Lằn Da Báo vào ban ngày là từ 31 đến 32 độ C và ban đêm là từ 21 đến 24 độ C.
3.3. Thức ăn của Thằn Lằn Da Báo
Tắc Kè Da Báo là loài ăn côn trùng, khi còn nhỏ thì bạn có thể cho chúng ăn sâu, lớn lên thì ăn dế, giun hoặc thậm chí là chuột con. Trong chế độ ăn có thể bổ sung thêm vitamin D3, canxi dạng bột. Côn trùng nên được cho ăn những thức ăn bổ dưỡng trong vòng 24h trước khi cung cấp cho Thằn Lằn.
Với Thằn Lằn size baby bạn cần cho chúng ăn hằng ngày. Khi đã trưởng thành có thể cho ăn 3 – 4 ngày 1 lần. Trong chuồng cũng nên chuẩn bị đầy đủ nước để uống và ngâm mình. Nước nên được để trong khay cạn và nông.
3.4. Bệnh tật ở Thằn Lằn Da Báo
Trong quá trình nuôi, bạn cũng nên để ý đến một số chứng bệnh thường gặp ở Thằn Lằn Da Báo. Có thể kể ra như:
Tắc ruột: Tình trạng này xảy ra khi Thằn Lằn Da Báo ăn phải lót nền trong chuồng. Chúng không thể tiêu hoá được và có thể dẫn đến tử vong nếu không can thiệp kịp thời. Vì thế người nuôi không nên chọn chất lót chuồng có kích thước quá nhỏ như cát, mùn cưa.
Tắc trứng: Bệnh này xảy ra khi bạn không cung cấp đủ canxi trong chế độ ăn của Thằn Lằn. Điều này sẽ khiến cho trứng không thể thoát ra ngoài được trong thời gian thằn lằn sinh sản.
Xương chuyển hoá (MBD): Vấn đề này rất thường gặp ở bò sát. Xảy ra khi Tắc kè da báo không nhận đủ lượng canxi cần thiết trong thực đơn. Điều này có thể gây ra những biến dạng cột sống, tứ chi, gây đau đớn cho con vật.
4. Giá của Thằn Lằn Da Báo
Một chú Thằn Lằn Da Báo có giá bao nhiêu? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều bạn đang thắc mắc.
Hiện tại thì trên thị trường bò sát cảnh. Giá của một chú Thằn Lằn Da Báo bình thường sẽ rơi vào khoảng từ 500 – 800 ngàn. Nhưng đối với những dòng đặc biệt với màu sắc hiếm sẽ có giá khá cao lên đến hàng triệu, thậm chí chục triệu đồng.
5. Mua Thằn Lằn Da Báo ở đâu?
Việc tìm mua Thằn Lằn Da Báo hiện nay khá dễ dàng ở Việt Nam. Vì có rất nhiều cửa hàng thú cưng đang phân phối thậm chí có những trại nhân giống với số lượng rất lớn.
Mew.vn cũng là một trong những địa chỉ cung cấp Thằn Lằn Da Báo uy tín tại TP. HCM. Sản phẩm của Mew được nhập trực tiếp từ các trại lớn ở Việt Nam và Thái Lan nên rất đa dạng về màu sắc cũng như cạnh tranh về giá cả. Ngoài ra cửa hàng còn có những loài bò sát nổi tiếng khác như: Rồng Nam Mỹ, Rùa Sulcata, Tắc kè hoa,…
Để mua hàng tại MEW, các bạn có thể:
Đến trực tiếp cửa hàng để lựa chọn.
Đặt hàng trên Website, nhân viên sẽ gọi điện và tư vấn.
Đặt hàng qua Hotline hoặc Zalo.
Với những khách hàng ở xa, MEW nhận ship hàng trên toàn quốc bằng xe khách, thời gian từ 2 – 3 ngày.
Mua Thằn Lằn Da Báo Ở Đâu? Giá Bao Nhiêu?
