Đề Xuất 6/2023 # Tăng Thuế Nhập Khẩu Phân Bón: Khuyến Khích Sản Xuất Trong Nước # Top 15 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Tăng Thuế Nhập Khẩu Phân Bón: Khuyến Khích Sản Xuất Trong Nước # Top 15 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tăng Thuế Nhập Khẩu Phân Bón: Khuyến Khích Sản Xuất Trong Nước mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

 Cầu phân bón tăng – cung đảm bảo

Từ cuối tháng 7, nhu cầu phân bón tại các tỉnh phía Bắc bắt đầu tăng, nhưng do nguồn cung vẫn dồi dào nên giá ít biến động. Giá bán lẻ phân bón tại các địa phương hiện phổ biến ở mức: Ure 8.000-8.200 đồng/kg (giảm 300 đồng/kg so với tháng trước), kali 10.000-11.100 đồng/kg; DAP 14.000 – 15.200 đồng/kg; NPK từ 10.800-12.000 đồng/kg.

Thời gian tới, nhu cầu phân bón cả nước sẽ tăng do các tỉnh phía Nam vào chính vụ bón thu đông, các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên nhu cầu bón cây công nghiệp tăng, các tỉnh phía Bắc vẫn đang trong giai đoạn bón vụ mùa. Dù vậy, nguồn cung sẽ không lo bị thiếu hụt. 7 tháng đầu năm, cả nước đã sản xuất được 1.239,6 nghìn tấn phân ure, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2013; NPK khoảng 1.451,2 nghìn tấn tăng 1,4% so cùng kỳ năm 2013.

Cuối tháng 6, 2 nhà máy sản xuất ure công suất lớn là Đạm Cà Mau (công suất 800.000 tấn/năm) và Đạm Ninh Bình (công suất 560.000 tấn/năm) đã ngừng sản xuất để bảo dưỡng. Tuy nhiên, hiện các nhà máy vẫn còn một khối lượng hàng tồn kho đáng kể. Do vậy, nguồn cung phân bón cho sản xuất nông nghiệp vẫn được bảo đảm.

Ngoài ra, giá phân bón nhập khẩu cũng ổn định. Nhu cầu nhập khẩu phân bón từ các nước sản xuất nông nghiệp như: Mỹ, Ấn Độ, Bzazil đang trong giai đoạn cao, nhiều phiên đấu thầu được mở, giá một số loại phân bón trên thị trường châu Âu và Trung Đông có xu hướng tăng như DAP, kali. Tại Trung Quốc, nhu cầu mua thấp, tồn kho cao nên giá phân bón đã giảm vào đầu tháng 7 sau đó tăng nhẹ trở lại. Bên cạnh đó, từ ngày 1/7/2014, Trung Quốc bắt đầu giảm thuế xuất khẩu phân bón ure (từ mức 40NDT/tấn + 15% xuống còn 40NDT/tấn) để đẩy mạnh xuất khẩu, giảm tồn kho nên lượng ure nhập khẩu tăng.

Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) đã có ý kiến đồng thuận với đề xuất của Bộ Tài chính tăng thuế nhập khẩu phân ure, DAP từ 3% lên 6% nhằm khuyến khích sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu  (nhất là từ Trung Quốc), tăng khả năng tiêu thụ phân bón sản xuất trong nước.

Đề xuất điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu

Thời gian gần đây, vi phạm về phân bón giả, phân bón kém chất lượng vẫn diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng với các vụ vi phạm lớn trên nhiều địa bàn, gây thiệt hại cho nhà sản xuất, kinh doanh chân chính và người tiêu dùng. Tại một số tỉnh duyên hải miền Trung như Bình Định, Phú Yên còn có tình trạng phân bón giả, kém chất lượng xuất hiện. Mặc dù các cơ quan chức năng đã tăng cường kiểm tra xử lý, song đến nay, hiện tượng này vẫn còn tồn tại.

Để chủ động cho sản xuất trong nước cũng như tăng cường quản lý nhập khẩu phân bón biên mậu, Bộ Công Thương cho biết, sẽ xem xét hạn chế hoặc tạm dừng nhập khẩu biên mậu đối với các loại phân bón mà sản xuất trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu (như ure, NPK) qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo từng thời điểm, phụ thuộc vào tình hình sản xuất và nhu cầu trong nước. Đối với các loại phân bón trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu, tiếp tục cho phép nhập khẩu theo từng lô hàng và có thời gian xác định để có thể kiểm soát được, bảo đảm không ảnh hưởng tới cung  – cầu trong nước.

Thuế Giá Trị Gia Tăng, Thuế Xuất Khẩu Đối Với Mặt Hàng Đạm Urê Xuất Khẩu (Tổng Công Ty Phân Bón Và Hóa Chất Dầu Khí)

Thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu đối với mặt hàng đạm Urê xuất khẩu (Tổng Công ty Phân bón và Hóa Chất Dầu khí)

© DONG NAI CUSTOMS – Công văn cập nhật lúc 14h00 ngày 09/12/2020

Kính gửi: Tổng Công ty Phân bón và Hóa Chất Dầu khí

Bộ Tài chính nhận được công văn số 1753/PBHC-TCKT ngày 07/10/2020 của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí đề nghị hướng dẫn cách áp dụng chính sách thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng (GTGT) của mặt hàng đạm Urê xuất khẩu. Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

1. Về thuế GTGT

– Tại khoản 1 Điều 1 Luật số 106/2006/QH13 quy định đối tượng không chịu thuế như sau: “Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên.”.

– Tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

“1. Khoản 11 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

11. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác.

Sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến trực tiếp từ nguyên liệu chính là tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên trừ các trường hợp sau:

– Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản do cơ sở kinh doanh trực tiếp khai thác và chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến mà trong quy trình chế biến đã thành sản phẩm khác sau đó lại tiếp tục chế biến ra sản phẩm xuất khẩu (quy trình chế biến khép kín hoặc thành lập phân xưởng, nhà máy chế biến theo từng công đoạn) thì sản phẩm xuất khẩu này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Luật thuế giá trị gia tăng.

– Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản do cơ sở kinh doanh mua về chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến mà trong quy trình chế biến đã thành sản phẩm khác sau đó lại tiếp tục chế biến ra sản phẩm xuất khẩu (quy trình chế biến khép kín hoặc thành lập phân xưởng, nhà máy chế biến theo từng công đoạn) thì sản phẩm xuất khẩu này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Luật thuế giá trị gia tăng.

– Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ nguyên liệu chính không phải là tài nguyên, khoáng sản (tài nguyên, khoáng sản đã chế biến thành sản phẩm khác) do cơ sở kinh doanh mua về chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến thành sản phẩm xuất khẩu thì sản phẩm xuất khẩu này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Luật thuế giá trị gia tăng.

– Tại khoản 23 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành về thuế GTGT (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016, Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018) quy định: “Cục Thuế các tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trên địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan để hướng dẫn các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu sản phẩm từ tài nguyên, khoáng sản căn cứ đặc tính sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm để xác định sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản đã chế biến hoặc chưa chế biến thành sản phẩm khác để thực hiện kê khai theo quy định.

Đối với trường hợp doanh nghiệp kê khai sản phẩm đã chế biến thành sản phẩm khác mà quy trình sản xuất sản phẩm chưa đủ cơ sở xác định là sản phẩm khác thì Cục Thuế có trách nhiệm báo cáo Tổng cục Thuế để phối hợp với các Bộ, Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành căn cứ vào quy trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp để xác định sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản chưa chế biến thành sản phẩm khác hay đã chế biến thành sản phẩm khác theo quy định của pháp luật.”.

Căn cứ quy định nêu trên, đề nghị Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí liên hệ với Cục Thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn xác định sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản đã chế biến hoặc chưa chế biến thành sản phẩm khác để thực hiện kê khai theo quy định của pháp luật.

2. Về thuế xuất khẩu

Bộ Tài chính có ý kiến để Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí được biết và thực hiện./.

Trung Quốc Tăng Thuế Xuất Khẩu Phân Bón Và Những Ảnh Hưởng Đối Với Thị Trường Việt Nam

Kể từ năm 2005, giá các loại phân bón trên thế giới bắt đầu tăng mạnh. Hiện tại, giá phân đạm trên thế giới đứng ở mức 400 USD/tấn, trong khi giá phân đạm ở Trung Quốc là 290 USD/tấn. Mức chênh lệch giá này kích thích các nhà sản xuất bán sản phẩm của mình ra nước ngoài để kiếm lợi nhuận. Trong 2 tháng đầu năm nay, lượng phân đạm xuất khẩu của Trung Quốc đạt 1,71 triệu tấn, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Các loại phân lân monoammoium xuất khẩu tăng 280% và phân lân diammonnium xuất khẩu tăng 130%. Do đó, việc nâng thuế xuất khẩu các loại phân bón của Chính phủ Trung Quốc là thông điệp rõ ràng gửi tới các nhà sản xuất phân bón không nên vì lợi nhuận mà bán sản phẩm của mình ra nước ngoài dẫn tới khả năng thiếu phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp trong nước.