Thằn lằn da báo Leopard Gecko là thú cưng của nhiều người
Đặc điểm sinh thái của thằn lằn da báo
Nguồn gốc
Thằn lằn da báo thuộc lớp bò sát, họ tắc kè, có nguồn gốc từ Pakistan – Ấn Độ và Afghanistan. Đến cuối thập niên 80, sự sinh sản của thằn lằn da báo bắt đầu trên quy mô lớn.
Đặc điểm hình thái
– Thằn lằn da báo có kích thước tương đối nhỏ nhắn nhưng so với các loài thằn lằn khác thì nó vẫn lớn hơn. Khi trưởng thành, chúng có thể đạt kích thước từ 18 – 28 cm tính cả phần đuôi. Kích thước của con đực trưởng thành thường là 20 – 25cm còn con cái là 17- 20 cm.
– Không giống những loài thằn lằn khác, thằn lằn da báo không có miếng đệm ngón chân để trèo lên bề mặt nhẵn mà thay vào đó có móng vuốt và chúng cũng có mí mắt có thể di chuyển, chớp mắt, nhắm mắt khi ngủ.
– Da trên phần đuôi xếp ngấn với cái đuôi mập mạp. Khi gặp tình thế nguy cấp, chúng có thể tự rụng đuôi để thoát thân và sau đó sẽ mọc cái mới ngắn và xấu hơn đuôi cũ.
Với móng vuốt sắc nhọn, thằn lằn da báo thường thích leo trèo trên đá
Môi trường sống
Thằn lằn da báo thường sống ở khu vực sa mạc, đồng cỏ khô cằn, nhiều đá.
Tập tính
– Vì sống trong điều kiện môi trường khắc nghiệt nên chúng chủ yếu hoạt động về đêm còn ban ngày, thằn lằn da báo thường ở trong hang hoặc bóng râm.
– Theo định kỳ, thằn lằn da báo sẽ lột da và ăn hết phần da đó sau khi lột để tiết kiệm năng lượng cũng như tránh sự chú ý của kẻ thù. Thằn lằn con thường lột da nhiều hơn con trưởng thành
– Dù là loài sống trên mặt đất nhưng nhờ bộ móng vuốt, chúng có thể dễ dàng trèo lên đá và cành cây nơi chúng đang ở.
– Thằn lằn da báo thường sống đơn độc, hiếm khi sống thành cộng động hoặc sống với con khác.
Thức ăn
Thằn lằn da báo không ăn thực vật mà chỉ ăn các loại côn trùng dế, sâu, giun. Thức ăn yêu thích của chúng là dế mèn.
Cách nuôi thằn lằn da báo để chúng phát triển khỏe mạnh?
Chuồng nuôi
– Chuồng nuôi có thể là hộp nhựa, hồ cá hoặc lồng với chiều dài tối thiểu là 50 cm, rộng khoảng 25 cm và cao 30 cm.
– Lớp lót chuồng nên là đất nền, gỗ thông, sỏi, cỏ nhân tạo hoặc giấy báo. Tuyệt đối không sử dụng cát, mùn cưa hoặc những vật liệu quá nhỏ.
Lớp lót chuồng nên làm bằng cỏ nhân tạo
– Trong chuồng, bạn nên bố trí thêm một cái hang hoặc khúc gỗ rỗng để chúng có thể leo trèo và ẩn nấp.
Ánh sáng, nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp đối với thằn lằn da báo ban ngày là từ 31 đến 32 độ C và ban đêm là từ 21 đến 24 độ C. Bạn có thể thiết kế thêm một bóng đèn sưởi tối màu nếu nơi để chuồng hạ nhiệt độ khi đêm đến.
Trong chuồng nuôi nên thiết kế thêm một chiếc đèn sưởi tối màu
Thức ăn
Ngoài các loài côn trùng, bạn nên bổ sung thêm vitamin D3, canxi dạng bột. Tùy thể trạng của thằn lằn mà phân chia khẩu phần sao cho hợp lý:
– Từ 1 – 4 tháng tuổi: Mỗi ngày ăn 1 – 2 con dế hoặc số lượng vừa phải sâu bột.