Lượng phân bón sản xuất của Trung Quốc cơ bản cung cấp đầy đủ cho sản xuất nông nghiệp. Do đó, nếu Trung Quốc kiểm soát tốt việc xuất khẩu phân bón sẽ bảo đảm đủ lượng phân bón cần cho vụ Xuân năm nay. Trung Quốc lo ngại giá phân bón, giống và thuốc trừ sâu tăng sẽ tác động xấu tới tâm lý sản xuất của người nông dân.

Những diễn biến tình hình trên thị trường phân bón Trung Quốc gây tác động xấu tới việc nhập khẩu phân bón Việt Nam. Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội phân bón Việt Nam dự báo rằng điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nông nghiệp Việt Nam. Việc tăng thuế xuất khẩu có thể đẩy giá phân Urê của Trung Quốc lên tới 800 USD/tấn, so với mức 300 USD/tấn hiện nay.

Hiện tại, các công ty phân bón Việt Nam mới chỉ sản xuất được 53% nhu cầu phân Urê, 75% phân lân, và 100% phân NPK. Trong khi đó, Việt Nam phải nhập khẩu 100% các loại phân DAP, SA, Kali và phân lân. Việt Nam nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc phần lớn là do qua đường tiểu ngạch nên không thống kê được chính xác, nhưng nguồn cung này rất quan trọng với ngành nông nghiệp. Phân bón là một trong mười mặt hàng chiến lược không được phép tăng giá cho đến ngày 1/6 tới theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, trong khi giá phân bón các loại trên thị trường thế giới đã tăng ở mức kỷ lục trong vòng 50 năm qua.

Nhập khẩu phân bón năm 2006 của Việt Nam trị giá khoảng 673 triệu USD. Số liệu thống kê sơ bộ trong năm 2007 cho thấy cả nước đã nhập 3,8 triệu tấn phân bón các loại, đạt kim ngạch trên 997 triệu USD, tăng 22,5% về lượng và tăng 45,1% về trị giá so với năm 2006, mặc dù tình hình nhập khẩu phân bón không có nhiều biến động.

Năm 2007, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp phân bón lớn nhất cho Việt Nam, chiếm trên 55% tổng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước, bỏ khá xa so với nhà cung cấp lớn thứ hai là Nhật Bản với tỷ trọng 7,3%. Trong năm 2007, nhập khẩu phân bón về từ thị trường Trung Quốc tăng khá mạnh, tăng tới 70% về lượng và tăng 94% về trị giá so với năm 2006, đạt 2,1 triệu tấn, trị giá trên 579 triệu USD. Chủng loại phân bón nhập về chủ yếu từ thị trường Trung Quốc là Urê, DAP, SA và MAP. Cơ cấu chủng loại phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2007: Phân Urê, DAP, SA, MAP, NPK, phân lân, Kali, MOP.

Trong 2 tháng đầu năm 2008, Việt Nam nhập khẩu phân bón tăng mạnh cả về số lượng và giá trị. Giá DAP trong tuần từ 10-14/3/2008 vẫn trong xu hướng tăng mạnh. Hiện tại, giá DAP đã tăng lên mức cao nhất kể từ trước đến nay, đạt 1.000 USD/tấn, FOB. Mặc dù, nguồn cung phân bón hiện đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất nhưng do giá phân bón trên thị trường thế giới tăng trở lại nên giá phân trong nước cũng tăng theo. Giá phân Urê tại các tỉnh trong thời gian từ 10-14/3/208 tăng thêm từ 1.300 đến 1.600 đồng/kg so với giá tuần trước đó và tăng khoảng 65% so với cùng kỳ năm ngoái, giao động ở mức 7.600-8.600 đồng/kg. Đặc biệt, giá DAP tăng rất mạnh, lên 18.000-19.000 đông/kg. Hiện nay, nhu cầu phân bón Urê cho vụ Đông Xuân này là khoảng 300 ngàn tấn, trong đó, miền Bắc khoảng 200 ngàn tấn, miền Trung khoảng 100 ngàn tấn.