– 4 – 8 tháng tuổi: Mỗi ngày ăn 2 – 3 con dế hoặc sâu bột.
– Sau 8 tháng tuổi: Có thể cách 1 ngày cho ăn 1 lần là được.
BÒ SÁT CẢNH VÀ NHƯNG THÔNG TIN BẠN CẦN BIẾT
Một số bệnh có thể xảy ra ở thằn lằn da báo
Thằn lằn da báo thường mắc bệnh gì?
– Bệnh đuôi que: Khi mắc bệnh, chúng thường giảm cân, đuôi teo lại, chán ăn, tiêu chảy, lười vân động. Bệnh do vi khuẩn xâm nhập qua đường tiêu hóa.
– Tắc nghẽn ruột: Nếu chọn vật liệu lót chuồng không phù hợp thì thằn lằn có thể ăn phải và bị tắc ruột.
– Còi xương: Nếu điều kiện nuôi nhốt không đủ lượng tia tử ngoại hoặc thằn lằn không hấp thụ được canxi thì sau một thời gian, chúng sẽ bị sưng tấy cơ bắp và không phát triển.
– Tắc trứng: Chế độ ăn không đủ canxi sẽ khiến trứng không thể thoát ra ngoài trong thời gian thằn lằn sinh sản.
Mua thằn lằn da báo ở đâu? Giá bao nhiêu?
Hiện nay, ở Việt Nam có khá nhiều nơi bán thằn lằn da báo nên bạn có thể dễ dàng tìm mua. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe con giống tốt, bạn nên mua ở những trại nhân giống có uy tín.
Giá thằn lằn da báo trên thị trường khá đa dạng, tương ứng với từng màu sắc, sức khỏe và vóc dáng. Mức giá tối thiểu cho một con thằn lằn da báo dao động trong khoảng 500 – 800.000 đồng/con. Tuy nhiên, có những con giá có thể lên đến hàng chục triệu đồng.
XEM THÊM:
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Thằn Lằn
CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY THẰN LẰN
Cây Thằn Lằn còn có các tên gọi khác như: cây Thằn Lằn Bò, dây Thằn Lằn, cây Vẩy Ốc, cây Trâu Cổ. Tên khoa học của cây Thằn Lằn là: Ficus pumila.
Dây Thằn Lằn là một loại cây thường xanh thân bò, bám rất chắc trên nhiều bề mặt như đá, gỗ, tường…Do đó, ở các ngôi biệt thự, khu nghỉ dưỡng…, người ta thường trồng và để cây thằn lằn leo tường, bò lan ra đất nhằm tạo vẻ cổ kính, mang lại sự mát mẻ, xanh tươi cho ngôi nhà.
Ngoài ra, tác dụng của cây Thằn Lằn còn dùng để chữa nhiều bệnh.
Thằn Lằn là một trong những loại cây dễ trồng và rất ít phải chắm sóc.
Nhân giống cây Thằn Lằn:
Dây Thằn Lằn được nhân giống bằng phương pháp giâm cành.
Cắt một đoạn nhỏ dài khoảng 20-30 cm, cắm vào chậu đã chứa đất, tưới nước vừa đủ ẩm. Sau đó, đặt chậu ở nơi mát mẻ, ẩm và nhiều ánh sáng tự nhiên để cành giâm nhanh phát triển.
Cách trồng cây thằn lằn:
Khi cành giâm đã ra nhiều rễ và mọc chồi thì mang đi trồng. Đất trồng cây Thằn Lằn có thể là đất thịt, đất thịt pha, đất cát…vì nó có khả năng phát triển trên nhiều loại đất khác nhau.
Đào một lỗ phù hợp kích thước của cành đã giâm được mang đi trồng, đặt cành vào lỗ, lấp đất lại, tưới nước.
Cách chăm sóc cây Thằn Lằn:
Trồng cây Thằn Lằn ở nơi nhiều nắng, nhiều ánh sáng sẽ giúp cây phát triển nhanh hơn, lá xanh hơn. Nhưng cây Thằn Lằn vẫn có thể sinh trưởng ở nơi râm mát, ít nắng.
Dây Thằn Lằn chịu được nắng nóng, mưa dài ngày và không cần nhiều nước. Vì vây, cho dù trời nắng, cây cũng không cần tưới thêm nước hay khi mưa nhiều dài ngày cũng không sợ cây bị úng.
Nhưng trong giai đoạn giâm cành và mới trồng, thì cần đảm bảo đủ lượng nước để cây phát triển tốt.
Hơn nữa, nếu muốn tốc độ nảy chổi và phủ kín tường của dây Thằn lằn nhanh hơn thì tưới nước đều đặn 1 lần/ngày và bón thêm một ít phấn bón lá( nhưng không cần phải thường xuyên ).
Cây Thằn Lằn không cần chăm sóc nhiều, không cần cắt tỉa, hầu như không có sâu bệnh. Vậy nên trồng và chăm sóc cây Thằn Lằn không tiêu tốn nhiều thời gian, nhưng vẫn có một không gian sống xanh và đẹp.
Để biết thêm thông tin chi tiết về đặc điểm, ý nghĩa, công dụng và địa điểm mua cây thằn lằn, mời các bạn bấm TẠI ĐÂY.
Sưu tầm và biên soạn.
Trồng Và Chăm Sóc Cây Thằn Lằn Bò ( Vảy Ốc)
hoala.vn – Thằn lằn bò ( vảy ốc) không làm ảnh hưởng đến mảng chất liệu mà chúng bám, vì độ ăn sâu của rễ cạn.
Ngoài dây “thằn lằn” trồng trong chậu treo trên cao, lá hình tim nhỏ, màu đỏ pha tím có chen ít sọc đậm, thường gọi là thằn lằn núi còn có một loại dây cũng có lá hình tim, màu lá xanh đậm, và đặc biệt, nó có thể “bò” được trên tường gạch, gỗ hay đất khô. Loại dây “bò” này khá dễ chịu, có thể dễ dàng chịu mưa nắng, nên phát triển rất nhanh ở những nơi có đủ ánh sáng. Khi trồng, bạn không cần phải chăm sóc nhiều, chỉ cần tưới nước thường xuyên là đủ. Nhưng để cho lá xanh mướt và tốc độ phủ xanh mảng tường nhanh hơn, người trồng có thể bón thêm một số loại phân bón lá. Phủ xanh một bề mặt tường với “thằn lằn” thường phải mất vài tháng, tùy thuộc vào gốc cây trồng ít hay nhiều, ánh nắng, phân bón…
Sau khi mua về, bạn phải chuyển qua trồng trong đất, hoặc bồn to để cây có thể phát triển nhanh. “Thằn lằn bò” không làm ảnh hưởng đến mảng chất liệu mà chúng bám, vì độ ăn sâu của rễ cạn. Tuy nhiên, khi muốn khôi phục mảng tường sau khi đã cho cây leo một thời gian bạn phải chà nhám và quét vôi hay sơn nước lại bởi những đốm đen do “vết bò” dây thằn lằn tạo nên.
Đi ngang qua nhiều thành phố, thỉnh thoảng chúng ta gặp một số ngôi nhà có trồng dây leo phủ các mảng tường, cổng rào… tạo những mảng xanh thật mát mắt, đặc biệt phổ biến ở các nước phương tây. Trong số các loại dây leo phổ biến hiện nay, dây thằn lằn được ưa chuộng hơn, bởi phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng mà không cần phải bỏ quá nhiều công chăm sóc.
Theo vnexpress
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thằn Lằn Da Báo Leopard Gecko trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!