Ngoài thị trường cung cấp quen thuộc là Trung Quốc, nguồn cung cấp Urê cho Việt Nam còn có thêm Đài Loan. Tuy nhiên, tỉ trọng nhập khẩu vẫn chiếm phần lớn từ Trung Quốc chiếm tới 98% về lượng. Giá phân Urê Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc trong tháng 2/08 tăng khoảng 21 USD/tấn, tăng 6,6% so với tháng trước, đạt trung bình 321 USD/tấn, còn giá nhập về từ Đài Loan là 310 USD/tấn.

Vào Vụ Sản Xuất, Giá Phân Bón Lại Tăng

Giá lúa liên tục duy trì ở mức cao và dễ tiêu thụ tạo thêm phấn khởi cho nông dân tại TP Cần Thơ và các tỉnh vùng ĐBSCL bước vào vụ sản xuất lúa đông xuân 2020-2021. Tuy nhiên, gần đây giá phân bón và nhiều loại vật tư đầu vào phục vụ sản xuất đã tăng đáng kể khiến nông dân không khỏi âu lo vì chi phí sản xuất tăng cao trong vụ này. Phân bón được bày bán tại Cửa hàng vật tư nông nghiệp Tùng Lâm ở huyện Thới Lai. Giá phân bón tăng

Giá nhiều loại phân bón Urê, DAP và NPK… hiện tăng từ 10.000-25.000 đồng/bao 50kg so với cách nay một vài tháng.

Tại cửa hàng vật tư nông nghiệp (VTNN) ở TP Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long, An Giang, giá bán lẻ các loại Urê sản xuất trong nước (Urê Phú Mỹ, Urê Cà Mau, Urê Ninh Bình…) và nhiều loại Urê nhập khẩu từ các nước (Trung Quốc, Malaysia…) đang ở mức từ 320.000-350.000 đồng/bao. Giá DAP Cà Mau, DAP Phú Mỹ, DAP Ðình Vũ và nhiều DAP nhập khẩu từ Trung Quốc và Mỹ từ 570.000-630.000 đồng/bao. Hiện phân bón NPK 16-16-8 Việt Nhật có giá 445.000-460.000 đồng/bao, còn NPK 20-20-15 Ðầu Trâu ở mức 595.000-610.000 đồng/bao. Phân bón Kali (Israel, Canada, Nga) có giá khoảng 370.000-390.000 đồng/bao…

Giá phân bón tăng do ảnh hưởng bởi giá phân bón nhập khẩu tăng và gần đây giá nhiều loại nguyên liệu và chi phí đầu vào phục vụ sản xuất phân bón trong nước đã tăng. Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng khi nông dân tại nhiều tỉnh, thành vùng ÐBSCL bước vào sản xuất lúa và các loại hoa màu vụ đông xuân 2020-2021, cũng tạo điều kiện cho giá phân bón nhích lên.

Bà Lê Phương Mai, chủ cửa hàng VTNN Phương Mai ở huyện Cờ Ðỏ, TP Cần Thơ, cho biết: “Dù tăng so với các tháng trước nhưng nhìn chung giá nhiều loại phân bón vẫn còn thấp so với cùng kỳ các năm trước. Nguồn cung phân bón trên thị trường vẫn đang rất dồi dào, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường. Năm nay, nhiều cửa hàng VTNN đã chủ động chuẩn bị nguồn phân bón từ sớm với giá rẻ nên hiện cũng có điều kiện bán phân bón với giá thấp, góp phần bình ổn thị trường”.

Nhiều đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh VTNN dự báo, với tình hình nguồn cung dồi dào và thị trường đang có sự cạnh tranh của nhiều loại phân bón sản xuất trong nước và nhập khẩu, giá phân bón sẽ khó tăng thêm, có xu hướng bình ổn và giảm trở lại. Hiện nay, cạnh tranh trên thị trường phân bón rất khốc liệt, nhất là khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp, cửa hàng bán VTNN mới ra đời. Ðặc biệt, các loại phân bón nhập khẩu có điều kiện giảm giá nhờ thuế nhập khẩu giảm theo lộ trình các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà nước ta đã ký với nhiều quốc gia và đối tác trên thế giới. Thông qua việc liên kết với nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong các mô hình “cánh đồng lớn”, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng bán các loại phân bón và VTNN đến tận nhà các hộ nông dân đến cuối vụ mới thu tiền. Ðể bán được hàng, nhiều cửa hàng VTNN cũng phải cho nông dân nợ tiền mua, vừa phải chủ động nguồn phân bón đảm bảo chất lượng, giá cả cạnh tranh.

Lo chi phí sản xuất tăng

Ông Nguyễn Văn Thâu ngụ ấp Thới Hữu, xã Ðông Hiệp, huyện Cờ Ðỏ, cho biết: “Vụ đông xuân này, 9 công lúa của tôi sạ giống lúa thơm Jasmine 85 và đã có doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu ngay đầu vụ nên khá an tâm về đầu ra. Song, điều tôi lo là các chi phí sản xuất lúa trong vụ này sẽ tăng cao so với đông xuân cùng kỳ. Nguyên nhân do không chỉ có giá phân bón tăng mà nhiều chi phí khác phục vụ sản xuất cũng tăng như: giá lúa giống, xăng dầu, chi phí nhân công… tăng đáng kể so với trước. Ngoài ra, vừa qua lũ về trễ và rút chậm, nông dân phải tốn thêm tiền bơm tát nước ngay đầu vụ để đảm bảo gieo sạ kịp thời. Thời tiết và nhiều loại dịch hại đang tiếp tục diễn biến phức tạp nên khả năng nông dân còn phải tốn thêm các khoản chi phí để mua thuốc bảo vệ thực vật và chăm sóc, bảo vệ lúa”.

Ông Nguyễn Văn Ðược ở ấp Thới Phong B, xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai, cũng cho biết: “Năm nay, nông dân bước vào vụ sản xuất lúa đông xuân với niềm vui là lúa đang có giá cao. Ngay khi mới gieo sạ lúa đã có nhiều tiểu thương, doanh nghiệp tìm đến tận nhà nông dân để đặt hàng mua lúa. Tuy nhiên, giá nhiều loại vật tư phục vụ sản xuất tăng, chắc chắn chi phí sản xuất lúa vụ này sẽ tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân”.

Trong tình hình giá phân bón và các chi phí đầu vào phục vụ sản xuất tăng, muốn đảm bảo được hiệu quả sản xuất, nông dân phải nỗ lực đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để giảm chi phí, đặc biệt là áp dụng các giải pháp “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” và các biện pháp chủ động phòng tránh sâu bệnh… để tiết kiệm tiền phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Về lâu dài, nông dân mong ngành chức năng có giải pháp hiệu quả bình ổn giá phân bón và tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân được tiếp cận các sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo chất lượng và có giá cả hợp lý.

Ông Ðinh Hùng Nguyễn ngụ ấp Trường Thắng, xã Thới Tân, huyện Thới Lai, cho biết: “Các vụ lúa trước, giá phân bón khá rẻ nhưng bước vào vụ đông xuân này giá nhiều loại phân bón hiện tăng ít nhất 10.000-20.000 đồng/bao so với trước. 18 công lúa của tôi đã sạ được gần 20 ngày tuổi, mới bón phân lần đầu, còn 2 lần nữa nên rất mong giá cả bình ổn và giảm trở lại, để nhẹ lo. Ngoài ra, tôi cũng hy vọng tới đây giá các loại thuốc bảo vệ thực vật và chi phí thuê mướn máy móc phục vụ thu hoạch lúa được giữ ổn định”.

Ðến ngày 16-12-2020, TP Cần Thơ đã xuống giống được 76.126ha lúa đông xuân, đạt 100% so với kế hoạch. Các trà lúa đông xuân trên địa bàn thành phố đang chủ yếu ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh. Ðể giúp nông dân có vụ lúa thắng lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ yêu cầu ngành Nông nghiệp các quận, huyện quan tâm hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp tổng hợp để tạo điều kiện tốt nhất cho cây lúa phát triển, khuyến cáo nông dân không phun thuốc trừ sâu sớm, nhất là đối với sâu cuốn lá, bọ trĩ, đây là giai đoạn cây lúa có khả năng phục hồi nhanh do chăm sóc tốt, bón phân cân đối. Thực hiện tốt giải pháp “né rầy, ôm nước”, đưa nước vào ruộng để che chắn lúa non không bị rầy di trú chích hút, truyền bệnh. Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết, thông báo đến nông dân khi thời tiết xấu có thể ảnh hưởng đến sản xuất các loại cây trồng để kịp thời ứng phó, hạn chế thiệt hại. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ngăn chặn, xử lý nghiêm tình trạng bán hàng giả, hàng kém chất lượng, tăng giá thuốc trong thời gian dịch bệnh phát triển…

Bài, ảnh: KHÁNH TRUNG

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tăng Thuế Nhập Khẩu Phân Bón: Khuyến Khích Sản Xuất Trong Nước trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!